[Đọc – Dịch] Ganh tị giữa anh chị em khi nhà có em bé mới – 다자녀가정, 소아스트레스가 위험하다

0
1363

다자녀가정, 소아스트레스가 위험하다
Stress của trẻ nhỏ tại các gia đình đông con có thể nguy hiểm

동생이 태어난 후 짜증이 늘어난 첫째아이. ‘그럴 수 있는 일’이라고 방치하면 아이는 점점 더 스트레스를 받게 되고, 심한 경우 스트레스성 질환으로 발전할 수 있다. 때문에 다자녀가정의 부모는 소아스트레스의 원인과 해결에 적극적인 관심을 가질 필요가 있다.
Đứa con lớn ngày càng khó chịu từ sau khi em ra đời. Nếu cứ để yên vì nghĩ ‘việc đó có thể xảy ra’ thì em bé lớn càng ngày càng bị stress và trường hợp nặng hơn có thể chuyển thành bệnh stress. Do đó, các cha mẹ gia đình đông con cần phải quan tâm tích cực đến nguyên nhân và cách giải quyết stress của trẻ nhỏ.

첫째아이는 엄마 앞에서는 동생을 잘 돌봐주다가도, 잠시 얼굴을 돌리면 동생을 꼬집고 때리는 경우가 많다. 첫째아이가 이런 행동을 하는 이유는 동생이 미워서라기보다는 자신에게 향했던 부모의 사랑과 관심을 동생이 빼앗을까봐 두렵기 때문이다. 이런 경우 부모는 실제로 알게 모르게 동생을 편애한 것은 아닌지, 어린 동생을 돌보느라 첫째아이에게 소홀하지는 않았는지, 형이나 언니로서의 역할만 강요하지는 않았는지 점검해야 한다.
Có nhiều trường hợp con lớn trước mặt mẹ thì trông em thật ngoan nhưng chỉ quay mặt đi chỗ khác một chút là cấu véo đánh em. Lý do khiến con lớn làm những hành động này không phải là do ghét em mà là do lo sợ em mình sẽ giành hết tình thương yêu và quan tâm của bố mẹ dành cho mình. Trong trường hợp này, bố mẹ cần kiểm tra lại xem thực tế mình có vô tình ưu ái em bé hơn hay là vì bận chăm sóc em bé mà sao nhãng con lớn hoặc cứ nhấn mạnh vai trò làm anh/ chị của con lớn hay không.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 한국과 베트남의 전래동화 - Truyện cổ tích của Hàn Quốc và Việt Nam

자연스러운 변화를 받아들이도록 유도- Hướng dẫn để con chấp nhận sự thay đổi một cách tự nhiên

① 모든 가능한 변화는 동생이 태어나기 전에 미리 만들어준다. 첫째아이의 방을 동생에게 주어야 할 경우라면 출산 몇 개월 전에 미리 옮겨주거나 큰 침대로 바꿔준다. 동생이 태어난 후 첫째아이를 돌봐줄 수 없다면 동생이 태어나기 몇 개월 전부터 첫째아이를 어린이집에 보내는 것이 좋다.
① Thực hiện tất cả những thay đổi có thể trước khi em bé sinh ra. Nếu phải nhường phòng của con lớn cho em bé thì chuyển phòng trước hoặc đổi giường lớn cho con lớn từ mấy tháng trước khi sinh. Nếu không thể chăm sóc con lớn sau khi sinh em bé ra thì nên cho con lớn đi học nhà trẻ từ mấy tháng trước khi em bé sinh ra.

② 소외감을 느끼지 않도록 배려한다. 엄마가 아기에게 젖을 먹일 때 아빠는 첫째아이와 함께 놀아주어 똑같이 보살핌을 받고 있다고 느낌으로써 부모가 자신과 동생을 똑같이 사랑한다는 것을 알게 해주어야 한다. 첫째아이의 어릴 때 사진이나 비디오를 통해 동생과 똑같이 목욕시켜주고, 기저귀 갈아주고, 먹여줬다는 것을 보여주는 것도 효과적이다.
② Chăm sóc con lớn để con không cảm thấy bị bỏ rơi. Khi mẹ cho em bé bú thì phải làm cho con lớn thấy bố mẹ yêu mình và em giống nhau bằng cách bố chơi cùng với con lớn để tạo cảm giác con lớn cũng được chăm sóc y hệt như em. Cho con lớn xem ảnh hoặc phim quay lúc con còn bé, bố mẹ cũng tắm rửa, thay tã, cho ăn giống như em cũng là một cách hiệu quả.

③ 참여의식을 느끼게 해준다. 첫째아이에게 동생의 우유병이나 기저귀를 가져오게 해서 동생과 연결되게 한다. 동생은 아직 어리기 때문에 잘 보살펴야 할 존재이고, 형이나 언니로서 동생을 돌봐주는 것은 의젓하고 대견한 행동이라고 격려해준다.
③ Giúp con cảm nhận được thức tham gia. Nhờ con lớn mang chai sữa hoặc tã đến để con lớn được nối kết với em bé. Nói cho con lớn hiểu do em bé còn nhỏ nên phải chăm sóc, động viên khích lệ con rằng trông em là một hành động của người trưởng thành rất đáng khen.

비교는 금물, 이해와 꾸중은 적절하게- So sánh là điều cấm kỵ, hiểu và la mắng phải phù hợp

① 형(언니), 동생의 역할을 지나치게 강조하지 않는다. 무엇이든지 동생보다 빨리해야 하고 잘해야 한다는 강박관념을 가질 수 있기 때문에 부모의 기대에 미치지 못하면 좌절감이나 열등감에 빠질 수 있다.
① Không nhấn mạnh quá mức vai trò của anh (chị) và em. Bởi vì con lớn có thể bị áp lực với ý nghĩ bất cứ việc gì cũng phải làm nhanh và làm giỏi hơn em nên nếu không đáp ứng được mong đợi của cha mẹ thì có thể thất vọng hoặc bị tự ti.

Bài viết liên quan  한국 여자 양궁 단체전 금메달···올림픽 10연패 신화 쐈다 - Hàn Quốc thống trị bộ môn bắn cung trong 10 kỳ Olympic gần đây nhất

② 동생과 비교해서 꾸중하지 않는다. 첫째아이가 잘못했을 경우 잘못한 것 만을 가지고 얘기해야 한다. 사소한 잘못이라도 “동생은 안 그러는데 형(언니)이 왜 그러냐”는 식으로 비교해서 말하면, 자신이 혼나는 원인을 동생에게 돌리는 이유가 될 수 있다.
② Không so sánh với em để la mắng. Khi con lớn làm gì sai thì chỉ được nói một chuyện đã làm sai mà thôi. Ngay cả lỗi vặt vãnh mà cũng so sánh và nói kiểu “em nó còn không làm như vậy, mình là anh (chị) mà sao lại làm thế” thì con lớn có thể quy lý do mình bị mắng ra là tại em.

③ 형(언니)의 감정은 읽어주되 동생을 괴롭히는 행동은 엄격히 다스린다. 첫째아이가 쌓아놓은 블록을 동생이 망가뜨렸을 경우 “네가 멋지게 지은 성을 동생이 부셔서 화가 났구나”라고 말해 마음을 다독여주되, 그로 인해 동생을 때리거나 동생의 것을 똑같이 망쳐놓는 행동을 묵인해서는 안 된다.
③ Đọc được tâm lý của anh (chị) nhưng phải xử lý nghiêm khắc những hành động trêu chọc bắt nạt em. Khi em phá đổ công trình lắp ráp của anh (chị), an ủi con lớn sau khi nói “tại em làm đổ ngôi nhà con xây thật đẹp nên con bực phải không” thì được chứ không được làm lơ cho hành động đánh em vì việc đó hoặc phá hỏng đồ chơi của em y như em đã làm.

Nguồn bài viết: Tạp chí Rainbow

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here