[Đọc – Dịch] 한국의 ‘어버이 날’과 베트남의 ‘부란절’ ‘Ngày cha mẹ’ của Hàn Quốc và ‘Lễ Vu Lan’ của Việt Nam

0
4368

한국의 ‘어버이 날’과 베트남의 ‘부란절’ ‘Ngày cha mẹ’ của Hàn Quốc và ‘Lễ Vu Lan’ của Việt Nam

한국의 ‘어버이 날’은 근대에 제정된 것이지만 전통적으로 부모를 공경하는 한국인의 유교적 가치를 계승하고 있다. 한편, 베트남에는 불교 전통 가운데 내려오는 ‘부란절(Vu Lan)’이 어버이 날의 뜻을 담고 있다. 각각의 다른 모습과 역사적 특징을 담은 두 나라의 어버이 날에 대해 알아 보자.

‘Ngày Cha mẹ’ của Hàn Quốc là ngày được chỉ định ra gần đây nhưng nó kế thừa giá trị Nho giáo của người Hàn Quốc về truyền thống tôn kính cha mẹ. Mặt khác tại Việt Nam, ‘Lễ Vu Lan’ chứa đựng ý nghĩa của Ngày Cha mẹ theo truyền thống đạo Phật. Hãy cùng tìm hiểu về Ngày Cha mẹ của hai nước chứa đựng hình ảnh và đặc điểm lịch sử khác nhau nhé.

한국의 어버이 날 유래 Xuất xứ ‘Ngày Cha mẹ’ của Hàn Quốc
한국의 ‘어버이 날’은 미국의 ‘어머니날’에서 유래되었다. 1930년대 한국의 기독교인들이 어머니 날 기념 예배를 드리게 된 이후 1956년 ‘어머니 날’이 공식적으로 제정되었다. 1973년 ‘어머니날’이 ‘어버이 날’로 개칭되었는데 이는 어머니뿐 아니라 아버지를 포함한 어른과 노인 모두를 공경하는 한국의 전통적 미덕이 강조된 것이다. 그 후 1997년 10월 2일 ‘노인의 날’, 10월이 ‘경로의 달’로 지정되었는데 이는 ‘어버이 날’의 또 다른 확대라고 할 수 있다.

‘Ngày Cha mẹ’ của Hàn Quốc có nguồn gốc từ ‘Ngày của Mẹ’ ở Mỹ. Kể từ sau khi những người theo đạo Cơ đốc tại Hàn Quốc làm lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ vào những năm 1930, ‘Ngày của Mẹ’ đã chính thức được công nhận vào năm 1956. Năm 1973, ‘Ngày của Mẹ’ đã được đổi tên thành ‘Ngày Cha mẹ”, điều này nhấn mạnh nét đẹp truyền thống của Hàn Quốc cùng kính trọng rất cả những người lớn và người già, không chỉ có mẹ mà còn bao gồm cả cha. Sau đó, ngày 2.10.1997 được chỉ định là ‘Ngày của người cao tuổi’, tháng 10 là ‘Tháng của người cao tuổi’. Có thể cho đây là sự mở rộng khác của ‘Ngày Cha mẹ’

오늘날 한국의 ‘어버이 날’ 풍속도 ‘어버이 날’을 기념하기 위해 학교, 관공서에서는 각종 행사를 주최한다. 부모와 효를 주제로 한 미술, 글짓기대회를 열거나 음악회 등의 문화행사를 개최하며, 모범 가정이나 자녀를 선정하여 포상하기도 한다. ‘어버이 날’ 가족의 풍속도 또한 사회변화에 따라 바뀌었다. 현대의 ‘어버이 날’에는 레스토랑 예약이 가득 차며 2~3대가 함께 외식을 하면서 이 날을 축하하는 광경을 흔히 접할 수 있다. 또한 이즘에는 부모님을 위한 국내외 여행상품이 많이 판매되고, 근래에는 얼굴의 노화를 개선하는 성형 시술 선물이 성행되기도 한다.

Phong tục gia đình trong ‘Ngày Cha mẹ’ cũng thay đổi theo sự biến đổi của xã hội. ‘Ngày Cha mẹ’ hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng thấy được quang cảnh các nhà hàng được đặt kín chỗ, 2~3 thế hệ cùng nhau ăn tại nhà hàng và chúc mừng ngày này. Ngoài ra, vào khoảng thời gian này, các tour du lịch trong nước dành cho cha mẹ được bán nhiều và gần đây nhất, những món quà tiểu phẫu thẩm mỹ giúp cải thiện sự lão hóa trên khuôn mặt cũng khá thịnh hành.

그러나 예나 지금이나 오랫동안 변치 않는 풍경은 자녀가 부모에게 빨간색 카네이션을 달아드리며 감사의 마음을 전하는 것이다. 아이들이 색종이로 만든 카네이션과 손으로 쓴 편지 또한 ‘어버이날’의 소박한 기쁨이다.

Thế nhưng, có 1 quang cảnh không thay đổi từ rất lâu cho đến bây giờ, đó là con cái gắn hoa cẩm chướng đỏ cho cha mẹ để thể hiện sự biết ơn. Bông hoa cẩm chướng làm bằng giấy màu và bức thư viết bằng tay của trẻ em cũng là một niềm vui giản dị của ‘Ngày Cha mẹ’.

베트남의 ‘부란절(Vu Lan)’ 유래 Xuất xứ ‘Lễ Vu Lan’ của Việt Nam
베트남에는 한국의 ‘어버이 날’과 같은 ‘부란절(Vu Lan)’이 있다. 부란절은 불교문화의 토대에서 생겨난 것으로 ‘목건련(目犍連)’이라는 보살의 전설에서 유래되었다. 목건련은 지은 죄가 커저승에서 굶주리는 형벌을 받게 되었고, 평소 효심이 깊은 그녀의 아들이 어머니를 구하기 위해 노력하다 7월 제례를 위해 모인 주승들의 도움으로 어머니를 구하게 됐다는 이야기다.

Ở Việt Nam cũng có ‘Lễ Vu Lan’ giống ‘Ngày Cha mẹ’ của Hàn Quốc. Lễ Vu Lan xuất phát trên nền tảng của văn hóa đạo Phật và được lấy từ truyền thuyết của vị Bồ tát là ‘Mục Kiền Liên’. Đó là câu chuyện mẹ của Mục Kiền Liên gây nhiều tội lỗi nên bị phạt nhịn đói dưới Âm phủ, con trai của bà vốn là người con hiếu thảo đã cố gắng tìm cách cứu mẹ và đã cứu được mẹ mình với sự giúp đỡ của các chư tăng tề tựu làm lễ rằm tháng 7.

Bài viết liên quan  [News #1]: 도서 정가제 시행 후 일년, 대형 서점만 방긋 Một năm sau khi thi hành hệ thống cố định giá sách báo, chỉ có hiệu sách lớn là mỉm cười.

후에 붓다가 이 전설을 통해 중생들에게 ‘효’를 가르쳤고 이로 인해 베트남에 ‘부란절’이 제정되었다. 어머니에 대한 효심이 출발점이었지만, ‘부란절’은 어머니뿐 아니라 부모를 섬기고 조상의 내세를 기리는 의미로 확대되어 오늘날에 이르렀다.

Sau đó, Phật đã dạy chữ ‘hiếu’ cho chúng sinh qua truyền thuyết này và từ đó, ‘Lễ Vu Lan’ ở Việt Nam đã được phổ biến. Tuy điểm xuất phát là chữ hiếu đối với mẹ nhưng đến ngày nay, ‘Lễ Vu Lan’ được mở rộng ý nghĩa tôn kính không chỉ có mẹ mà cả cha mẹ và đề cao kiếp sau của tổ tiên.

‘부란절’의 행사와 풍속 Các sự kiện và phong tục Lễ Vu Lan
‘부란절’은 음력 7월 15일로 이날 베트남 사람들 은조상들에게 제를 올리고 부모님을 위해 봉사하는 하루를 보낸다. 한국의 ‘어버이 날’과 다른 점은 베트남에서는 부모님에게 카네이션 대신 빨간 장미꽃을 꽂아 드린다는 것이다. 장미꽃은 빨간색, 분홍색, 흰색 세 가지로 구분되는데, 부모가 모두 살아계시는 경우에는 빨간 장미를, 한 분만 살아 계시는 경우에는 분홍색을 드리고, 부모님 모두가 돌아가셨으면 흰색 꽃을 제례용으로 사용한다.

‘Lễ Vu Lan’ là ngày 15 tháng 7 âm lịch, vào ngày này người Việt Nam làm lễ cúng tổ tiên và chăm sóc phục vụ cha mẹ. Điểm khác với ‘Ngày Cha mẹ’ của Hàn Quốc là gắn hoa hồng đỏ thay cho hoa cẩm chướng. Hoa hồng được phân làm ba loại: hoa đỏ, hoa hồng và hoa trắng. Khi cả cha mẹ đều còn sống thì gắn hoa hồng đỏ, trường hợp chỉ còn cha hoặc mẹ thì gắn hoa hồng màu hồng và khi cả cha mẹ đều qua đời thì dùng hoa hồng trắng để cúng.

‘부란절’의 음식으로는 ‘바잉 멋’(Banh mat)이 있다. 한국의 송편과 비슷한 바잉 멋은 찰진 떡에 소를 넣어 만든 것으로 생강과 꿀을 곁들여 달게 먹기도 한다. 불교에서 유래된 ‘부란절’에는 많은 사람들이 사찰에 모여 행사를 갖는다. 특히 호치민 시내의 ‘빙엄사’라는 절에는 수십만의 인파들이 모여 제례를 올리고 물 위에 연꽃과 종이배를 띄우며 조상을 기린다. 연꽃은 불교를 상징하는 것으로 조상의 사후 안녕을 기원하는 것이고, 흰 종이배는 조상의 영혼이 배를 타고 극락에 편안하게 이르길 바라는 의미이다.

Bài viết liên quan  해외에서 사랑받는 한국 김치 - Kimchi Hàn Quốc nhận được sự yêu thích ở nước ngoài

Món ăn trong Lễ Vu Lan có ‘Bánh mật’. Bánh mật giống với bánh songpyeon của Hàn Quốc, là loại bánh nếp có nhân, ăn cùng với gừng và mật ong ngọt.
Vào ‘Lễ Vu Lan’ bắt nguồn từ đạo Phật, nhiều người đến chùa để làm lễ. Đặc biệt, tại chùa Vĩnh Nghiêm ở thành phố Hồ Chí Minh, có hàng trăm nghìn người tìm đến làm lễ, thả hoa sen và thuyền giấy để tưởng nhớ tổ tiên. Hoa sen tượng trưng cho đạo Phật nên để cầu an cho tổ tiên, còn thuyền giấy trắng mang ý nghĩa linh hồn của tổ tiên đi thuyền đến miền cực lạc thật bình an.

오늘날 경제 활동, 학업 등의 이유로 집을 떠나 생활하고 있는 다수의 베트남 젊은이들도 ‘부란절’이 속해있는 주말에는 고향의 부모를 찾아뵙고 각각의 의미가 담긴 장미꽃과 함께 선물을 드리며 가족과 함께 지낸다. 베트남에서도 경제적으로 여유가 있는 가정이 늘어나면서 한국과 마찬가지로 가족 모두가 함께 부란절 가족여행을 떠나기도 한다. 한국과 베트남뿐 아니라 세계의 많은 나라가 ‘어버이 날’을 기념하고 있다. 유래와 풍습은 조금씩 다르겠지만, 자식을 사랑하는 어버이의 마음과 오늘의 나를 있게 해주신 부모님께 감사하는 자식의 마음만큼은 만국의 공통이 아닐까?

Ngày nay, phần lớn giới trẻ Việt Nam xa nhà với lý do hoạt động kinh tế, đi học… cũng tìm về thăm cha mẹ ở quê trong ‘Lễ Vu Lan’ vào những dịp cuối tuần, tặng hoa hồng với các ý nghĩa khác nhau cùng với các món quà và ở bên gia đình. Ở Việt Nam, con số gia đình có điều kiện kinh tế ngày càng tăng nên cả gia đình cũng cùng nhau đi du lịch trong mùa Vu Lan giống như Hàn Quốc.

Không chỉ có Hàn Quốc và Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng kỷ niệm ‘Ngày Cha mẹ’. Tuy nguồn gốc và phong tục có khác nhau ít nhiều nhưng tình yêu thương con của cha mẹ và tấm lòng con cái biết ơn cha mẹ đã giúp ta có được ngày hôm nay thì ở nước nào cũng giống nhau phải không ạ?

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here