한국인에게 낯선 베트남 문화 – 여성의 날이 두 번 있는 나라
NÉT VĂN HÓA XA LẠ VỚI NGƯỜI HÀN QUỐC CỦA VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CÓ TỚI 2 NGÀY DÀNH CHO PHỤ NỮ
한국인에게 그다지 친숙하지 않은 날이 여성의 날이다. 대개의 한국여성들은 여성의 날이 있는 줄도 모르고 산다.
Ngày dành cho phụ nữ là một ngày khá xa lạ đối với người Hàn Quốc. Phần lớn phụ nữ Hàn Quốc đều không hề biết đến sự tồn tại của ngày này.
그러다가 베트남에 와서 여성의 날을 맞이하면 어리둥절하지 않을 수 없다. 그 먼지 많고 우중충한 거리가 온통 꽃으로 장식되고, 기존의 꽃 가게는 물론 갑자기 등장한 떳다방 화원까지 가세하여 전 도로를 꽃으로 가득 채우며 거리의 색깔을 확 바꾸어 놓는다.그뿐이랴. 여기저기서 날라오는 문자 멧세지에, 꽃다발에, 전화에, 선물에, 이건 생일보다 더 진한 축하를 받는다. 그런데 이런 날이 봄, 가을로 일년에 두 번씩이나 있다.도대체 베트남 사람들은 여성을 얼마나 존중히 여기면 우리나라에는 한 번도 없는 날이 베트남에는 두 번씩이나 있단 말인가. 혹시 이들은 여성을 女神(여신)으로 여기는 것은 아닐까? 궁금하지 않을 수 없다.
Vậy mà đến Việt Nam, tôi không khỏi bối rối khi bắt gặp ngày dành cho phụ nữ. Ngay cả những con đường đầy bụi và tối tăm cũng được trang trí bởi hoa, ngoài các cửa hàng hoa có sẵn, những quầy hoa vốn không có bỗng nhiên xuất hiện tràn ngập các đại lộ và khiến cho đường phố dường như khoác lên mình sắc màu tươi mới. Không chỉ thế, ở khắp nơi, những người phụ nữ nhận được tin nhắn, hoa, điện thoại, quà chúc mừng còn nhiều hơn cả ngày sinh nhật. Ở đất nước này còn có những 2 ngày như thế vào mùa xuân và mùa thu. Vậy mới thấy người Việt Nam coi trọng phụ nữ như thế nào, trong khi *Hàn Quốc chúng ta ngay cả một ngày như vậy cũng không có. Liệu có phải họ coi phụ nữ là nữ thần 女神 hay không? Tôi không thể không tò mò vì điều đó.
베트남에서 살면 살수록 더욱더 알 수 없는 것이 베트남의 여성이라고 해도 과언이 아닐 것이다. 우선 베트남의 여성은 못하는 것이 없다. 환경미화원, 아파트관리, 이삿짐센터인부, 건설현장 노가다, 모래채취, 염전채취, 심지어 탄광의 석탄채굴까지 한다. 한국에서는 남성의 직업으로 알고 있었던 것들이 베트남에 오면 거의 다 여성의 직업이다. 게다가 자녀가 행실이 바르지 못하면 한국은 ‘호로자식’이라며 아버지를 욕하는데 베트남은 엄마를 욕하고(con hu tai me), 손주가 버릇이 없으면 할머니를 욕한다(chau hu tai ba). 자녀 양육의 책임도 여성이 져야 한다는 말이다. 그리고 베트남 여성의 덕목 첫째 조건으로는 ‘적이 쳐들어 오면 나가 싸운다’ 이다. (Giac đen nha đan ba cung đanh). 도대체 베트남여성의 사회적 책임은 어디까지인지 그 상한선을 알 수가 없다.
Càng sống ở Việt Nam tôi càng thấy việc người phụ nữ ở đây được mệnh danh là ‘phụ nữ của đất nước Việt Nam’ cũng không phải là nói quá. Trước tiên phụ nữ Việt Nam không có việc gì là không làm được. Từ công nhân môi trường, quản lý khu chung cư, nhân viên trung tâm chuyển nhà, công nhân tại công trường xây dựng, xúc cát, làm muối, thậm chí làm công nhân khai thác than trong các hầm mỏ.
Những ngành nghề mà ở Hàn Quốc người ta nghĩ chỉ dành riêng cho nam giới thì tại Việt Nam, hầu như cũng đều là nghề của nữ giới. Không những thế, nếu con cái hư hỏng, có hành vi không đúng đắn thì ở đây người ta mắng người mẹ với câu ‘con hư tại mẹ’, hoặc mắng bà với câu ‘cháu hư tại bà’, trong khi ở Hàn Quốc lại mắng người cha ‘con hư tại bố’. Điều này có nghĩa là ở đây nữ giới cũng là người mang trọng trách nuôi dạy con cái mình. Ngoài ra, điều đầu tiên quy định trong đức hạnh của người phụ nữ là nếu giặc đến thì phải đánh: ‘giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’. Rốt cục tôi không thể hiểu được trách nhiệm xã hội của người phụ nữ Việt Nam to lớn đến đâu.
이런 초인적인 베트남 여성의 사회적 역할과 ‘여성의 날’은 결코 무관할 수가 없다. 여성의 날을 일년에 두 번씩이나 지키는 것을 보더라도 베트남 여성의 사회적 활약이 어떠했는지 짐작할 수 있다. 봄에 지키는 여성의 날은 1975년에 UN이 여성의 권리와 세계 평화를 위한 국제연합의 날로 3월8일을 제정하여 선포하면서 시작되었다. 그럼 10월20일 베트남 여성의 날은 어떤 내용을 담고 있는가. 그리고 ‘세계 여성의 날’과 ‘베트남 여성의 날’은 어떤 차이가 있을까?
Không thể nói rằng vai trò xã hội xuất sắc của người phụ nữ Việt nam và ‘ngày của nữ giới’ hoàn toàn không có liên quan gì đến nhau. Chỉ nhìn vào việc 1 năm có những 2 ngày dành cho phụ nữ, cũng có thể đoán được vai trò xã hội của người phụ nữ nơi đây như thế nào. Ngày phụ nữ đầu tiên vào mùa xuân là ‘ngày quốc tế phụ nữ’ bắt đầu có trên thế giới từ năm 1975 khi UN (liên hiệp quốc) quyết định chọn ngày 8/3 là ngày liên hiệp quốc tế vì quyền lợi của nữ giới và vì hòa bình thế giới. Việt Nam cũng tham gia vào hoạt động này một cách tích cực và kỉ niệm ngày này từ năm 1977 đến nay. Và ngày phụ nữ thứ 2, ngày 20/10 là ngày phụ nữ Việt Nam. Vậy thì ‘ngày quốc tế phụ nữ’ và ‘ngày phụ nữ Việt Nam’ có gì khác nhau?
18세기부터 시작된 산업혁명과 시민혁명(1789년)으로 인해 기존에 가사노동만 담당했던 여성들이 노동자 계급의 일원이 되면서 생산활동에 참여하게 되엇으나, 남성중심의 사회에서 여성은 노예와 같은 취급을 받으며 남녀평등의 목표를 향해 피나는 투쟁을 시작하게 된다. 이런 투쟁의 결과로 ‘세계 여성의 날’이 만들어진 것이다.
Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ thế kỉ 18 và cách mạng thị dân (năm 1798), người phụ nữ vốn chỉ đảm đương công việc nội trợ trong gia đình đã trở thành nhân lực đứng trong đội ngũ người lao động, họ cũng tham gia vào hoạt động sản xuất nhưng trong xã hội coi trọng đàn ông, họ lại bị đối xử như nô lệ. Vì thế họ đã bắt đầu đấu tranh, đổ máu để hướng đến mục tiêu nam nữ bình quyền. Nhờ kết quả của cuộc đấu tranh đó mà ngày quốc tế phụ nữ ra đời.
그러나 베트남의 여성의 날은 양성평등의 실현을 위한 남성들과의 투쟁의 역사가 아닌, 조국을 구하기 위한 적군과의 투쟁의 역사이다. 프랑스식민통치 기간에 많은 여성들이 일어나 여성단체를 조직하여 프랑스에 항거하였다. 그 중에 가장 대표적인 여성이 밍카이(Nguyen Thi Minh Khai)로 우리 나라 유관순 열사에 비교되는 인물이다. 그녀는 17세 소녀시절인 1927년에 일련의 여성들과 함께 나라를 구하기 위한 모임을 결성하여 프랑스에 항거하기 시작했다.
Thế nhưng ngày phụ nữ Việt nam không phải là ngày kỉ niệm cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng giới của phụ nữ Việt Nam mà nó có lịch sử là cuộc đấu tranh cứu nước chống xâm lược. Thời kì là thuộc địa của thực dân Pháp, đông đảo phụ nữ Việt Nam đã đứng lên lập nên các tổ chức phụ nữ để chiến đấu với kẻ thù. Trong đó có thể coi Nguyễn Thị Minh Khai là đại diện tiêu biểu ngang hàng với liệt sĩ Yu Kwan Soon của Hàn Quốc chúng ta. Vào năm 1927 khi mới là một cô gái 17 tuổi, bà Minh Khai đã cùng với một đoàn những người phụ nữ khác hợp lại thành hội cứu quốc và bắt đầu đấu tranh chống Pháp.
그 후 이와 비슷한 모임인 해방여성회, 민주여성회, 반제국여성회 등이 도처에서 결성되었다. 이들은 권총을 들고 전투기를 떨어뜨렸으며, 전투함을 폭발시키고, 자국군대를 위해 없는 길을 만들고 다리를 놓았다. 그녀들은 감옥에서도 불굴의 투지로 끝까지 저항을 하며 장렬한 최후를 맞이했다, 이 뿐이랴, 수백만의 어머니들은 아들과 남편들에게 전쟁에 나갈 것을 독려했으며 낮에는 생업에 종사하고 밤에는 군인들의 식량을 나르며, 남겨진 자녀를 돌보면서 베트남을 지켜냈다. 이러한 베트남 여성들의 희생이 없었던들 어떻게 베트남의 오늘이 있을 수 있겠는가!. 그래서 베트남 공산당은 현 여성연맹의 전신인 ‘反제국 베트남여성회’의 창립일 (1930.10.20)을 여성의 업적을 기리는 날로 정하고 ‘베트남 여성의 날’이라고 명명하였다.
Sau đó những tổ chức tương tự như thế cũng xuất hiện như hội phụ nữ giải phóng, hội phụ nữ dân chủ, hội phụ nữ phản đế. Họ đã cầm súng bắn rơi máy bay phản lực, bắn cháy tàu chiến, mở đường và xây cầu phục vụ đội quân đi chiến đấu. Ngay cả ở trong tù các cô cũng giữ vững tinh thần đấu tranh bất khuất đến cùng, không chỉ thế, rất nhiều người mẹ luôn động viên con trai và chồng ra mặt trận, ban ngày họ chăm lo sản xuất, ban đêm họ vận chuyển lương thực cho bộ đội, chăm sóc nhứng đứa con ở nhà và bảo vệ tổ quốc. Nếu không có sự hy sinh lớn lao ấy thì làm sao có thể có được một Việt nam như ngày hôm nay. Vì thế, Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn ngày thành lập hội phụ nữ Việt Nam phản đế (20.10.1930) là tiền thân của hội liên hiệp phụ nữ Việt nam làm ngày biểu dương sự nghiệp cứu nước của những người phụ nữ và đặt tên là ‘ngày phụ nữ Việt nam’.
세계여성의 날은 불평등한 여성의 권리를 동등하게 하고자 서구 언니들이 흘린 피의 결과라면, 베트남의 여성의 날은 조국을 지키기 위해 외세에 항거하며 흘린 베트남 언니들의 피의 결과이다. 둘 다 위대한 우리의 언니들이다. 그들이 있었기에 오늘날 우리 동생들이 인간답게 투표권을 행사하며 우리의 목소리를 내며 살 수 있게 된 것이 아니겠는가.
Nếu như ngày quốc tế phụ nữ là kết quả hy sinh xương máu của những người phụ nữ phương Tây đòi quyền bình đẳng cho giới nữ thì ngày phụ nữ Việt Nam lại là kết quả hy sinh xương máu của các mẹ, các chị đấu tranh với giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Nhờ có họ mà ngày nay những người con, những người em được giành quyền bầu cử đúng với tư cách công dân và phụ nữ Việt Nam có được tiếng nói trong xã hội.
(한국에도 여성의 날을 지키지만 극 소수의 여성단체들만이 기념행사를 하고 베트남처럼 사회 속에 깊숙이스며들지 못했다)
* Ghi chú: Ở Hàn Quốc cũng có ngày phụ nữ nhưng chỉ có một số ít các đoàn thể phụ nữ tổ chức lễ kỉ niệm và nó chưa thể ăn sâu vào tiềm thức xã hội giống như ở Việt Nam
Tác giả bài viết: Kim Young Shin/Trung Tam Giao Luu Van Hoa Viet-Han