예부터 절집에서 내려오는 말에‘다반사(茶飯事)’가 있다. 차 마시고 밥 먹는 일이란 뜻인데, 민간에서는 이 말이 ‘흔히 있는 일’ 또는 ‘늘 있는 일’이라는 의미로 사용된다. 이처럼 사찰에서 차는 음식과 마찬가지로 일상적 수행의 중요한 부분이다.
Từ thời xửa thời xưa, “Dabansa: Chuyện thường như cơm bữa” là lời nói có nguồn gốc từ nhà Phật. Trong dân gian, lời nói này được hiểu là “việc thông thường”, “việc xảy ra thường xuyên” giống như việc uống trà, ăn cơm. Với ý nghĩa đó, ở các chùa chiền, trà được xem là một thức uống không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày.
여럿이 함께 모여 사는 사찰에서는 공동 생활이 불편하지 않도록 나름대로 규칙을 정해 실행한다. 특히 선을 통한 깨달음을 중시하는 한국의 전통 사찰에서 일어나는 모든 의식의 중심에는 차가 있다. 차 한 잔을 올리는 것으로 아침 예불을 시작하고 차 한 잔으로 조사(祖師)들의 기일을 기념하니, 이것만 봐도 차는 사찰 문화의 중심에 놓여 있다.
Sinh hoạt trong chùa chiền là sinh hoạt cộng đồng, vì thế có những quy tắc được đặt ra yêu cầu mọi người phải làm theo. Đặc biệt, ở chốn thiền môn trong các Phật đường Hàn Quốc truyền thống, trà chiếm vị trí trung tâm trong tất cả mọi nghi thức và ý thức giác ngộ. Lễ Phật vào buổi sáng được bắt đầu bằng hình thức dâng trà, giỗ chạp cũng được bắt đầu bằng một chén trà. Điều này cho thấy trà đứng ở vị trí trung tâm trong văn hóa Phật giáo.
사찰에서는 차를 끓여서 공양하는 소임을 ‘다두(茶頭)’ 또는 ‘다각(茶角)’이란 별도의 명칭으로 부른다. 또한 차를 마시는 곳을 ‘다당(茶堂)’, 차 마실 시각을 알리는 북을 ‘다고(茶鼓)’라고 한다. 사찰의 차 문화는 단지 스님들이 차를 즐긴다는 사실만을 의미하지는 않는다. 정신적 영역인 선(禪)과 물질인 차가 만나서 만드는 또 하나의 정신적 세계를 ‘선다일미(禪茶一味)라 한다. 이 세계는 인류가 만들어 놓은 식문화의 별천지이다. 일상적으로 즐기는 차 한 잔 속에 삶의 넓이와 깊이를 담는 것이 바로 ‘다도’이다.
Trong nhà chùa, công việc nấu và cúng trà được gọi là “Dadu” hay “Dagak”. Ngoài ra, nơi thưởng trà được gọi là “Dadang”, trống dùng để đánh cho biết thời gian uống trà được gọi là “Dago”. Văn hóa trà của Phật giáo không dừng lại ở việc thưởng trà của các nhà sư. Thiền thuộc về thế giới tinh thần, trà thuộc về thế giới vật chất, chúng gặp nhau, hòa quyện vào nhau hợp thành một thế giới tâm linh gọi là “Seondailmi” (thiền trà). Thế giới này là chốn cực lạc của văn hóa ẩm thực do nhân loại tạo nên. Khi thưởng trà, ta như thưởng cả chiều rộng và chiều sâu của cuộc sống thể hiện bên trong chén trà. Phong cách uống trà hướng đến giá trị tinh thần như thế được gọi là “Dado”(trà đạo).
한국 차문화의 성지 – Thánh địa của văn hóa trà đạo Hàn Quốc
새 한 마리가 하늘을 날다가도 쉴 때는 나뭇가지 하나면 족하다. 한반도의 최남단 전라남도 해남 바다를 내려다 보는 두륜산 속 대흥사에는 그런 뜻이 담긴 이름의 암자 일지암이 있다. 지금으로부터 150여 년 전 그곳에는 오늘날 한국 차문화의 중흥조로 칭송받는 초의선사(草衣禪師 1786~1866)가 있었다.
Một con chim đang bay trên trời khi mỏi cánh chỉ cần một cành cây để đáp xuống. Am Ilja được trấn giữ trong ngôi chùa Daeheungsa nằm trên núi Duryun nhìn xuống biển Haenam thuộc tỉnh Nam Jeolla nằm ở cực Nam của bán đảo Hàn có tên gọi hàm ý như thế. Khoảng 150 năm trở về trước, nơi đây có thiền sư Choui (1786–1866) được xưng tụng là ông tổ của nền văn hóa trà đạo Hàn Quốc ngày nay.
1830년 봄, 찻물이 끓고 있는 화로 옆에 앉아 있던 초의선사에게 사미(沙彌) 수홍(修洪)이 다도가 무엇인가를 물었다. 초의선사는 『다신전』(茶神傳)의 구절을 인용해 “차를 만들 때 정성을 다하고, 보관할 때 건조하게 하고, 우려낼 때 청결해야 한다. 다도는 이런 정성과 건조함 그리고 청결함을 추구하는 가운데 자연스럽게 완성된다”고 답하였다. 『다신전』은 그가 청나라 모환문(毛煥文)이 엮은 『만보전서(萬寶全書)』에 실린 「다경채요(茶經採要)」에서 초록한 책으로 찻잎의 채취[採茶]에서부터 차의 위생관리[茶衛]에 이르는 분야를 아우르는 한국 차문화의 고전이다.
Vào mùa xuân năm 1830, trong lúc thiền sư Choui đang ngồi cạnh lò để đun nước trà, chú tiểu Thủy Hồng hỏi ông: “Trà đạo là gì?”. Thiền sư Choui liền trả lời bằng cách trích dẫn một đoạn trong quyển “Chuyện tinh thần trà” (Dasinjeon): “Khi pha chế trà phải thật sự dành hết tâm huyết, khi bảo quản trà phải giữ cho thật khô ráo, khi ủ trà phải giữ cho thật thanh khiết. Lòng nhiệt huyết, sự khô ráo, sự thanh khiết là những quy tắc mà trà đạo hướng đến để ra đời những tác phẩm trà thuần túy.” Quyển sách này lưu giữ những nét cổ truyền của văn hóa trà, nội dung tập hợp nhiều lĩnh vực từ việc thu hoạch lá trà cho đến việc bảo quản trà, được gói gọn trong cuốn sách có màu xanh lá cây trích từ Dagyeongchaeyo từng đăng tải trên “Bảo vật toàn tập” (Manbojinseo) – bộ tài liệu thời đại nhà Thanh do chính Mo Hwoan Mun chắp bút.
1837년 여름, 초의선사에게 또 한 번 다도에 대해 묻는 사람이 있었다. 조선의 22대 왕 정조의 사위인 홍현주(1793~1865)였다. 초의선사는 그 질문에 답하며 「동다송」(東茶頌)을 지었다. 그는 이 글에서 우리나라에서 생산되는 차는 중국의 차 맛과 약효를 모두 겸비하였음을 칭송하며, “다도는 차와 찻물이 어울리게 하여 중정(中正)에 이르는 길”이라고 하였다.
Vào mùa hè năm 1837, tình cờ có một người đặt câu hỏi về trà đạo cho thiền sư Choui. Đó là Hong Hyon-ju (1793–1865), con rể của vua Chính Tổ đời thứ 22 của triều Joseon. Thiền sư Choui đã trả lời câu hỏi ấy bằng cách đặt bút viết quyển “Bài ca Đông Trà” (Dongdasong). Ông ca tụng trà được sản xuất tại Hàn Quốc có hương vị và hiệu quả chữa bách bệnh của trà Trung Hoa, đồng thời khẳng định: “Trà đạo là con đường trung chính giúp cho trà và nước trà hòa lẫn với nhau”.
초의선사가 1824년에 지어 40여 년간 기거하며 그 길을 닦고 알렸던 일지암은 아쉽게도 그의 사후 실화로 소실되고 말았다. 1980년, 그 터를 기억하는 사람조차 드물던 일지암이 많은 노력 끝에 복원되었다. 복원된 일지암을 18년 동안 지키며, 수행 삼아 차의 재배와 육종 그리고 제다(製茶)에 전념한 스님이 있다. 여연(如然) 스님이다.
출가한 해인사에서 차를 처음 접한 스님은 화가 허백련, 독립운동가이자 승려인 최범술 같은 차문화의 거봉들과 함께 현대 차문화를 이끈 1세대이다. 특히 최범술 선생은 여연 스님이 만드는 차에 지혜를 뜻하는 ‘반야차(般若茶)’라는 이름을 내려 주었다.
Thiền sư Choui xây am Ilji vào năm 1824, và tu ở đó trong vòng 40 năm, đáng tiếc là nơi này bị thiêu rụi bởi một trận hỏa hoạn sau khi ông mất. Năm 1981, sau bao nhiêu nỗ lực, am Ilji quý hiếm đã được phục dựng. Sau khi phục dựng am Ilji được bảo tồn trong suốt 18 năm bởi các nhà sư. Nhà sư Yeoyeon là người chuyên tâm trồng trọt, chăm bón, sao khô hạ thổ trà tương tự như việc tu hành. Nhà sư đầu tiên tiếp xúc với trà khi vào tu tại chùa Haein được coi là thế hệ đầu tiên dẫn lối cho sự phát triển của văn hóa trà hiện đại cùng các vĩ nhân của văn hóa trà như họa sĩ Heo Baek-ryeon, tăng sư đồng thời là nhà vận động phong trào độc lập Choe Bom-sul. Đặc biệt, tăng sư Choe Bom-sul đã đặt tên cho thương hiệu trà của nhà sư Yeoyeon là “Trà Bát Nhã”, có nghĩa là trà “trí tuệ” (trà dành cho những người thông thái).
일반적으로 차서(茶書)에서는 차 만들기 좋은 때를 곡우 무렵이라고 하였지만, 초의선사는 입하 전후가 적합하다고 하였다. 중국의 주요 차 산지보다 위도가 높은 우리나라의 현실에 맞추어 차 만드는 시기를 정한 것이다. 두륜산 중턱에 반야다원(般若茶園)이라는 이름의 차밭을 일구고 있는 여연 스님도 초의선사의 뜻을 따라 곡우가 지나서 첫물 차를 만든다.
Thông thường, nếu đúng theo quy trình chế biến trà, thời điểm chế biến trà tốt nhất là vào thời điểm cốc vũ, tuy nhiên, thiền sư Choui lại cho rằng trước sau lập hạ là thời kỳ phù hợp. Nguyên nhân ông chọn thời kì này để chế biến trà là do Hàn Quốc tọa lạc ở vĩ độ cao hơn khu vực sản xuất chính của trà Trung Hoa. Tán thành tư tưởng của thiền sư Choui, nhà sư Yeoyeon khi canh tác vườn trà có tên là Đa Nguyên Bát Nhã nằm ở sườn núi Duryun đã quyết định chờ cho thời điểm cốc vũ của năm đi qua mới bắt tay vào chế biến trà đầu mùa.
“차가 마음이면 차 그릇은 마음을 담는 그릇이다. 봄아지랑이 아른대는 찻잔을 가만히 기울이면 하늘 개인 대숲처럼 내 마음에 푸르름이 일렁인다.” Nếu ví von trà là tâm hồn của con người thì chén trà chính là nơi ẩn chứa tâm hồn ấy. Khi khoan thai nghiêng chén trà nghi ngút tựa làn sương xuân, lòng tôi gợi lên một một màu xanh ngát tựa như màu xanh của cánh rừng bạt ngàn khi trời quang mây tạnh.
반야차 공동체 – Cộng đồng Trà Bát Nhã
1996년 겨울, 해남의 사회 운동가들이 여연 스님에게 차를 배우기 위해 결성한 모임이 남천다회(南荈茶會)다. 회원들은 스님을 모시고 차와 불교 수행을 함께하는 차문화 생명 공동체를 만들었고, 1997년부터 다원을 조성하기 시작했다. 그곳의 이름이 반야다원(般若茶園)이다. 그 뒤 2004년, 반야다원에서 처음 생산된 첫물 차로 다신제를 지냈다. 하늘과 땅 그리고 사람과 뭇 생명이 인연의 고리 속에 이어지고 있음을 차 한 잔을 통해 확인하고 감사하는 행사를 오늘날까지 이어오고 있다.
Vào mùa đông năm 1996, các nhà hoạt động phong trào xã hội ở Haenam cùng tập hợp lại tổ chức đại hội trà đạo Namcheon nhằm mục đích học về cách làm trà từ nhà sư Yeoyeon. Các thành viên tham gia đại hội mời nhà sư Yeoyeon đến để tổ chức cộng đồng tìm hiểu văn hóa trà đi đôi với việc thực hiện tu hành Phật giáo và tu học về trà, đồng thời bắt tay vào việc xây dựng nông trại trà. Họ lấy tên cho nông trại là “Vườn trà Bát Nhã”. Sau đó, vào năm 2004, mẻ trà một nước đầu tiên được sản xuất ở Vườn trà Bát Nhã đã được đưa vào sử dụng tại lễ cúng bái thần linh. Lễ hội này được lưu truyền đến ngày nay, lấy chén trà là chén nhân sinh, thông qua đó kiểm chứng cũng như thể hiện lòng biết ơn mối lương duyên giữa Trời và Đất, người và vạn vật.
잎차인 녹차의 제조 공정은 덖기(殺靑), 비비기(揉捻) 그리고 건조의 순서로 이뤄진다. 초의선사는 잎차와 떡차를 포함하여 다섯 종류의 차를 만들었다. 여연 스님 또한 찻잎의 상태에 따라 여러 종류의 차를 만든다. 스님은 차 덖기의 기본은 차솥의 온도가 아니라 차를 따는 날씨와 따온 찻잎의 수분 함량에 있으므로 제다법을 달리해야 함을 강조한다. 스님이 주로 만드는 차는 가마솥과 장작불로 만드는 잎차와 떡차이다. 국내외 차가 생산되는 여러 곳을 탐방하면서 스스로 익힌 제다법을 정리한 것이 오늘날 여연 스님의 차다. 찻잎의 상태에 따라 각각에 걸맞는 방법으로 불의 강약과 덖는 시간을 조절하며 차를 만드는 여연 스님의 솜씨는 일반인들의 감각을 뛰어넘는다.
Công đoạn điều chế lá trà trải qua trình tự rang trà, vò trà và phơi khô. Thiền sư Choui đã lấy trà lá và trà dạng bánh để làm nên năm loại trà. Nhà sư Yeoyeon cũng lấy lá trà được gia công dưới nhiều hình thức để làm nên nhiều loại trà khác nhau. Nhà sư nhấn mạnh rằng điều cơ bản khi rang trà không phải là nhiệt độ của nồi đun mà nằm ở hàm lượng độ ẩm của lá trà được hái và thời tiết hái lá trà. Nhà sư chủ yếu đun trà lá và trà dạng bánh bằng nồi Gama và lửa củi. Thông qua quá trình tham quan nhiều nơi chế biến trà trong và ngoài nước, tôi đúc kết lại phương pháp pha trà mà tôi nhuần nhuyễn chính là trà của nhà sư Yeoyeon ngày nay. Tài nghệ pha chế trà của nhà sư Yeoyeon được đánh giá là vượt qua cảm giác của người bình thường, thể hiện ở chỗ ông biết điều chỉnh thời gian rang trà, gia giảm lửa nhằm tạo hương vị phù hợp với từng điều kiện của lá trà.
그는 덖기가 끝난 찻잎을 재빨리 식힌 뒤 가볍게 비빈다. 차를 재빨리 식히면 차빛이 푸르러지고, 찻잎을 가볍게 비비면 차가 천천히 우러나기 때문에 오랫동안 차를 마실 수 있다. 또한 찻잎을 가볍게 비비면 찻잎의 외형도 온전하게 살아 있어, 마시면서 찻잎이 본래의 모양으로 피어나는 모습도 감상할 수 있다. 반면에 차를 강하게 비비면 한꺼번에 차의 성분이 진하게 우러나기 때문에 여러 번 마시지 못하게 된다. 스님은 차를 강하게 비벼 만드는 것을 한국 차가 가진 병폐라고 우려한다. 또한 “차를 아홉 번 찌고 아홉 번 말리는 구증구포(九蒸九曝)는 19세기에 떡차를 만드는 데 적용한 방법이니, 잎차의 제조 방법으로 쓰는 것은 옳지 않다”면서 이는 사찰의 전통 제다법이 아님을 강조한다. 스님은 차를 말릴 때는 자연스러움을 따라야 하며, 숫자나 형식에 얽매이는 순간 제다법 본연의 원리를 잃게 될 뿐 아니라, 전통 제다 방법일지라도 어디까지나 차를 보다 건강하고 맛있게 하는 것이 우선임을 역설한다. 차의 본성을 살리는 것이 가장 올바른 제다법이라는 얘기다.
Lá trà sau khi rang xong sẽ được hong khô nhanh chóng và vò một cách nhẹ nhàng. Nếu trà khô nhanh, màu sắc của trà sẽ trở nên lung linh hơn. Nếu vò lá trà một cách nhẹ nhàng, trà sẽ ngấm từ từ giúp cho việc thưởng trà được lâu hơn. Ngoài ra, khi vò nhẹ nhàng sẽ giúp cho hình dạng của lá trà không bị biến đổi. Ngược lại, nếu vò mạnh thì các thành phần của trà bị ngấm một cách đậm đặc khiến cho trà không thể thưởng được nhiều lần. Nhà sư lo lắng rằng việc vò mạnh sẽ khiến cho trà của Hàn Quốc dễ bị hỏng. Ngoài ra, “Gujeunggupo” là một thuật ngữ chỉ phương pháp đun chín lần sau đó đem phơi khô chín lần được ứng dụng khi làm trà dạng bánh vào thế kỉ 19, tuy nhiên, không phù hợp khi sử dụng phương pháp này vào việc gia công trà lá. Điều này nhấn mạnh rằng đây không phải là phương pháp pha trà truyền thống trong nhà chùa.
스님은 제다의 현장과 차인들이 함께하는 다회에서 독설가로도 유명하다. 철저한 반성 없이는 우리 차문화가 제대로 설 수 없기에 스님은 마치 죽비를 내리치듯 대중들을 경책한다. 차의 현실을 직시하고 아무 거리낌 없이 비판하는 스님의 모습은 자신이 만드는 차의 부드럽고 깊은 맛과는 달리 삼베처럼 거칠어만 보인다.
Khi phơi khô trà, nhà sư nhấn mạnh phải tuân theo tự nhiên, vì không những để làm mất đi nguyên tắc vốn có của phương pháp pha trà trực tiếp bị bó buộc bởi con số hay hình thức mà ngay cả phương pháp pha trà truyền thống ở bất kỳ nơi đâu, việc chế biến trà đảm bảo sức khỏe và ngon hơn là công việc cần được ưu tiên. Phương pháp pha trà đúng đắn nhất chính là khơi dậy hương vị tinh túy của trà.
여연 스님은 햇차를 시음할 때 작은 찻잔에 차를 넣고 더운 물을 부은 뒤 잠시 기다렸다가 한 모금 마신다. 이른바 ‘눈물 차’이다. 마른 찻잎이 더운 물을 만나 풀어지면서 피어나는 향기와 찻잎의 빛이 찻잔 속에 초록 풍경을 펼친다. 그렇게 우려낸 차의 향기는 아기의 속살에서 피어나는 배냇향이며, 색은 맑은 녹황색이고, 맛은 부드럽고 상쾌하다. 뒤따라 오는 단맛에 절로 두 눈을 지그시 감게 되고, 입 안과 몸으로 들어온 봄 햇살을 느낀다. 이때의 경지를 다도인들은 “8만 4천 모공(毛孔)이 모두 시원해진다”고 표현하고, “양 겨드랑이에 날개가 돋아난 것 같다”고 감탄한다.
Nhà sư nổi tiếng là người có miệng lưỡi sắc sảo trong các cuộc hội trà. Nhà sư khiển trách một cách nhẹ nhàng vì để văn hóa trà Hàn Quốc không giữ được vị trí do cách suy nghĩ chưa thấu đáo. Nhà sư nhìn thẳng vào thực tế của trà và phê bình thẳng thắn rằng trà còn trông thô ráp, sần sùi giống như vải làm bằng sợi gai, không giống với hương vị nhẹ nhàng và đậm đà của trà do ông pha chế. Nhà sư Yeoyeon khi uống thử trà nước đầu đã bỏ trà vào trong một chén trà nhỏ, rót nước nóng rồi đợi một lúc, sau đó, uống một ngụm nhỏ. Lá trà phơi phô gặp nước nóng sẽ nở ra, hương thơm khi ấy cũng tỏa ra và màu xanh của lá trà sẽ trải đều khắp chén trà. Hương vị của trà được ủ như thế được ví là hương thơm trong bụng được tỏa ra từ lớp da non của đứa trẻ, màu sắc của trà là màu xanh ngát, hương vị của trà thật nhẹ nhàng và đem lại cảm giác sảng khoái. Không lâu sau đó, mùi vị ngọt ngào của trà dâng lên khiến hai mắt chợt nhắm nghiền lại, cảm giác như ánh sáng mùa xuân len vào trong miệng và cổ. Khi ấy, các nghệ nhân trà đạo đều thốt lên rằng: “Tất cả 84 nghìn lỗ chân lông trở nên mát mẻ”, “Giống như có đôi cánh mọc ở hai bên nách”.
차가 맺어 준 인연 – Mối nhân duyên do trà gắn kết
단지 사람들과 차를 함께 마실 요량으로 내가 인사동에 터를 장만한 것이 1977년의 일이다. 40년 넘는 세월, 해마다 봄차 소식에 목말라 차밭으로 달려가곤 했다. 먹물 옷을 입은 스님들이 차솥 앞에서 혼신을 다해 차를 덖는 모습은 언제나 아름답고 경건했다. Việc tôi đầu tư một chỗ ở khu phố Insa-dong đơn thuần để thưởng trà cùng với mọi người bắt đầu vào năm 1977. Hơn 40 năm, vào mùa xuân hàng năm, mỗi khi hóng tin về trà, tôi thường chạy về cánh đồng trà. Hình ảnh các nhà sư mặc áo đen rang trà đầy đam mê trước các chung trà lúc nào cũng đẹp và thánh thiện.
어느 해, 늦게 핀 겹벚꽃이 흩날리던 보성의 대한다원 연못가에서 차를 덖는 한 스님의 모습이 눈에 들어 왔다. 그가 바로 여연 스님이었다. 샛별이 떠 있는 미명의 새벽, 이슬에 씻긴 찻잎을 따 솥에서 덖고 있던 스님을 보며 나는 생각에 잠겼다. 나도 스님처럼 살고 싶다. 찻잎을 딸 때, 차를 솥에 넣기 전에, 차를 익힐 때, 차를 말리는 방 안에 들어섰을 때 온몸을 휘감던 차 향기는 내게 해마다 차를 만드는 푸른 꿈을 꾸게 하였다. 그래서 요즘도 늦은 겹벚꽃이 필 때면 나는 어느새 차밭으로 향하고 있다.
Vào một năm nọ, khi đi thăm khu trồng trà Daehan Dawon của Boseong, tôi bắt gặp hình ảnh một nhà sư đang rang trà bên cạnh một ao sen xung quanh ngập đầy những cánh hoa anh đào nở muộn gây ấn tượng mạnh đối với tôi. Ông ấy chính là nhà sư Yeoyeon. Trời rạng sáng lúc sao mai mọc, cũng là lúc nhà sư hái những chiếc lá trà được rửa bằng sương sớm rồi bỏ vào trong nồi để rang lên. Hình ảnh ấy khiến tôi suy tư mãi. Tôi cũng muốn sống một cuộc đời như ông. Cảm giác khi tận tay hái lá trà, bỏ trà vào nồi, khi trà chín, khi bước chân vào căn phòng ngập tràn lá trà phơi khô, hương vị trà quấn lấy toàn bộ cơ thể đã khiến cho giấc mơ được làm trà hàng năm trong tôi trỗi dậy. Vì thế, mỗi khi nhìn thấy hoa anh đào nở muộn, tôi lại bước về hướng vườn trà một cách vô thức.
내가 여연 스님을 다시 만난 것은 1986년 대만의 현대식 찻집으로 유명한 육우다예중심(陸羽茶藝中心)에서였다. 대만의 다도인들과 차를 마시며 토론을 하고 있는데, 낯익은 목소리가 들려 고개를 돌려 보니 스님이 서 있었다. 그는 스리랑카에서 한국으로 귀국하는 길에 비용이 넉넉지 않아 여러 번 갈아타는 저가 항공편을 택하게 되었고, 그때 잠시 얻은 시간에 짬을 내어 대만차를 살펴보러 오셨다고 했다. 차에 대한 그의 열정은 대단하여 잠시 머무르는 곳도 차와 관련되어 있다. 내가 스님을 모시고 차가 있는 하동∙보성∙강진∙장흥∙김해∙제주를 오고 갈 때도, 바다 건너 일본과 중국의 차문화 유적지를 탐방할 때도 스님의 걸망에는 항시 차와 찻잔이 들어 있었다.
Cuộc hội ngộ ngộ giữa tôi và nhà sư Yeoyeon diễn ra ở trung tâm Lu-Yu daye, một nơi nổi tiếng bởi tiệm trà theo khuynh hướng hiện đại của Đài Loan năm 1986. Trong khi tôi đang ngồi thưởng trà và đàm đạo cùng các bậc thầy trà đạo của Đài Loan, một giọng nói quen thuộc bên tai khiến tôi quay đầu lại thì thấy nhà sư đang đứng gần đó. Chi phí cho hành trình hồi hương từ Sri Lanka về Hàn Quốc không dư dả buộc ông phải di chuyển bằng máy bay giá rẻ quá cảnh qua nhiều nơi khác nhau. Khi đó, ông đã tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi để ngắm nghía các loại trà của Đài Loan. Niềm đam mê trà của ông thật to lớn, thậm chí là khi tạm dừng chân ở đâu đó, mối quan tâm của ông ở nơi đó đều liên quan đến trà. Khi tôi đưa ông đến những vùng đất có trà như Hadong, Boseong, Gangjin, Jangheung, Gimhae, Jeju, khi tôi cùng ông vượt biển đến tham quan khu di tích văn hóa trà của Trung Quốc và Nhật Bản, trong túi cói của nhà sư luôn chứa đầy trà và tách trà.
만약에 차가 없었다면 나는 그를 만나지 못했을 것이다. 그 또한 다른 삶을 살았을 것이다. 차가 있어 잠시라도 나를 살펴보고, 차가 있어 잠시라도 숨을 고를 수 있다. 그것이 차가 우리에게 주는 반야의 세계가 아닐까? 늘 즐겁게 밥 먹고 차 마시며 깨어 있는 삶은 여연 스님의 반야차가 우리에게 던져 주는 화두이다. Nếu không có trà thì không có mối lương duyên giữa tôi và thiền sư. Chúng tôi đã có thể sống một cuộc đời khác. Nhờ có trà mà ánh mắt của thiền sư đã dành cho tôi dù chỉ trong phút chốc. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, trà đã khiến cho cảm giác của tôi trở nên thư thái. Phải chăng đây là thế giới bát nhã mà trà mang đến cho chúng ta? Trà bát nhã của nhà sư Yeoyeon đóng vai trò như người nhóm lửa trong chùa nhằm đem đến cho chúng ta cuộc sống được thỏa thích ăn cơm, uống trà và khai phóng tâm hồn.
스님이 고희가 되었을 때 주변의 권유로 쓰던 차 도구를 모아서 전시를 하게 되었다. 2017년 가을에 열린 이 전시회 제목은 <여연 스님의 차살림>이었다. 당시 스님이 전시회 도록에 썼던 권두언에 차에 대한 그 분의 정신이 잘 드러나 있다. Khi nhà sư bước vào tuổi thất thập cổ lai hy, ông tập hợp trà cụ đã qua sử dụng bằng cách kêu gọi quyên góp, sau đó, tổ chức triển lãm. Chủ đề cuộc triển lãm được tổ chức vào mùa thu năm 2017 lấy tên là “Cuộc hồi sinh trà của nhà sư Yeoyeon”. Tinh thần trà đạo của ông thể hiện rõ trong lời giới thiệu viết ở bộ sưu tập dụng cụ chế biến trà.
“차가 마음이면 차 그릇은 마음을 담는 그릇이다. 물을 끓이며 달빛 가득한 빈 산의 솔바람 소리를 듣고, 차를 따르면 내 마음은 작은 시내를 따라 거닐다가 바위에 앉아 있다. 봄아지랑이 아른대는 찻잔을 가만히 기울이면 하늘 개인 대숲처럼 내 마음에 푸르름이 일렁인다. ” Nếu ví von trà là tâm hồn của con người thì chén trà chính là nơi ẩn chứa tâm hồn ấy. Khi đun sôi nước để pha trà. Khi rót trà, tâm hồn của tôi có lúc như đang dạo chơi quanh con suối nhỏ, có lúc lại như đang ngồi trên một tảng đá. Khi khoan thai nghiêng chén trà nghi ngút tựa làn sương xuân, lòng tôi chợt dậy sóng, lòng tôi gợi lên một một màu xanh ngát tựa như màu xanh của cánh rừng bạt ngàn khi trời quang mây tạnh.
나는 그렇게 댓잎 하나에 내려 앉은 마음 하나를 보았다. “Tôi đã nhìn thấy mỗi chiếc lá trà đỡ lấy và nâng niu một tâm hồn.”
박희준(Park Hee-june 朴希埈) 한국차문화학회 회장
Park Hee-june Chủ tịch Hiệp hội Văn hóa Trà Hàn Quốc
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Trần Nguyễn Nguyên Hân