Chắc hẳn các bạn đã được nghe câu:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
Từ trong thực tế hiện tượng “Ngày dài, đêm ngắn” (tháng 5) và “Ngày ngắn đêm dài” (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất (TĐ) và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời (MT) nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. – Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng không đổi, ánh sáng MT chỉ chiếu được một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:”Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng” – Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói ” Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”.
Vào tiết Đông chí (동지), người Hàn Quốc có phong tục ăn cháo đậu đỏ (Patjuk-팥죽). Người ta tin rằng mầu đỏ của hạt đậu trong cháo đậu đỏ có thể xua đuổi tà ma, viễn họa triệu phúc (遠 禍 召 福), nên khi trong nhà có việc quan trọng hay gặp xui xẻo người Hàn Quốc đều nấu cháo đậu đỏ Patjuk hoặc bánh gạo đậu đỏ Pattteok để ăn. Khi nấu cháo đậu đỏ (팥죽), người Hàn Quốc thường thả những viên bánh trôi nước (Sealshim-새알심), làm bằng gạo nếp, viên tròn nhỏ như trứng chim và người ta thường hay ăn số viên bánh trôi nước (새알심) bằng với tuổi mình hiện tại.
Khi cháo đậu đỏ Patjuk được nấu chín, việc trước tiên là múc cháo dọn lên bàn thờ để dâng cúng Tổ tiên, sau đó đặt mỗi phòng, mỗi gian nhà. Sau khi khấn vái, cúng Tổ tiên xong, cả nhà cùng vui vẻ ăn. Ngoài ra họ còn vãi cháo đậu đỏ (팥죽) trước cửa nhà hay xung quanh nhất là những nơi có nhiều người qua lại.
Tiết Đông chí được chia ra làm ba thời. Nếu Đông chí rơi vào đầu tháng 11 âm lịch thì gọi là gọi là nhị Đông chí (Aedongji-애동지), vào giữa tháng 11 thì gọi là trung Đông chí (Jungdongji-중동지), và cuối tháng 11 âm lịch là lão Đông chí (Nodongji-노동지).
Tuy nhiên, không phải ngày đông chí nào người Hàn Quốc cũng ăn cháo đậu đỏ (팥죽) mà tùy theo thời điểm. Nếu vào nhị Đông chí (Aedongji-애동지) ăn cháo đậu đỏ sẽ có hại cho trẻ, nên vào dịp này thay vì ăn cháo đậu đỏ Patjuk thì họ sẽ ăn bánh gạo nếp lăn bột đậu đỏ (Patsirutteok -팥시루떡), trung Đông chí (Jungdongji-중동지) thì họ có thể ăn một trong hai món cháo đậu đỏ (Patjuk) -팥죽) hoặc bánh gạo nếp lăn bột đậu đỏ (Patsirutteok -팥시루떡). Nhưng vào lão Đông chí (Nodongji-노동지) thì nhất định phải ăn cháo đậu đỏ (Patjuk) -팥죽). Người ta còn tin rằng, kẻ ăn người ở trong nhà phải ăn chín bát cháo đậu đỏ Patjuk và phải kiếm được chín bó củi trong ngày đông chí. Xưa kia, khi cuộc sống còn nghèo khó, có lẽ đây là dịp để người ta ăn uống thỏa thê bù cho ngày thường
Tiết Đông chí (동지) không còn được xem là ngày lễ lớn như tết Trung thu (Chuseok-추석) hay tết Nguyên Đán (Seolnal-설날), nhưng việc nấu ăn vào những ngày này, món cháo đậu đỏ (Patjuk -팥죽) đối người dân Hàn Quốc vẫn được duy trì nấu cho đến ngày nay.