한국의 가족생활은 다른 나라와 구별되는 고유한 특징이 있다. 한국가족의 특징을 이해한다면 가족 생활이 좀 수월할 수 있으며, 한국의 문화를 이해하는 데 도움이 된다. 가족문화는 각 가정마다 차이가 있고, 지역에 따라 차이가 있다. 한국은 전통적으로 유교문화의 영향을 받았다. 이에 한국 가족문화는 유교문화권 국가들과 유사한 측면이 많지만, 급속한 산업화 과정을 거치면서 한국의 가족문화도 점차 변하고 있다.
Sinh hoạt gia đình của Hàn Quốc có đặc trưng cố hữu khác với các quốc gia khác. Nếu hiểu đặc trưng của gia đình Hàn Quốc thì có thể sinh hoạt trong gia đình thuận lợi hơn và còn có ích cho việc hiểu văn hóa Hàn Quốc. Văn hóa gia đình ở mỗi gia đình và khu vực đều có sự khác nhau. Hàn Quốc từ xưa đến nay đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo. Do vậy, văn hóa gia đình Hàn Quốc mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo khác nhưng việc trải qua quá trình công nghiệp hóa tốc độ cao đã khiến cho văn hóa gia đình của Hàn Quốc cũng dần dần đang có sự thay đổi.
(1) 가족관계 Quan hệ gia đình
• 가족원 한 사람 한 사람의 행복 못지않게 가족 간의 화목을 중요하게 생각한다.
• Coi trọng sự hòa thuận của gia đình cũng như hạnh phúc của từng người trong gia đình.
• 가족 내 위, 아래의 순위와 질서를 중요하게 여긴다. 가정에서는 부모, 조부모, 친척 중 웃어른을 공경할 것을 가르친다.
• Coi trọng trật tự trên dưới trong gia đình. Trong gia đình dạy cung kính những người lớn như bố mẹ, ông bà, họ hàng và con cái học sự biểu hiện ý kiến của bản thân một cách lễ phép.
• 성인자녀가 노부모와 동거하며 부양하는 경우도 있으나, 노후를 자립적으로 자신의 집에서, 배우자와 함께 보내고 싶어하는 노부모의 의지가 높아지고 있다.
• Vẫn có trường hợp các con cái trưởng thành sống chung với bố mẹ già, nhưng ý chí của bố mẹ già muốn sống cuộc sống tuổi già một cách tự lập tại ngôi nhà của mình, muốn dành thời gian cùng với người bạn đời thì ngày càng được nâng cao.
• 다양화된 사회와 인식의 변화, 그 외 여러 요인들로 인해 가족의 모습이 다양해지고 있다. 한부 모 가족, 조손 가족, 다문화 가족, 입양 가족, 재혼 가족, 1인 가족 등 여러 형태의 가족에 대한 개인적, 사회적 수용도가 높아지고 있다.
• Xã hội được đa dạng hóa và sự thay đổi nhận thức, ngoài ra còn do nhiều lý do khác nữa mà hình dạng của gia đình đang từ từ được đa dạng hơn. Mức độ tiếp nhận về mặt cá nhân, mặt xã hội đối với gia đình thuộc hình dạng khác nhau như gia đình có mẹ hoặc cha đơn thân, gia đình ông bà-cháu, gia đình đa văn hóa, gia đình nhận con nuôi, gia đình tái hôn, gia đình 1 thành viên, vv…. cũng đang dần được nâng cao hơn.
(2) 부부관계 Quan hệ vợ chồng
• 부부 간의 관계도 좋아야 하지만, 가족 내에서 자녀로서의 역할, 부모로서의 역할을 잘 수행하는 것도 중요하게 여긴다.
• Quan hệ vợ chồng phải tốt nhưng trong gia đình, việc thi hành vai trò của bố mẹ, vai trò của con cái được coi trọng.
• 가족과 관련된 일에서 남편과 아내가 상의하여 의사결정을 함께 하고, 여성과 남성이 동일한 가 족 부양, 자녀 돌봄, 가사 노동의 책임을 가져야 한다는 의식이 높아지고 있다.
• Chồng và vợ phải cùng nhau thảo luận để cùng đưa ra ý kiến quyết định trong công việc liên quan đến gia đình, nhận thức về việc người phụ nữ và nam giới đều phải có trách nhiệm nuôi dưỡng gia đình, chăm sóc con cái, công việc nhà như nhau cũng đang được nâng cao hơn.
• 배우자와의 의사소통 만족도가 높을수록, 자녀 돌봄 분담에 대한 만족도가 높을수록 전반적인 부부관계 만족도가 높게 나타난다.
• Mức độ hài lòng về sự giao tiếp với người bạn đời càng cao, và mức độ hài lòng về việc phân chia công việc chăm sóc con cái càng cao thì mức độ hài lòng về mối quan hệ vợ chồng về mặt tổng thể cũng được nâng cao.