1. 범죄와 형벌에는 어떤 것이 있을까?
Có những kiểu phạm tội và hình phạt nào?
범죄의 종류 Các kiểu phạm tội
범죄는 형법에 규정된 금지된 행위를 말한다. 범죄 중 비교적 가벼운 위법 행위를 경범죄라고 한다. 무임승차, 무전취식, 새치기, 오물방치, 금연 장소에서의 흡연 등이 대표적인 경범죄이다.
Sự phạm tội là hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong hình pháp (luật hình sự). Những hành vi phạm pháp tương đối nhẹ trong việc phạm tội được gọi là tội nhẹ. Các tội nhẹ phổ biến nhất là đi tàu xe không trả tiền, ăn uống không trả tiền, chen ngang (không tuân thủ thứ tự), vứt rác bừa bãi và hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc.
한국에서는 경범죄와 대비되는 별도의 중범죄가 규정되어 있지는 않다. 하지만 일반적으로 살인이나 강도, 강간 등 피해자에게 커다란 신체적, 정신적, 물질적 피해를 주는 심각한 위법 행위는 법적으로 보다 큰 처벌을 받게 된다. 특히 한국에서는 특정범죄가중처벌법이라고 하여 형법, 관세법, 마약법 등에서 많은 사람에게 피해를 줄 수 있는 범죄 행위에 대해 가중 처벌을 규정하고 있다. 예를 들어 그냥 교통사고를 낸 것에 비해 어린이 보호구역에서 과속으로 사고를 내거나 사고를 내고 도망을 간 경우 더 무거운 죄를 지은 것으로 처벌받게 된다.
Ở Hàn Quốc, không quy định trọng tội riêng mà so sánh với tội nhẹ. Tuy nhiên, nói chung, những hành vi phạm tội nghiêm trọng gây tổn hại lớn về thể chất, tinh thần và vật chất cho nạn nhân như giết người, cướp của hoặc hiếp dâm sẽ bị trừng phạt nặng hơn theo pháp luật. Đặc biệt, ở Hàn Quốc đang quy định các hình phạt gia tăng đối với các hành vi phạm tội có thể gây thiệt hại cho nhiều người trong luật hình sự, luật thuế quan và luật ma tuý và được gọi là Luật hình phạt bổ sung đối với các tội cụ thể. Ví dụ, so với việc chỉ gây tai nạn giao thông, trường hợp gây tai nạn do chạy quá tốc độ hoặc gây tai nạn rồi bỏ chạy trong khu vực bảo hộ trẻ em sẽ chịu hình phạt với tội nặng hơn.
대비되다: được đối sánh, được so sánh
특정범죄가중처벌법: Luật hình phạt bổ sung đối với các tội cụ thể (the Additional Punishment Law on Specific Crimes)
가중: sự nặng thêm, sự gia tăng thêm (Việc hình phạt trở nên nặng hơn)
형벌의 종류 Các loại hình phạt
형벌은 범죄를 저지른 사람에 대해 그의 책임을 인정하여 부과하는 처분을 말한다. 범죄에 따른 형벌의 내용은 형법에 규정되어 있는데 크게 생명형, 자유형, 재산형, 자격형으로 나눌 수 있다.
Hình phạt nói đến việc tuyên phạt đối với người đã gây ra sự phạm tội phải thừa nhận trách nhiệm của họ và chịu phạt. Nội dung của các hình phạt theo sự phạm tội đang được quy định trong luật hình sự và có thể được chia rộng ra thành tử hình, tù giam, hình phạt tài sản và hình phạt tư cách.
저지르다: gây ra, tạo ra, làm ra
처분: việc xử lý
부과하다: đánh thuế, bắt phạt
생명형 Hình phạt tước sinh mạng (tử hình)
생명을 박탈하는 형벌. 흔히 사형이라고 함
Hình phạt tước đoạt mạng sống. Thường được gọi là tử hình.
박탈하다: tước đoạt, cưỡng đoạt
자유형 Hình phạt tước quyền tự do
일정 기간 교도소에 갇혀 있도록 하여 자유를 빼앗는 형벌. 징역형의 경우 교도소에 있는 동안 노역을 해야 함
Hình phạt tước đi tự do bằng cách giam giữ trong tù trong một thời gian nhất định. Trường hợp chịu án tù thì phải lao dịch khi ở trong tù.
교도소: nhà tù, trại giam
징역형: án tù, hình phạt ngồi tù
노역: lao dịch
재산형 Hình phạt tước tài sản
재산의 일부를 빼앗는 형벌. 일정한 재산을 납부하게 하는 벌금형이나 범죄 행위와 관련된 물건을 빼앗는 몰수 등이 있음
Hình phạt thu hồi một phần tài sản. Có hình phạt bồi thường mà phải nộp một số tài sản nhất định hoặc sự tịch thu mà thu hồi đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội.
벌금형: hình phạt bồi thường
몰수: sự tịch thu
자격형(명예형) Hình phạt tước đi tư cách (hình phạt tước danh dự)
명예나 자격을 박탈하는 형벌. 형을 선고받은 후 공무원이 될 수 있는 자격 등이 정지되거나 상실되기도 함
Hình phạt tước đi danh dự hoặc tư cách. Tư cách để có thể trở thành công chức,… bị đình chỉ hoặc bị mất sau khi bị kết án (tuyên án hình phạt)
상실되다: bị tổn thất, bị mất mát 9Tính chất hay giá trị… nào đó không còn hoặc biến mất)
정지되다: bị đình chỉ
알아두면 좋아요
마약 관련 범죄는 강력한 처벌을 받아요.
Tội phạm về ma tuý bị nghiêm trị (trừng phạt nặng).
마약은 개인의 삶을 파괴할 뿐만 아니라 사회적으로 많은 범죄를 낳기도 한다. 이 때문에 한국에서는 마약관리법에 따라 마약을 투약하거나 만들거나 사고파는 행위는 물론이고 단순히 가지고 있거나 운반하기만 해도 징역 등으로 강력하게 처벌하고 있다. 미약을 사기 위해 직접 돈을 주지 않고 송금만 한 사람도 처벌받은 사례가 있다. 특히, 외국인은 한국의 마약 관련 법 규정이 자신의 고향 나라와 다를 수 있다는 점에 유의해야 한다. 외국인이 한국에서 마약 관련 법을 위반하면 형사 처벌을 받은 후 해외로 추방되고 영구적으로 입국이 금지될 수도 있다.
Ma túy không chỉ hủy hoại cuộc sống của một cá nhân mà còn dẫn đến nhiều sự phạm tội mang tính xã hội. Vì điều này, ở Hàn Quốc, theo luật quản lý ma túy, hành vi sản xuất, mua bán hoặc sử dụng ma túy là đương nhiên và việc sở hữu đơn thuần hoặc vận chuyển chúng cũng sẽ chịu hình phạt rất nặng. Cũng có trường hợp không gửi tiền trực tiếp mà chuyển khoản để đặt mua trước ma túy cũng bị xử phạt. Đặc biệt, người nước ngoài cần lưu ý rằng luật liên quan đến ma túy của Hàn Quốc có thể khác với luật của nước mình. Nếu người nước ngoài vi phạm luật liên quan đến ma túy ở Hàn Quốc có thể bị trừng phạt hình sự, sau đó bị trục xuất ra nước ngoài và cũng có thể bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn.
파괴하다: phá hỏng, phá hoại
낳다: sinh ra, dẫn đến (Tạo nên hay mang lại một kết quả nào đó)
투약하다: kê đơn thuốc, chích thuốc
운반하다: vận chuyển, vận tải, chở
징역: sự cầm tù,sự giam cầm, sự phạt tù
영구적: tính vĩnh cửu, tính vĩnh hằng
추방되다: bị trục xuất
2. 형사재판 과정에서 법은 어떤 역할을 할까?
Pháp luật có vai trò gì trong quá trình xét xử hình sự?
형사재판의 과정 Quá trình xét xử hình sự (phiên tòa hình sự)
범죄가 발생하거나 발생한 것으로 판단되면 경찰이나 검찰에서 수사에 들어간다. 일반적으로 경찰에서 피의자를 조사하여 검찰에 넘기면 검찰은 수사 결과를 보고 사건을 재판에 넘길지를 결정한다. 검사가 법원에 재판을 요청하는 것을 기소라고 하는데, 기소된 피의자는 피고인으로 불린다.
Khi phán đoán sự phạm tội phát sinh hoặc đã xảy ra, cảnh sát hoặc cơ quan kiểm sát (cơ quan công tố) bắt đầu điều tra. Nói chung, cảnh sát điều tra nghi phạm và giao cho cơ quan kiểm sát, và cơ quan kiểm sát quyết định xem có chuyển vụ án để xét xử hay không dựa trên kết quả điều tra. Việc cơ quan kiểm sát yêu cầu tòa án xét xử thì được gọi là sự khởi tố, và kẻ bị tình nghi được gọi là bị cáo.
형사재판: phiên tòa hình sự (Phiên toà xét xử liên quan tới vụ án ứng dụng theo luật hình sự)
들어가다: bước vào, bước sang (Thời kì hay trạng thái mới được bắt đầu)
피의자: kẻ bị tình nghi
넘기다: giao cho, bàn giao, chuyển giao
기소: sự khởi tố (Việc kiểm sát viên yêu cầu tòa án xét xử đối với vụ án hình sự đặc biệt)
피고인: bị cáo, bị can (Người nhận phán quyết bởi công tố của kiểm sát viên vì có khả năng đã gây ra tội)
형사재판에서 검사는 피고인의 유죄를 주장하고 피고인은 변호인의 도움을 얻어 자신을 변호한다. 판사는 양측의 입장을 듣고 피고인의 유죄 또는 무죄를 결정한다. 만약 유죄일 경우 양형 수준을 결정한다. 유죄 판결이 확정되면 형을 집행하게 된다. 한국에서는 2008년부터 일반 시민이 배심원으로 참여하여 형사재판 판결에 의견을 제시하는 국민참여재판 제도가 시행되고 있다.
Trong phiên tòa hình sự, cơ quan kiểm sát khẳng định sự có tội của bị cáo còn bị cáo thì biện hộ (bào chữa) cho bản thân với sự giúp đỡ của luật sư. Thẩm phán nghe lập trường của cả hai bên và quyết định xem bị cáo có tội hay vô tội. Trường hợp nếu có tội, sẽ quyết định khung hình phạt. Nếu phát quyết có tội được xác định, hình phạt sẽ được thi hành. Ở Hàn Quốc, từ năm 2008, đang thực hiện chế độ xét xử có sự tham gia của công chúng trong đó công dân bình thường tham gia với tư cách bồi thẩm đoàn (thành viên ban hội thẩm) để đưa ra ý kiến của mình về sự phán quyết của phiên tòa hình sự.
유죄: sự có tội, sự cấu thành tội phạm
무죄: vô tội
주장하다: chủ trương, khẳng định
입장: lập trường
양형 수준: khung hình phạt, mức hình phạt
확정되다: được xác định
배심원: thành viên ban hội thẩm
형사재판 과정에서의 권리 보장 Bảo đảm quyền lợi trong quá trình xét xử hình sự
한국에서는 형사재판 진행 과정에서 피의자나 피고인의 권리를 보장하고 있다. 먼저, 누구나 유죄 판결이 확정되기 전까지는 무죄로 여겨져야 한다. 이를 무죄추정의 원칙이라고 한다. 체포나 구속, 압수, 수색 등을 할 때는 마음대로 할 수 없고 반드시 판사의 영장을 받아야 하는데 이를 영장주의라고 한다. 피의자는 체포나 구속이 부당하다고 생각될 때 법원에 다시 심사해 달라고 요청할 수도 있다. 또한 모든 국민은 체포 또는 구속이 될 경우 변호인의 도움을 받을 수 있다.
피고인을 수사하는 과정에서 유죄를 밝히기 위해 고문을 하는 것은 어떤 경우에도 허용되지 않는다. 고문이나 협박, 폭행 등을 통해 피고인으로부터 받아낸 자백은 재판에서 증거로 인정되지 않는다.
Ở Hàn Quốc, quyền của nghi phạm hay bị cáo đang được đảm bảo trong quá trình tiến hành xét xử hình sự. Đầu tiên, bất kỳ ai cũng phải được coi là vô tội cho đến khi phán quyết có tội được xác định. Đây được gọi là nguyên tắc giả định vô tội. Việc bắt giữ, giam giữ, thu giữ, khám xét,… không thể tự ý thực hiện mà nhất định phải có lệnh giam (sự đồng ý) của thẩm phán và điều này được gọi là chủ trương bắt giữ. Nghi can có thể yêu cầu tòa án thẩm tra lại khi cho rằng việc bắt giữ hoặc giam giữ là không thỏa đáng. Ngoài ra, mọi công dân đều có thể nhận sự trợ giúp của luật sư trong trường hợp bị bắt giữ hoặc giam giữ.
Trong quá trình thẩm tra bị can, không được phép tra tấn để làm sáng tỏ tội trạng trong bất kỳ trường hợp nào. Lời thú tội thu được từ bị cáo thông qua tra tấn, đe dọa hoặc bạo hành không được chấp nhận làm bằng chứng tại phiên tòa.
체포: sự bắt giữ
구속: việc giam giữ
압수: sự tịch thu (Việc cơ quan điều tra như tòa án hay cảnh sát… cưỡng chế lấy đi đồ vật nhằm mục đích thu thập chứng cứ hay điều tra)
수색: khám xét, sự truy lùng, sự truy nã
영장: lệnh giam (Tờ lệnh với nội dung cho phép tịch thu, áp tải, bắt giữ …con người hay đồ vật trong vụ án hình sự)
고문하다: tra tấn, tra khảo
자백: sự tự bộc bạch, sự tự thổ lộ, sự tự bày tỏ
알아두면 좋아요
국선변호인 선정제도 Chế độ lựa chọn luật sư công
A씨는 성폭력 범죄 피해자로 경찰과 검찰의 조사를 받고 법정에 증인으로 나가는 과정 등이 매우 부담스러웠다. 특히 경제적인 어려움으로 변호인을 선임하는데 어려움이 있었다. 이런 A씨는 국선변호인을 지원받아 어려움을 해결할 수 있었다. 보통 형사재판의 피고인의 경우에 경제적 사정을 이유로 변호인을 선임하기 어려운 경우 법원에 요청하면 국가의 비용으로 변호인의 도움을 받을 수 있다. 하지만 성폭력 피해자의 경우에는 피고인이 아니지만 피해자 국선변호인 지원을 신청할 수 있다. 성폭력 피해자가 경찰서나 검찰청 등 수사기관이나 성폭력 피해 상담소를 통해 국선변호인의 지원을 요청하면 조사과정부터 재판에 이르기까지 도움을 받을 수 있다.
A là nạn nhân của vụ tấn công tình dục, và thấy rất nặng nề trong quá trình bị cảnh sát và công tố (kiểm sát) điều tra và trong quá trình ra tòa với tư cách nhân chứng. Đặc biệt, đã gặp khó khăn trong việc chỉ định luật sư do khó khăn về tài chính. A lúc này đã có thể giải quyết khó khăn với sự hỗ trợ của luật sư công. Thông thường, trường hợp bị cáo trong phiên tòa hình sự, nếu gặp khó khăn trong việc chỉ định luật sư vì lý do kinh tế và yêu cầu lên tòa án thì có thể nhận sự giúp đỡ của luật sư bởi chi phí do nhà nước chi trả. Tuy nhiên, trong trường hợp nạn nhân của bạo lực tình dục, mặc dù không phải là bị can, nhưng có thể đăng ký sự hỗ trợ của luật sư công. Nạn nhân của bạo lực tình dục có thể nhận được sự hỗ trợ từ quá trình điều tra cho đến lúc xét xử nếu họ yêu cầu sự hỗ trợ của luật sư công thông qua các cơ quan điều tra như sở cảnh sát hoặc viện kiểm sát hoặc thông qua trung tâm tư vấn nạn nhân bạo lực tình dục.
국선변호인: luật sư công (dành cho những bị cáo hình sự không có khả năng thuê luật sư).
선임하다: chỉ định, bổ nhiệm (Lựa chọn người đảm nhận công việc hay vị trí nào đó)
상담소: trung tâm tư vấn
이야기 나누기
불법체류 외국인 통보의무 면제제도, 알고 있나요?
Bạn có biết chế độ miễn trừ nghĩa vụ thông báo người nước ngoài cư trú bất hợp pháp không?
2018년 베트남 국적의 A씨는 오토바이를 운전하던 중 교통사고를 당하여 심각한 상해를 입었다. 하지만 A씨는 상대방 운전자에게 본인이 불법체류 외국인임을 들키지 않으려고 사고 현장에서 ‘어떤 책임도 묻지 않겠다’는 합의서를 작성해줄 수밖에 없었다. 다행히 이후 경찰과 변호인 등의 도움으로 억울함을 해결할 수 있었지만 대부분의 불법체류 외국인의 경우 신분상 약점으로 억울한 피해를 입어도 참아야 하는 경우가 많다. 이에 한국에서는 불법체류 외국인이 살인, 상해와 폭행, 절도, 강간, 사기 등의 범죄 피해자인 경우에는 범죄 피해를 경찰에 신고하더라도 그 외국인의 신상 정보를 출입국 등 관계기관에 통보하지 않고 있다. 이를 불법체류 외국인 통보의무 면제제도라고 한다.
Năm 2018, anh A người Việt Nam bị thương nặng trong một vụ tai nạn ô tô khi đang điều khiển xe mô tô. Tuy nhiên, anh A không còn cách nào khác đành phải viết một bản thỏa thuận rằng ‘sẽ không yêu cầu bất cứ trách nhiệm nào’ tại hiện trường vụ tai nạn để người lái xe kia không phát hiện ra anh là người nước ngoài cư trú bất hợp pháp. May mắn thay, có thể giải quyết sự bất công với sự giúp đỡ của cảnh sát và luật sư sau đó, nhưng trong trường hợp của hầu hết những người ngoại quốc cư trú bất hợp pháp, rất nhiều trường hợp phải chịu đựng dù phải chịu thiệt hại bất công do điểm yếu của thân phận bất hợp pháp. Theo đó, ở Hàn Quốc trong trường hợp những người nhập cư bất hợp pháp là nạn nhân của những sự phạm tội như giết người, gây thương tích và bạo hành, trộm cắp, hiếp dâm và lừa đảo thì dù có trình báo thiệt hại do sự phạm tội với cảnh sát thì thông tin lai lịch của người nước ngoài đó cũng không được thông báo cho các cơ quan chức năng có liên quan chẳng hạn như cục xuất nhập cảnh. Đây được gọi là chế độ miễn trừ nghĩa vụ thông báo người nước ngoài cư trú bất hợp pháp.
들키다: bị phát hiện, bị bại lộ
상해: sự đả thương, sự làm tổn thương
신상: nhân dạng, lai lịch, lý lịch, tiểu sử