[Ngữ Pháp KIIP lớp 2] Tổng hợp ngữ pháp sách KIIP sơ cấp 2 – lớp tiếng Hàn chương trình hội nhập xã hội

0
16493
LƯU Ý: ĐỂ XEM NGỮ PHÁP SÁCH MỚI (ÁP DỤNG TỪ 1/2021 VỀ SAU), CÁC BẠN BẤM VÀO ĐÂY: http://hanquoclythu.com/2020/12/nguphapkiip2/
 
– Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn KIIP: Bấm vào đây
– Trang facebook cập nhật bài học tiếng Hàn KIIP: Hàn Quốc Lý Thú
 
Dưới đây là danh sách các cấu trúc ngữ pháp trong cuốn Sơ cấp 2 (level 2) của chương trình hội nhập xã hội KIIP (사회통합프로그램) THEO SÁCH CŨ (2020 TRỞ VỀ TRƯỚC)

 

Các bạn BẤM VÀO TIÊU ĐỀ TÊN NGỮ PHÁP (CHỮ MÀU XANH) để xem chi tiết hơn mô tả về cách dùng và ví dụ kèm theo.
Chúc các bạn học tốt !

1. -는/-(으)ㄴ
-는 Vĩ tố định từ thì hiện tại (cho động từ)
Gắn vào sau thân động từ, bổ nghĩa cho danh từ theo ngay sau đó, được dùng để biểu thị sự kiện hay hành động đó xảy ra ở thời điểm hiện tại.

-(으)ㄴ Vĩ tố định từ dùng với tính từ: 형용사/이(다) + -(으)ㄴ+N
Gắn vào sau thân tính từ, bổ nghĩa cho danh từ đi theo ngay sau đó, được dùng để biểu thị trạng thái của người hay sự vật.

2. -(으)ㄴ
Vĩ tố định từ chỉ quá khứ -(으)ㄴ
Gắn vào sau động từ, bổ nghĩa cho danh từ, biểu thị hành vi hay sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, hoặc là hành vi đó đã được hoàn thành và trạng thái đó vẫn đang được duy trì.

3. -(으)ㄹ
Vĩ tố định từ thì tương lai -(으)ㄹ
Gắn vào sau động từ, biểu hiện sự dự đoán hoặc là một việc trong tương lai chưa xảy ra.

4. 때문에-기 때문에
-기 때문에:Gắn vào sau thân động từ hoặc tính từ, biểu hiện vế trước là nguyên nhân của vế sau. Cấu trúc này không sử dụng với câu mệnh lệnh và câu khuyên nhủ.

5. 마다
Nó biểu hiện hai ý nghĩa chính bên dưới đây và dịch sang tiếng Việt có thể là “”mọi, mỗi, các”
1. Thể hiện sự riêng lẻ, cá thể của danh từ mà sử dụng đi kèm với nó.
2. Khi sử dụng cùng với từ chỉ thời gian thì nó thể hiện một việc nào xuất hiện trở lại liên tục ở thời gian đó. 

6. ‘ㄷ’ 불규칙 동사
Khi một gốc động từ kết thúc với ‘ㄷ’ được theo sau kết hợp với một nguyên âm, thì ‘ㄷ’ bị biến đổi thành ‘ㄹ’.

‘-(으)ㄹ 수 있다’ thường kết hợp sau thân từ của động từ hoặc tính từ biểu hiện khả năng hay năng lực thực hiện một việc nào đó. Dạng phủ định của cấu trúc này (biểu hiện nghĩa ‘không có khả năng làm một việc gì đó’) là -(으)ㄹ 수 없다.

8. -지만
‘-지만’ Được sử dụng khi nội dung câu sau trái ngược với nội dung câu trước hoặc có suy nghĩ, cảm nghĩ khác, có nghĩa tương đương với tiếng Việt là ‘nhưng’

9. ‘르’ 불규칙 동사
Khi 르 gặp 아/어르 sẽ bị giản lược, loại bỏ và thêm vào ㄹ라 hoặc ㄹ러 tùy thuộc vào nguyên âm của từ ngay phía trước. Nếu từ phía trước có nguyên âm là 아/오, thì thêm ㄹ라. Còn nếu từ phía trước mà có nguyên âm khác 아/오, thì thêm ㄹ러.

10. -(으)면서
1.  ‘Trong khi/ trong lúc’ (‘during/while’) khi hai hành động diễn ra ở cùng thời điểm.
2.  ‘Song, vậy mà, tuy nhiên, mặc dù, thế nhưng ‘ (‘yet, though’) khi hai hành động đối lập xảy ra ở cùng thời điểm.
 
-(으)면 có nghĩa là ‘nếu’ và ‘khi,lúc’, nó kết nối hai câu mà là câu thứ nhất(câu điều kiện) + câu thứ hai(kết quả). Mệnh đề điều kiện nói về tương lai hoặc thứ gì đó chưa xảy ra ngay bây giờ, vì thế chúng ta không nên sử dụng thì quá khứ trong mệnh đề thứ hai.

 

12. -(으)ㄴ 후에
Dùng để diễn tả hành động hay tình huống nào đó xảy ra sau một sự việc khác.
‘ -(으)ㄴ 후에’, ‘-(으)ㄴ다음에’, ‘-고 나서’ có thể sử dụng hoán đổi cho nhau, chúng có cùng ý nghĩa.

13. -기 전에
Dùng để diễn tả hành động hay tình huống nào đó xuất hiện, xảy ra sớm hơn (trước) một sự việc khác.

14. -아/어서_이유 
có nghĩa là ‘Vì, bởi vì’, Nó được gắn sau một động từ hay tính từ.
1. Khi một gốc động từ/tính từ kết thúc với nguyên âm ‘아/오’ thì cộng với + 아서
2. Khi một gốc động từ/tính từ kết thúc với các nguyên âm khác ‘아/오’ thì kết hợp với + 어서
3. Khi một gốc động từ/tính từ kết thúc với ‘하’ + 여서 => 하여 =>

15. -지 못하다/
Gắn vào thân động từ, thể hiện chủ ngữ có ý chí nhưng không có khả năng hoặc vì một hoàn cảnh nào đó mà ý chí của chủ ngữ không được thực hiện. Ý nghĩa tiếng Việt là “không thể.”
-지 못하다 được dùng khi chủ ngữ có ý định sẽ làm một việc gì đó nhưng không có khả năng, còn    -지 않다 biểu hiện chủ ngữ có năng lực nhưng không có ý định thực hiện


16. ‘ㅂ’ 불규칙 동사
Khi một gốc động từ hay tính từ kết thúc với ‘ㅂ’ được theo sau bởi một đuôi mà bắt đầu với một nguyên âm thì ‘ㅂ’ biến đổi thành ‘우’. Tuy nhiên có hai từ 돕다:giúp đỡ (help), 곱다:đẹp (beautiful) khi gặp một đuôi mà bắt đầu với -아/어(không phải là -으), thì ‘ㅂ’ chuyển thành ‘오’

17. -(으)ㄹ 것 같다
Nó thể hiện sự dự đoán, phỏng đoán một cách mơ hồ, không chắc chắn về một việc gì đó trong tương lai
-(으)ㄹ 것 같아요 và -(으)ㄹ 거 같아요 là tương đồng về ý nghĩa, nhưng-(으)ㄹ 거 같아요’ thì được dùng rất nhiều trong khi nói. 

18. -(으)ㄹ게요
Đây là biểu hiện thể hiện ý chí của người nói hoặc thể hiện như một lời hứa hẹn đối với người nghe.
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, tình huống mà nó cũng được sử dụng bởi ý nghĩa “một sự xin phép nhẹ nhàng’

19. -기로 하다
Gắn vào sau động từ để biểu hiện ý nghĩa hứa hẹn hoặc quyết tâm, quyết định làm một việc gì đó. Bạn có thể dùng nó cho quyết định của mình hoặc một kế hoạch đối với ai đó khác. Chúng ta thường dùng nó ở thì quá khứ  ở dạng -기로 했다, bạn cũng có thể dùng nó như câu đề nghị ở thì hiện tại với đuôi -(으)ㅂ시다.

20. -(으)려고 하다 
Gắn vào động từ để biểu hiện ý đồ của hành vi, thể hiện một dự định hay kế hoạch nào đó. Có nghĩa tương đương với tiếng Việt là “định (làm)”, “muốn (làm)”

21. -(으)ㄴ데/는데
Là 1 dạng liên kết rút gọn của 그런데. 그런데 kết nối hai câu hoàn chỉnh trong khi -(으)ㄴ/는데 kết nối hai mệnh đề.
1. Sự tương phản, trái ngược : nhưng, tuy nhiên, vậy mà, mặc dù… (but, however, although)
2. Gửi tới ai đó thông tin bối cảnh trước khi đặt câu hỏi.3. Từ chối, khước từ một cách lịch sự (nêu ra quan điểm khác) hoặc khi có thêm thông tin muốn nói.

22. -다가
Đứng sau động từ, là biểu hiện liên kết thể hiện ý nghĩa chuyển đổi, hoán đổi của một hành động nào đó (chủ yếu được sử dụng khi hành động hay trạng thái ở vế trước đang được thực hiện thì bị dừng lại và chuyển sang một hành động hay trạng thái khác ở vế sau).
Chủ ngữ ở hai vế của câu có sử dụng -다가 phải giống nhau. Trong khi nói có thể giản lược ‘가’ trong ‘다가’và chỉ dùng ‘다’.

Bài viết liên quan  [SÁCH MỚI] TỔNG HỢP NGỮ PHÁP KIIP 2 – SƠ CẤP 2 – Chương trình hội nhập xã hội KIIP (사회통합프로그램)
23. -아/어야 되다(하다)
Sử dụng cùng với động từ và tính từ, biểu hiện trạng thái mà nhất thiết phải có hoặc hành động mà phải làm mang tính cần thiết, nghĩa vụ hay bắt buộc trong hoàn cảnh nào đó. Nghĩa tiếng Việt là “phải”


24. -고 있다
Gắn vào sau động từ, biểu hiện quá trình đang tiếp diễn của một hành động nào đó (đang được tiến hành hoặc đang được tiếp tục) giống như trong tiếng Anh là dạng ‘-ing’. Nghĩa tiếng Việt là ‘đang’.
Khi kết hợp với động từ (착탈 동사) như: 입다 (mặc), 쓰다 (đội), 타다 (cưỡi, lên)…, nó biểu hiện hành động đó đã được tiến hành hoặc kết quả của một quá trình nào đó có trạng thái đang được tiếp tục ở hiện tại.
Các đuôi chỉ thời thể không được kết hợp trước -고 mà kết hợp phía sau thân từ 있-. (Ví dụ: -고 있었다/-고 있겠다). Khi muốn thể hiện sự kính trọng đối với chủ ngữ, cấu trúc này được sử dụng ở dạng -고 계시다.

25. ‘ㅎ’ 불규칙 동사
Khi ㅎ kết hợp với -(으) thì ㅎ bị bỏ qua, loại bỏ.
Khi ㅎ kết hợp với -아/어 thì ㅎ và 아/어 kết hợp biến đổi thành 애/에
Có một số Động từ/Tính từ mà khi kết hợp thì không thay đổi hình thức.

26. -(으)려고
[A -으려고 B] Thể hiện việc thực hiện B là vì A. Gắn vào sau động từ, biểu hiện ý định của chủ thể hành động. Nghĩa tiếng Việt là “định, để (làm gì).”
Khi gắn vào sau thân động từ kết thúc bằng nguyên âm dùng -려고, kết thúc là một phụ âm dùng -으려고, kết thúc bằng phụ âm ㄹ dùng -려고.

27. -(으)ㄹ 때
Diễn đạt thời gian hay khoảng thời gian không chắc chắn, cụ thể của một trạng thái hay hành động xác định. Nó có cùng ý nghĩa như ‘while or when’ có nghĩa là ‘khi, trong khi’. Danh từ dùng với 때 và động-tính từ dùng với -(으)ㄹ 때’.

28. -거나

[A 거나 B] Trong A và B lựa chọn/ chọn ra lấy một. Gắn vào sau động từ hay tính từ, biểu hiện sự lựa chọn một trong hai hoặc nhiều sự vật, trạng thái. Nghĩa trong tiếng Việt là ‘hoặc (là), hay (là)’. Nó cũng được sự dụng sau 이다 và -았- với ý nghĩa 또는 
 

Gắn vào thân động từ, được sử dụng khi nói về một kinh nghiệm hay thử nghiệm làm một hành động nào đó. Nghĩa tương đương trong tiếng Việt là ‘thử’.

30. -아/어도 되다
Sử dụng khi biểu thị sự cho phép hay đồng ý, chấp nhận (허락이나 허용) cho việc nào đó.
Nghĩa tiếng Việt là “được (làm gì), làm ….. cũng được.” thường dùng ở dạng câu hỏi rất nhiều.

31. -네요
Gắn vào sau thân động từ và tính từ, sử dụng khi nói về cảm giác, cảm xúc của người nói về việc mà được biết lần đầu vào thời điểm hiện tại, ngay lúc bấy giờ (thể hiện sự cảm thán hay ngạc nhiên của người nói khi biết một sự việc hoàn toàn mới).
Có thể sử dụng cùng với quá khứ ‘았/었’, phỏng đoán ‘겠’
Nếu phía trước ‘네요’ là danh từ thì sử dụng dạng ‘(이)네요’

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 2] Bài 4 수영할 수 있어요? Bạn có thể bơi lội được không?
So sánh ‘네요’ và ‘는군요/군요’
Cả hai đều sử dụng để thể hiện cảm thán trong khi nói chuyện về việc được biết vào hiện tại, ngay bấy giờ khi nói chuyện. Nhưng với ‘네요’ sử dụng chủ yếu khi nghĩ rằng đó cũng là việc không biết với người nghe còn với ‘는군요/군요’ người nghe có biết hay không biết thì không có liên quan, không quan trọng.

 

32. -아/어지다 Gắn vào sau thân tính từ thể hiện sự biến đổi của trạng thái theo thời gian. Nghĩa trong tiếng Việt là ‘càng ngày càng…’ , ‘trở nên/trở thành….hơn’.

33. -(으)ㄴ 지
Có nghĩa là đã bao lâu từ khi bạn làm một việc gì đó. 되다 có nghĩa là trở nên/ trở thành, thỉnh thoảng chúng ta dùng 지나다, 넘다 có nghĩa là ‘trôi qua, trải qua (khoảng thời gian)

34. -게 되다
Đứng sau động từ hoặc tính từ. Trong tiếng Việt nghĩa là ‘được, bị, trở nên’, thể hiện sự thay đổi sang một tình trạng khác hoặc dẫn tới một tình trạng nào đó do hoàn cảnh khách quan khác với mong muốn và ý chí của chủ ngữ.

35. ‘ㅅ’ 불규칙
Những động từ như 짓다, 붓다, 긋다, 잇다, 낫다… khi kết hợp với nguyên âm thì “ㅅ” bị lược bỏ.
짓다: 짓다 + 습니다 = 짓습니다 (Khi kết hợp với phụ âm thì không thay đổi).
짓다: 짓다 + 어요 = 지어요 (“ㅅ” bị lược bỏ – khi kết hợp với nguyên âm).

Các động tính từ 웃다, 씻다, 솟다, 벗다… là những động tính từ không tuân theo quy tắc này.
– 커피 잔에 물을 부었습니다: Rót nước vào cốc cà phê.
– 약을 먹고 다 나았어요: Uống thuốc xong và đã khỏi bệnh.
– 밑줄을 그으세요: Hãy gạch dưới.
– 두 선을 이을까요? Nối hai sợi dây lại nhé?


36. 반말

Chúng ta đã biết có hai kiểu đuôi câu (đuôi kết thúc động từ/tính từ) trong tiếng Hàn phụ thuộc vào người nghe. Khi nói chuyện với người nhiều tuổi hơn, cấp trên,… bạn nên dùng dạng đuôi lịch sự trang trọng (존댓말). Còn khi nói chuyện với bạn bè, người trẻ tuổi hơn, người mà gần gũi, thân quen với bạn thì bạn có thể dùng dạng thân mật, không trang trọng (반말)’

Bên dưới là tất cả các biểu hiện 반말 trong tiếng Hàn:
 
Bạn có thể nhấn vào tiêu đề phần bạn muốn xem để có thể hiểu hết cặn kẽ các cách nói xuồng xã, thân mật mà người Hàn hay dùng và áp dụng thật linh hoạt và chuyên nghiệp ở bên ngoài cuộc sống nhé. Lối nói chuyện này rất thú vị:
아/어 (1) (dạng 반말 lược bỏ 요 trong biểu hiện 아/어요)
아/어 (2)  (dạng 반말 của biểu hiện ‘(으)세요’)
자 (dạng 반말 của biểu hiện ‘(으)ㅂ시다’)
니/(으)니? (dạng câu hỏi)
아/어라 (dạng 반말 của biểu hiện ‘(으)십시오’)
는다/다

37. -(으)ㄴ 적이 있다/없다
-(으)ㄴ 적이 있다 Gắn vào sau động từ, thể hiện việc có kinh nghiệm hay trải nghiệm về một việc gì đó trong quá khứ. Ngược lại -(으)ㄴ 적이 없다 thể hiện việc chưa có kinh nghiệm hoặc chưa trải qua việc nào đó trong quá khứ. Cấu trúc này tương đương với cấu trúc “đã từng…”/ “chưa từng…” trong tiếng Việt.

38. -거든(요)
Sử dụng cấu trúc này để đáp lại câu hỏi, hoặc khi người nói muốn đưa ra ý kiến, lý do mà người nghe chưa biết tới.
Cũng có thể sử dụng khi diễn tả suy nghĩ của người nói về một việc gì đó lạ thường hay không thể hiểu được, hoặc khi bạn giải thích một sự thật/thực tế nào đó, đồng thời để tiếp tục kéo dài sự tiếp diễn của câu chuyện có liên quan đến nội dung đó ở vế sau.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here