인터넷은 우리 생활에 꼭 필요한 도구가 되었다. 인터넷을 통해서만 할 수 있는 일도 늘어나고 있다. 그러나 인터넷은 중독이 되는 순간, 부작용이 커져 생활의 패턴은 물론 사회성까지 혼란을 가져올 수 있다. 꼭 필요하지만 중독의 위험이 있는 인터넷, 어떻게 활용하는 것이 좋을까?
Internet đã trở thành một công cụ cần thiết trong sinh hoạt của chúng ta. Càng ngày con số công việc chỉ có thể giải quyết được bằng internet càng tăng lên. Thế nhưng, ngay từ giây phút bị sa đà vào internet, tác động phụ của nó càng to khiến không chỉ lối sống mà cả tính xã hội cũng gặp phải cản trở. Nên sử dụng internet – một thứ thật cần thiết nhưng lại có nguy cơ sa đà như thế nào cho hợp lý?
인터넷 중독의 부작용은 인터넷을 놀이로만 생각하고 게임이나 채팅, 음란물 등의 목적으로 활용하게 될 때 주로 나타난다. 게다가 인터넷 자체의 속성 또한 중독성을 더한다. 실명을 드러낼 필요가 없다는 자유로움, 빠른 속도로 정보를 유포하는 네트워크 효과와 같은 인터넷 매체의 속성은 이용자들을 유혹한다.
Tác động phụ của bệnh nghiện internet chủ yếu xuất hiện khi cho nó là một trò chơi và sử dụng nó với mục đích chơi game hoặt chat, xem phim không lành mạnh… Thêm vào đó, bản tính của internet cũng dễ gây nghiện. Các đặc tính của phương tiện internet như sự tự do không cần thiết phải lộ rõ tên thật, hiệu quả của mạng lưới phát tán thông tin với tốc độ cao… đã quyến rũ người sử dụng.
인터넷 중독 부작용은 주로 청소년 시기에 가장 크게 나타난다. 자살, 타살, 사기, 가출, 폭행, 도벽 등 반사회적 용어들과 인터넷 게임은 대체로 깊은 관련이 있다. 때문에 심각한 인터넷 중독에 대한 사회적 관심과 논의가 꾸준히 이어지고 있으며, 셧다운제*나 쿨링오프제*와 같은 제도적 대안이 대두되고 있다.
Tác động phụ của bệnh nghiện internet thể hiện nhiều nhất ở thời kỳ thanh thiếu niên. Phần lớn chúng có liên quan sâu sắc đến những thuật ngữ phản xã hội và internet game như tự tử, lừa đảo, bị giết hại, bỏ nhà đi, bạo lực, bài bạc… Do đó, sự quan tâm và tranh luận của xã hội về bệnh nghiện internet nặng đã và đang liên tục diễn ra và những phương án về mặt chế độ như Shut down* hoặc Cooling off* cũng đang được đề cập đến.
인터넷에 대한 맹신과 의존은 개인의 사회성에 치명적 영향을 줄 뿐만 아니라, 현실 사회와의 연결 고리를 끊어버릴 수 있다. 유용한 정보와 편리함을 갖춘 인터넷의 기능성은 활용하되, 지나치게 빠져들어 헤어날 수 없는 지경에 이르는 중독은 피하는 사용자의 현명함이 필요하다.
Sự dựa vào internet không chỉ có thể gây ảnh hưởng quyết định về tính xã hội của cá nhân mà nó còn có thể cắt đứt sợi dây nối với xã hội hiện thực. Chúng ta có thể tận dụng tính năng của internet với các thông tin bổ ích và sự thuận tiện của nó nhưng cần phải có sự sáng suốt của người sử dụng để tránh việc sa đà vào và không thoát ra khỏi internet dẫn đến gây nghiện.
인터넷 중독에 빠지지 않는 요령은 간단하다. 필요할 때만 사용하는 것이다. 필요에 따라 사용하지 않고 심심할 때, 외로울 때, 화가 날 때와 같은 정서적 불균형의 상태에서 인터넷을 사용하게 되면 부작용이 일어날 확률이 높아진다.
Cách thức để không bị rơi vào chứng nghiện internet rất đơn giản. Đó là chỉ sử dụng khi cần thiết. Nếu sử dụng internet không theo nhu cầu mà chỉ sử dụng trong trạng thái tinh thần mất cân bằng như buồn chán, cô độc, giận dữ thì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ sẽ càng cao.
사람들은 저마다의 방식으로 정서적 불안을 해소한다. 특별히 스트레스가 많을수록 자신이 힘든 순간, 그 어려움을 해소할 수 있는 해결 방식을 하나 이상 가지고 있는 것은 매우 특별한 의미가 있다. 하지만 이에 대해 막연한 상태로 부작용을 의식하지 않고 사용한다면, 스트레스 해소 방식이 또 다른 스트레스를 불러오는 어려운 상황이 될 수 있다.
Mỗi người đều có cách riêng của mình để giải quyết sự bất an về mặt tình cảm. Đặc biệt khi càng bị stress, việc có hơn một cách giải quyết có thể giải tỏa được sự khó khăn đó có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Thế nhưng nếu ta sử dụng nó trong tình trạng mặc nhiên mà không ý thức đến tác dụng phụ của nó thì có thể dẫn đến tình trạng khó khăn là cách xả stress này lại dẫn đến một stress khác.
또 하나 중요한 것은 어릴 적부터의 습관이다. 유아기부터 사용된 인터넷 게임 이용 습관은 나이가 들어가면서 무섭게 중독 패턴으로 바뀌어간다. 청소년기에 나타나는 심각한 인터넷 중독 중 유아기부터 시작된 게임 중독은 가장 고치기 어려운 대상의 하나이다. 그러므로 유아기부터 인터넷에 대한 접근과 이용 패턴, 보상 등에 주의를 기울여야 한다.
Một điều quan trọng khác nữa là thói quen từ thuở nhỏ. Thói quen chơi game trên internet từ nhỏ sẽ dần biến đổi thành hình mẫu nghiện khi lớn lên một cách đáng sợ. Trong các chứng nghiện internet nghiêm trọng bộc lộ ra trong thời thanh thiếu niên, bệnh nghiện game bắt đầu từ thời ấu thơ là một trong những đối tượng khó sửa chữa nhất. Do đó, cần chú ý đến việc tiếp cận internet và thói quen sử dụng, thay thế cái khác bằng internet từ thưở bé.
무엇보다 아이가 혼자서 인터넷을 사용하지 않도록 해야 한다. 아이들은 아직 사이트 선별에 대한 판단력이 없기 때문에 아이에게 필요한 콘텐츠는 부모가 골라주는 것을 원칙으로 한다. 아이가 게임 이용을 원할 경우에는 30분 이내로 시간을 제한하고, 게임 이용에 대한 시간 규칙을 잘 이해하고 습관이 될 수 있도록 유도해야 한다. 그리고 아이들이 무심결에 유해 콘텐츠에 접속할 수 있는 가능성을 차단하기 위해 유해사이트 차단 프로그램을 설치하는 것이 좋다. 유해사이트 차단 프로그램은 방송통신윤 리위원회, 학부모정보감시단 등 홈페이지에서 다운받을 수 있다.
Hơn tất cả là không được để trẻ sử dụng internet một mình. Do trẻ em không có khả năng phán đoán về việc phân biệt các website nên các bậc cha mẹ phải đưa ra nguyên tắc là cha mẹ sẽ chọn những nội dung cần thiết cho trẻ. Khi trẻ muốn chơi game, phải giới hạn thời gian trong vòng 30 phút và phải hướng dẫn cho con hiểu về quy tắc thời gian khi sử dụng game và tập cho con thói quen đó. Việc cài chương trình chặn các website có hại để ngăn chặn khả năng trẻ vô tình có thể tiếp xúc với các trang web độc hại cũng là một cách tốt. Có thể download chương trình chặn các website có hại ở trang web của Ủy ban Đạo đức Thông tin Truyền hình và Đoàn Giám sát Thông tin của Phụ huynh học sinh.
셧다운(Shut Down)제 청소년의 인터넷 게임 중독을 예방하기 위해 마련된 제도. 16세 미만의 청소년에게 오전 0시부터 오전 6시까지 심야 6시간 동안 인터넷 게임 제공을 제한한다는 내용이다. 2011년 11월 20일부터 시행되었으며, 주무부처는 여성가족부이다.
Chế độ Shutdown: Là chế độ được đề ra để phòng ngừa bệnh nghiện internet game của thanh thiếu niên với nội dung hạn chế cung cấp các dịch vụ internet game trong vòng 6 tiếng từ 0 giờ sáng đến 6 giờ sáng đối với thanh thiếu niên dưới 16 tuổi. Chế độ này đã được thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2011 và đơn vị quản lý là Bộ Phụ nữ & Gia đình.
쿨링오프(Cooling Off)제 교육과학기술부에서 만든 게임 제한 제도. 청소년 사용자가 게임을 시작한 지 2시간이 지나면 자동으로 게임이 종료되고 10분 후 1회에 한하여 재접속을 가능하게 한다. 게임 시작 후 1시간이 지나면 주기적으로 주의경고문이 나타난다.
Chế độ Cooling Off: Là chế độ hạn chế game do Bộ Giáo dục Khoa học và Kỹ thuật làm nên. Khi người sử dụng là thanh thiếu niên chơi game quá 2 tiếng kể từ khi bắt đầu thì trò chơi được tự động thoát ra và có thể log-in lại sau 10 phút. Lời cảnh báo sẽ xuất hiện theo chu kỳ sau khi bắt đầu chơi game được 1 tiếng.
Nguồn bài viết: Tạp chí Rainbow