부모의 양육태도, 아이의 사회성 향상에 중요하다
Thái độ nuôi dạy của cha mẹ quan trọng trong việc hình thành tính xã hội của con cái
어린이집에서는 활발했던 아이가 초등학교에 진학 이후 눈에 띄게 말수가 줄고 매사에 소극적으로 변했다. 이러다가 학교생활에 적응하지 못하고, 성격마저 소심해져 사회성에 문제가 생기지는 않을지….
Một đứa trẻ vốn hoạt bát khi học mẫu giáo nhưng từ khi lên học tiểu học đã ít nói hẳn và nhút nhát trong mọi việc. Cứ thế này liệu có khi nào đứa trẻ không thích nghi được với trường lớp, tính cách trở nên rụt rè và có vấn đề trong việc giao tiếp xã hội không…
Hãy trở thành ‘người cổ vũ’ nuôi dưỡng tính chăm chỉ và chân thật của trẻ – 아이의 부지런함과 성실함을 키워주는 ‘응원자’가 되어라
초등학교 아이의 부모는 자녀의 부지런함과 성실함의 발달을 촉진하기 위한 ‘응원자’가 되어야 한다. 부지런함과 성실함은 이 시기에 배워서 몸에 익혀야 할 생활태도로, 아이의 사회성 발달에도 직・간접적으로 영향을 미친다. 이는 아이가 자신이 속한 사회에서 제 역할을 다하며, 경쟁 사회에서 꼭 필요한 사회성을 갖추는 단계로 이어진다.
Cha mẹ của các học sinh tiểu học phải trở thành ‘người cổ vũ’ để thúc đẩy sự phát triển của tính chăm chỉ và chân thật của con cái. Hai đức tính này là những thái độ cần phải học và trở thành nếp sinh hoạt ở thời kỳ này bởi chúng có ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp đến sự phát triển về mặt xã hội của trẻ. Điều này dẫn đến bước tiếp theo sau này là trẻ làm đúng vai trò của mình trong xã hội và có những đức tính bắt buộc phải có trong một xã hội cạnh tranh.
이 시기의 아이는 열심히 한 일에 대해 좋은 평가를 받으면 더욱 잘하려 노력하지만, 인정받고자 했던 일에 실패하게 되면 무력감을 느끼게 된다. 이런 경험이 반복되다 보면 아이는 열등감에 빠져 자신감을 잃을 수 있다. 특히 평가와 경쟁 위주의 학교 환경으로 인해 아이가 무능력감과 실패감, 소외감을 느끼기 쉬우므로 부모의 응원이 매우 중요하다.
Trẻ em trong thời kỳ này nếu được đánh giá tốt về việc mình đã dồn sức làm sẽ lại càng cố gắng làm tốt hơn, ngược lại trẻ sẽ cảm thấy mình là người vô ích nếu thất bại trong việc mình muốn được công nhận. Nếu những việc này cứ lặp đi lặp lại, trẻ sẽ bị tự ti, không còn lòng tự tin nữa. Đặc biệt trong môi trường trường học đặt trọng tâm vào việc đánh giá và cạnh tranh, trẻ lại càng dễ cảm nhận được sự bất lực, sự thất bại, cảm giác đơn độc nên sự động viên của cha mẹ là vô cùng quan trọng.
부모가 자녀를 응원하는 태도로는 첫째, 자녀를 있는 그대로 받아들여 주고, 둘째, 항상 긍정적인 태도로 자녀를 믿어주며, 셋째, 자녀의 장점에 관심을 보이고 노력과 성취를 인정해 주는 것이다. 이와 같은 바람직한 ‘응원자’로서의 부모가 되기 위해서는 다음과 같은 실천이 뒤따라야 한다.
Thái độ động viên con cái của cha mẹ cần có thứ nhất: chấp nhận con mình với tất cả những gì thuộc về con, thứ hai: luôn luôn tin tưởng con cái với thái độ tích cực, thứ ba: quan tâm đến ưu điểm của con và công nhận sự cố gắng cũng như những thành quả con đạt được. Cha mẹ cần thực hiện những điều sau đây để trở thành những bậc cha mẹ là ‘người cổ vũ’ đúng đắn.
① 발달 수준에 적합한 목표를 설정하기: 아이마다 가지고 있는 능력이 다름을 인정하고, 자녀의 발달 수준에 맞는 실천 가능한 현실적인 목표를 설정해야 한다.
① Đặt ra mục tiêu phù hợp với mức độ phát triển: công nhận năng lực và sự khác biệt của từng đứa trẻ, phải đặt ra những mục tiêu có tính hiện thực mà trẻ có khả năng thực hiện được phù hợp với mức độ phát triển của trẻ.
② 동기유발 촉진 및 칭찬하기: 작은 것에서부터 시작하고, 성취감과 즐거움을 느낄 수 있도록 점차 발전하는 자녀를 아낌없이 칭찬해주는 것이 필요하다.
② Tăng cường tạo động cơ và khen ngợi: Cần không tiếc lời khen ngợi con cái từ những việc nhỏ để trẻ có thể cảm nhận được niềm vui thích và cảm giác khi đạt được một điều gì đó.
③ 인내심을 가지고 꾸준하게 지도하기: 아이의 사회성 발달이 단기간이 이루어지는 것이 아님을 인식하고, 인내심을 가지고 지켜봐주면서 자녀의 변화와 발달을 지속적으로 지지해주어야 한다.
③ Kiên nhẫn hướng dẫn đều đặn cho con cái: nhận thức được việc phát triển tính xã hội của trẻ em không thể diễn ra trong thời kỳ ngắn, phải kiên nhẫn dõi theo, là chỗ dựa lâu dài và liên tục cho sự thay đổi và phát triển của trẻ.
Hãy giữ nguyên tắc ‘khen ngợi’ và ‘la mắng’ đúng đắn ‘칭찬’과 ‘꾸중’의 올바른 원칙을 지켜라
아이의 응원자로서 부모는 스스로 정확하고 올바른 원칙을 가지고 행동해야 한다. 자신의 기분이나 당시의 상황에 따라 원칙 없이 아이를 칭찬하거나 꾸중하면 제대로 된 응원자로서 아이의 사회성 발달에 도움을 줄 수 없다. 따라서 부모는 반드시 부적절한 칭찬과 꾸중, 올바른 칭찬과 꾸중을 정확히 구별하여 머리와 가슴에 담아두어야한다.
Là ‘người cổ vũ’, cha mẹ phải hành động trên những nguyên tắc chính xác và đúng đắn do mình lập ra. Khen ngợi hoặc mắng con tùy theo tâm trạng hoặc tình huống lúc đó thì không thể giúp ích trong việc phát triển tính xã hội của con với tư cách là một ‘người cổ vũ’. Do đó, cha mẹ phải luôn ghi nhớ trong lòng và trong đầu rằng cần phân biệt rõ ràng việc khen ngợi và la mắng phù hợp và không phù hợp.
부적절한 칭찬과 꾸중에 대한 이해
Tìm hiểu về khen ngợi và la mắng không phù hợp
① 부적절한 칭찬: 부모가 자녀를 과도하게 칭찬하거나, 막연하게 “잘했어!” “착하구나” 라는 말을 사용하여 칭찬하는 것은 아이의 행동을 평가하는 느낌을 주게 된다. 따라서 이러한 칭찬을 받는 동안 아이는 자신이 잘하지 못 했던 순간, 착하지 못했던 순간을 떠올리면서 불편함을 느낄 수 있다.
예) 정말 잘 그렸구나, 화가처럼 그렸네? / 일등했구나!
① Khen ngợi không phù hợp: Việc cha mẹ khen ngợi con quá mức, lúc nào cũng sử dụng câu “Con làm giỏi lắm!” “Con ngoan lắm” mang lại cảm giác đánh giá hành động của trẻ. Do đó trong lúc được khen ngợi như thế này trẻ sẽ có thể nhớ lại những lúc mình làm không tốt, lúc chưa được ngoan và cảm thấy khó chịu.
Ví dụ: Con vẽ giỏi quá, con vẽ giống như họa sĩ vậy!/ Con xếp thứ 1 à!
② 부적절한 꾸중: 부적절한 언어를 사용하거나 아이에게 상처가 되는 말로 꾸중하는 것은 아이의 감정을 상하게 하고, 좌절감을 느끼게 할 수 있다.
예) 네가 그렇게 못할 줄 알았어! / 이걸 그림이라고 그렸니?
② La mắng không phù hợp: Việc la mắng sử dụng những ngôn ngữ không phù hợp hoặc gây tổn thương cho trẻ có thể làm cho cảm xúc của trẻ bị tổn thương và cảm thấy tuyệt vọng,
Ví dụ: Mẹ biết ngay là con làm không được mà!/ Con vẽ cái này mà cũng gọi là tranh hả?
올바르게 칭찬, 꾸중하기 Khen ngợi, la mắng đúng đắn
① 올바른 칭찬: 자녀가 한 일을 평가하기보다는, 있는 그대로를 설명・기술해주는 것이 좋다. 아이는 부모가 해주는 이야기를 듣고, 자신이 해놓은 것을 되돌아보며 스스로를 칭찬하고 만족감을 느끼게 된다.
예) 그림을 그렸구나, 여기는 빨간색을 칠했고, 여기는 노란색을 칠했구나!
① Khen ngợi đúng đắn: Giải thích, tường thuật lại đúng sự thật tốt hơn là đánh giá việc con mình làm. Trẻ em nghe lời cha mẹ nói mà nhìn lại những gì mình đã làm, tự khen mình và cảm thấy thỏa mãn.
Ví dụ: Con vẽ tranh à, chỗ này con tô màu đỏ, chỗ này con tô màu vàng nhỉ!
② 올바른 칭찬의 효과: 아이가 스스로의 판단을 신뢰하고, 자신이 해낸 것에 대해 스스로 평가하여, 자신의 행동을 변화시켜 나갈 수 있는 동기를 줄 수 있다. 그로 인해 자아존중감, 독립심, 자신감이 커진다.
② Hiệu quả của việc khen ngợi đúng đắn: Có thể tạo động cơ để trẻ tự tin tưởng sự đánh giá của mình, tự đánh giá việc mình làm nên, có thể tự biến đổi hành động của mình. Từ đó mà sự tôn trọng bản thân, tính độc lập, lòng tự tin cũng lớn lên theo.
③ 올바른 꾸중: 자녀가 잘못한 것에 초점을 맞추기보다는 잘한 점을 인정해준 다음 앞으로 예상되는 일을 설명해주거나 해야 할 일을 알려주는 것이 바람직하다.
예) 수학문제는 끝까지 다 풀었구나. 그런데 과정에서 실수를 하면 답이 달라져서 억울한 상황이 될 수 있을 것 같은데. ⇒ 아이 스스로 틀린 문제를 인식한다. “앞으로 덧셈에서 실수하지 않고 두 번씩 확인하고 답을 쓰도록 할 거에요.”
③ La mắng đúng đắn: Giải thích những việc sẽ xảy ra tiếp theo hoặc cho biết những việc phải làm sau khi công nhận những điểm con mình làm tốt hơn là tập trung tiêu điểm vào việc con mình làm không tốt.
Ví dụ: Con đã giải hết bài tập toán rồi à. Thế nhưng nếu con mắc lỗi trong quá trình giải thì kết quả khác đi làm tình huống có thể trở nên oan ức cho con đấy. → Trẻ sẽ tự nhận thức được vấn đề sai. “Từ lần sau con sẽ không để sai ở phép cộng, kiểm tra lại hai lần rồi mới viết kết quả vào ạ.”
④ 칭찬은 즉시, 다양한 방법으로: 자녀가 행동을 하고 있는 순간이나, 행동을 한 뒤에 바로 칭찬해주는 것이 좋다. 말로 직접 표현하거나, ‘엄지손가락 치켜세우기, 등 토닥여주기, 껴안아주기, 흡족한 표정 짓기’ 등 몸짓으로 표현하거나, 메모나 편지를 이용해 글로 표현해 줄 수 있다.
④ Khen ngợi ngay lập tức bằng nhiều cách đa dạng:
Khen ngợi ngay lúc con đang hành động hoặc ngay sau lúc con vừa hành động xong. Có thể khen ngợi trực tiếp bằng lời nói hoặc thể hiện bằng những biểu hiện của cơ thể như giơ ngón tay cả lên, vỗ về lưng, ôm chặt vào lòng, nhìn con bằng nét mặt hài lòng… cũng như viết ra trên những mẩu giấy hoặc viết thư.
Giao tiếp với con cái có ảnh hưởng đến sự phát triển tính xã hội
자녀와의 소통이 사회성 발달에 영향
아이의 사회성은 대인관계에서 또래 또는 성인과 효율적이고 긍정적으로 소통할 수 있는 능력이다. 부모의 양육태도에 따라 부모와 자녀 간에 소통 방식이 형성되고, 이것은 학령기 아이의 사회성 발달에 영향을 준다.
Tính xã hội của trẻ là năng lực có thể giao tiếp một cách tích cực và có hiệu quả với bạn bè đồng lứa hoặc người lớn trong quan hệ với con người. Thái độ nuôi dưỡng của cha mẹ hình thành nên cách giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, điều này có ảnh hưởng đến sự phát triển của tính xã hội trong độ tuổi đi học.
따라서 자녀에 대한 응원이나 관심, 긍정적인 소통이 부족한 부모의 자녀는 또래와의 소통에서 어려움을 겪게 되어 사회적 부적응을 가져올 수 있다. 초등학교는 아이가 스스로를 책임져야 하는 구성원의 입장에서 최초로 만나게 되는 사회이다. 당연히 혼란스럽고 적응이 어려울 수밖에 없다. 그러므로 부모는 자녀와의 올바른 소통이 아이의 사회성을 향상시킴에 매우 중요하다는 점을 명심해야 한다.
Do đó, con cái của những bậc cha mẹ thiếu sự ủng hộ, quan tâm, giao tiếp tích cực sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp với bạn bè cùng tuổi, từ đó có thể gây tác dụng phụ về mặt xã hội. Trường tiểu học là một xã hội mà trẻ tiếp xúc đầu tiên với tư cách là một thành viên phải tự chịu trách nhiệm. Đương nhiên trẻ không thể không cảm thấy hoang mang và khó thích nghi. Vì thế cha mẹ phải luôn ghi nhớ một điều là sự tác động qua lại đúng đắn với con cái vô cùng quan trọng trong việc nâng cao tính xã hội của trẻ.
Nguồn bài viết: Tạp chí Rainbow