10대를 흔히 ‘질풍노도의 시기’라고 부른다. 아이에서 어른이 되어가는 10대들은 불안정하고 예민해 부모와 부딪히는 일이 많다. 청소년기 자녀가 아무 이유 없이 반항한다고 생각하는 부모가 많지만, 세상에 이유 없는 일은 없다. 사례를 통해 현명한 자녀교육법을 알아보자.
Giai đoạn 10 tuổi trở lên hay được gọi là ‘thời kỳ bão tố’. Những đứa trẻ trên 10 tuổi đang ở giai đoạn từ trẻ con thành người lớn nên thường bất ổn, nhạy cảm và có nhiều chuyện xung đột với bố mẹ. Có nhiều phụ huynh nghĩ rằng con cái tuổi niên thiếu chống đối mình mà không có lý do gì cả, tuy nhiên trên đời này không có việc gì là không có lý do. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu phương pháp giáo dục con cái sáng suốt thông qua các ví dụ cụ thể.
아이에게 독이 되는 부모의 언행 Lời nói và hành xử của bố mẹ gây hại cho trẻ
부모들이 저지르기 쉬운 실수 중 하나는 아이의 잘못을 엄한 체벌이나 정서적, 물리적 폭력으로 바로잡으려하는 것이다. 아이가 이해하지 못한 부모의 말이나 행동은 약이 아닌 독이 된다. 아이의 나쁜 행동은 고치지도 못하고 아이의 내면에 억울함과 분노만 남긴다. 어떤 행동 때문에 혼났는지보다 어떻게 혼났는지만 기억하게 되므로 자신의 행동에 대해서 반성할 기회는 얻지 못하게 된다.
Một trong những lỗi mà phụ huynh thường hay mắc đó là phạt nặng khi trẻ làm sai, hoặc uốn nắn bằng bạo lực tinh thần hoặc thể chất. Những lời nói và hành xử của phụ huynh thiếu hiểu biết về trẻ không hề giúp ích mà ngược lại còn gây hại cho trẻ. Như vậy vừa không thể sửa được hành vi xấu của trẻ mà còn để lại sự ấm ức và tức giận trong lòng trẻ. Thay vì nhớ bị mắng vì lỗi gì thì trẻ chỉ nhớ đã bị mắng như thế nào và không có cơ hội kiểm điểm về hành động của bản thân.
상담실에서 만났던 많은 아이가 부모의 엄한 체벌이나 정서적, 물리적 폭력으로 인해 수치심과 불안, 공포, 분노, 혼란 등 부정적인 감정을 느꼈다고 얘기했다. 이런 아이들은 자존감이 낮고 자아상도 부정적이다.
Nhiều em mà chúng tôi gặp tại phòng tư vấn nói rằng các em có những cảm xúc tiêu cực như xấu hổ, bất an, sợ hãi, tức giận, rối loạn do những hình phạt nghiêm khắc hoặc sự bạo hành về thể chất, tinh thần từ bố mẹ. Những đứa trẻ này thường có sự tự tôn thấp và đánh giá tiêu cực về bản thân.
낮은 자존감은 대인관계에도 부정적인 영향을 미친다. 대상이 불분명한 공포와 분노 등을 발생시켜 삶의 질을 떨어뜨린다. 부모와의 갈등 때문에 상담실을 찾았던 지영이(가명)는 속에 쌓인 분노를 밖으로 표출하지 못해 위통과 두통, 우울증에 시달리기도 했다.
Lòng tự tôn thấp cũng ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối nhân xử thế. Những đối tượng này nảy sinh sự sợ hãi hoặc tức giận vô cớ khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút. Em Ji Young (tên giả định) – một học sinh đã tìm đến phòng tư vấn do mâu thuẫn với bố mẹ – đã không thể biểu lộ sự giận dữ chất chứa trong lòng, chính vì điều này khiến em phải khổ sở với cơn đau dạ dày, đau đầu và chứng trầm cảm.
생각할 시간을 주는 소통법이 중요 Phương pháp thấu hiểu quan trọng: cho thời gian suy nghĩ
상담실에서 만났던 부모들은 결코 처음부터 아이를 꾸짖고 상처 주려 한 것이 아니었다고 말한다. 그렇다면 왜 아이들에게 상처를 주는 행동을 반복했던 것일까?
Các phụ huynh mà chúng tôi gặp ở phòng tư vấn đều khẳng định ngay từ đầu không hề định mắng mỏ và gây tổn thương cho con. Vậy thì tại sao họ vẫn lặp lại hành động tổn thương con trẻ?
자신 역시 그렇게 교육받으며 자랐기 때문이다. 우리는 모두 각자가 경험한 가족관계에서 자유로울 수 없다. 부모에게서 받은 대로 아이들에게 주는 것이다. 자신도 모르는 사이에 부모에게서 받은 부정적 경험을 대물림하면서 불행을 반복하게 된다. 자신의 문제를 아이의 문제로 혼동하지 않아야 건강하게 자녀를 키울 수 있다. 내가 겪었던 과거의 경험이 현재 나에게 어떤 영향을 미치고 있는가를 성찰하는 것이 자녀교육을 위한 첫걸음이다.
Bởi vì bản thân họ cũng đã được giáo dục và lớn lên như thế.
Mỗi người trong chúng ta trước đây đều không được tự do trong quan hệ gia đình. Chúng ta dạy con cái theo những gì được dạy từ bố mẹ. Trong khi bản thân không ý thức được thì chúng ta vô tình truyền lại những trải nghiệm tiêu cực và lặp lại những bất hạnh. Phụ huynh cần không nhầm lẫn vấn đề của bản thân với vấn đề của trẻ thì mới có thể nuôi dạy con lành mạnh. Việc đầu tiên cần cho giáo dục con cái là hãy tự suy ngẫm xem những kinh nghiệm bản thân đã trải qua trong quá khứ đang ảnh hưởng như thế nào đến mình hiện tại.
욱하는 마음에 소리를 지르거나 손부터 올라가는 부모라면 먼저 자신의 감정부터 정리할 수 있어야 한다. 압력솥은 억지로 뚜껑을 열면 폭발하지만, 충분히 시간을 갖고 수증기를 빼주면 안전하고 수월하게 열린다. 일단 그 자리를 피해서 마음을 정리한 뒤 아이와 대화를 시도하는 것이 바람직하다. 잠시 침묵의 시간을 가진 후 대화를 시도하는 것은 아이에게 자신의 행동이나 말에 대해 생각하고 수습할 시간을 준다. 또한, 부모에게도 침착하게 대응할 수 있는 준비시간이 된다.
Nếu là phụ huynh dễ la hét hoặc động tay động chân khi nóng giận thì trước hết phải ổn định tâm trạng của bản thân. Nếu cố tình mở vung nồi áp suất thì nồi sẽ nổ, nhưng nếu có đủ thời gian và xả bớt hơi thì có thể mở an toàn và dễ dàng. Trước hết, bố mẹ cần tránh đi để ổn định tâm trạng sau đó thử nói chuyện với con thì sẽ có hiệu quả hơn. Việc thử đối thoại sau một khoảng thời gian ngắn yên lặng sẽ giúp trẻ có thời gian suy nghĩ và nắm bắt được lời nói hoặc hành động của bản thân. Ngoài ra đây cũng là thời gian chuẩn bị để bố mẹ có thể ứng phó một cách bình tĩnh.
요즘 사회적 이슈가 되고 있는 가정폭력은 특별한 사람에게만 해당하는 것이 아니다. 물리적 폭력뿐 아니라 언어적, 정서적 폭력도 가정폭력이기 때문이다. 자신의 스트레스를 조절하고 10대 자녀와의 갈등을 현명하게 대처하는 능력을 키우도록 하자.
Gần đây bạo lực gia đình đã trở thành vấn đề mang tính xã hội và đây không phải là chuyện chỉ xảy ra với một số người đặc biệt. Bởi vì không chỉ có bạo hành thể chất mà còn có cả bạo hành về ngôn ngữ và tinh thần. Hãy điều chỉnh căng thẳng của bản thân và rèn luyện khả năng ứng xử sáng suốt trước những mâu thuẫn xảy ra với con cái tuổi trên 10..
Nguồn bài viết: Tạp chí Rainbow