[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 28. 시장과 장보기 Chợ và mua sắm

0
14550

<Trang 123> 오늘은 어디에서 장을 볼까? Hôm nay đi chợ ở đâu?Từ vựng:
정해지다: được quy định
정기적: tính định kì, có tính chất định kì
정기시장: chợ phiên
사라지다: biến mất, mất hút
여전히: vẫn, vẫn còn, vẫn như xưa (giống như trước đây)
단지: khu
특정하다: riêng biệt, cá biệt
장터 : chợ, khu chợ
신선하다: tươi
해당하다: phù hợp, tương ứng
상인: thương nhân, thương lái, nhà buôn
인심: nhân tâm, lòng người
몰리다: đổ xô
수요 : nhu cầu
붐비다: tấp nập, đông nghịt, chật ních
소비자 : người tiêu dùng
흥정하다: mặc cả, trả giá
흔히: thường, thường hay
공산품: sản phẩm công nghiệp
~에 이르기까지: cho đến, đến tận
한꺼번에: một lượt, một lần
정찰제: giá niêm yết, chế độ bảng giá
원칙 : nguyên tắc
상품평 : đánh giá sản phẩm, review sản phẩm
참고하다: tham khảo
살펴보다: xem xét, suy xét

Bài dịch:
Có đa dạng các loại chợ ở Hàn Quốc. Chợ phiên (정기시장) là chợ đã có từ lâu đời được mở định kì chỉ vào một số ngày được quy định. Nếu cứ 3 ngày mở một lần thì được gọi là “3일장”, 5 ngày mở một lần thì được gọi là “5일장”. Cùng với hệ thống giao thông trở nên thuận tiện và dân số tăng lên, chợ phiên đang dần trở nên biến mất, tuy nhiên ở các địa phương vẫn còn một số như là chợ 5일장, rất nhiều người mua bán các nông sản do họ trực tiếp nuôi trồng. Tại các khu chung cư ở thành phố cũng có quy định một thứ (ngày) cụ thể hàng tuần mở chợ, và tại đây bạn cũng có thể mua các sản phẩm nông thủy sản tươi.

Chợ mở hàng ngày được gọi là  상설 시장, tương ứng ở đây có chợ truyền thống, siêu thị, siêu thị lớn, trung tâm thương mại… Chợ truyền thống vẫn còn một mức độ nào đó diện mạo của chợ truyền thống, đồng thời giá cả hàng hóa nói chung là rẻ và người bán có tâm nên mọi người đổ xô đến nhiều. Đặc biệt nhu cầu về nông thủy sản là tấp nập nhất trong các ngày lễ. Ngoài ra, có thể dễ dàng thấy cảnh người tiêu dùng và người bán hàng mặc cả giá hàng hóa.

Trung tâm thương mại và siêu thị quy mô lớn là những chợ hiện đại có bán đa dạng các loại hàng hóa từ nông thủy sản cho đến các sản phẩm công nghiệp. Bãi đậu xe rộng và chủng loại hàng hóa nhiều nên được ưa chuộng với những người tiêu dùng muốn mua nhiều thứ cùng một lúc. Ở những nơi này giao dịch theo giá niêm yết. Ngoài ra, chúng thường ở gần các cơ sở văn hóa như nhà hàng hay rạp chiếu phim nên hàng ngày đều tấp nập người.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 42. 한국의 인물사 I Các nhân vật lịch sử của Hàn Quốc I

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, tỷ trọng mua sắm tại nhà (홈쇼핑)

và mua sắm trên Internet đang tăng lên đáng kể. 홈쇼핑 là chợ có thể đặt mua hàng qua số điện thoại được phát sóng trên TV. Ngoài ra, 인터넷 쇼핑 rất được ưa chuộng, bạn có thể sử dụng internet đặt hàng và được giao nhận hàng một cách tiện lợi vào bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi nào. Gần đây bạn cũng có thể mua sắm hàng hóa một cách tự do qua chiếc điện thoại thông minh. Khi sử dụng mua sắm tại nhà hoặc mua sắm qua mạng có ưu điểm, nó có ưu điểm là có thể tham khảo trước phần đánh giá sản phẩm được để lại của nhưng người đã mua hàng. Tuy nhiên, vì không thể trực tiếp xem và mua sản phẩm nên phải xem xét một cách thận trọng trước khi mua.

Từ vựng:
부가가치세: thuế giá trị gia tăng (VAT)
세금: tiền thuế
세율: thuế suất
가격표: bảng giá, tem giá
덜다: giảm, khấu trừ
소득: thu nhập
국세청: tổng cục thuế
정확하다: chính xác

Bài dịch:
Thuế giá trị gia tăng và hóa đơn tiền mặt, sẽ tiện lợi hơn nếu bạn biết.
Thuế giá trị gia tăng là tiền thuế bạn phải trả thêm khi mua hàng hoặc đồ ăn tại Hàn Quốc. Thuế suất thông thường là khoảng 10%, do ở hầu hết các cửa hàng đều đính bảng giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng nên người tiêu dùng chỉ cẩn trả tiền được ghi trong bảng giá là được. Khi mua hàng bằng tiền mặt nếu bạn nhận hóa đơn tiền mặt thì sau này có thể nộp giảm trừ tiền thuế thu nhập. Để làm điều này, trước tiên bạn phải đăng ký sẳn số điện thoại của mình trên trang chủ hóa đơn tiền mặt (www.taxsave.go.kr) của Tổng cục thuế. Nếu có thẻ hóa đơn tiền mặt (현금영수증 카드) được làm và cấp bởi Tổng cục thuế thì bạn có thể nhận được hóa đơn tiền mặt một cách thuận tiện và chính xác hơn.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 7. 한국의 도시와 농촌 Thành phố và nông thôn Hàn Quốc

현금영수증 카드:Kết quả hình ảnh cho 현금영수증 카드


<Trang 124> Section 2: 소비자의 권리를 지키려면? Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?Từ vựng:
피해를 입다: bị thiệt hại
정당하다: thỏa đáng, chính đáng
교환 : đổi hàng
환불 : trả hàng, hoàn tiền
보상 : việc bồi thường
권리를 주장하다: đòi quyền lợi
누리다: hưởng, được
상점: tiệm bán hàng, cửa hàng
만약 : giả sử
한국소비자원: Tổ chức người tiêu dùng Hàn Quốc
국번없이 : không cần mã vùng
구제: sự cứu tế, sự cứu trợ, sự giúp đỡ

Bài dịch:
Cùng với sự gia tăng của mua sắm tại nhà qua TV và mua sắm trên Internet và số lượng, chủng loại hàng hóa được giao dịch ngày một nhiều lên, thì số người tiêu dùng bị thiệt hại trong hoặc sau quá trình mua hàng hóa cũng đang dần tăng theo. Trong trường hợp này, người tiêu dùng có thể đòi quyền lợi chính đáng đối với tư cách một người tiêu dùng như là sửa chữa, đổi hàng, trả hàng, bồi thường thiệt hại…

Ở Hàn Quốc, có luật quy định quyền lợi người tiêu dùng được hưởng khi mua và sử dụng hàng hóa. Trong trường hợp phát sinh vấn đề với một sản phẩm đã mua, trước tiên bạn hãy thông qua tư vấn của cửa hàng nơi đã mua sản phẩm đó hoặc công ty sản xuất ra nó để có thể nhận bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp vấn đề không được giải quyết ở đây và cần sự giúp đỡ từ chuyên gia, thì bạn có thể nhận trợ giúp từ cơ quan chuyên đảm trách giúp đỡ người tiêu dùng chẳng hạn như Tổ chức người tiêu dùng Hàn Quốc. Các cơ quan này sẽ giúp làm rõ trách nhiệm của vấn đề thuộc về ai và giúp người tiêu dùng đạt được bồi thường thỏa đáng.

Nếu là người nước ngoài hoặc người nhập cư chưa rành tiếng Hàn, bạn có thể nhận trợ giúp bằng cách sử dụng tổng đài tư vấn người tiêu dùng 1372  (☎ 1372, ở bất cứ đâu không cần mã vùng) để đăng ký trợ giúp thiệt hại.

Từ vựng:
건전하다: tích cực, lành mạnh
스스로: tự mình, tự thân
살피다: soi xét, xem xét, suy xét
생산자 : nhà máy, người sản xuất
책임을 지다: chịu trách nhiệm
마련하다: chuẩn bị, sắp xếp
어기다: làm trái, vi phạm
제기하다: đề xuất, nêu ra, đưa ra
사례: ví dụ cụ thể, ví dụ điển hình
표시하다: biểu hiện, biểu thị, biểu lộ
유통되다: lưu thông
제조업체 : công ty sản xuất
리콜: (recall) sự thu hồi (sản phẩm)

Bài dịch:
Hãy bảo vệ người tiêu dùng
Để giữ văn hóa tiêu dùng lành mạnh, người tiêu dùng phải tự mình xem xét một cách cẩn thận giá cả và chất lượng trước khi mua để bảo đảm quyền lợi và an toàn của bản thân. Ngoài ra, nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và sự an toàn. Ở Hàn Quốc đang soạn thảo sẳn nhiều luật và thể chế để bảo vệ người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể nêu lên vấn đề về người bán hàng vi phạm thể chế này và nhận bồi thường thiệt hại.

Sau đây là những ví dụ cụ thể về chế độ để bảo vệ người tiêu dùng.
*Tìm ở ví dụ từ tương ứng trong mô tả dưới đây và đặt nó vào chỗ trống.

– Chế độ biểu thị trên sản phẩm số ngày mà hàng hóa có thể được lưu thông an toàn
– Chế độ biểu thị nơi hàng hóa được sản xuất
– Luật mà bắt nhà sản xuất chịu trách nhiệm về sản phẩm
– Chế độ nhà sản xuất thông báo vấn đề của sản phẩm cho người tiêu dùng và sửa chữa sản phẩm đó hoặc đổi hàng.

Bài dịch:
Xem tiếp bài học ở trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung…): Bấm vào đây
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây
————————————————————————————
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here