질병관리청(질병청)이 코로나19 메신저 mRNA 백신 (메신저 리보핵산 백신) 접종 부위에서의 면역반응 조절 과정을 규명했다고 1일 밝혔다. Ngày 1/9, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) đã thông báo rằng họ đã phát hiện ra quy trình điều chỉnh phản ứng miễn dịch của vắc-xin RNA thông tin (mRNA) ngừa Covid-19 ở chỗ tiêm.
질병청 국립보건연구원은 mRNA 백신의 접종 부위에서 초기 면역증강 효과를 유도하는 메커니즘을 발견했다. 해당 연구 결과는 국제학술지 ‘네이처 커뮤니케이션즈(Nature Communications)’에 지난 27일 게재됐다.
Theo KDCA, Viện Y tế Quốc gia Hàn Quốc (KNIH) trực thuộc KDCA đã thành công trong việc phát hiện ra một cơ chế dẫn đến phản ứng miễn dịch ở chỗ tiêm vắc-xin mRNA. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế Nature Communications vào ngày 27 tháng trước.
이번 연구는 실험용 쥐에 코로나19 mRNA 백신을 투여한 뒤 주사 부위의 근육조직에서 세포를 분리해 분석하는 방식을 이용해 mRNA 백신이 초기에 면역 증강효과를 발생시키는 방식을 밝혀낸 것이다. 국립보건원 공공백신개발지원센터 감염병백신연구과와 한국과학기술원 박종은 교수 연구팀이 공동 수행했다.
Đội nghiên cứu Hàn Quốc đã xác định việc vắc-xin mRNA có tác dụng gây hiệu ứng tăng cường miễn dịch như thế nào, bằng cách tiêm thử nghiệm vắc-xin mRNA trên chuột thí nghiệm và phân tích các tế bào mô cơ của chỗ tiêm.
Nghiên cứu được tiến hành bởi sự phối hợp giữa bộ phận nghiên cứu vắc-xin bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Vắc-xin thuộc KNIH với một nhóm nghiên cứu do giáo sư Park Jong-Eun từ Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST).
mRNA 백신 기술은 코로나19 대유행을 거치며 짧은 시간 내에 전 세계적으로 그 가치를 입증하면서 감염병 대응뿐만 아니라 암백신과 같은 치료 전략으로도 활발한 개발이 이뤄지고 있다. 그러나 더 안전하고 효과적인 백신 개발을 위해서는 mRNA 백신의 초기 면역학적 메커니즘에 대한 깊은 이해가 중요하다고 질병청은 설명했다.
Công nghệ mRNA đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của toàn thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành và hiện tại, công nghệ này được áp dụng để không chỉ ứng phó với các bệnh truyền nhiễm mà còn phát triển vắc-xin ung thư. Theo KDCA, hiểu biết sâu hơn về cơ chế miễn dịch của vắc-xin mRNA trong gian đoạn ban đầu là điều cần thiết để phát triển vắc-xin an toàn và hiệu quả hơn.
mRNA 백신은 mRNA 분자와 이를 둘러싼 지질나노입자(lipid nano particle)로 구성된다. 이번 연구에서 연구팀은 주사부위에서 지질나노입자로 인해 염증성 사이토카인과 케모카인 유전자 발현이 증가되어 초기면역증강 효과가 유도되는 것을 확인했다. 주입된 mRNA 분자는 인터페론 베타 유전자 발현을 통해 접종 부위 및 림프절의 이동성 수지상세포(migratory dendritic cells)의 활성화를 돕고 백신에 의한 세포성 면역반응을 증진시키는 것으로 나타났다.
Vắc-xin mRNA bao gồm các phân tử mRNA và các hạt nano lipid (lipid nanoparticles – LNPs) bao quanh chúng. Trong nghiên cứu lần này, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng các hạt nano lipid làm tăng biểu hiện của các cytokine gây viêm và gen chemokine ở chỗ tiêm, giúp tăng hiệu quả miễn dịch trong giai đoạn ban đầu. Các phân tử mRNA được tiêm vào cơ thể sẽ thúc đẩy sự biểu hiện của gen interferon beta để giúp kích hoạt các tế bào dendritic di động tại chỗ tiêm và hạch bạch huyết, qua đó làm tăng phản ứng miễn dịch tế bào do vắc-xin gây ra.
이번 연구는 mRNA 분자와 지질나노입자 자체에 의해 활성화되는 초기 면역반응 경로 및 작용 메커니즘에 대한 통찰을 얻는 데 기여했다는 점에서 의미가 있다고 질병청은 밝혔다.
KDCA cho biết nghiên cứu này có ý nghĩa ở chỗ nó góp phần hiểu rõ hơn về con đường phản ứng miễn dịch ban đầu và cơ chế hoạt động được kích hoạt bởi các phân tử mRNA và các hạt nano lipid.
지영미 질병청장은 “mRNA 백신 기전에 대한 연구를 바탕으로 향후 mRNA 플랫폼의 환자맞춤형 치료제 백신 등 다양한 활용 및 효과적인 차세대 백신기술 사용화가 이뤄질 수 있도록 힘쓰겠다”고 말했다.
Giám đốc KDCA Jee Youngmee cho biết: “Dựa trên các nghiên cứu về cơ chế vắc-xin mRNA, chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển vắc-xin mRNA được tùy chỉnh cho bệnh nhân và thương mại hóa công nghệ vắc-xin thế hệ tiếp theo hiệu quả”.
윤소정 기자 arete@korea.kr
Bài viết từ Yoon Sojung, arete@korea.kr