<Trang 171> Section 1: 유교를 기본으로 조선을 세우다 Xây dựng Joseon dựa trên nền tảng Nho giáoTừ vựng:
태조 : Thái tổ, vị vua đầu tiên của triều đại
옮기다: chuyển, dời
충성 : lòng trung thành, sự trung thành
사상 : tư tưởng, lý tưởng
토대: nền móng, nền tảng, cơ sở
질서: trật tự
실천하다: thực hiện, đưa vào thực tiễn
신분제 : chế độ thân phận, chế độ phân biệt đẳng cấp/ phân biệt giai cấp
양반 : lưỡng ban, thượng lưu, quý tộc
중인 : giới trung lưu
상민 : thường dân
천민 : tiện dân, dân đen
다스리다: cai trị, thống trị
신하: hạ thần
정성 : sự hết lòng, sự tận tâm
기울이다: nghiên, thiên, hướng (Tập trung sự tận tâm hay nỗ lực vào một chỗ)
존경하다: tôn kính, kính trọng
신뢰하다: tín nhiệm, tin cậy
의지하다: dựa, tựa vào, nương nhờ vào, nhờ vả vào
여전히 : vẫn, vẫn còn như xưa
Bài dịch:
이성계, người sáng lập triều đại Joseon vào năm 1392, đã dời thủ đô đến 한양 (nay là Seoul) hai năm sau đó. Cùng với đó là mong muốn thực hiện chế độ chính trị mới bằng việc giữ gìn trật tự đất nước dựa trên nền tảng của hệ tư tưởng nho giáo – coi trọng lòng trung thành với quốc gia và sự hiếu thảo với cha mẹ.
Joseon vốn từng là đất nước theo chế độ phân biệt giai cấp, chia thành tầng lớp thượng lưu, trung lưu, dân thường và dân đen. Công việc được phân chia theo thân phận xã hội và thân phận xã hội được tiếp tục truyền lại y nguyên như vậy cho đời con cái.
Ở thời kì Joseon, đất nước được cai trị trên nền tảng của Nho giáo. Vì vậy, mọi người dân cũng đều giữ gìn lễ nghĩa cuộc sống tuân theo tư tưởng Nho giáo. Trong Nho giáo, rất coi trọng sự trung thành của hạ thần đối với đất nước, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, sự hết lòng tận tâm của người vợ giành cho chồng… Đất nước cũng trao thưởng cho những ai tuân thủ tốt điều này. Cùng với đó đã biến những hành động ấy thành sách cùng các tranh vẽ để nhiều người có thể đọc và học theo. Ngoài ra còn coi trọng sự kính trọng của người nhỏ tuổi đối với người lớn, sự tin tưởng và nương nhờ lẫn nhau giữa bạn bè. Cùng với sự biến đổi của thời thế, hình thái như thế này cũng đã dần dần thay đổi từng chút một, tuy nhiên nó vẫn đang ảnh hưởng đến xã hội Hàn Quốc ngày nay.
양반 : 문반과 무반 및 그들의 가족을 말함
문반: Ban văn, hàng ngũ quan văn
무반: Ban võ, hàng ngũ quan võ
=> Giới thượng lưu: Nói về hàng ngũ quan văn, quan võ cùng gia đình của họ.
중인: 주로 통역관, 의사와 같은 기술직 일을 맡았음
=> Giới trung lưu: Chủ yếu đảm nhận các công việc chuyên môn như là thông dịch, thầy thuốc
상민 : 주로 농사를 짓고, 국가에 세금을 냄
=> Thường dân: Chủ yếu làm nông và nộp thuế cho đất nước
천민 : 노비, 백정 등과 같이 가장 낮은 계급에 속함
속함: thuộc về, thuộc dạng
백정: Đồ tể (Người làm nghề giết mổ gia súc như bò hay lợn ngày xưa).
=> Dân đen: Thuộc giai cấp thấp nhất như nô tì, đồ tể
Từ vựng:
근본도리 : đạo lý căn bản
강령 : phương châm, điều lệ, quy tắc, ý niệm, nguyên tắc cơ bản
인륜: luân lý
삼강: tam cương, 3 mối quan hệ ràng buộc
오륜: ngũ luận, ngũ thường
임금: vua
도리: đạo lý, nghĩa vụ, bổn phận
의리: đạo nghĩa
순서: thứ tự, tuần tự
Bài dịch:
삼강오륜 (Tam cương ngũ thường) là gì?
삼강오륜 (Tam cương ngũ thường) là đạo lý căn bản mà con người xem trọng Nho giáo phải tuân theo, nói đến 3 ý niệm cơ bản và 6 luân lý.
Tam cương:
군위신강 (Quân thần cương): Đạo lý phải gìn giữ giữa hạ thần với vua.
부위자강 (Phụ tử cương): Đạo lý phải gìn giữ giữa con cái với phụ mẫu.
부위부강 (Phu phụ cương): Đạo lý phải gìn giữ giữa vợ chồng với nhau.
Ngũ thường:
군신유의 (Quân thần hữu nghĩa): Phải có đạo nghĩa giữa hạ thần và vua
군신유의 (Phụ tử hữu thân): Phải có tình cảm yêu thương giữa con cái và cha mẹ
부부유별 (Phu phụ hữu biệt): Phải có sự khác biệt (sự phân biệt) giữa vợ chồng
장유유서 (Trưởng ấu hữu tự): Phải có trật tự trên dưới giữa trẻ nhỏ và người lớn
붕우유신 (Bằng hữu hữu tín): Phải có sự tin tưởng giữa bạn bè.
<Trang 171> Section 2: 문화와 과학이 발달한 조선 Joseon có nền văn hóa và khoa học phát triểnTừ vựng:
훈민정음 : Huấn dân chính âm
자격루 : đồng hồ nước
앙부일구 : đồng hồ mặt trời
혼천의 : thiên cầu (1 loại dụng cụ quan trắc vị trí và sự vận động trái đất, mặt trời…)
지정되다: được quy định, được chỉ định, được công nhận
세계기록유산 : di sản kỉ lục thế giới
천체관측기구: dụng cụ quan trắc thiên thể (vật thể trong vũ trụ)
시각 : thời giờ, thời khắc
절기 : mùa, sự phân thành tiết khí
더불어 : cùng với, cùng nhau
농사짓다: làm nông
정책을 펼치다: mở rộng chính sách
편찬하다: biên soạn
시조 : thủy tổ, ông tổ (tổ tiên đầu tiên của dân tộc, vương triều, gia hệ….)
태조 : thái tổ, vị vua đầu tiên của 1 triều đại
방대하다: khổng lồ, to lớn, đồ sộ
Bài dịch:
Ở thời kỳ do vua Sejong, vị vua thứ 4 của 조선 trị vì, văn hóa và khoa học kỹ thuật đặc biệt phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến như là Huấn dân chính âm (Hangul), đồng hồ nước, đồng hồ mặt trời, thiên cầu…
Huấn dân chính âm có nghĩa là “âm thanh thật để dạy dân thường”. Huấn dân chính âm gồm 17 phụ âm, 14 nguyên âm, dễ học hơn so với Hán tự và có thể biểu hiện được tất cả mọi âm thanh, vì vậy những người dân thường không phải giới thượng lưu cũng có thể dễ dàng học chữ và viết được. Huấn dân chính âm là ngôn ngữ tối ưu nhất được công nhận bởi các nhà ngôn ngữ học thế giới. <훈민정음 해례본> chứa tất cả mọi thứ thuộc Huấn dân chính âm đã được thừa nhận giá trị và được công nhận là di sản kỉ lục thế giới UNESCO năm 1997. Tên Hangul được sử dụng từ năm 1910.
Vua Sejong cũng dành nhiều sự quan tâm đến khoa học kỹ thuật và đã phát minh ra đa dạng các loại công cụ, như 자격루 là đồng hồ nước, 앙부일구 là đồng hồ mặt trời, 혼천 là dụng cụ quan trắc thiên thể… Nhờ những phát minh này mà người dân thường có thể biết được chính xác thời giờ, tiết khí, mùa và đã giúp ích rất nhiều trong đời sống sinh hoạt thường ngàycùng với công việc làm nông.
Ngoài ra, đến thời kỳ vua 성종 kế tiếp sau vua Sejong, chính sách phát triển văn hóa cũng được mở rộng. Vua 성종 đã biên soạn ra <동국여지승람> – sách địa lý, <동국통감> – sách lịch sử, <악학궤범> – sách âm nhạc. Ngoài ra còn có <경국대전> bắt đầu được biên soạn từ thời vua 세조 cho đến thời của vua 성종 thì hoàn thành. <경국대전> là bộ luật tối ưu nhất của 조선, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội và cai trị bách tính.
Từ vựng:
조선왕조실록: Triều Tiên Vương Triều Thực Lục, Biên niên sử triều đại Joseon
망라하다: bao gồm tất cả, bao gồm hết thảy
귀중하다: quý giá
신빙성: độ tin cậy, tính chính xác
의의 : ý nghĩa
등재되다: được đăng ký
열람하다: tham khảo, tìm hiểu
Bài dịch:
Tài liệu ghi chép vĩ đại 472 năm vương triều Joseon, Biên niên sử triều đại Joseon (조선왕조실록)
조선왕조실록 là sách ghi chép lại lịch sử của 25 đời, 472 năm (1392~1863) của vương triều Joseon theo thứ tự ngày, tháng, năm kể từ thời thái tử đầu tiên cho đến thời vua 철종, với tổng 1893 cuốn, 888 sách, nó trở thành bộ sách lịch sử không rõ nguồn gốc có khối lượng đồ sộ và lâu đời trên thế giới.
조선왕조실록 bao gồm tất cả thực tế lịch sử của từng phương diện thời Joseon như chính trị, ngoại giao, quân sự, chế độ, luật pháp, kinh tế, công nghiệp, giao thông, thông tin, xã hội, phong tục, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, tôn giáo… và là tài liệu ghi chép lịch sử vô cùng quý giá. Ngoài ra 조선왕조실록 có ý nghĩa lớn ở chỗ nó bao gồm các ghi chép lịch sử kể trên và là những ghi chép lịch sử có tính chân thực và độ tin cậy cao.
Nó đã được công nhận giá trị mang tính lịch sử này và được ghi nhận là di sản kỉ lục thế giới UNESCO vào năm 1997, bạn có thể trực tiếp tìm hiểu nội dung của 조선왕조실록 tại trang web: http://sillok.history.go.kr)
Xem tiếp bài học ở trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung…): Bấm vào đây
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây
————————————————————————————
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú