[Ngữ pháp KIIP lớp 4] Tổng hợp ngữ pháp Trung cấp 2 – sách tiếng Hàn chương trình hội nhập xã hội KIIP

0
16040
LƯU Ý: ĐỂ XEM NGỮ PHÁP SÁCH MỚI (ÁP DỤNG TỪ 1/2021 VỀ SAU), CÁC BẠN BẤM VÀO ĐÂY: http://hanquoclythu.com/2020/12/nguphapkiip4/
 
– Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn hội nhập KIIP: Bấm vào đây
– Trang facebook cập nhật bài học tiếng Hàn hội nhập KIIP: Hàn Quốc Lý Thú
 
Dưới đây là danh sách các cấu trúc ngữ pháp trong cuốn sách Lớp 4 – Trung cấp 2 (level 4) của chương trình hội nhập xã hội KIIP (사회통합프로그램) THEO SÁCH CŨ (2020 TRỞ VỀ TRƯỚC)
 

Các bạn chú ý, hãy BẤM VÀO TÊN NGỮ PHÁP (CHỮ MÀU XANH) để xem bài giải thích chi tiết hơn về cách dùng và ví dụ, phân tích kèm theo.
Chúc các bạn học tốt!

1. [명사] (이)야말로 
Tương tự ‘(명사)은/는 정말로’, để khẳng định và xác nhận danh từ mà đứng trước nó. Nó thể hiện một sự nhấn mạnh mạnh mẽ đối với danh từ đó, có thể dịch là ‘đúng là/đúng thật là/thực sự/phải là/chắc chắn/(ắt) hẳn là…” 

2. [동사] (으)려던 참이다
Diễn đạt việc đã đang suy nghĩ và có ý định/dự định làm việc gì đó ngay bây giờ, ngay hiện tại, ngay lúc này. Dùng ở tương lai rất là gần, khác với 려고 하다: tương lai gần hay xa đều được. Có thể dịch là ‘(cũng) đang tính, đang định, vừa định tính…’

3. 얼마나 [동사·형용사] (으)ㄴ지/는지 모르다
Được dùng khi nói nhấn mạnh một sự việc hay trạng thái nào đó: …không biết nhiều bao nhiêu, nhiều đến thế nào (= … quá nhiều) phủ định của phủ định = cực kỳ khẳng định ấy.

4. [동사·형용사] (으)ㄴ데도/는데도
[A ㄴ/는데도 B] là hình thái, hình thức rút gọn của ‘ㄴ/는데 + 아/어도’. Nói chung nó thể hiện sự xuất hiện của một kết quả khác (là B) mà không phải là một kết quả có thể mong muốn ở tình huống/hoàn cảnh A. Rất nhiều trường hợp biểu thị hoàn cảnh trái ngược hay tương phản qua lại (lẫn nhau) của A và B. (Câu gồm 2 vế: vế 1 đưa ra hoàn cảnh, vế 2 nêu ra trạng thái kết quả mà đối lập với trạng thái, kết quả (có thể hoặc được mong đợi xảy ra ở vế 1). Có thể dịch là ‘Mặc dù…nhưng vẫn, dù…nhưng (vẫn)’

5. [동사·형용사] (으)ㄹ 줄 몰랐다/알았다
Người nói thể hiện sự khác nhau giữa kết quả và thứ mà mình đã mong đợi, suy nghĩ hay phỏng đoán. Vì thế, lúc này 모르다/알다 chủ yếu được dùng dưới dạng ‘알랐다/몰랐다’ . Có thể dịch là ‘nghĩ là, không nghĩ là’.
 
6. [동사] 게 하다
Nền tảng của cấu trúc này là một tác động, lý do, căn nguyên hay sự ảnh hưởng nào đó khiến một hành động xảy ra. Vì thế mà nó có thể được dịch ra theo hai cách tùy ngữ cảnh. Một là dựa trên sự ép buộc, thúc ép bắt/ khiến cho ai đó làm việc gì đó. Và hai là dựa trên sự cho phép để cho/ cho phép ai làm gì đó.
 
7. [동사·형용사] 대요
Được sử dụng khi truyền đạt lại thứ mà đã được nghe từ người khác. Nó là dạng rút gọn của ‘ㄴ/는다고 하다’, ‘다고 하다’ và là biểu hiện có tính khẩu ngữ (thường chỉ dùng khi nói)
 

Cấu trúc này được dùng khi truyền đạt lại yêu cầu hay mệnh lệnh của người nào đó. Nó là dạng rút gọn và thường dùng trong khi nói của ‘(으)라고 하다’

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 4 - Trung cấp 2] Bài 6: 문화 차이 - Sự khác biệt văn hóa (Cultural Differences)

[동사] 재요
Được sử dụng khi truyền đạt lại đề xuất, đề nghị của người nào đó dự định muốn làm cùng, rủ rê người nói. Đây là biểu hiện thông tục thường dùng trong khi nói (colloquial expression) và là dạng rút gọn của ‘자고 하다’

9. 사동사

10. [동사] 도록
“để cho/để” [A 도록 B] Thể hiện A là mục đích cho việc thực hiện B.
“đến tận khi, cho đến khi” [A 도록 B] Thực hiện B đến khi trở nên/trở thành trạng thái A.
 
11. [동사·형용사] (으)ㄹ수록

[A을수록 B] Biểu hiện tình trạng hay kết quả của B có sự biến đổi theo sự gia tăng hay lặp lại, nhắc lại của hành động A. Có thể dịch là là ‘càng…, càng…’

12. [형동사] (으)ㄴ가 보다/[동사] 나 보다
Thể hiện sự dự đoán, phỏng đoán, suy đoán dựa trên bối cảnh nào đó kèm theo. Có thể dịch là “có vẻ là, chắc là, dường như là…”

13. [동사·형용사] 든지 [동사·형용사] 든지
‘Dù…dù…(thì)/ dù…hay…(thì)’ trong trường hợp này, thể hiện việc lựa chọn trường hợp nào cũng được, chúng đều không có liên quan, không sao cả, không đáng quan tâm. Lúc này thường xuất hiện động từ hay tính từ mang nghĩa tương phản.

14. [동사·형용사] 더라도
[A더라도 B]: Cấu trúc này thể hiện việc thực hiện B không liên quan, không chịu ảnh hưởng khi giả định A xảy ra. Lúc này biểu thị A không thể làm ảnh hưởng đến B. Do vậy có thể dịch ‘cho dù/dù có A thì B (cũng)’.

15. [동사] 는 바람에
Đứng sau động từ để biểu hiện ý nghĩa nguyên nhân hoặc lý do dẫn đến xẩy ra một tình huống ở vế sau, trong tiếng Việt có nghĩa là “bởi, do, vì…nên…”. 

[A 는 바람에 B] Biểu hiện rằng ‘Do việc A không thể lường trước, dự tính trước được nên đã dẫn đến kết quả B (tình huống nào đó phát sinh ngoài dự kiến và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hành động ở vế sau, đột nhiên/bỗng nhiên/tự nhiên).
Nếu ở B xuất hiện tình huống hay kết quả có tính tiêu cực thì thông thường câu văn sẽ được sử dụng ở thời/thì quá khứ.
Vế sau không được sử dụng ở dạng câu mệnh lệnh hoặc thỉnh dụ.

16. [동사] 는 김에
[A 는 김에 B] Thể hiện việc ‘nhân cơ hội/dịp làm việc A thì cùng làm việc B (xuất hiện, nảy sinh mà đã không được dự tính trước). Có thể dịch là ‘nhân tiện, nhân thể, tiện thể, sẵn tiện…’

17. [동사] 느니 차라리
Ở cấu trúc này từ ‘차라리’ có nghĩa là ‘thà, thà rằng’ nhằm bổ trợ thêm cho từ khóa chính ‘느니’.
[A 느니 B] biểu hiện rằng ‘cả A và B đều không làm hài lòng, vừa ý, ưng ý nhưng so với A thì thà rằng B xuất hiện sẽ có ý nghĩa hơn’. Có thể dịch là ‘Nếu…thì thà rằng/thà…’

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 4 - Trung cấp 2] Bài 17: 한국의 명소와 유적지 - Khu di tích và danh lam thắng cảnh ở Hàn Quốc

18. [동사·형용사] 더니
[A 더니 B] Sử dụng khi một trạng thái khác (là B) xuất hiện có tính tương phản, trái ngược với thứ mà người nói đã từng có kinh nghiệm hay đã biết trước đây (là A). Có thể dịch là ‘vậy mà,thế mà…’

19. [동사·형용사] ㄴ/는다면서요
Sử dụng khi bạn muốn xác thực, xác minh và hỏi thăm về việc gì đó mà mình đã được nghe từ người khác.Tôi nghe nói (bạn đã nói rằng)…phải không/đúng không?

20. [동사·형용사] 다니까
[A다니까 B] là dạng rút gọn của ‘ㄴ/는다고 하다+(으)니까’ mang ý nghĩa là ‘vì A – lời nói của bản thân hoặc nội dung mà nghe từ người khác nên xuất hiện, xảy ra hiệu ứng/phản ứng hoặc tình huống B. Có thể dịch là ‘thấy bảo là/nghe bảo là…nên, nói rằng là…nên’

21. [명사] 치고
Khi sử dụng cùng với các danh từ mang tính đại diện cho thứ gì đó nó biểu hiện/thể hiện rằng nội dung ở phía sau thỏa đáng, phù hợp, thích hợp với tất cả, toàn bộ danh từ đại diện đó. Thông thường nó hay được sử dụng cùng với ‘없다’ hoặc câu hỏi bóng gió, có chút châm biếm, mỉa mai ‘어디 있겠어요?’.Vì vậy có thể dịch là ‘Đã là…thì (sẽ) không… ‘.

Khi sử dụng cùng với danh từ nào đó, nó biểu hiện sự khác nhau/khác biệt so với đặc tính, đặc điểm, đặc trưng thông thường mà có, tồn tại hay mang theo bởi danh từ đó. Có thể dịch là ‘so với…thì…’
 
22. [동사] 았더니/었더니
[A 았/었더니 B] Sử dụng khi biểu hiện việc xuất hiện tình huống đã không thể từng nghĩ ra (là B) sau khi kết thúc tình huống (A) trong quá khứ. Có thể dịch là ‘vậy mà, thế mà…’.
Sử dụng khi xuất hiện kết quả B vì/do tình huống trong quá khứ là A. ‘Vì/do…nên’
 
23. [동사] (으)ㄹ래야 [동사] (으)ㄹ 수 없다
Thể hiện việc dự định làm việc gì đó nhưng bởi vì mục đích đó cùng với tình huống, hoàn cảnh trái ngược nên hoàn toàn không thể làm được (việc mà dự định). Việc nhắc lại, lặp lại cùng động từ để nhấn mạnh thêm ý nghĩa đó. Có thể dịch là ‘hoàn toàn không thể…
 
24. [동사·형용사] 길래
[A 길래 B] Đây là biểu hiện mang tính khẩu ngữ. Trong đó A là căn cứ, nền tảng, cơ sở hay lý do để thực hiện B. Vế A là một người khác, bên thứ ba hay một sự vật, sự việc nào đó còn vế B là bản thân người nói ‘나(저), 우리’. Có thể dịch là ‘A…vì vậy/vì thế…B’, ‘vì/do A nên B’
 

[A 길래 B] Sử dụng khi hỏi lý do xuất hiện tình huống hay sự việc mà giống như B trong khi đó ở vế A sử dụng cùng với từ nghi vấn (thể nghi vấn). Lúc này chủ ngữ của A và B giống hay khác nhau đều được nhưng nhất thiết không thể dùng với ngôi thứ nhất ‘나(저), 우리’. Có thể dịch là ‘A mà B?’

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 4 - Trung cấp 2] Bài 5: 한국의 교육 Giáo dục ở Hàn Quốc (Korea's Educational System)

25. [동사·형용사] 았더라면/었더라면
Trong khi hồi tưởng, nhớ lại việc gì đó trong quá khứ, nói về một giả định trái ngược với việc trong quá khứ khi ấy. Các trường hợp thể hiện sự nuối tiếc, ân hận về việc đã trải qua là rất nhiều. ‘Nếu mà đã… thì đã…’

26. [동사·형용사] ㄴ/는다면
[A ㄴ/는다면 B] A trở thành giả định hay điều kiện của B. Lúc này giả định khả năng xảy ra A là thấp và B chỉ có hay xuất hiện khi tình huống A này được xảy ra. Nghĩa tiếng Việt là “Nếu, nếu như “

27. [동사·형용사] (으)ㄹ 리가 없다
Nhấn mạnh về việc mà không thể tin nổi hoặc việc mà không có tính khả thi (không có khả năng xảy ra) như thế. Nghĩa tiếng Việt là ” Không có lí/ lẽ nào lại như thế”

28. [동사·형용사] (으)나 마나
Dù làm hay không làm một việc gì đó thì kết quả đó đều giống nhau. Lúc này đằng sau chủ yếu xuất hiện biểu hiện phỏng đoán. Nghĩa tiếng Việt là “dù có làm hay không làm, dù như thế nào thì…”

29. [명사] (으)로 인해서
Thể hiện căn nguyên, nguyên nhân sâu xa của một trạng thái hay sự việc nào đó. Nó chủ yếu được dùng trong tin tức hay báo chí, là biểu hiện mang tính văn ngôn (thể văn viết). Vì/do…mà

30. [동사·형용사] (으)ㄹ 뿐 아니라
Thể hiện việc ngoài A còn có cả B. Không những… mà còn

31. [동사] 곤 하다
Thể hiện việc làm theo thói quen các hành vi hay hành động giống nhau. ‘Thường, hay, thường hay (làm gì đó)’

32. [동사] 기에(는)
Diễn đạt kinh nghiệm hay quan điểm của người nói cho đánh giá việc nào đó. Nó thường đi với các tính từ như 좋다, 힘들다, 불편하다… Có thể dịch là ‘(như thế nào đó) cho/để (làm gì đó)’

33. [동사·형용사] (으)ㄹ 지도 모른다
Biểu hiện có khả năng sẽ xảy ra hay xuất hiện việc gì đó (phỏng đoán, nghi ngờ) nhưng việc cũng có thể xảy ra như vậy. Nghĩa tiếng Việt là “Không biết chừng, biết đâu, có lẽ…”

34. [동사·형용사] (으)ㄴ/는 셈이다
Biểu hiện trên thực tế không phải là thứ như thế nhưng có thể nói, đánh giá, nhìn nhận như thế như một kết quả. Nghĩa tiếng Việt là  ‘Xem như là, coi như là…’

36. [동사·형용사] 기 마련이다
Có thể xuất hiện, nảy sinh việc mà theo một cách đương nhiên như thế, như vậy. ‘Đương nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên là…’

37. [동사·형용사] (으)ㄴ/는 탓에
Thể hiện lý do, căn nguyên, nguyên nhân về một kết quả mang tính tiêu cực nào đó. Nghĩa tiếng Việt là  ‘Vì.. nên’

 
 

– TẢI ĐỀ THI MẪU KIIP LỚP 4: Tải ở đây 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here