자기중심성이 강한 유아기 자녀와 말과 표정으로 대화하는 방법
Cách đối thoại bằng lời nói và nét mặt với trẻ nhỏ coi bản thân là trọng tâm
의존성이 강한 유아기 자녀들은 부모에게 많은 영향을 받게 된다. 특히 부모와 자녀가 맺는 정서적 관계 특성으로 인해 부모 정서는 그대로 자녀에게 노출되기 쉽다. 자녀와 언어적, 비언어적으로 바람직하게 상호작용하는 구체적인 방법을 익혀 보자.
Trẻ nhỏ vốn phải dựa nhiều vào cha mẹ sẽ chịu ảnh hưởng của cha mẹ. Đặc biệt, do đặc điểm quan hệ về mặt tình cảm giữa cha mẹ và con cái mà tình cảm của cha mẹ dễ dàng bộc lộ nguyên vẹn với con cái. Hãy cùng tìm hiểu phương pháp cụ thể tác động qua lại hợp lý về ngôn từ và phi ngôn từ với con em.
부모와 자녀는 마음으로 통하는 관계이다. 그리고 자녀는 부모의 마음에 들고 싶어 하는 존재다. 왜냐하면 먹고 자는 기본적인 것을 해결해 주는 사람, 무서울 때 안겨서 위로 받을 수 있는 가장 가까운 사람, 그리고 믿을 수 있는 사람이 부모이기 때문이다. 그렇기 때문에 부모가 자신의 마음을 말로 표현하지 않아도 자녀는 부모의 얼굴 표정을 살피면서 부모의 마음을 그대로 경험하기 쉽다.
Cha mẹ và con cái là mối quan hệ hiểu nhau bằng tấm lòng. Và con cái là một tồn tại muốn làm hài lòng cha mẹ. Bởi vì người giải quyết những vấn đề cơ bản như ăn, ngủ, người gần gũi nhất có thể sà vào lòng và được an ủi khi sợ hãi, và người có thể tin tưởng được chính là cha mẹ. Do đó, cha mẹ không thể hiện tấm lòng mình bằng lời nói thì con cái cũng dễ dàng trải nghiệm được tấm lòng của cha mẹ bằng cách quan sát nét mặt của cha mẹ.
그렇다면 한국이라는 낯선 곳에서 자녀를 키우는 과정 중 다문화가족 부모들이 가장 많이 겪게 되는 어려움은 무엇일까? 다른 문화적 전통 안에서 말도 원활하게 통하지 않는 상태, 아이 키우기와 관련된 가족의 도움을 받기도 어려운 상황에서 매일 매일 아이를 잘 키우기 위해 노력하고 있지만, ‘과연 이렇게 하는 것이 맞는 것인지?’에 대한 확신을 갖기 어려운 상황이 계속 반복되기 쉽다.
Nếu vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái tại một nơi xa lạ là Hàn Quốc, đâu là khó khăn nhất mà các bậc cha mẹ gia đình đa văn hóa gặp phải? Ở trong một truyền thống văn hóa khác, khi trạng thái ngôn ngữ còn chưa hiểu hết và hoàn cảnh khó nhận được sự giúp đỡ của gia đình liên quan đến việc nuôi dạy con cái, tuy các phụ huynh hàng ngày đều cố gắng để nuôi dạy con tốt nhưng rất dễ lặp lại những tình huống khó mà chắc chắn được như ‘liệu làm thế này có đúng hay không?”
“오늘 우리 엄마 기분은 어떨까? 나 때문인데, 어떻게 하지?”라고 생각하는 자녀의 마음을 부모가 어떻게 해야 할까요? Cha mẹ phải làm thế nào trước suy nghĩ của con cái “Tâm trạng mẹ mình hôm nay như thế nào nhỉ? Là tại mình rồi, mình phải làm sao đây?”?
유아기는 신체적, 정서적, 사회적, 인지적 발달이 매우 활발하게 이루어지는 시기이며 유아기의 대표적인 발달특성은 자기 중심성이다. 즉, 이 세상에서 일어나는 모든 일의 원인이 자신 때문이라고 생각하는 것이다. 내가 졸리니까 밤이 되는 것이고, 엄마가 화내는 것은 내가 엄마를 화나게 만들었기 때문이라고 생각한다. 그 결과 부모가 기분이 좋지 않을 때마다 유아기 자녀들은 괜한 죄책감을 느끼면서 점점 수동적이고 소극적인 행동을 하게 된다.
Thời kỳ trẻ nhỏ là thời kỳ sự phát triển về thể chất, tình cảm, xã hội, tri nhận vô cùng mạnh mẽ và đặc điểm phát triển tiêu biểu của thời kỳ này xem mình là trọng tâm. Điều đó có nghĩa là trẻ nghĩ nguyên nhân tất cả mọi việc xảy ra trên thế gian đều do mình. Trẻ sẽ nghĩ vì mình buồn ngủ nên trời chuyển thành đêm, mẹ giận là vì mình làm cho mẹ giận. Kết quả là mỗi khi tâm trạng bố mẹ không vui, con cái ở lứa tuổi này sẽ tự nhiên cảm thấy có lỗi và dần dần càng trở nên nhút nhát và có những hành động tiêu cực.
다문화가정의 많은 부모는 일상생활에서 자녀와 대화를 능숙하게 하는 일뿐 아니라 자녀의 학습 지도에도 부족함이 많기 때문에 답답함, 좌절감, 우울감을 겪기 쉽다. 이와 같은 두려움으로 자녀와 관련된 문제가 생기더라도 자꾸 회피하는 태도를 보이게 된다.
Nhiều bậc cha mẹ gia đình đa văn hóa trong sinh hoạt hàng ngày còn yếu kém không chỉ trong việc nói chuyện trôi trảy với con mà còn trong việc kèm cặp hướng dẫn con học nên rất dễ bị bực bội, thất vọng, trầm cảm và cho thấy thái độ cứ tránh né ngay cả khi xảy ra những vấn đề liên quan đến con cái từ những nỗi lo sợ như trên.
그러나 이와 같은 걱정 때문에 부모가 자녀에게서 심리적, 물리적으로 거리감을 가지게 되면 자녀들은 이 세상에 단 한 사람밖에 없는 아버지, 어머니로부터 받아야 하는 많은 것을 놓치게 된다. 부모가 한국어 실력이 부족하더라도 자녀와 많은 대화를 나눌 수 있도록 끊임없이 노력하는 것이 중요하다.
Thế nhưng nếu cha mẹ làm cho con cái có khoảng cách về mặt tâm lý, vật lý bởi những nỗi lo lắng như trên thì con bạn sẽ bị vuột mất những thứ phải được nhận từ cha mẹ là người chỉ có một trên đời. Dù năng lực tiếng Hàn của cha mẹ còn yếu thì việc cố gắng không ngừng để có thể nói chuyện tâm sự nhiều với con cái là điều rất quan trọng.
부모의 눈치를 보는 아이와 불안한 부모, 말과 표정으로 대화하며 풀 수 있어요 Có thể giải tỏa những đứa trẻ sợ sệt cha mẹ và những bậc cha mẹ bất an bằng đối thoại bằng lời nói và nét mặt
1. 간단한 말이라도 자주 많이 한다. 부모와 자녀는 일상생활을 같이 하면서 대화를 하게 되므로 간단한 말이라도 그 때의 주변 상황을 참고하면 의미 전달은 충분히 할 수 있다.
Thứ nhất, thường xuyên nói dù chỉ là câu đơn giản. Cha mẹ và con cái sinh hoạt hàng ngày cùng nhau sẽ đối thoại với nhau nên dù chỉ là câu đơn giản nhưng nếu tham khảo thêm tình huống xung quanh lúc đó thì có thể truyền đạt được ý nghĩa đầy đủ.
2. 말 의 의 미 와 표 정 을 통일시켜서 말한다. 즉, 자녀에게 사랑을 담아 인정하는 말을 할 때는 표정을 편안하게 하고, 통제가 필요할 때에는 말과 표정을 단호하고 엄격하게 통일시키는 것이다. 유아기 자녀는 말보다는 상대방의 표정, 어조, 몸짓과 같은 신체적인 표현에 더 많은 의미를 부여하기 때문이다.
Thứ hai, thống nhất ý nghĩa của lời nói và nét mặt để nói. Có nghĩa là khi nói lời chứa đựng tình yêu, hãy thể hiện nét mặt dịu dàng, còn khi cần có sự kiểm soát thì lời nói và nét mặt phải dứt khoát và thống nhất thật nghiêm khắc. Đó là vì đối với con cái ở tuổi nhỏ, những biểu hiện của cơ thể như nét mặt, ngữ điệu, hành động mang lại nhiều ý nghĩa hơn là lời nói.
3. 부모의 모국어도 한국어와 같이 사용해 본다. 자신이 익숙한 말로 자유롭게 말할 수 있는 것은 매우 중요하다. 아직 어색하고 서툰 한국말로 억지로 말하기보다는 아버지, 어머니의 모국어로 진정한 감정을 편안하고 솔직하게 표현하는 것이 좀 더 효과적이다.
Thứ ba, cùng sử dụng tiếng mẹ đẻ của bố / mẹ và tiếng Hàn Quốc. Việc nói tự do bằng ngôn ngữ quen thuộc của mình là điều vô cùng quan trọng. Thể hiện tình cảm chân thành một cách nhẹ nhàng và chân thật bằng tiếng mẹ đẻ của bố / mẹ sẽ có hiệu quả hơn là cố tình nói bằng tiếng Hàn Quốc vẫn còn thiếu tự nhiên và không trôi trảy.
Nguồn bài viết: Tạp chí Rainbow