[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 19. 한국의 전통 가치와 연고 Giá trị truyền thống và quan hệ ràng buộc ở Hàn Quốc

0
5103

<Trang 87> Section 1:  한국인들이 중시하는 전통 가치는 무엇일까? Giá định truyền thống người Hàn Quốc xem trọng là gì?Từ vựng:
중시하다: xem trọng, coi trọng
다 보면 : xem thêm cấu trúc này tại đây
공경하다: cung kính, tôn kính
효 : hiếu
여기다: cho rằng, nghĩ rằng, coi rằng
더라도 : xem ngữ pháp này tại đây
비롯되다: được bắt nguồn
웃어른 : người lớn, bề trên
존중하다: tôn trọng
바르다: đúng đắn, nghiêm túc, chuẩn mực
상대방 : đối phương
공적: mang tính công
고개 숙이다: cúi đầu
유족 : gia quyến
살아가다: sống tiếp, cố sống
상부상조: sự tương thân tương án, tương trợ giúp đỡ
Cấu trúc 아/어오다: Bấm vào đây để xem
거들다: giúp đỡ, đỡ đần
봉사자: tình nguyện viên
나서다: đứng ra, xuất hiện 
=> Hướng dẫn chi tiết cách dịch tiếng Việt: Bấm vào đây

Bài dịch:
Nếu cứ sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Hàn Quốc, bạn có thể dễ dàng được nhìn thấy hình ảnh nhường chỗ cho người lớn tuổi nào đó không quen biết. Những hình ảnh như thế này có thể tìm được căn nguyên trong giá trị truyền thống mà người Hàn Quốc coi trọng.
 
Ở Hàn Quốc cho rằng chữ hiếu – việc tôn kính và làm vui lòng cha mẹ là điều quan trọng. Cho dù phải sống xa cha mẹ vì học tập hay công việc thì đến ngày lễ tết hay sinh nhật cha mẹ, họ cũng sẽ về thăm cha mẹ, việc này là bắt nguồn từ chữ hiếu. Ngay cả sau khi cha mẹ qua đời, họ cũng có suy nghĩ rằng việc làm lễ cúng với tấm lòng yêu thương và nhớ về cha mẹ là sự hiếu thuận. Chữ hiếu bao hàm tấm lòng cung kính và tôn trọng không chỉ riêng đối với cha mẹ mình mà còn với tất cả người lớn.
 
Hàn Quốc là đất nước đề cao lễ nghĩa. Lễ nghĩa là việc thể hiện cốt cách, tâm tính đúng mực và tôn trọng đối phương. Ví dụ như là kính ngữ và cách chào hỏi. Việc sử dụng kính ngữ khi đến dự buổi hội họp công như là cuộc họp hoặc với người lớn tuổi hơn mình là lẽ thường tình. Sự chào hỏi cúi đầu mang ý nghĩa tôn trọng thể hiện lễ nghĩa. Vào những ngày như lễ tết, lễ kết hôn, lễ tang, người ta sẽ cúi lạy cha mẹ hoặc người lớn, gia quyến…
 
Ngoài ra, ở Hàn Quốc mọi người coi trọng truyền thống tương thân tương ái vừa sống vừa giúp đỡ lẫn nhau giữa những người hàng xóm láng giềng. Hàn Quốc ngày xưa từng là nước nông nghiệp bao gồm các công việc làm nông nên mọi người đã cùng góp sức để giải quyết những việc khó khăn và vất vả trong thôn làng. Truyền thống này bây giờ cũng được thể hiện qua cách góp mỗi người một chút chi phí hoặc giúp đỡ một tay khi có lễ cưới, đám tang… Bên cạnh đó, khi có việc hệ trọng của đất nước, chúng ta cũng có thể thường thấy hình ảnh các tình nguyện viên đứng ra giúp đỡ.
 
Từ vựng:

아/어 두다: Xem tại đây
먼 사촌보다 가까운 이웃이 낫다: Bán anh em xa mua láng giềng gần
이웃사촌 : anh em láng giềng
마치: giống như, như thể
옮기다: chuyển dời
돌리다: gửi, phân phát
알리다: cho biết, cho hay

Bài dịch:

Nếu biết những tục ngữ liên quan đến hàng xóm láng giềng tốt.
Ở Hàn Quốc có các câu tục ngữ liên quan đến hàng xóm láng giềng. Tục ngữ “먼 사촌보다 가까운 이웃이 낫다.” có nghĩa là những người láng giềng sống gần thì quý trọng hơn là họ hàng ở xa không thể cùng làm gì. Ngoài ra, cách nói “이웃사촌” mang ý nghĩa rằng hàng xóm thì thân thiết như thể gia đình, họ hàng. Mặt khác, ở Hàn Quốc nếu chuyển nhà, người ta cũng phân phát bánh gạo đến những người hàng xóm mới được gặp. Tại đây, họ cho biết mình là hàng xóm mới đến và ẩn chứa ý nghĩa hàng xóm láng giềng hãy cùng sống với nhau thật tốt.
 

<Trang 88> 한국인들은 왜 공통점을 찾으려고 할까? Tại sao người Hàn Quốc muốn tìm kiếm điểm chung?

Từ vựng:
공통점: điểm chung, điểm giống nhau
연결 고리: sợ dây liên kết
맺어지다: được gắn kết
연고: duyên cớ, cơ duyên
공동체: cộng đồng
핏줄: huyết thống, dòng máu
인연 : nhân duyên
혈연: máu mủ, ruột thịt
족보 : gia phả, gia tộc
기록하다: ghi chép lại
정도로 : xem ngữ pháp này tại đây
가문: gia môn, dòng dõi
여기다: cho rằng, coi là, nghĩ là
성씨 : Họ
지연 : mối quan hệ đồng hương
급성장하다: tăng trưởng nhanh
원래 : vốn dĩ, từ đầu
떠나다: rời khỏi
옮기다: chuyển, dời
정착하다: định cư
향우회 : họp hội đồng hương
조직: việc tổ chức
친목 : sự thân tình, sự hòa thuận
친목을 다지기: Việc thắt chặt tình cảm
맺어지다: được gắn kết
조직하다: bố trí, tổ chức
만남: cuộc gặp gỡ
이어가다: nối tiếp
의지하다: tựa vào, nương nhờ vào
=> Hướng dẫn chi tiết cách dịch tiếng Việt: Bấm vào đây

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 6. 한국의 복지체계 Hệ thống phúc lợi của Hàn Quốc

Bài dịch:

Khi sống ở Hàn Quốc, bạn có gặp trường hợp được hỏi về nơi sống, chỗ làm việc, số con cái… từ những người mới lần đầu gặp không? Việc hỏi như thế là vì cái tâm họ muốn biết liệu bạn có điểm chung gì với họ hay không, điểm tương đồng là gì… Coi những điểm chung nhau như sợi dây liên kết và mối quan hệ được gắn kết là căn duyên, những người Hàn Quốc xem trọng cộng đồng cho rằng cơ duyên là rất quan trọng.
 
Mối lương duyên nối dõi bởi cùng huyết thống như gia đình hay quan hệ họ hàng được gọi là máu mủ ruột thịt. Hàn Quốc coi trọng gia môn đến mức làm và ghi chép lại gia phả. Ngay cả khi là người mới gặp lần đầu, nếu là người thuộc cùng dòng dõi có chung họ, người ta sẽ nghĩ đó là mối nhân duyên quan trọng
 
Mối lương duyên được tiếp diễn theo quê hương hay nơi xuất thân được gọi là mối quan hệ đồng hương (지연). Thập niên 1970 về sau, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, vì các lý do như nơi làm việc, học tập, kết hôn… nhiều người đã rời khỏi nơi vốn dĩ từng sinh sống để chuyển đến nơi ở mới. Ở nơi định cư mới, mọi người tạo ra các tổ chức như là họp hội đồng hương để thắt chặt tình cảm giữa nhóm những người có cùng nơi xuất thân với nhau. 
 
Ngoài ra, mối lương duyên được tiếp diễn theo xuất thân cùng trường được gọi là 학연. Đặc biệt là mối duyên học tập được gắn kết thông qua xuất thân cùng trường trung học và đại học rất được coi trọng. Ngày cả sau khi tốt nghiệp có rất nhiều trường hợp tổ chức hội đồng môn và duy trì việc gặp gỡ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hội đồng môn trung học ở trường đại học, hội đồng môn đại học ở nơi làm việc. Ngay cả trong cuộc sống xã hội, có nhiều trường hợp nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau giữa những nhóm người tốt nghiệp cùng trường trung học hay đại học.
 
Từ vựng:
로서 : như, với tư cách

친밀감 : cảm giác thân mật

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 42. 한국의 인물사 I Các nhân vật lịch sử của Hàn Quốc I
Bài dịch:
Người nước ngoài đang sống tại Hàn có những điểm chung nào?
Có rất nhiều người ngoại quốc sinh sống tại Hàn. Vì công việc, vì học tập, vì cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, có nhiều người tìm đến Hàn Quốc. Bạn có thể tìm thấy nhiều điểm tương đồng, điểm giống nhau từ những người này. Đó là người có chung mục đích đến Hàn Quốc, người có chung đất nước xuất thân, người cùng trang lứa, người cùng tôn giáo… Đặc biệt, khi sinh sống tại Hàn Quốc với tư cách là người nước ngoài, bạn trở nên cảm thấy có cảm giác thân mật hơn với những người có điểm chung, điểm tương đồng giống mình và có thể nhận được sự giúp đỡ lớn trong cuộc sống sinh hoạt tại Hàn thông qua nó.
 
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here