1. 한국의 국민경제는 어떤 모습일까? Kinh tế quốc dân của Hàn Quốc có diện mạo thế nào?
국민경제의 주체 Chủ thể của nền kinh tế quốc dân
한 국가에서 재화와 서비스를 생산, 분배, 소비하는 경제 주체로 가계, 기업, 정부가 있다. 가계는 주로 재화와 서비스를 소비하는 역할을 하며, 기업은 생산하는 역할을 담당한다. 가계는 기업에 토지, 노동, 자본을 제공하고 그 대가로 지대, 임금, 이자를 받는다. 마지막으로 정부는 가계와 기업으로부터 받은 세금으로 국가를 운영한다. 예를 들어 가계나 기업이 생산하지 않는 공공재나 사회간접자본을 제공하여 사회 전체의 이익을 추구한다. 이처럼 가계, 기업, 정부가 상호작용을 하면서 국민경제가 안정적으로 유지된다.
Các chủ thể kinh tế sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia bao gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ. Các hộ gia đình đóng vai trò chính trong việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ, trong khi các doanh nghiệp đảm nhận vai trò sản xuất. Các hộ gia đình cung cấp đất đai, lao động và vốn cho các doanh nghiệp và nhận lại tiền thuê đất, tiền lương và tiền lãi. Cuối cùng, chính phủ điều hành đất nước bằng tiền thuế nhận được từ các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ví dụ, chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng hoặc các cơ sở hạ tầng mà không do các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp sản xuất ra và theo đuổi lợi ích của toàn xã hội. Bằng cách này, các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ tác dụng tương hỗ lẫn nhau đồng thời nền kinh tế quốc gia được duy trì ổn định.
가계: hộ kinh doanh (Gia đình với tư cách là đơn vị kinh tế)
분배: sự phân phối, sự phân chia
재화: hàng hóa, của cải, tài sản
자본: tài chính, vốn
지대: tiền thuê đất.
추구하다: mưu cầu, theo đuổi
상호작용: tác dụng tương hỗ
사회간접자본: Các phương tiện hỗ trợ gián tiếp cho các hoạt động sản xuất như đường xá, hệ thống cấp thoát nước và đường sắt,…
공공재: Hàng hóa hoặc dịch vụ có thể được sử dụng chung bởi tất cả mọi người, chẳng hạn như quốc phòng, cảnh sát, cứu hỏa, đường xá, v.v.
물가와 실업 Vật giá và thất nghiệp
국민경제에서는 물가와 고용 안정이 매우 중요하다. 물가가 오르면 돈의 가치가 떨어진다. 이것은 곧 소득이 줄어드는 것과 마찬가지이기 때문에 결국 국민의 생활 수준이 낮아질 수 있다. 한편, 실업률이 오르면 소득이 없는 사람이 많아진다. 이로 인해 소비가 줄어들고 결국 물건을 팔아야 하는 기업의 손해로도 이어진다.
Trong nền kinh tế quốc dân, sự ổn định về vật giá và việc làm là rất quan trọng. Khi vật giá leo thang, giá trị của tiền sẽ giảm xuống. Vì điều này tương đương với việc giảm thu nhập, nên kết cục mức sống của người dân có thể bị giảm xuống. Mặt khác, khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì số người không có thu nhập cũng tăng lên. Điều này dẫn đến sự tiêu dùng giảm sút và rốt cuộc dẫn đến sự tổn thất cho các doanh nghiệp phải bán sản phẩm.
마찬가지: sự giống nhau
한국 정부는 물가와 실업률을 낮게 유지하기 위해 노력하고 있다. 1998년 외환위기 때 7.5%, 2008년 금융위기 때 4.7%까지 올랐던 물가 상승률은 2013년 이후 1%대와 0%대로 유지되고 있다. 하지만 체감 물가는 높을 수 있기 때문에 계속해서 물가관리에 신경써야 한다.
한편, 외환위기 무렵 7%대까지 치솟았던 실업률은 이후 대체로 4% 안팎에서 형성되고 있다. OECD 국가들에 비해 높은 것은 아니지만, 청년 실업률이 10%대 전후로 나타나는 등 실제로 느끼는 실업의 고통은 큰 편이어서 일자리를 늘리는 지속적인 노력이 필요하다.
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực duy trì vật giá và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. Tỷ lệ gia tăng vật giá (tỷ lệ lạm phát), đã tăng lên 7,5% trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 và 4,7% trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 2008 nhưng sau đó đã được duy trì ở mức 1% và 0% kể từ năm 2013. Tuy nhiên, vì vật giá cảm nhận có thể cao nên cần tiếp tục quan tâm đến việc quản lý vật giá.
Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp, đã vọt lên mức 7% vào thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á và sau đó nói chung đang được hình thành ở mức trên dưới 4%. Mặc dù không cao so với các nước OECD, nhưng nỗi khổ của thất nghiệp mà cảm nhận trên thực tế là rất lớn thể hiện ở tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khoảng trên dưới 10%, vì vậy cần phải nỗ lực không ngừng để gia tăng việc làm.
외환위기: khủng hoảng tài chính, khủng hoảng ngoại tệ, khủng hoảng ngoại hối
금융위기: Khủng hoảng tín dụng, khủng hoảng tiền tệ
체감물가: Vật giá cảm nhận là vật giá mà người tiêu dùng cảm nhận một cách chủ quan về sự biến động giá của các sản phẩm thường xuyên mua của hộ gia đình.
치솟다: vọt lên, phun lên
형성되다: được hình thành
지속적: mang tính liên tục
알아두면 좋아요
물가상승률이 수치보다 높게 느껴져요
Tỷ lệ lạm phát có thể cảm nhận cao hơn so với con số.
물가상승률은 낮아도 시민들이 느끼는 체감 물가는 높을수 있다. 통계청의 소비자물가는 일상에서 구입하는 상품과 서비스 460종의 가격 변화를 평균해서 반영하지만, 체감 물가는 개인이 자주 접하는 몇몇 품목에 영향을 받기 때문이다. 예를 들어 대중교통을 주로 이용하는 사람은 교통비의 변화를 민감하게 느낄 것이고, 학교에 다니는 자녀가 있는 가정에서는 교육비의 변화에 민감할 수 있다. 정부는 소비자물가가 체감물가를 잘 반영할 수 있도록 지속적으로 품목과 그 비중을 조정하고 있다.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát thấp nhưng vật giá cảm nhận của người dân có thể cao. Điều này là do vật giá tiêu dùng của Cục Thống kê phản ánh mức thay đổi giá bình quân của 460 sản phẩm và dịch vụ được mua thường ngày, nhưng vật giá cảm nhận bị ảnh hưởng bởi một số mặt hàng mà cá nhân thường xuyên tiếp cận. Ví dụ, những người chủ yếu sử dụng phương tiện giao thông công cộng có thể sẽ nhạy cảm với những thay đổi về chi phí giao thông, và những gia đình có con đang đi học có thể nhạy cảm với những thay đổi về chi phí giáo dục. Chính phủ đang liên tục điều chỉnh các mặt hàng và tỷ trọng của chúng để vật giá tiêu dùng có thể phản ánh vật giá cảm nhận.
소비자 물가: vật giá tiêu dùng (Giá trị bình quân giá cả khi người tiêu dùng mua hàng hay khi sử dụng dịch vụ)
민감하다: nhạy cảm
2. 한국의 국제거래는 어떻게 이루어지고 있을까?
Thương mại quốc tế của Hàn Quốc đang được thực hiện như thế nào?
국제거래를 통해 성장하는 한국 경제 Kinh tế Hàn Quốc phát triển thông qua thương mại quốc tế
한국은 수출주도형 경제성장정책을 채택하면서 1960년에 4억 달러에 불과하던 무역액(수출액+수입액)이 2018년에는 11,404억 달러에 이르게 되었다. 특히 2018년에는 세계에서 7번째로 연간 수출액 6,000억 달러를 돌파하는 나라가 되었다.
또한, 한국 기업의 해외투자, 한국인 관광객의 해외여행, 해외 기업의 한국 투자, 외국인 관광객의 한국 방문 등도 꾸준히 이루어지고 있다. 이처럼 다양한 국제거래를 통해 한국과 국제사회는 서로 이익을 거둘 수 있다.
Do Hàn Quốc áp dụng chính sách tăng trưởng kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo, nên lượng thương mại (xuất khẩu + nhập khẩu) từ không quá 400 triệu USD năm 1960 đã đạt đến 1140,4 tỷ USD vào năm 2018. Đặc biệt, trong năm 2018 đã trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới bứt phá đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm hơn 600 tỷ USD.
Ngoài ra, đầu tư ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc, du lịch nước ngoài của khách du lịch Hàn Quốc, đầu tư của các công ty nước ngoài tại Hàn Quốc và các chuyến thăm của khách du lịch nước ngoài đến Hàn Quốc đang diễn ra đều đặn. Thông qua thương mại quốc tế đa dạng như thế này, Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế có thể gặt hái được lợi ích từ nhau.
국제거래: giao dịch quốc tế, thương mại quốc tế
수출주도형: hình thức lấy xuất khẩu làm chủ đạo
불과하다: không quá, không hơn
돌파하다: bứt phá, đột phá
거두다: gặt hái, thu hoạch
환율과 국제거래 Tỷ giá hối đoái và thương mại quốc tế
국제거래를 할 때는 환율이 중요하다. 나라마다 다른 화폐를 사용하고 있기 때문에 무역이나 유학, 해외여행 등을 할 때는 그 나라의 화폐 또는 국제사회에서 공통적으로 사용되는 화폐로 교환해야 한다. 그러므로 환율 변동은 한국의 국제거래에 큰 영향을 미친다.
일반적으로 환율이 오르면 한국의 수출에 유리하다. 해외 시장에서 한국 제품의 가격 경쟁력이 높아져 같은 성능의 제품을 좀 더 싸게 팔 수 있기 때문이다. 반면, 외국에서 수입해 오는 상품의 국내 가격은 오를 수 있다. 한편, 환율이 내려가면 수출에 불리하다.
Khi thực hiện các giao dịch quốc tế, tỷ giá hối đoái là quan trọng. Vì mỗi quốc gia sử dụng một đơn vị tiền tệ khác nhau nên khi giao dịch (thương mại mậu dịch), du học, du lịch nước ngoài thì phải đổi sang đơn vị tiền tệ của quốc gia đó hoặc đơn vị tiền tệ được sử dụng phổ biến trong cộng đồng quốc tế. Do đó, biến động tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại quốc tế của Hàn Quốc.
Nhìn chung, khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ có lợi cho xuất khẩu của Hàn Quốc. Điều này là do khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm Hàn Quốc trở nên cao lên ở thị trường nước ngoài và các sản phẩm có cùng hiệu năng có thể được bán với giá thấp hơn. Trái lại, giá hàng hóa trong nước nhập khẩu từ nước ngoài có thể tăng cao. Mặt khác, nếu tỷ giá hối đoái giảm sẽ bất lợi cho xuất khẩu.
환율: tỷ giá, tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá hối đoái (Tỷ lệ khi tiền của nước mình hoán đổi sang tiền của nước khác trong kinh tế)
환율 변동은 개인의 삶에도 영향을 준다. 같은 금액의 미국 달러를 해외로 송금하려고 하더라도 환율이 오르면 원래보다 더 많은 한국 돈이 필요하다. 한편, 환율이 내려가면 해외여행 등을 한 때 더 적은 한국 돈으로 더 많은 미국 달러를 교환할 수 있어서 유리하다.
오늘날 한국과 국제사회의 거래 규모가 점점 더 늘어나고 있으므로 변화하는 환율에 관심을 갖고 경제생활을 하는 것이 바람직하다.
Biến động tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân. Ngay cả khi muốn gửi cùng một lượng đô la Mỹ ra nước ngoài, nếu tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ cần nhiều tiền Hàn Quốc hơn số tiền vốn dĩ cần. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái giảm thì có lợi vì có thể đổi được nhiều đô la Mỹ với ít tiền Hàn Quốc hơn khi đi du lịch nước ngoài.
Ngày nay, khi quy mô giao dịch giữa Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế đang ngày càng tăng, việc tham gia đời sống kinh tế và quan tâm đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái là đáng làm.
바람직하다: lí tưởng, đúng đắn (Đáng nghĩ là tốt)
알아두면 좋아요
환전 수수료 줄이기 Giảm chi phí đổi tiền
이주민들이 고국에 방문하거나 돈을 보낼 때 환전을 해야 한다. 이때 환전 수수료를 걱정할 수 있다. 환전을 할 때는 환전 수수료를 우대받을 수 있는 곳에서 하는 것이 좋은데 일반적으로 공항은 수수료가 비싼 편이다. 따라서 주요 은행의 어플을 이용하거나 주거래 은행을 통해 환전하면 수수료 할인혜택을 받을 수 있다. 또한 동남아 등 국가의 화폐로 환전을 할 때는 일반적으로 국내에서 달러로 환전한 뒤 현지에서 해당 국가 화폐로 다시 바꾸는 것이 유리하다.
Khi những người di cư về thăm hoặc gửi tiền về quê hương, họ phải đổi tiền. Lúc này, họ có thể lo lắng về phí chuyển đổi tiền tệ. Khi đổi tiền thì nên làm ở nơi có thể nhận ưu đãi chi phí đổi tiền, và nhìn chung phí ở sân bay thuộc diện cao. Theo đó, có thể nhận được ưu đãi giảm phí khi sử dụng ứng dụng của ngân hàng lớn (chủ chốt) hoặc đổi tiền thông qua ngân hàng giao dịch chính. Ngoài ra, khi đổi tiền bằng tiền mặt của một quốc gia như Đông Nam Á, nói chung việc đổi sang đô la ở Hàn Quốc và sau đó đổi lại sang tiền của quốc gia tương ứng đó sẽ có lợi hơn.
고국: cố hương, cố quốc, tổ quốc
어플: (app) ứng dụng
이야기 나누기
해외직구 피해를 조심하세요.
Hãy đề phòng thiệt hại khi mua hàng trực tiếp ở nước ngoài.
최근 국제거래가 늘어나면서 각 개인이 해외 온라인 쇼핑몰 등에서 직접 물건을 구입했다가 피해를 입는 사례가 늘어나고 있다. 이런 피해를 막기 위해 가능한 해외 사업자와 거래할 때는 현금보다 신용카드를 사용하는 것이 좋다. 결제 후에 피해가 발생한 경우 신용카드사 차지백 서비스를 이용하면 카드사를 통해 이미 승인된 거래를 취소 요청할 수 있다. 이때 소비자는 주문내역, 사업자와 주고받은 메일 등을 증거자료로 제출하면 환급받을 가능성이 높아진다. 해외 구매와 관련하여 구매대행 관련 피해는 ‘1372소비자상담센터(국번없이 1372)’에, 직접구매 관련 피해는 ‘국제거래소비자 포털(http://crossborder.kca.go.kr)’에 도움을 요청할 수 있다.
Cùng với sự gia tăng các giao dịch quốc tế gần đây, ví dụ cụ thể các cá nhân mua hàng trực tiếp từ các trung tâm mua sắm trực tuyến ở nước ngoài rồi chịu thiệt hại đang ngày càng tăng. Để ngăn chặn thiệt hại đó, tốt hơn là sử dụng thẻ tín dụng thay vì tiền mặt khi giao dịch với những người kinh doanh ở nước ngoài trong khả năng có thể. Nếu thiệt hại xảy ra sau khi thanh toán, có thể yêu cầu hủy giao dịch đã được chấp thuận thông qua công ty thẻ tín dụng bằng cách sử dụng dịch vụ bồi hoàn của công ty thẻ tín dụng. Lúc này, nếu người tiêu dùng gửi lại lịch sử đặt hàng và e-mail đã trao đổi với người kinh doanh làm bằng chứng thì khả năng được hoàn tiền sẽ tăng lên. Liên quan đến việc mua hàng ở nước ngoài, có thể yêu cầu giúp đỡ tới ‘Trung tâm Tư vấn Người tiêu dùng 1372 (1372 không có mã vùng)’ cho thiệt hại liên quan đến mua hàng qua đại lý và tới ‘Cổng thông tin tiêu dùng thương mại Quốc tế (http://crossborder.kca.go.kr)’ cho thiệt hại liên quan đến mua hàng trực tiếp.
차지백 서비스: (Chargeback service) dịch vụ bồi hoàn