[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 15: 의례 Nghi lễ

0
5675

01. 결혼식, 돌잔치, 성년식은 어떤 모습일까?
Lễ cưới, tiệc thôi nôi, lễ trưởng thành có đặc điểm thế nào?

가정의 탄생, 결혼식 Lễ kết hôn, sự ra đời của một gia đình
남자와 여자가 부부가되기로 서약하는 의례를 결혼식이라고한다. 한국에서는 남녀 모두 만 18세 (만 19세에 결혼이 가능, 미성년의 경우 부모의 동의가 필요)가되면 결혼 할 수 있으며, 그보다 어린 사람의 경우 부모의 동의가 있어야 결혼 할 수있다. 결혼식을 한다고해서 정식으로 부부가되는 것은 아니다. 시 · 군 · 구청에 혼인 신고를 해야 법적인 부부로 인정 받는다. 일반적으로 신랑과 신부는 가족, 친척, 친구, 직장 동료 등 많은 사람들의 축하 속에서 결혼식을 한다. 결혼식은 주로 예식장, 교회, 성당, 호텔 등에서 한다. 결혼식에 초대받은 사람들은 축의금을 준비해 가서 축하의 마음을 전한다.

Nghi lễ mà nam và nữ cam kết trở thành vợ chồng được gọi là lễ cưới. Ở Hàn Quốc, cả nam và nữ đều có thể kết hôn nếu đủ 18 tuổi (có thể kết hôn ở tuổi 19, trong trường hợp tuổi vị thành niên cần có sự đồng ý của cha mẹ), trường hợp người nhỏ tuổi hơn đó thì phải có sự đồng ý của cha mẹ mới có thể kết hôn được. Gọi là lễ kết hôn nhưng không có nghĩa là trở thành một cặp vợ chồng chính thức. Phải đăng ký kết hôn ở ủy ban quận-huyện-thành phố thì mới được công nhận là vợ chồng hợp pháp. Thông thường cô dâu và chú rể tổ chức lễ kết hôn trong sự chúc mừng của rất nhiều người như gia đình, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp,… Đám cưới chủ yếu được tổ chức ở nhà hàng tiệc cưới, nhà thờ, thánh đường, khách sạn. Những người được mời tới lễ cưới sẽ chuẩn bị tiền mừng cưới đến và gửi gắm lòng chúc mừng của họ.

탄생: sự sinh ra, sự ra đời
서약하다: thề nguyền, cam kết, hứa
미성년: tuổi vị thành niên (Tuổi theo quy định của pháp luật là chưa trở thành người trưởng thành. Theo luật Hàn tuổi vị thành niên = chưa đủ 19 tuổi)
정식: chính thức
혼인 신고: đăng kí kết hôn
예식장: nhà hàng tiệc cưới
축의금: tiền mừng
전하다 chuyển, trao, đưa

첫 번째 생일, 돌잔치 Tiệc thôi nôi, sinh nhật lần đầu tiên
은 아이가 태어난지 1 년이되는 첫 생일을 말한다. 돌잔치에는 아이가 무사히 첫 생일을 맞이한 것을 기념하고, 앞으로 잘 자라기를 바라는 소망이 담겨있다.이 날은 가족이나 가까운 사람들이 모여 같이 음식을 먹으며 아이의 첫 생일을 축하한다. 또한 여러 물건을 상 위에 올려 놓고, 아이가 골라 잡은 물건으로 아이의 미래를 예상해 보는 돌잡이를 보며 함께 즐거워한다.

Ngày thôi nôi là nói đến sinh nhật đầu tiên khi đứa trẻ sinh ra được một năm. Tiệc thôi nôi kỉ niệm việc chào đón sinh nhật đầu tiên một cách tốt đẹp và chứa đựng mong ước sau này đứa trẻ lớn lên thật tốt. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình và những người thân thiết quây quần bên nhau để ăn uống và chúc mừng sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ. Ngoài ra, họ đặt sẵn nhiều đồ vật khác nhau lên bàn, vừa xem nghi lễ 돌잡이 dự đoán tương lai của đứa trẻ dựa vào đồ vật mà đứa trẻ chọn lấy, vừa cùng nhau vui vẻ.

돌: ngày thôi nôi
무사히: một cách yên ổn, một cách tốt đẹp

맞이하다: đón, chào đón, đón tiếp, tiếp đón
자라다: phát triển, lớn lên
소망: sự ước nguyện, sự ước muốn, điều mong ước, điều mong muốn
돌잡이: Nghi lễ bày nhiều đồ vật khác nhau lên bàn tiệc sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ và để cho đứa trẻ chọn lấy, qua đó dự đoán tương lai của đứa trẻ.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 7: 복지 Phúc lợi

성인으로 성장, 성년식 Lễ trưởng thành, trưởng thành thành người lớn
한국에서는 만 19 세가 된 젊은이에게 성인이 되었음을 축하하고 자부심을 높이기 위해 매년 5 월 셋째 월요일을 ‘성년의 날’로 기념하고 있다. 대체로 고등학교를 졸업 한 이후에 만 19 세를 맞이하게 된다. 결혼이나 선거 등은 만 18 세부터 자유롭게 할수 있지만 흡연이나 음주 등은 성인이되어야 가능하다. ‘성년의 날 ‘선물로는 장미 꽃과 향수가 대표적이다.

Ở Hàn Quốc hàng năm vào ngày thứ Hai lần thứ ba của tháng 5 được kỉ niệm là ‘Ngày thành niên’ để chúc mừng những thanh niên đủ 19 tuổi trở thành người lớn và nâng cao niềm tự hào. Nói chung, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ bước sang tuổi 19. Thông thường, từ 18 tuổi đã có thể tự do bầu cử hay kết hôn nhưng để hút thuốc hoặc uống rượu thì phải là người trưởng thành thì mới có thể làm. Hoa hồng và nước hoa là những món quà tiêu biểu cho ‘Ngày thành niên’.

성장: sự trưởng thành
젊은이: giới trẻ, thanh niên
자부심: lòng tự phụ, lòng tự hào (Lòng tin về năng lực hay giá trị của bản thân mình và kiêu hãnh)
향수: nước hoa

알아두면 좋아요
백일을 축하합니다 Chúc mừng một trăm ngày
옛날에는 의료 기술이 발달하지 못했기 때문에 아이가 태어난 지 얼마 안 돼 죽는 경우가 적지 않았다. 그래서 한국에서는 아이가 태어난 지 백일 (100 일)이되는 날에 그동안 건강히 잘 자란 것을 기념하는 백일 잔치를 열었다. 백일 잔지에는 가족과 가까운 친척이 모여 아이의 백일을 촉하 해 주며, 이웃이나 친한 사람들에게 백일을 기념하는 떡을 돌리기도한다. 또한 아이의 성장과 아름다운 추억을 남기기 위해 백일 사진을 찍는다.

Ngày xưa, vì kỹ thuật y tế chưa phát triển nên đã có không ít trường hợp trẻ em sinh ra chưa được bao lâu thì chết. Vì vậy, vào ngày mà đứa trẻ sinh ra được trăm ngày (100 ngày), ở Hàn Quốc có tổ chức bữa tiệc 100 ngày để kỉ niệm việc đứa trẻ lớn lên một cách khỏe mạnh trong suốt thời gian qua. Vào bữa tiệc 100 ngày, gia đình và họ hàng thân thiết tụ họp lại để chúc mừng 100 ngày của đứa trẻ, và cũng tặng bánh gạo kỉ niệm 100 ngày cho hàng xóm và những người thân thiết. Ngoài ra, còn chụp ảnh bữa tiệc 100 ngày để lưu giữ quá trình trưởng thành và những kỷ niệm đẹp của trẻ.

돌리다: gửi, phân phát

02. 장례식과 제사는 어떤 모습 일까?
Nghi thức tang lễ và sự cũng tế có bộ dạng thế nào?

죽은 사람을 떠나 보냄, 장례식 Nghi thức tang lễ, tiễn đưa người mất
사람이 죽었을 때, 예를 갖추어 돌아가신 분을 보내는 의례를 장례라고 한다. 일반적으로 한국에서는 병원 내 또는 단독 장례식장에서 3일 동안 장례 절차를 진행하며, 첫째 날과 둘째 날에는 문상객을 받는다. 문상객엄숙한 마음으로 검정색 계열단정한 웃을 입고 조의금을 준비한다. 장례식장에 들어가면 고인 (돌아가신 분)에게 절을 두 번, 유족에게는 한 번의 절을 한다. 종교에 따라 조금씩 차이가 있는데, 개신교의 경우 절 대신에 묵념을 하기도 한다. 문상객유족에게 위로의 마음을 담아 간결한 인사말을 전한다. 일반적으로 장례 셋째 날에는 문상객을 받지 않는다. 셋째 날은 고인 (죽은 사람)을 보내 드리는 날이다. 고인묘지매장하기도 하고, 화장을 거친 후 봉안당이나 추모공원에 모시기도 한다.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 18: 대중문화 Văn hóa đại chúng

Khi một người chết, sẽ tổ chức lễ và nghi lễ tiễn đưa người qua đời được gọi là tang lễ. Nhìn chung, ở Hàn Quốc tiến hành trình tự tang lễ trong bệnh viện hoặc ở nhà tang lễ riêng biệt trong 3 ngày, đồng thời đón khách đến viếng tang vào ngày thứ nhất và thứ hai. Với  tấm lòng thành kính, khách viếng chuẩn bị tiền viếng và mặc đồ màu đen lịch sự. Khi bước vào nhà tang lễ, cúi đầu hai lần trước người quá cố (người đã qua đời) và một lần cho tang quyến. Tùy theo tôn giáo sẽ có sự khác biệt nhỏ, trong trường hợp của những người theo đạo Tin lành, cũng có thể mặc niệm thay cho việc vái chào. Khách viếng gửi lời chào hỏi ngắn gọn hàm chứa sự an ủi đến tang quyến. Thông thường, không đón tiếp khách viếng tang vào ngày thứ ba của tang lễ. Ngày thứ 3 là ngày tiễn đưa người quá cố (người chết). Người quá cố được chôn cất ở mộ, và cũng có thể được đưa đến nhà lưu giữ tro cốt hoặc công viên tưởng niệm sau khi hỏa táng.

단독: đơn lập, riêng biệt
절차: trình tự, thủ tục
문상객: khách viếng tang, khách dự lễ tang
엄숙하다: nghiêm túc, nghiêm trang
계열: khối, tổ chức
단정하다: đoan chính, đứng đắn
고인: người quá cố
유족: thân nhân, gia quyến
개신교: đạo tin lành (Một giáo phái của đạo Cơ Đốc được tách ra từ đạo Thiên Chúa dựa vào cải cách tôn giáo)
묵념: mặc niệm
간결하다: giản khiết, súc tích
매장하다: mai táng, chôn cất
묘지: ngôi mộ, nấm mồ, mả, mộ chí
봉안당: Nhà lưu giữ tro cốt
모시다: đưa đến, dẫn, đưa, tháp tùng

조상을 정성껏 섬김, 제사 Sự cúng tế, cung kính tổ tiên với tất cả lòng thành
돌아가신 조상을 생각하며 음식을 바치고 정성다하는 의례를 제사라고 한다. 조상이 돌아가신 날 (기일)에는 기제사, 명절에는 차례를 지낸다. 한국에서는 조상을 잘 모셔야 자손들이 잘 된다고 믿어온 풍습이 있다. 제사를 지낼 때에는 가족이 함께 모여 추모하는 마음으로 제사 음식 앞에서 조상에게 절을 두 번 한다. 제사를 마친 후에는 가족들이 함께 모여 제사 음식을 나누어 먹는다. 이를 음복이라고 한다. 음복은 조상이 주는 복을 나누어 받는다는 의미가 담겨 있다. 최근에는 종교나 가정의 여건에 따라 제사를 지내는 방식도 다양해지고 있다. 전반적으로 제사를 드리는 횟수나 시간, 제사 음식의 종류가 간소화되고 있다.

Nghi lễ tưởng nhớ đến tổ tiên đã khuất và dâng thức ăn với tất cả lòng thành kính được gọi là Cúng tế. Ngày giỗ thì làm lễ cúng giỗ, ngày lễ Tết thì làm lễ cúng Tết. Ở Hàn Quốc, có phong tục tin rằng phải thờ phụng tổ tiên chu đáo thì con cháu mới gặp an lành. Khi làm lễ cúng, gia đình quây quần bên nhau và vái lạy tổ tiên hai lần trước đồ cúng lễ với tấm lòng tưởng nhớ tổ tiên. Sau khi kết thúc lễ cúng, cả gia đình sum họp rồi chia nhau cùng ăn đồ ăn vừa cúng. Cái này được gọi là thụ lộc (음복). Thụ lộc mang ý nghĩa chia sẻ phúc lành của tổ tiên. Gần đây, cách thức làm lễ cúng tế cũng trở nên đa dạng tùy theo điều kiện của tôn giáo hay gia đình. Nhìn chung, số lượng hay thời gian làm cúng tế và các chủng loại đồ cúng đang trở nên đơn giản hóa.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 34. 재산과 법 Tài sản và pháp luật

정성껏: một cách tận tuỵ, một cách hết lòng, một cách tận tâm
섬기다: cung kính phục vụ, cung phụng, phục dịch, hầu hạ
제사: sự cúng tế, sự cúng giỗ, thờ cúng (Sự dâng thức ăn và thể hiện thành tâm với thần linh hay linh hồn của người đã chết)
바치다: dâng (Đưa đồ cho người trên)
정성: sự hết lòng, sự tận tâm, sự nhiệt tình
다하다: hết sức, toàn bộ
기일: ngày giỗ (Ngày làm lễ cúng mỗi năm một lần sau khi người ta chết)
차례: lễ cúng Tết (Sự cúng tế vào ban ngày của ngày Tết Âm lịch hoặc Tết Trung Thu)
추모하다: tưởng niệm, nghĩ và nhớ về người đã chết
음복: sự thụ lộc, sự chia lộc cúng (Sự phân chia và ăn thức ăn được dùng trong việc cúng giỗ sau khi cúng xong)
여건: dữ kiện, điều kiện được cho sẵn
전반적: tính toàn bộ, tính toàn thể
간소화되다: trở nên đơn giản hóa

알아두면 좋아요
장례 문화가 바뀌고 있다 Văn hóa tang lễ đang đổi thay
1970-80 년대까지는 한국에서 장례를 할 때 대부분 매장을 선호했지만, 시대가 변화하면서 화장을 원하는 인구가 늘고 있다. 화장을 희망하는 이유로는 매장에 비해 위생적인 관리와 간편한 절차, 저렴한 비용 등을 들 수 있다. 화장을 한 뒤 남은 유골봉안당이나 추모공원에 모셔두고 조상이 돌아가신 날이나 명절 무렵에 방문한다. 최근에는 환경과 생태강조하는 자연장주목을 받고 있다. 자연장은 화장한 유골을 나무, 화초, 잔디 주변에 묻는 방식이다. 이를 통해 생활 공간 가까이에 고인을 모시면서 자연환경 보존에도 기여할 수 있다.

Cho đến những năm 1970-1980, ở Hàn Quốc khi làm tang lễ đại đa số đều thích chôn cất, nhưng khi thời đại thay đổi, số lượng người muốn hỏa táng ngày càng tăng. Lý do chọn hoả táng bao gồm quản lý vệ sinh, quy trình giản tiện và chi phí thấp hơn so với việc mai táng. Hài cốt sau khi hỏa táng được đặt ở nhà lưu tro cốt hoặc công viên tưởng niệm và mọi người sẽ đến viếng vào ngày mất của tổ tiên hoặc vào các ngày lễ tết. Gần đây, việc an táng tự nhiên nhấn mạnh tới sinh thái và môi trường cũng đang thu hút sự quan tâm theo dõi. An táng tự nhiên là phương thức chôn cất hài cốt đã hỏa táng xung quanh cây cối, cỏ cây. Thông qua việc này có thể đưa người đã khuất đến gần không gian sinh sống, đồng thời góp phần bảo tồn môi trường tự nhiên.

장례: tang lễ
매장: sự mai táng (Việc chôn người chết hay hài cốt trong lòng đất)
희망하다: hi vọng, mong mỏi
위생적: tính chất vệ sinh
간편하다: giản tiện, đơn giản và tiện lợi
유골: tro hỏa táng, hài cốt
봉안당: nơi chôn cất
추모공원: công viên tưởng niệm

무렵: khoảng thời kì, vào lúc
주목: sự chăm chú quan sát, sự quan tâm theo dõi, ánh mắt dõi theo
생태: sinh thái
강조하다: khẳng định, nhấn mạnh
자연장: việc an táng tự nhiên
화초: hoa cỏ, cây cảnh
보존: sự bảo tồn
기여하다: đóng góp, góp phần

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here