[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 40. 고려 시대 Triều đại Goryeo

0
6085

1. 고려는 어떻게 발전했을까? Goryeo đã phát triển như thế nào?

고려의 건국과 후삼국 통일 Sự thành lập của Goryeo và sự thống nhất Hậu Tam quốc
신라 말기에는 사회가 혼란스러웠고 왕의 힘이 약했던 반면 지방에서 경제력이나 군사력이 강한 세력(호족)의 힘이 커졌다. 호족 중에서 특히 힘이 강했던 견훤은 후백제(900년)를, 궁예는 후고구려를 세웠다(901년). 이로써 나라가 다시 세 개로 나누어졌는데 이를 후삼국 시대라고 한다.
Vào cuối triều đại Silla, xã hội hỗn loạn và quyền lực của nhà vua suy yếu, trong khi thế lực của các thế lực mạnh về kinh tế hoặc quân sự (hào tộc, quý tộc) ở các địa phương ngày càng lớn lên. Trong số các hào tộc có thế lực đặc biệt mạnh mẽ, Gyeon Hwon đã thành lập Hậu Baekje (năm 900 sau Công Nguyên) và Gung Ye đã thành lập Hậu Goguryeo (năm 901). Kết quả là đất nước lại bị chia làm ba, được gọi là thời kỳ Hậu Tam Quốc.
세력: thế lực
호족: hào tộc, quý tộc
커지다: to lên, lớn lên

한편, 궁예의 신하였던 왕건은 다른 신하들과 함께 궁예를 몰아내고 나라 이름을 고려로 바꾸었다(918년). 이것은 고구려를 계승한다는 의미를 띤다. 이후 고려는 후백제와 치열한 전쟁을 벌였는데, 결국 신라의 항복을 받은 뒤(935년) 후백제를 공격하여 후삼국을 통일하였다(936년).
Mặt khác, Wang Geon hạ thần của Gungye, cùng với các hạ thần khác đã đánh đuổi Gungye và đổi tên đất nước thành Goryeo (năm 918). Điều này thể hiện ý nghĩa là sự kế vị của Goguryeo. Sau đó, Goryeo tiến hành một cuộc chiến tranh khốc liệt với Hậu Baekje, và sau khi nhận được sự đầu hàng của Silla (năm 935), Goryeo đã (tiếp tục) tấn công Hậu Baekje và thống nhất Hậu Tam Quốc (năm 936).
몰아내다: xua tan, xua đuổi (Cướp đi hoặc cố ý làm mất đi suy nghĩ, trạng thái hay địa vị… nào đó)
계승하다: thừa kế, kế vị
치열하다: dữ dội, khốc liệt
공격하다: công kích, tấn công

고려의 발전과 변화 Sự phát triển và biến đổi của Goryeo
고려 태조 왕건은 백성의 생활을 안정시키기 위해 세금의 비율을 10%로 정해 놓고 그 이상 거두지 못하도록 했다. 또한 불교를 권장하여 그동안 전쟁으로 지쳐 있던 백성의 마음을 모으고자 하였다.
원래 문신 중심의 귀족 사회였던 고려는 무신들의 반란(무신 정변) 이후 한동안 지배층이 무신으로 바뀌었다. 무신들은 불법적인 방법으로 땅과 노비를 더 많이 차지하였고 백성에게서 많은 세금을 거두었다. 그래서 이에 저항하는 농민들의 반란이 일어나기도 했다.
Để ổn định cuộc sống của người dân, Wang Geon – vua thái tổ của Goryeo đã ấn định mức thuế 10% để không thể thu trên mức đó. Ngoài ra, bằng cách khuyến khích Phật giáo đã thu hút được cảm tình của người dân (bách tính) đã mệt mỏi vì chiến tranh trong suốt thời gian qua.
Goryeo, vốn là một xã hội quý tộc tập trung vào các quan văn, đã thay đổi tầng lớp thống trị bởi quan võ ​​trong một thời gian khá lâu sau cuộc nổi loạn của các quan võ (sự đảo chính của quan võ). Các quan võ đã chiếm hữu thêm đất đai và nô tỳ bằng các phương thức bất hợp pháp và thu rất nhiều thuế từ dân chúng. Vì vậy dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân chống lại điều này.
태조: thái tổ, vị vua đầu tiên của một triều đại
거두다: thu, thu gom
권장하다: khuyến khích, cổ vũ, động viên
지치다: kiệt sức, mệt mỏi
문신: quan văn
무신: quan võ
정변: cuộc chính biến, cuộc đảo chính
반란: sự nổi loạn, sự bạo động, sự phiến loạn
지배층: tầng lớp thống trị, tầng lớp cai trị, tầng lớp lãnh đạo
한동안: một lúc lâu, một thời gian lâu, trong thời gian khá lâu
노비: nô tỳ
차지하다: giành, chiếm hữu, chiếm giữ, nắm giữ
저항하다: chống cự, kháng cự

고려는 한반도 북쪽에 있는 나라들과 여러 차례 전쟁을 치르면서 영토를 넓혔다. 13세기에는 몽골의 침략을 받아 수도를 개경(개성)에서 강화도로 옮겨 가면서까지 약 40년에 걸친 전쟁을 벌였다. 고려 말기에는 일본 해적인 왜구와 중국 도적떼인 홍건적이 고려를 침략하였다. 이들을 물리치는 과정에서 이성계 등 새로운 군인 세력이 성장하였다. 이성계는 당시 혼란스럽던 사회를 바꾸기를 원했던 사람들과 힘을 합쳐 고려를 멸망시키고 조선을 세웠다(1392년).
Goryeo đã mở rộng lãnh thổ của mình thông qua một số cuộc chiến tranh với các quốc gia phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Vào thế kỷ 13 bị xâm lược bởi Mông Cổ nên thủ đô được chuyển từ 개경(개성) đến 강화도 và rơi vào cuộc chiến kéo dài khoảng 40 năm. Vào cuối thời kỳ Goryeo, quân xâm lược Nhật mà là hải tặc Nhật Bản và quân nổi dậy khăn xếp đỏ là đạo tặc Trung Quốc đã xâm lược Goryeo. Trong quá trình đánh đuổi chúng, các thế lực quân sự mới như 이성계 đã lớn mạnh. 이성계 đã hợp lực với những người muốn thay đổi xã hội hỗn loạn lúc bấy giờ để tiêu diệt Goryeo và thành lập Joseon (năm 1392).
걸치다: kéo dài, trải dài
벌이다: đi vào, gây ra (Gây chiến hay cãi vã)
왜구: quân xâm lược Nhật
해적: hải tặc, cướp biển
홍건적: quân nổi dậy khăn xếp đỏ
도적떼: đạo tặc, kẻ trộm, kẻ cướp
물리치다: đánh tan, đánh lui, đẩy lùi, đánh đuổi

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 22: 행정부 Cơ quan hành pháp

알아두면 좋아요:
왕건 청동상이 가진 비밀 Bí mật của tượng đồng Wang Geon

1992년 북한의 개성에 있는 왕건의 묘(현릉) 근처에서 청동상이 발견되었다. 역사학자들이 조사해 보니 황제들이 사용한 관(모자)을 쓰고 앉아 있는 이 청동상은 고려를 세운 왕건을 나타낸 것이었다. 고려 시대 사람들은 나라를 세운 왕건을 신처럼 모셨다. 그래서 청동으로 동상을 만들어 국가의 중요한 행사 때 사용하였다.
Năm 1992, một bức tượng đồng đã được phát hiện gần lăng mộ (현릉) của Wang Geon ở 개성, Triều Tiên. Các nhà sử học đã khảo cứu và tìm thấy rằng bức tượng bằng đồng đang ngồi và đội một chiếc vương miện được sử dụng bởi các hoàng đế (vua chúa) tượng trưng cho Wang Geon, người sáng lập ra Goryeo. Trong triều đại Goryeo, người ta tôn thờ Wang Geon – người sáng lập ra đất nước, giống như một vị thần. Vì vậy, tượng đồng đã được làm và sử dụng cho các sự kiện quan trọng của quốc gia.
황제: hoàng đế

그런데, 왕건의 청동상은 왜 벌거벗은 모습을 하고 있을까? 원래는 청동상에 얇게 금을 입히고, 그 위에 비단 옷을 입혀 놓았다. 그러나 고려가 멸망 하고 나서 조선 시대가 되자 왕건의 동상에게 제사를 지내는 것이 유교의 예절에 맞지 않는다고 생각하여 청동상을 땅속에 묻어 두었다. 이후 수백 년의 시간이 지나면서 금이 벗겨지고 옷도 썩어버린 것이다.
Thế nhưng, tại sao bức tượng bằng đồng của Wang Geon lại có bộ dạng trần truồng? Ban đầu, bức tượng đồng được bọc lớp vàng mỏng bên ngoài và được mặc cho quần áo bằng lụa ở phía trên lớp vàng đó. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Goryeo và triều đại Joseon thay thế, người ta cho rằng việc dâng lễ lên tượng Wang Geon là không phù hợp với nghi thức của Nho giáo nên tượng đồng đã được chôn vùi xuống đất. Sau hàng trăm năm trôi qua, vàng đã bị bong ra và quần áo đã mục nát.
벌거벗다: cởi truồng, trần truồng, lõa lồ
입히다: mặc cho/ bọc, mạ
벗겨지다: bị bong, bị tróc
썩다: mục, mối mọt, hỏng, gỉ

2. 고려 시대 사람들은 어떻게 살았을까? Người dân thời Goryeo đã sống như thế nào?

고려와 다른 나라의 관계 Mối quan hệ giữa Goryeo và các quốc gia khác
고려는 옛 고구려와 백제, 신라의 다양한 문화를 통합하면서도 세계 여러 나라와 활발하게 교류하면서 문화를 발전시켰다. 이러한 점에서 고려의 문화는 개방성과 다양성을 띤다고 할 수 있다. 고려의 벽란도는 중국인, 일본인, 아라비아 상인까지 와서 물건을 사고파는 등 국제적인 무역항으로 널리 알려졌다. 당시 아라비아 상인들을 통해 고려가 ‘코리아’ 라는 이름으로 세계에 알려졌다. 이후에 한반도에 다른 나라가 세워져도 외국에서는 ‘고려’ 라는 이름으로 기억할 정도였다.
Goryeo đã phát triển văn hóa bằng cách sáp nhập nhiều nền văn hóa khác nhau từ Goguryeo, Baekje và Silla đồng thời giao lưu một cách sôi nổi với các nước khác trên thế giới. Ở điểm này, văn hóa của Goryeo có thể thể hiện tính cởi mở và tính đa dạng. 벽란도 của Goryeo được biết đến rộng rãi như một thương cảng quốc tế nơi các thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập đến mua và bán hàng hóa. Vào thời điểm đó, Goryeo được thế giới biết đến với cái tên ‘Hàn Quốc – Korea’ thông qua các thương nhân Ả Rập. Ngay cả khi các quốc gia khác được thành lập trên Bán đảo Triều Tiên sau đó, nó vẫn được nhớ đến với cái tên ‘Koryo’ ở nước ngoài.
통합하다: sáp nhập, hợp nhất
개방성: tính cởi mở
띠다: mang tính, tỏ ra, thể hiện (tính chất, khí sắc nào đó v.v…)
상인: thương nhân

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 23. 사법부 Bộ tư pháp

고려의 사회 모습 Diện mạo xã hội của Goryeo
고려의 귀족 문화는 화려함과 섬세함으로 이름이 높았다. 예를 들어, 상감 청자라는 아름답고 독창적인 도자기를 만들었고 정교한 기술을 바탕으로 세계 최초의 금속 활자를 만들어 문화를 보급하였다.
고려 시대에는 불교를 중심으로 유교, 도교, 무속 신앙 등 여러 종교가 발달하였다. 특히 불교는 귀족부터 백성에 이르기까지 많은 사람들이 믿었던 종교로 고려의 건축과 예술 등에 많은 영향을 끼쳤고, 절이나 불상과 같은 불교 유적도 많이 남겼다. 또한, 나라의 발전과 개인의 행복을 비는 팔관회, 연등회 등과 같은 불교 행사도 많이 열렸다. 이 기간에는 온 나라가 축제 분위기 속에서 한마음 한뜻이 되었고, 중국이나 일본에서도 많은 상인이나 관리들이 고려를 방문하였다.
Nền văn hóa quý tộc của Goryeo nổi tiếng với sự lộng lẫy và tinh tế. Ví dụ, họ đã làm ra đồ gốm sứ đẹp và độc đáo được gọi là đồ gốm sứ tráng men ngọc bích xanh, và truyền bá văn hóa bằng cách chế tạo chữ kim loại sớm nhất trên thế giới dựa trên kỹ thuật tinh xảo.
Trong thời kỳ Goryeo, một số tôn giáo đã phát triển với trung tâm là Phật giáo như Nho giáo, Đạo giáo và Shaman giáo. Đặc biệt, Phật giáo là một tôn giáo được nhiều người từ quý tộc đến dân chúng tin tưởng và có ảnh hưởng lớn đến kiến ​​trúc và nghệ thuật của Goryeo, và để lại nhiều di tích Phật giáo như chùa chiền hay tượng Phật. Ngoài ra, nhiều sự kiện Phật giáo như “Bát quan hội” (팔관회) và “Liên hoa đăng hội” (연등회) đã được tổ chức để cầu nguyện cho sự phát triển của đất nước và hạnh phúc của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ này, cả đất nước hòa chung vào không khí lễ hội, và rất nhiều thương nhân hay quan chức từ Trung Quốc và Nhật Bản đã đến thăm Goryeo.
청자: gốm sứ xanh (Đồ gốm có màu xanh, được nặn bằng đất sét, phủ men và nung ở nhiệt độ cao)
독창적: mang tính sáng tạo, độc đáo
보급하다: phổ cập, phổ biến
정교하다: tinh xảo, cầu kì, công phu (Kĩ năng hay kĩ thuật xuất sắc và tỉ mỉ không có sơ hở)
금속 활자 : chữ kim loại (Chữ in rời được làm từ kim loại dùng để in ấn)
불상: tượng Phật

고려 시대에는 남편 1명과 부인 1명이 결합하는 일부일처가 일반적으로 자리를 잡았다. 또한, 가족 내에서 남녀가 거의 비슷한 수준으로 권리를 누렸다는 점에서 상당히 진보적이었다는 평가를 받기도 한다.
Trong triều đại Goryeo, chế độ một vợ một chồng mà kết hợp một người vợ và một người chồng thường diễn ra. Nó cũng được đánh giá là khá tiến bộ ở chỗ nam và nữ được hưởng các quyền lợi gần như ngang nhau ở trong gia đình.
일부일처: một vợ một chồng
진보적: mang tính tiến bộ, mang tính văn minh
상당히: tương đối, kháJikji (1377), văn bản được in bằng mẫu in kim loại

알아두면 좋아요:
세계 최초의 금속활자로 찍은 책 “직지심체요절”.
“직지심체요절”, cuốn sách đầu tiên trên thế giới được in bằng mẫu in kim loại.

1955년에 프랑스로 유학을 떠난 박병선은 파리 국립 도서관에서 일하게 되었다. 어느 날 박병선은 도서관 서고의 한구석에서 먼지를 뒤집어 쓴 채 끼여 있던 “직지심체요절”을 발견하였다. 연구를 계속한 그녀는 이 책이 세계에서 가장 오래된 금속 활자로 찍은 책이라는 것을 알아냈다. 이후 1972년 프랑스 파리에서 열린 ‘세계 도서의 해 기념 도서 전시회’에서 다른 아시아 나라들의 서적과 함께 “직지심체요절”을 처음으로 소개하였다. 그 결과 현재 존재하는 세계 최초의 금속활자로 찍은 책 (1377년) 이라는 것을 공식적으로 인정받게 되었다. 이것은 독일의 구텐베르크가 발명한 금속활자로 찍은 책보다 78년이나 앞선 것이다.
Sau khi du học ở Pháp năm 1955, Park Byung-sun làm việc tại Thư viện Quốc gia Paris. Một ngày nọ, Park Byeong-seon phát hiện ra “Jikji-Shimche Yojeol” bị mắc kẹt trong một góc của phòng sách thư viện trong khi vẫn bao trùm lớp bụi. Khi tiếp tục nghiên cứu, cô phát hiện ra rằng đây là cuốn sách cổ nhất trên thế giới được in bằng mẫu in kim loại. Sau đó, tại ‘Triển lãm sách, kỷ niệm năm sách thế giới’ được tổ chức ở Paris, Pháp năm 1972, “Jikji-Shimche Yojeol” lần đầu tiên được giới thiệu cùng với sách của các nước châu Á khác. Kết quả là nó được chính thức công nhận là cuốn sách được in bằng mẫu in kim loại đầu tiên trên thế giới (năm 1377) còn tồn tại cho đến ngày nay. Nó sớm hơn 78 năm so với một cuốn sách được in bằng kim loại do Gutenberg phát minh ở Đức.
서고: phòng sách, phòng đọc
한구석: một góc, một xó
끼이다: bị mắc, bị kẹt
뒤집어쓰다: trùm, che (Trùm kín cả người hay cả vật gì đó)
채: (Danh từ phụ thuộc) trong khi vẫn ~, trong lúc vẫn ~ (thể hiện việc vẫn ở nguyên trạng thái đang có)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 39. 삼국 시대와 남북국 시대 Thời kỳ Tam quốc và thời kỳ Nam Bắc Triều Tiên

* 직지심체요절 (Jikji-Shimche Yojeol) còn được biết đến với tên viết tắc là Jikji là một tài liệu Phật giáo Hàn Quốc có thể được dịch thành “tuyển tập các bài giảng của các nhà sư”. Jikji Simche có nghĩa là, “Nếu bạn nhìn vào trái tim của một người một cách chính xác thông qua thiền định, bạn sẽ nhận ra rằng bản chất của trái tim là trái tim của Đức Phật.”. Được in dưới triều đại Goryeo vào năm 1377, đây là cuốn sách cổ nhất thế giới còn tồn tại được in bằng kim loại có thể di chuyển được. UNESCO đã xác nhận Jikji là bản in kim loại cổ nhất thế giới vào tháng 9 năm 2001 và đưa nó vào Sổ lưu giữ ký ức của thế giới.

Jikji được xuất bản tại Đền Heungdeok vào năm 1377, sớm hơn 78 năm trước khi cuốn “Kinh thánh 42 dòng” nổi tiếng của Johannes Gutenberg được in trong những năm 1452–1455. Phần lớn của Jikji hiện đã bị mất, và ngày nay chỉ còn lại tập cuối cùng và được lưu giữ tại bộ phận Manuscrits Orientaux của Thư viện Quốc gia Pháp. BnF đã lưu trữ một bản sao kỹ thuật số trực tuyến của cuốn sách này.

이야기 나누기
대외 교류(다른 나라와의 교류)로 더욱 풍성해지 고려의 문화
Văn hóa Goryeo trở nên phong phú hơn thông qua giao lưu bên ngoài (giao lưu với các quốc gia khác)

고려 시대 때에는 개방적인 대외 정책을 펼치면서 거란, 여진, 몽골 등 한반도 북쪽의 외국인이 고려에 많이 들어왔다. 이들이 고려에 자리를 잡고 살면서 고려의 주민 구성과 문화가 다양해졌다. 특히 고려 후기에는 몽골과 교류하면서 지배층 사이에서 옷의 아랫도리 부분에 주름을 잡아 활동하기 편하게 만든 철릭과 같은 몽골식 옷이 유행하였다. 또한 몽골인이 즐겨 먹던 만두, 순대, 설렁탕, 소주와 같은 증류 방식(액체에 열을 가해 증기로 만든 다음 차갑게 하여 다시 액체로 만드는 방식)으로 술을 만드는 방법이 몽골을 통해 전파되어 오늘날에 이르고 있다. 한편, 벼슬아치(벼슬을 하는 사람)나 장사치(장사를 하는 사람)처럼 말끝에 직업을 나타내는 ‘치’도 몽골어에서 유래하였다.
Trong triều đại Goryeo, cùng với các chính sách đối ngoại cởi mở thì nhiều người nước ngoài từ khu vực phía bắc của bán đảo Triều Tiên như Georan, Yeojin và Mông Cổ đã đến Goryeo. Khi họ tìm chỗ đứng và sống ở Goryeo, thành phần và văn hóa của người dân Goryeo đã trở nên đa dạng. Đặc biệt vào cuối thời Goryeo trong khi giao lưu với Mông Cổ thì đồng thời quần áo kiểu Mông Cổ chẳng hạn như Cheollik được làm để hoạt động một cách tiện lợi bởi việc tạo nếp gấp ở phần thân dưới của quần áo cũng đã rất thịnh hành trong tầng lớp thống trị. Ngoài ra, phương pháp làm rượu bằng phương thức chưng cất (phương thức làm bay hơi từ đun nóng chất lỏng sau đó làm lạnh thành chất lỏng trở lại), giống như làm bánh bao, sundae, canh seolleong và rượu soju được người Mông Cổ rất thích và đã được truyền bá qua Mông Cổ và đang được truyền lại cho đến ngày nay. Mặt khác, từ ‘치’ ở cuối từ đại diện chỉ nghề nghiệp chẳng hạn như 벼슬아치 – quan (người làm quan lại) hay 장사치 – con buôn (người làm buôn bán) có nguồn gốc từ tiếng Mông Cổ.
아랫도리: phần dưới cơ thể, phần thân dưới
지배층: tầng lớp thống trị, tầng lớp cai trị, tầng lớp lãnh đạo
주름: nếp nhăn, nếp gấp
증류: sự chưng cất
액체: chất lỏng
이르다: truyền, tương tuyền
증기: hơi
차갑다: lạnh
전파되다: được truyền bá, được lan truyền
벼슬: quan (Chức phận hay vị trí của quan lại làm việc nước)
벼슬아치: quan (Việc quản lý công việc của nhà nước)
장사치: dân buôn, con buôn
유래하다: có nguồn gốc, bắt nguồn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here