1. 광복 이후 통일 정부 수립 노력은 어떻게 이루어졌을까?
Nỗ lực thành lập chính phủ thống nhất sau giải phóng đã được thực hiện như thế nào?
8·15 광복과 남북 분단 Ngày 15/8 giành lại chủ quyền và sự chia cắt Nam và Bắc Triều Tiên
1945년 8월 15일, 일본이 연합국에 무조건 항복을 선언하면서 한국은 광복을 맞이하였다. 광복은 연합국의 승리 및 일본의 패배와 함께 얻어낸 것임과 동시에, 한국인의 오랜 독립운동의 결과이기도 하였다.
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân đồng minh vô điều kiện đồng thời Hàn Quốc đã giành lại được chủ quyền. Sự giải phóng đã đạt được nhờ chiến thắng của các nước đồng minh cùng với sự thất bại của Nhật Bản, đồng thời cũng là kết quả của phong trào giành độc lập trong một thời gian dài của người dân Hàn Quốc.
연합국: các nước liên minh, các nước đồng minh
맞이하다: đón, đón tiếp, tiếp đón
패배: sự thất bại
광복 이후 한국에서는 새로운 나라를 세우기 위한 노력이 이어졌다. 그러나 한반도의 안정을 목적으로 38도선 남쪽에는 미군이, 북쪽에는 소련군이 머물면서 한반도를 통치하였기 때문에 새로운 나라를 세우는 일이 늦어지게 되었다.
Những nỗ lực để thành lập một quốc gia mới vẫn được tiếp diễn ở Hàn Quốc sau khi giải phóng. Tuy nhiên, vì mục tiêu ổn định Bán đảo Triều Tiên, việc thành lập quốc gia mới bị trì hoãn do quân đội Mỹ ở lại nam vĩ tuyến 38 còn quân đội Liên Xô ở phía bắc và thống trị Bán đảo Triều Tiên.
이어지다: được nối tiếp, được tiếp diễn
통치하다: thống trị (Đảm nhận và cai quản đất nước hay khu vực)
통일 정부 수립을 위한 노력 Nỗ lực thành lập chính phủ thống nhất
1945년 12월, 미국, 영국, 소련의 외무장관이 모스크바에 모였다(모스크바 3국 외상 회의). 이들은 한반도에 민주적인 임시 정부를 수립하기로 하고 이를 돕기 위해 미국과 소련이 미·소 공동 위원회를 열기로 결정하였다. 또한 최대 5년 동안 한반도에 신탁 통치를 실시하기로 결정하였다. 한반도에서는 신탁 통치를 반대하는 사람들과 모스크바 3국 외상 회의의 결정을 지지하는 사람들 사이에 큰 갈등이 일어났고 결국 두 차례 열린 미·소 공동위원회는 성과를 거두지 못하였다.
Vào tháng 12 năm 1945, các bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ, Anh và Liên Xô đã gặp nhau tại Matxcova (Hội nghị ngoại giao ba bên Matxcova). Các nước này quyết định thành lập một chính phủ dân chủ lâm thời trên Bán đảo Triều Tiên và để giúp việc này thì Mỹ và Liên Xô đã quyết định mở một ủy ban chung Mỹ-Xô. Ngoài ra cũng đã quyết định thực thi chế độ ủy trị (ủy thác thống trị) trên Bán đảo Triều Tiên trong tối đa 5 năm. Trên Bán đảo Triều Tiên, đã xảy ra sự bất đồng lớn giữa những người phản đối chế độ ủy trị và những người tán thành quyết định của Hội nghị Đối ngoại Ba bên Mátxcơva.
위원회: hội đồng, ủy ban
갈등: sự bất đồng, sự căng thẳng
지지하다: tán thành, tán đồng
이후 1947년 국제 연합(UN) 총회에서는 한반도에서 총선거를 실시하여 통일 정부를 세울 것을 결정하고 이를 지원하기로 하였다. 그러나 소련은 북한에서 국제 연합이 활동하는 것을 반대하였다. 결국 국제 연합은 38도선 남쪽(남한)에서만 총선거를 실시할 것을 결정하였다.
Sau đó, năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp đã quốc quyết định tổ chức tổng tuyển cử trên Bán đảo Triều Tiên để thành lập chính phủ thống nhất và ủng hộ việc này. Tuy nhiên, Liên Xô phản đối các hoạt động của Liên hợp quốc tại Bắc Hàn. Cuối cùng, Liên hợp quốc quyết định chỉ tổ chức tổng tuyển cử ở phía nam vĩ tuyến 38 (Hàn Quốc).
알아두면 좋아요
38도선은 어떻게 만들어졌을까? Vĩ tuyến 38 được tạo ra như thế nào?
제2차 세계대전이 끝나갈 무렵 일본은 곧 항복을 앞두고 있었다. 미국은 일본이 한반도에서 철수하면 소련이 한반도 전체를 차지할 수도 있다는 점을 걱정하였다. 그래서 미국은 38도선을 경계로 북쪽은 소련군이, 남쪽은 미군이 일본군을 무장 해제(무기 등 전투 장비를 빼앗음)시키자고 소련에 제안하여 동의를 받았다. 38도선은 이렇게 처음에는 군사적인 경계선이었다. 그러나 이후 미군과 소련군이 38도선을 기준으로 남북을 각각 통치하면서 남한과 북한으로 나누는 정치적인 분단선으로 변하였다.
Vào cuối Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đứng trước bờ vực đầu hàng. Hoa Kỳ lo ngại rằng nếu Nhật Bản rút khỏi Bán đảo Triều Tiên, Liên Xô có thể tiếp quản toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. Vì vậy, Hoa Kỳ đã đề nghị với Liên Xô rằng lấy ranh giới vĩ tuyến 38 và quân đội Liên Xô ở phía Bắc, quân đội Mỹ ở phía Nam để giải trừ vũ trang của quân đội Nhật Bản (việc lấy đi vũ khí và trang thiết bị chiến đấu) và Liên Xô đã đồng ý. Do đó, vĩ tuyến 38 ban đầu là ranh giới mang tính quân sự như vậy. Tuy nhiên, sau đó nó đã trở thành một ranh giới chính trị phân chia Nam và Bắc Triều Tiên khi quân đội Hoa Kỳ và Liên Xô thống trị hai miền Nam và Bắc dựa trên vĩ tuyến 38.
철수하다: rút lui, thu hồi
차지하다: giành, chiếm hữu, chiếm giữ, nắm giữ
경계: ranh giới, biên giới
무장 해제: giải trừ vũ trang, giải trừ quân bị (Việc tước đi vũ khí hoặc trang bị để không thể chiến đấu)
제안하다: đề nghị, kiến nghị
빼앗다: cướp, tước đoạt, giành lấy
제안하다: đề nghị, kiến nghị
2. 대한민국 정부는 어떻게 수립되었을까? Chính phủ Hàn Quốc được thành lập như thế nào?
남북 협상 Đàm phán liên Triều
독립운동가이자 대한민국 임시 정부의 지도자였던 김구는 한반도가 남과 북으로 나뉘게 될 것을 염려하였다. 그래서 ‘3천만 동포에게 읍고함’ 이라는 글을 통해 남한에 단독 정부가 세워지는 것을 반대한다는 뜻을 발표하였다. 이어서 38도선 아래 지역에서만 총선거가 실시되는 것을 막고 통일 정부 수립을 의논하기 위해 평양에 가서 북한의 정치인들과 의논하였다(남북 협상). 이 협상에서 남북한 총선거에 의한 정부 수립에 합의했지만, 냉전체제의 심화 등 국제 정세로 인해 끝내 실현되지는 못했다.
Kim Gu, một nhà vận động phong trào độc lập và nhà lãnh đạo Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc đã lo ngại rằng Bán đảo Triều Tiên sẽ bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc. Vì vậy, thông qua bài viết có tựa đề ‘Khóc báo cho 30 triệu đồng bào’, ông đã công bố ý chí phản đối việc thành lập một chính phủ đơn lập ở Nam Hàn. Tiếp theo đó, ông đã đến Bình Nhưỡng để thảo luận cùng các chính trị gia Bắc Hàn bàn bạc về việc thành lập một chính phủ thống nhất và ngăn cuộc tổng tuyển cử chỉ được tổ chức ở khu vực phía dưới vĩ tuyến 38 (đàm phán liên Triều). Trong cuộc đàm phán này, đã nhất trí được việc thành lập chính phủ thông qua tổng tuyển cử giữa hai miền Triều Tiên, nhưng điều đó đã không bao giờ thành hiện thực do tình hình quốc tế như khuynh hướng chiến tranh lạnh ngày càng sâu sắc.
지도자: nhà lãnh đạo, người dẫn dắt, người hướng dẫn
염려하다: lo ngại
단독: đơn lập, riêng biệt
이어서: tiếp theo (Tiếp tục lời nói hoặc hành động trước đó)
의논하다: thảo luận, bàn bạc, trao đổi
정세: tình thế, tình cảnh
대한민국 정부 수립 Sự thành lập chính phủ Hàn Quốc
국제 연합의 결정에 따라 1948년 5월 10일에 38도선 이남(남한 지역)에서 국회의원을 선출하는 선거(5·10 총선거)가 실시되었다. 이 선거에서 당선된 국회의원들은 국회(제헌 국회)를 구성한 뒤 나라 이름을 ‘대한민국’으로 정하고 대한민국 헌법(제헌 헌법)을 만들어 발표하였다. 그리고 대통령에 이승만, 부통령에 이시영을 선출하였다. 1948년 8월 15일, 초대 대통령 이승만은 대한민국 정부 수립을 국내외에 선포하였다. 이후 대한민국은 국제 연합과 여러 나라의 승인을 받았다.
Theo quyết định của Liên hợp quốc, ngày 10/5/1948, một cuộc bầu cử (tổng tuyển cử 10/5) đã được tổ chức để bầu ra các nghị sĩ quốc hội từ nam vĩ tuyến 38 (khu vực Nam Hàn). Các thành viên quốc hội được bầu trong cuộc bầu cử này đã thành lập Quốc hội (Quốc hội lập hiến) sau đó định tên cho đất nước là ‘Hàn Quốc’ đồng thời xây dựng và công bố Hiến pháp của Đại Hàn Dân Quốc (Hiến pháp lập hiến). Và 이승만 được bầu làm tổng thống, 이시영 được bầu làm phó tổng thống. Ngày 15/8/1948, Tổng thống đầu tiên 이승만 tuyên bố thành lập chính phủ Hàn Quốc ở cả trong và ngoài nước. Kể từ đó, Hàn Quốc đã được Liên hợp quốc và một số quốc gia khác công nhận.
선출하다: chọn ra, lựa chọn, tuyển chọn
제헌: sự lập hiến (Việc chế định hiến pháp)
선포하다: tuyên bố
한편, 북한 지역에서도 1948년 9월 9일 조선 민주주의 인민 공화국 정부가 세워졌다. 이로써 남한과 북한에는 체제를 달리하는 대한민국 정부와 조선 민주주의 인민 공화국 정부가 각각 세워졌다. 이에 따라 38도선은 분단선으로 굳어져 갔고 남북 간의 대립과 갈등도 커졌다.
Trong khi đó, ở Bắc Hàn chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã được thành lập vào ngày 9/9/1948. Và như vậy, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc và chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên mà làm khác đi thể chế ở Nam Hàn và Bắc Hàn đã lần lượt được thành lập. Kết quả là vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới phân chia không thể dứt bỏ và sự đối lập cùng với xung đột giữa hai miền Triều Tiên ngày càng gia tăng.
달리하다: làm khác đi
굳어지다: không thể dứt bỏ, cố định
대립: sự đối lập
알아두면 좋아요
5· 10 총선거에서는 국회의원 후보자를 작대기로 표시했다고?
Trong cuộc tổng tuyển cử ngày 10/5, các ứng cử viên nghị sĩ quốc hội được đánh dấu bằng gạch dọc?
“작대기 하나 OOO후보입니다. 기억해 주십시오!”
1948년 5·10 총선거 당시에는 글을 읽고 쓰지 못하는 사람들이 많아 선거 홍보 포스터는 물론 투표용지에도 국회의원 후보자 기호를 숫자가 아니라 ‘작대기’로 표기하였다. 많은 후보자가 사람들에게 자신의 기호를 작대기 개수로 알리며 선거 유세(자신을 알리며 돌아다니는 것)를 다녔다. 이렇게 치러진 한국 최초의 국회의원 선거는 전국적으로 95.5%라는 높은 투표율을 기록하였다.
“Một gạch dọc là ứng cử viên OOO. Xin hãy ghi nhớ!”
Vào thời điểm diễn ra cuộc tổng tuyển cử ngày 10 tháng 5 năm 1948, có nhiều người không biết đọc, biết viết nên ký hiệu (dấu hiệu) của người ứng cử đại biểu Quốc hội được viết thành ‘gạch dọc’ mà không phải là con số trên áp phích bầu cử cũng như phiếu bầu. Nhiều ứng cử viên đã đi lại vận động tranh cử (việc đi loanh quanh để giới thiệu bản thân) để cho mọi người biết kí hiệu của mình qua số lượng các gạch dọc. Cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên được tổ chức theo phương thức này đã ghi nhận tỷ lệ bỏ phiếu cao trên toàn quốc là 95,5%.
작대기: gạch dọc
투표용지: phiếu bầu
포스터: (poster) áp phích
유세: vận động tranh cử
치러지다: tiến hành
이야기 나누기
‘대한민국’ 이라는 나라 이름(국호)에 담긴 의미
Ý nghĩa chứa đựng của tên quốc gia (quốc hiệu) là ‘Đại Hàn dân quốc’
‘제1조 대한민국은 민주 공화국이다.’라는 국호 결정과 관련해서 원래 제안된 안으로 통과시키자는 의견을 회의에 참석한 국회의원 188명 중 163대 2로 가결하여 국호는 ‘대한민국(大韓民國)’으로 결정되었다. -자유신문, 1948.7.2.
Liên quan đến quyết định quốc hiệu ‘Điều 1, Đại Hàn Dân Quốc là một nước cộng hòa dân chủ’, ý kiến phê chuẩn phương án được đề xuất ban đầu đã được thông qua với 163 tán thành 2 phản đối trong số 188 nghị sĩ Quốc hội tham dự cuộc họp và quốc hiệu đã được quyết định là ‘Đại Hàn Dân Quốc’.
국호: quốc hiệu
가결하다: thông qua (Công nhận và quyết định vấn đề được đề xuất trong cuộc họp là tốt)
통과시키다: cho thông qua, phê chuẩn
제안되다: được đề nghị, được đề xuất
위 글은 1948년 제헌 국회에서 나라 이름(국호)이 결정된 상황을 보도한 신문 기사이다. 당시 국호로 여러 이름이 제안되었는데, 그중에서 대다수 국회의원의 지지를 받은 ‘대한민국’이 나라 이름으로 정해졌다. ‘대한민국(大韓民國)’은 옛날부터 우리나라를 뜻하는 ‘한(韓)’이라는 글자에 크다는 의미의 ‘대(大)’와 주권이 국민에게 있는 국가라는 의미의 ‘민국(民國)’을 붙인 이름이다.
‘대한민국’이라는 이름은 1919년 수립되어 독립운동을 이끌었던 대한민국 임시 정부 때부터 국호로 사용되었다. 이처럼 ‘대한민국’이라는 나라 이름을 통해서 대한민국이 대한민국 임시 정부를 계승했다는 것을 짐작할 수 있다.
Đoạn văn trên là mẩu tin của bài báo đưa tin tình hình quyết định tên đất nước (quốc hiệu) tại Quốc hội lập hiến năm 1948. Vào thời điểm đó, một số tên đã được đề xuất làm tên của đất nước, và trong số đó, ‘Đại Hàn Dân Quốc’, được đa số các nghị sĩ quốc hội ủng hộ và đã được chọn làm tên của đất nước. Cái tên ‘Đại Hàn Dân Quốc’ là sự kết hợp của từ ‘한’, có nghĩa là đất nước chúng ta từ thời xa xưa, với ‘대’, nghĩa là lớn, và ‘민국’, có nghĩa là một quốc gia mà chủ quyền thuộc về người dân.
Tên ‘Đại Hàn Dân Quốc’ đã được sử dụng làm quốc hiệu kể từ khi Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân quốc được thành lập năm 1919 và lãnh đạo phong trào độc lập. Như vậy, thông qua tên đất nước là ‘Đại Hàn Dân Quốc’ có thể phỏng đoán rằng Hàn Quốc đã kế thừa Chính phủ Lâm thời Đại Hàn Dân Quốc.
보도하다: đưa tin, đăng tin
지지: sự ủng hộ
짐작하다: suy đoán, phỏng đoán
계승하다: kế thừa, thừa hưởng