<Trang 91> Section 1: 한국의 정치는 어떤 특징을 띠고 있을까? Chính trị ở Hàn Quốc mang đặc trưng gì?
Từ vựng:
이해관계: quan hệ lợi hại, quan hệ lợi ích
조정하다: điều chỉnh, dàn xếp
통치하다: thống trị
가리키다: chỉ, chỉ ra
좁히다: thu hẹp
이롭다: có lợi, tốt cho, có ích cho
헌법 : hiến pháp
공화국 : đất nước cộng hòa
최종적 : mang tính cuối cùng, sau cùng
밝히다: làm rõ
이루어지다: được thiết lập, tạo thành, được thực hiện
주권 : chủ quyền
즉: tức là
권리: quyền lợi
행사하다: thực thi, thực hiện
인간 : con người
존엄성: tính tôn nghiêm
평등 : bình đẳng
지향하다: hướng đến
여기다: cho rằng, xem là, nghĩ là…
구분되다: được phân loại
하여금: một cách bắt buộc
Danh từ + (으)로 하여금: Bắt ai đó làm gì, để ai đó làm gì…
도록 하다: cho, sai, bắt, làm cho…
채택하다: lựa chọn, tuyển chọn
국민투표: trưng cầu ý dân
부분적: mang tính bộ phận, một phần…
Bài dịch:
Chính trị với tư cách là thứ điều chỉnh quan hệ lợi ích khác nhau giữa mọi người, theo nghĩa hẹp nó nói đến việc thống trị quốc gia. Cuối cùng có thể nói chính trị là thứ thu hẹp sự khác biệt ý kiến khác nhau giữa mọi người dân khi cai trị đất nước, để mang lại lợi ích cho nhau.
Điều 1 hiến pháp Đại Hàn Dân Quốc làm rõ rằng Đại Hàn Dân Quốc là đất nước cộng hòa đặt trên nền tảng của chủ nghĩa dân chủ và sau cùng người dân có thể đưa ra quyết định quan trọng của đất nước. Chủ nghĩa dân chủ nói đến chế độ chính trị được thực hiện vì dân, theo ý nguyện của dân. Nước cộng hòa có nghĩa là chủ quyền của đất nước, tức quyền làm chủ đất nước là thuộc về người dân chứ không phải vua chúa. Theo hiến pháp này, ở Hàn Quốc người dân thực hiện quyền làm chủ đất nước. Thêm vào đó, xem tính tôn nghiêm, tự do và bình đẳng của con người là giá trị quan trọng mà Hàn Quốc sẽ phải hướng tới.
Chủ nghĩa dân chủ có thể chia thành nhiều kiểu, tiêu biểu là chủ nghĩa dân chủ trực tiếp và chủ nghĩa dân chủ gián tiếp. Chủ nghĩa dân chủ trực tiếp là hình thức mà tất cả người dân trực tiếp tham gia và quyết định các việc quan trọng của đất nước. Chủ nghĩa dân chủ gián tiếp là hình thức bầu ra đại diện của dân và để cho những người đó quyết định các việc quan trọng của đất nước. Hàn Quốc về cơ bản đang lựa chọn chủ nghĩa dân chủ gián tiếp, và cũng một phần có chứa yếu tố mang tính chủ nghĩa dân chủ trực tiếp như trưng cầu ý dân.
대한민국 헌법 제1조 Điều 1 Hiến Pháp Đại Hàn Dân Quốc
① 대한민국은 민주공화국이다. Đại Hàn Dân Quốc là nước cộng hòa dân chủ
② 대한민국의 주권은 국민에게 있고, 모든 권력은 국민으로 부터 나온다. Chủ quyền của Đại Hàn Dân Quốc là thuộc về nhân dân, tất cả mọi quyền lực đều đến từ nhân dân.
역대 : nhiều đời, các đời
선출하다: lựa chọn, bầu cử
이끌다: lãnh đạo, dẫn dắt
Bài dịch:
Tổng thống Hàn Quốc qua các đời
Hàn Quốc hiện đang áp dụng chế độ tổng thống. Chế độ tổng thống là hình thái chính phủ mà tổng thống do nhân dân bầu ra trở thành trung tâm lãnh đạo đất nước.
Các tổng thống của Hàn Quốc qua các nhiệm kỳ như sau.
<Trang 92> Section 2: 한국 민주정치의 발전에 영향을 미친 주요 사건은? Các sự kiện lớn đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền chính trị dân chủ Hàn Quốc là gì?
Từ vựng:
영향을 미치다: gây ảnh hưởng
사건: sự vụ, sự kiện
제정: sự ban hành
혁명 : cuộc cách mạng
민주화운동 : phong trào dân chủ hóa, cuộc vận động dân chủ hóa
항쟁 : sự đấu tranh, cuộc kháng chiến
광복: giành lại được chủ quyền
총선거: tổng tuyển cử
제헌국회 : quốc hội lập hiến
제헌절: Ngày Lập Hiến (17.07)
제정하다: ban hành, quy định
초대: đời đầu, thế hệ đầu
선출되다: được bầu chọn
수립되다: được thành lập
당시 : lúc đó, đương thời
여당: đảng cầm quyền
정권 : chính quyền
장기 : trường kỳ
집권 : sự cầm quyền
국회의원 : đại biểu quốc hội, ủy viên quốc hội
개표 : kiểm phiếu
조작하다: ngụy tạo
반발하다: phản kháng, chống đối
시위: thị uy, biểu tình
물러나다: rút khỏi
정착 : sự định cư, bám rễ, gắn chặt
의의를 지니다: mang ý nghĩa
전개하다: triển khai phát triển
군인: quân nhân, người thuộc quân đội
회복 : hồi phục , khôi phục
진압하다: trấn áp, đàn áp
희생되다: bị hi sinh
충족하다: thỏa mãn
충돌하다: xung đột, va chạm
직선제 : chế độ bầu cử trực tiếp
주장하다: chủ trương, khẳng định
시위 : biểu tình
확산되다: được mở rộng, được phát triển, lan rộng
개헌 : sự sửa đổi hiến pháp
이루어지다: thiết lập, tạo thành, đạt được
국정감사권: quyền thanh tra nhà nước, quyền thanh tra chính phủ
행정부: Chính phủ, chính quyền, cơ quan hành pháp (Cơ quan trong đó người đứng đầu là tổng thống, được giao làm công việc hành chính của đất nước)
견제하다: kìm hãm, cản trở, khống chế
부활하다: hồi sinh
균형: sự cân bằng
Bài dịch:
Các sự kiện chính ảnh hưởng đến sự phát triển của nền chính trị dân chủ ở Hàn Quốc có thể kể đến như là sự ban hành hiến pháp Hàn Quốc và thành lập chính phủ Đại Hàn Dân Quốc, cuộc Cách mạng 19 tháng 4, phong trào dân chủ hóa ngày 18 tháng 5 và cuộc đấu tranh kháng chiến tháng 6 năm 1987.
Đại Hàn Dân Quốc giành được độc lập ngày 15 tháng 8 năm 1945, đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào ngày 10 tháng 5 năm 1948 và lập nên Quốc hội lập hiến. Quốc hội lập hiến đã ban hành hiến pháp Hàn Quốc vào ngày 17 tháng 7 năm 1948 (Ngày Lập Hiến).이승만 được bầu làm tổng thống đầu tiên và chính phủ Đại Hàn Dân Quốc được thành lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1948.
Cuộc cách mạng ngày 19 tháng 4 bắt đầu từ cuộc biểu tình của người dân phản đối việc ngụy tạo kiểm phiếu trong cuộc tổng tuyển cử đại biểu quốc hội (nghị sĩ) vào ngày 15 tháng 3 năm 1960 nhằm để chỉnh quyền Đảng Tự do là đảng cầm quyền lúc đó thao túng cầm quyền lâu dài. Bởi cuộc cách mạng 19 tháng 4, tổng thống 이승만 cuối cùng đã rút khỏi chức tổng thống. Cuộc cách mạng 19 tháng 4 có ý nghĩa lịch sử ở chỗ đã cho thấy ý chí tích cực của người dân Hàn Quốc nhằm gắn chặt chủ nghĩa dân chủ.
Phong trào dân chủ 18.5 bắt đầu từ ngày 18 tháng 5 năm 1980 với việc triển khai mở rộng mà trọng tâm là từ người dân Gwangju, đã yêu cầu quân đội rút khỏi chính trị và thành lập một chính phủ dân chủ. Trong quá trình quân đội đàn áp những người dân muốn khôi phục nền dân chủ, rất nhiều người đã hy sinh. Phong trào này có ảnh hưởng lớn đến quá trình dân chủ hóa ở Hàn Quốc về sau.
Vào những năm 1980, yêu cầu của những người dân đòi dân chủ hóa ngày càng nhiều lên nhưng chính phủ đương thời lúc đó không đáp ứng được các yêu cầu như vậy nên đã xảy ra nhiều trường hợp xung đột giữa chính phủ và người dân. Vào tháng 6 năm 1987, các cuộc biểu tình của những người dân chủ trương dân chủ hóa như là chế độ bầu cử tổng thống trực tiếp đã lan rộng ra khắp cả nước và kết cục việc sửa đổi hiến pháp chế độ bầu cử tổng thống trực tiếp được được thiết lập. Thêm vào đó, khi chế độ có thể khống chế chính quyền như là quyền thanh tra chính phủ của quốc hội được khôi phục, thì quyền lực của nhánh hành pháp và quyền lực của quốc hội trở nên cân bằng hơn trước.
Từ vựng:
정당 : chính đảng
이념 : tư tưởng
정권 : chính quyền
복수정당제: chế độ đa đảng
채택하다: lựa chọn
소속되다: được thuộc về, được trực thuộc
Bài dịch:
Chính đảng ở Hàn Quốc
Chính đảng là các tổ chức được tạo ra bởi những người có tư tưởng tương tự nhau về chính trị để giành chính quyền. Hàn Quốc đảm bảo quyền tự do thành lập chính đảng và chế độ đa đảng thông qua Hiến pháp. Ở Hàn Quốc nơi đang áp dụng chế độ tổng thống, đảng có tổng thống thuộc về được gọi là ‘여당’ hoặc ‘집권여당’ (Đảng cầm quyền), và chính đảng còn lại được gọi là ‘야당’ (Đảng đối lập). Theo tháng 4 năm 2016 thì đảng cầm quyền là ‘새누리당’, các đảng đối lập bao gồm ‘더불어민주당’ (Đảng Dân Chủ), ‘국민의당’ (Đảng Nhân Dân) và 정의당 (Đảng Công Lý).
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú