[KIIP lớp 5 심화 sách mới] 12과. 남북통일을 위한 노력 Nỗ lực thống nhất hai miền Triều Tiên

0
4836

1. 분단된 남북의 현실은 어떠할까? Hiện thực của một Triều Tiên bị chia cắt như thế nào?

분단의 현실과 문제점 Hiện thực và vấn đề chia cắt
한국은 1945년 광복 이후 38도선으로 남과 북이 분단되었으며, 6·25 전쟁을 겪으면서 남북 분단이 굳어진 채 오늘에 이르고 있다. 남북 분단으로 인해 겪는 문제가 적지 않다.
우선 남북 분단은 수많은 이산가족을 만들었다. 이산가족은 6·25 전쟁을 피해 이동하는 과정에서 헤어진 가족과 고향에 대한 그리움으로 고통받고 있다.
또한, 오랜 분단으로 남북한 언어와 생활 방식이 달라지고 있다. 분단이 길어질수록 이러한 이질화 현상도 심해질 것으로 예상된다.
Sau giải phóng năm 1945, hai miền Nam – Bắc Triều Tiên bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38. Trải qua chiến tranh Triều Tiên sự phân chia của Nam và Bắc Triều Tiên đã trở nên sâu sắc và đang tiếp nối cho đến ngày nay. Có rất nhiều vấn đề phải đối mặt bởi sự chia cắt của 2 miền Nam Bắc Triều Tiên.
Trước hết, sự chia cắt của Nam và Bắc Triều Tiên đã tạo ra nhiều gia đình ly tán. Trong quá trình di chuyển thoát khỏi Chiến tranh Triều Tiên, các gia đình ly tán đang phải chịu nỗi đau đớn bởi sự nhớ nhung về gia đình bị chia cắt và quê hương của họ.
Ngoài ra, ngôn ngữ và phương thức sinh hoạt của hai miền Triều Tiên đang trở nên khác biệt do sự chia cắt lâu dài. Hiện trạng khác biệt hóa này được dự đoán sẽ trở nên trầm trọng hơn khi sự chia cắt tiếp tục kéo dài.
현실: hiện thực (Sự thật hay trạng thái hiện tại có trong thực tế)
굳어지다: ăn sâu vào máu, không thể dứt bỏ, cố định (Những thứ như công việc hay hiện tượng, lời nói hay hành động xuất hiện liên tục trở nên cố định và còn lưu lại)
이질화: sự khác biệt hóa

경제적 측면에서는, 분단으로 인해 남북한 모두 막대한 비용과 인력을 국방에 사용하고 있다는 점을 꼽을 수 있다. 남한의 경우 2020년 국방비로 50조 원이 넘는 돈을 사용했고 매년 약 50만 명 이상의 젊은이가 군에 입대하고 있다.
한편, 북한의 핵실험이나 미사일 발사 등으로 인해 남북한이 갈등을 겪는 경우 국내외 사람들을 불안하게 할 수 있다는 점도 분단의 문제점이라고 할 수 있다.
Xét về khía cạnh kinh tế, có thể chỉ ra rằng cả Nam và Bắc Triều Tiên đều đang tiêu tốn rất nhiều tiền của và nhân lực cho quốc phòng do sự chia cắt. Trong trường hợp của Hàn Quốc, hơn 50 nghìn tỷ won đã được chi cho quốc phòng vào năm 2020 và hơn 500.000 thanh niên nhập ngũ mỗi năm.
Mặt khác, trường hợp hai miền Triều Tiên xảy ra xung đột do Bắc Hàn thử nghiệm hạt nhân hay phóng tên lửa có thể khiến người dân trong và ngoài nước bất an cũng có thể coi là vấn đề của sự chia cắt.
꼽다: vạch ra, đưa ra
막대하다: to lớn, khổng lồ, kếch xù
입대하다: nhập ngũ, đi bộ đội
핵실험: thử nghiệm hạt nhân.
미사일: tên lửa
발사: sự nổ súng, sự bắn ra, sự phóng ra

분단 비용과 통일 비용 Chi phí chia cắt và chi phí hợp nhất
남북한이 분단 상태를 유지하는 데 쓰는 돈을 분단 비용이라고 한다. 여기에는 국방비처럼 직접 들어가는 돈은 물론 외교적 경쟁 비용, 남북 갈등에 대한 불안, 이산가족의 아픔 등도 포함된다.
Số tiền mà hai miền Triều Tiên sử dụng để duy trì trạng thái chia cắt được gọi là chi phí chia cắt. Ở đây không chỉ bao gồm tiền hao tổn trực tiếp như chi phí quốc phòng mà còn bao hàm cả chi phí cạnh tranh ngoại giao, bất an về xung đột liên Triều và nỗi đau của các gia đình ly tán.
국방비: chi phí quốc phòng, ngân sách quốc phòng
들어가다: mất, hao tổn

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 7과. 민주주의의 발전 Sự phát triển của chủ nghĩa dân chủ

반면, 통일 비용은 통일을 위해 남북의 차이를 줄이고 교류하며 통합해 가는데 사용되는 돈을 말한다. 예를 들면, 남북 제도 통합 비용, 경제적 투자 비용 등이다. 통일을 하는 데도 많은 비용이 들지만, 길게 보면 분단 비용이 통일 비용보다 더 크다고 할 수 있다. 통일이 되면 국방비나 외교 비용을 줄여 경제 개발, 교육, 복지 등에 사용할 수 있기 때문에 한국이 더욱 발전할 수 있을 것으로 기대된다.
Mặt khác, chi phí thống nhất nói đến tiền được sử dụng để giảm bớt sư khác biệt giữa hai miền Triều Tiên và giao lưu rồi tiến tới sáp nhập để thống nhất. Ví dụ, chi phí sáp nhập chế độ của 2 miền Nam Bắc và chi phí đầu tư kinh tế. Mặc dù việc thống nhất tiêu tốn rất nhiều tiền, nhưng có thể thấy rằng về lâu dài thì chi phí chia cắt sẽ lớn hơn chi phí thống nhất. Sau khi thống nhất, người ta kỳ vọng Hàn Quốc sẽ có thể phát triển hơn nữa vì có thể giảm chi phí quốc phòng hay ngoại giao và sử dụng nó cho phát triển kinh tế, giáo dục và phúc lợi.

알아두면 좋아요
남한과 북한의 언어, 얼마나 달라졌나요? Ngôn ngữ của Nam và Bắc Hàn khác nhau như thế nào?

남한과 북한은 같은 한국어를 사용하지만, 오랜 분단으로 인해 일상생활에서 쓰이는 언어가 많이 달라졌다. 북한에서는 외래어(외국에서 들어온 말) 사용을 자제하기 때문에 한글로 된 단어가 더 많은 편이다. 예를 들어 ‘아이스크림’을 북한에서는 ‘얼음보숭이’라고 부른다. 남북의 언어 이질화를 극복하고 남북통일에 이바지하기 위해 남한과 북한이 공동으로 「겨레말큰사전」을 만들고 있다.
Nam và Bắc Hàn sử dụng chung tiếng Hàn Quốc, nhưng ngôn ngữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đã trở nên khác đi rất nhiều do sự chia cắt lâu dài. Vì ở Bắc Hàn hạn chế sử dụng các từ ngoại lai (từ vựng được du nhập từ một quốc gia khác), nên thuộc diện có nhiều từ được dùng bằng tiếng thuần Hàn hơn. Ví dụ, ‘아이스크림 – kem’ được gọi là ‘얼음보숭이’ ở Bắc Hàn. Để khắc phục sự khác biệt hóa về ngôn ngữ giữa hai miền Triều Tiên và góp phần vào sự thống nhất của hai miền, Nam và Bắc Triều Tiên đang cùng nhau làm ra 「Đại từ điển ngôn ngữ dân tộc」.
외래어: từ ngoại lai (Từ vựng được du nhập từ một quốc gia khác và được sử dụng như quốc ngữ)
이바지하다: cống hiến, đóng góp
겨레말: ngôn ngữ của dân tộc

2. 통일을 위해서 어떤 노력을 하고 있을까?
Những nỗ lực nào đang được thực hiện để thống nhất?


통일의 필요성과 장점 Sự cần thiết và lợi thế của việc hợp nhất

남북통일이 되면 첫째, 한반도에 평화를 가져오는 것은 물론 세계 평화에도 기여할 수 있다. 이를 통해 남북한 구성원 모두의 안전한 삶을 보장할 수 있다. 둘째, 원래 하나였던 남북의 동질성을 회복할 수 있다. 특히 남한과 북한에 흩어져 있는 이산가족이 다시 고향을 찾고 서로 만날 수 있다. 셋째, 경제 발전과 정치적 안정을 통해 국가 경쟁력을 높일 수 있다. 원래 국방비로 사용했던 돈의 일부를 경제에 투자할 수 있고 국토의 효율적인 이용도 가능하다. 북한 주민의 삶을 개선하는 데도 도움을 줄 수 있다.
Thứ nhất, việc hai miền Triều Tiên thống nhất không chỉ có thể mang lại hòa bình cho Bán đảo Triều Tiên mà còn có thể góp phần vào hòa bình thế giới. Thông qua việc nà có thể đảm bảo cuộc sống an toàn cho tất cả thành viên của hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Thứ hai, tính đồng nhất giữa hai miền Triều Tiên vốn là một, có thể được phục hồi. Đặc biệt, những gia đình ly tán bị rải rác ở hai miền Nam – Bắc Triều Tiên có thể tìm lại quê hương và gặp lại nhau. Thứ ba, năng lực cạnh tranh quốc gia có thể được nâng cao thông qua phát triển kinh tế và ổn định chính trị. Một phần số tiền vốn dĩ được sử dụng cho mục đích quốc phòng có thể được đầu tư vào nền kinh tế và có thể sử dụng hiệu quả lãnh thổ. Nó cũng có thể giúp việc cải thiện cuộc sống của người dân Bắc Triều Tiên.
동질성: tính đồng chất, tình thuần nhất
회복하다: phục hồi, hồi phục
흩어지다: bị rải rác, bị vương vãi, bị chia tách, bị tan tác

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 4과. 대한민국 국민을 위한 복지 Phúc lợi cho công dân Hàn Quốc

통일을 위한 노력 Nỗ lực thống nhất
통일은 하루아침에 이루어지는 것이 아니므로 인내심을 가지고 꾸준히 노력해야 한다.
첫째, 남북한 사이에 다양한 방식의 교류·협력을 이어가고 확대함으로써 신뢰를 쌓아가는 노력이 필요하다. 반드시 남북정상회담이나 장관들의 만남이 아니더라도 운동선수, 학자, 학생, 기업인, 이산가족 등과 같은 민간 분야에서의 만남을 통해서도 교류를 지속해야 한다.
Việc thống nhất không thể xảy ra trong một sớm một chiều, vì vậy phải có lòng nhẫn nại và nỗ lực đều đặn.
Thứ nhất, cần nỗ lực xây dựng sự tin cậy bằng cách tiếp nối và mở rộng giao lưu, hợp tác trên nhiều phương diện giữa hai miền Triều Tiên. Ngay cả khi đó không nhất thiết phải là hội nghị thượng đỉnh liên Triều hoặc cuộc gặp giữa các bộ trưởng, sự giao lưu vẫn phải tiếp tục thông qua các cuộc gặp trong phạm vi dân sự như vận động viên, học giả, sinh viên, doanh nhân và các gia đình ly tán.
인내심: lòng nhẫn nại
신뢰: sự tín nhiệm, sự tin cậy

둘째, 외교를 통해 한반도 주변 국가들과 국제 사회가 남북통일에 협력할 수 있도록 해야 한다. 통일은 남한과 북한의 노력은 물론 국제 사회의 지지 속에서 이루어지는 것이 바람직하기 때문이다.
셋째, 통일에 대비하여 관련 법과 제도를 마련해야 한다. 예를 들어, 하나원과 같은 기관을 통한 북한 이탈 주민 지원, 기업이나 시민단체 등의 남북한 교류 활동 지원, 통일된 한국에 필요한 교육과 연구 지원 등이 더욱 활성화될 수 있도록 법과 제도가 뒷받침되어야 한다.
Thứ hai, thông qua ngoại giao, các nước xung quanh Bán đảo Triều Tiên và cộng đồng quốc tế có thể hợp sức trong việc thống nhất hai miền Nam – Bắc Triều Tiên. Vì việc đạt được sự thống nhất trong sự nỗ lực của Nam và Bắc Triều Tiên cũng như sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế là đúng đắn.
Thứ ba, các luật và chế độ liên quan để phòng bị cho việc thống nhất phải được chuẩn bị. Ví dụ, luật pháp và chế độ phải được hậu thuẫn để có thể phát triển hơn các việc như hỗ trợ những người đào tẩu khỏi Bắc Hàn thông qua các cơ quan như Hanawon, hỗ trợ các hoạt động trao đổi liên Triều của doanh nghiệp hay đoàn thể dân sự, hỗ trợ giáo dục và nghiên cứu cần thiết cho một Hàn Quốc được thống nhất.
바람직하다 (adj): lí tưởng, đúng đắn
뒷받침되다: được hỗ trợ, được hậu thuẫn
활성화되다: trở nên phát triển, trở nên sôi nổi

알아두면 좋아요
스포츠로 하나된 남북 단일팀이 걸어온 길 Con đường theo đuổi đội đơn nhất (đội thống nhất) mà Nam Bắc Triều Tiên trở thành một bởi thể thao

남북 단일팀이란 올림픽 등 국제스포츠 경기 대회에서 남북한 선수들이 한 팀을 이뤄 출전하는 것이다. 1945년 분단 이후 1991년 세계탁구선수권과 세계 청소년 축구 선수권, 2018년 평창 동계올림픽 여자 아이스하키와 세계탁구 선수권 여자 탁구팀, 자카르타-팔렘방 아시안 게임 농구·카누· 조정까지 5번의 남북 단일팀이 구성돼 경기에 출전했다. 특히 1991년 세계탁구 선수권대회에서 남북 단일팀이 단체전 우승을 하며 국민들에게 큰 감동을 전했다. 이후 영화 <코리아>로도 만들어졌다. 이 대회부터 남북한 국기 대신 하늘색 한반도기가 걸리고 국가 대신 <아리랑>이 불렸다.
Đội đơn nhất (thống nhất) Nam Bắc Triều Tiên là việc các vận động viên Bắc và Nam Triều Tiên ra thi đấu như một đội trong các trận đấu thể thao quốc tế như Thế vận hội. Sau khi chia cắt vào năm 1945 đã có 5 lần đội thống nhất ​​Nam Bắc Triều Tiên được thành lập và ra thi đấu bao gồm: Giải vô địch bóng bàn thế giới và Giải vô địch bóng đá thanh thiếu niên thế giới năm 1991, khúc côn cầu trên băng nữ Thế vận hội mùa đông Pyeongchang, đội bóng bàn nữ giải vô địch bóng bàn thế giới, và Jakarta Palembang Asian Games với bóng rổ, bơi xuồng và chèo thuyền năm 2018. Đặc biệt, tại Giải vô địch bóng bàn thế giới năm 1991, một đội thống nhất Nam – Bắc Triều Tiên đã giành chiến thắng trong nội dung đồng đội, để lại cảm động lớn cho người dân. Sau đó bộ phim <코리아> cũng đã được dựng (nói về sự kiện này). Từ giải đấu này, lá cờ bán đảo Triều Tiên màu xanh da trời đã được treo thay vì cờ của Bắc và Nam Hàn, và được hát thay cho quốc ca.
출전하다: xuất trận, ra thi đấu
아이스하키: (ice hockey) khúc côn cầu trên băng

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 심화 sách mới] 14과. 금융과 자산 관리 Quản lý tài chính và tài sản

이야기 나누기
북한에도 과외가 있을까? Ở Bắc Hàn có dạy thêm chứ?

한국은 입시경쟁이 치열하여 학생들이 학원을 다니거나 과외를 받기도 한다. 북한의 모습은 어떨까? 북한은 공식적으로는 학원이나 과외가 없다고 한다. 학교에서 학과 수업이 점심시간 전에 끝나고, 이후에는 담임 선생님과 복습을 하는 형태가 일반적인 북한의 학교 모습이다. 그러나 2000년대 이후 비공식적으로 북한에서도 사교육이 하나둘씩 생겨나서 영재학교에 해당하는 제1중학교나 명문 대학에 들어가기 위해 비공식적으로 선생님들에게 과외를 받는다고 한다. 그렇다면, 어떤 과목이 가장 인기 있는 과외 과목일까? 바로 악기를 다루는 과목이다. 대입 면접에서 악기 하나만 잘해도 가산 점수를 받을 수 있고 과거 정책적으로 1인 1악기를 장려했던 영향도 있다고 한다.
Ở Hàn Quốc, sự cạnh tranh trong thi tuyển sinh rất khốc liệt nên học sinh thường theo học tại các trung tâm dạy thêm hoặc được dạy kèm riêng. Hình ảnh của Bắc Hàn thì như thế nào? Bắc Hàn được cho là không có trung tâm dạy thêm hoặcviệc dạy thêm một cách chính thức. Ở trường học, hình thái các lớp học kết thúc trước giờ ăn trưa và sau đó sẽ cùng giáo viên chủ nhiệm ôn tập là diện mạo trường học điển hình ở Bắc Hàn. Tuy nhiên, kể từ những năm 2000, việc dạy thêm đã dần xuất hiện một cách không chính thức ở Bắc Hàn, và nghe nói nhận được sự dạy thêm từ các giáo viên một cách không chính thức để vào được trường THCS, THPT số 1 hoặc các trường đại học danh tiếng mà tương xứng là các trường năng khiếu. Nếu vậy, môn học nào là môn học ngoại khóa phổ biến nhất? Đó chính là môn học chơi nhạc cụ. Nghe nói rằng trong kỳ thi tuyển sinh đại học, chỉ cần chơi giỏi một nhạc cụ có thể được cộng thêm điểm, và cũng có ảnh hưởng của chính sách khuyến khích mỗi người chơi một nhạc cụ trong quá khứ.
치열하다: dữ dội, khốc liệt
영재학교: trường năng khiếu
명문: danh tiếng
제1중학교 xem thêm tại đây
과목: môn, môn học
다루다: chơi, dùng (Sử dụng máy móc hay nhạc cụ)
가산: sự cộng thêm, sự tính thêm
장려하다: khuyến khích, động viên

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here