밀양은 인구 10만 8천여 명의 작은 내륙 도시이지만, 오랜 역사를 지닌 교통의 요충지이기도 하다. 부산광역시로부터 북서쪽으로 약 47 킬로미터 거리에 있는 밀양은 서울에서는 자동차로 약 4시간 남짓 걸린다. 도심을 뚫고 흐르는 강 주변으로 구석기 시대 주거지부터 철기 시대 유적과 조선 후기 유림의 근거지까지 오랜 역사의 숨결이 깃들어 있어 사람들의 발길이 끊이지 않는다.
Miryang là một thành phố nhỏ với dân số khoảng 108 nghìn người nhưng là vùng giao thông trọng điểm có bề dày lịch sử lâu đời của Hàn Quốc. Miryang cách thành phố Busan khoảng 47 km về phía bắc và cách Seoul chừng hơn bốn tiếng di chuyển bằng ôtô. Hơi thở lịch sử lâu đời từ nơi cư trú thời Đá cũ đến di tích thời Đồ sắt, cơ sở của phái Nho lâm hậu kỳ Joseon bao trùm xung quanh con sông chảy xuyên suốt thành phố, không ngừng thu hút lượng khách đến tham quan.
한 편의 영화로 기억되는 도시들이 있다. 그중 이창동(Lee Chang-dong 李滄東) 감독의 2007년 개봉작 『밀양』(Secret Sunshine)을 떠올리는 사람이 많기를 바란다. 이 영화를 소개하는 인터넷 기사에는 아직도 주인공 전도연(Jeon Do-yeon 全道嬿)의 연기에 “소름 끼쳤다”는 댓글이 붙어 다닌다. 그는 이 영화로 제60회 칸 국제영화제에서 여우주연상을 받았다. 영화의 첫머리에는 이런 대화가 나온다.
Có những thành phố được ghi nhớ qua phim ảnh. Trong đó, hy vọng mọi người vẫn nhớ đến bộ phim “Miryang” (Secret Shunshine, Bí mật Ánh dương) công chiếu năm 2007 của đạo diễn Lee Chang-dong. Trên một bài báo mạng giới thiệu về bộ phim này vẫn gắn dòng chữ “sởn gai ốc” nhận xét cho phần diễn xuất của diễn viên chính Jeon Do-yeon. Vai diễn này đã mang lại cho cô giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoa phim Quốc tế Cannes lần thứ 60. Đầu phim có đoạn thoại:
“아저씨, 밀양이 어떤 곳이에요?” “Chú, Miryang là nơi thế nào ạ?”
“밀양이 어떤 곳이냐? 뭐라 카겠노… 경기는 엉망이고예, 그다음에… 한나라당 도시고, 그다음에… 부산하고 가깝고, 말씨도 부산 말씨고. 좀 급하고, 말씨가. 인구는 15만 정도였다가 요새는 한 10만으로 줄었고….”
“Miryang là nơi thế nào hả? Nói thế nào nhỉ… Kinh tế tồi tàn, tiếp theo là… thành phố của đảng Hannara (một chính đảng của Hàn Quốc), thêm nữa… lại gần Busan, nên dùng theo phương ngữ của Busan, tốc độ nói hơi nhanh. Dân số ngày trước khoảng 150 nghìn dân nhưng nay chỉ còn khoảng 100 nghìn…”
“아저씨, 밀양이란 이름이 무슨 뜻인지 아세요?” “Chú, vậy Miryang nghĩa là gì?”
“뜻요? 우리가 뭐 뜻 보고 삽니꺼? 그냥 사는 거지.” “Nghĩa hả? Ở đây bọn tôi không quan trọng việc đó. Chỉ cần sống thế thôi.”
“한자로 비밀 밀(密), 볕 양(陽). 비밀의 햇볕. 뜻 좋죠?” “Suy theo tiếng Hán thì “Mil” nằm trong chữ “bi-mil”nghĩa là “bí mật”, “yang” nghĩa là “ánh sáng”. Ánh sáng bí ẩn, hiểu vậy được không chú?”
교통사고로 남편을 잃은 주인공은 어린 아들과 함께 남편의 고향 밀양으로 가다가 그곳으로 막 접어드는 도로에서 자동차가 고장이 나 정비소로 견인되어 가는 중이었다. Nhân vật chính trong phim có chồng qua đời vì tai nạn giao thông, cô đang cùng con trai nhỏ trở về quê chồng là Miryang, vừa rẽ vào con đường dẫn vào thành phố thì xe của hai mẹ con bị hỏng nên được kéo về ga-ra sửa chữa.
“여행 다니시는 모양이지예?” “Hình như cô đi du lịch?”
“아뇨. 밀양에 살러 왔어요.” “Không ạ. Chúng tôi chuyển về Miryang sống.”
‘살기 위해’ 온 그곳에서 그의 어린 아들은 유괴되고 살해된다. 살기 위해 모여든 사람들이 마을을 이룬 곳, 그들의 삶을 둘러싼 여러 조건들이 끊임없이 평범한 개인의 행복과 운명을 좌지우지하는 곳, 어떤 이에게는 희망을 주지만 어떤 이에게는 받아들이기 힘든 고통을 안겨 하루빨리 벗어나고 싶게 하는 곳, 그러나 대다수는 이러지도 저러지도 못해 그냥저냥 눌러 사는 곳. 그렇다면 모든 도시의 이름은 밀양이다.
Tại nơi cô chuyển về để sống đó, đứa con trai nhỏ của cô bị bắt cóc và giết hại. Nơi mà mọi người tập trung xây dựng làng xã để sinh sống, nơi có nhiều yếu tố xung quanh cuộc sống không ngừng chi phối hạnh phúc và vận mệnh của mỗi cá nhân bình dị, nơi mang hy vọng cho người này nhưng lại mang đến bất hạnh cho người khác, khiến họ muốn nhanh chóng được giải thoát; và là nơi mà hầu hết mọi người chỉ sống tạm bợ, làm thế này cũng không được làm thế kia cũng không xong… Vậy nên, mọi tên gọi của thành phố đều là Miryang.
강의 도시 Thành phố của sông
밀양은 강을 끼고 있다. 이 불변의 조건은 밀양의 옛날과 오늘을 구성한다. 강은 동쪽으로 여러 차례 휘돌며 남쪽으로 흐르다 낙동강과 합친 뒤 남해 바다로 들어간다. 이 강이 밀양강이다. 밀양 읍내는 이 강의 북쪽에 있다. 밀양이란 지명에 쓰인 한자 ‘양(陽)’은 ‘볕’이란 뜻도 있지만, 강 이름 뒤에 쓰일 때는 ‘강의 북쪽’을 일컫는다. 북쪽에 산이 있고 남쪽에 강이 있으니 얼마나 볕이 잘 들겠는가?
Thành phố Miryang bao quanh một con sông. Yếu tố bất biến này hình thành nên Miryang của ngày xưa và hiện tại. Con sông xoắn nhiều vòng ở hướng đông và chảy về hướng nam trước khi nhập vào dòng Nakdong rồi đổ ra biển Namhae. Đó là sông Miryang. Thị trấn Miryang nằm ở phía bắc con sông này. Chữ “yang” (dương) sử dụng trong tên địa danh “Miryang” (Mật Dương) cũng mang nghĩa là “ánh nắng”, nhưng khi được gắn vào tên con sông nó lại có nghĩa là “phía bắc của sông”. Phía bắc có núi, phía nam có sông, thế nên vùng đất này này sẽ ngập tràn ánh nắng mặt trời.
밀양의 지명에 관한 가장 오래된 기록은 3세기 중국 사서인 『삼국지』에 보인다. 이 책에 언급된 ‘미리(彌離)’라는 국가명은 고대 한국어 ‘미르’를 중국 옛 한자로 바꿔 표기한 것이다. 고대 한국어의 ‘미르’는 물 또는 물의 신으로서 용(龍)을 뜻한다. 그러니 ‘비밀의 햇볕’이라는 이름 풀이는 이창동 감독 스스로가 밝혔듯이 자의적인 시적 인식에 불과하다.
Ghi chép cũ nhất liên quan đến địa danh Miryang được tìm thấy trong quyển sử “Tam quốc chí” (Sanguozhi) của Trung Quốc vào thế kỷ thứ 3. “Miri” (Di Li), tên một quốc gia được đề cập trong quyển sách này được viết lại bằng tiếng Hán cổ từ từ tiếng Hàn cổ đại là “Mireu”. Từ “Mireu” có nghĩa là rồng, là nước hoặc thần nước. Vậy nên, cách diễn giải Miryang nghĩa là “ánh sáng bí ẩn” của đạo diễn Lee Chang-dong chỉ đơn thuần là quan điểm cá nhân đầy chất thơ của ông không hơn không kém.
밀양강 주변에는 현재를 사는 사람들과 오래전 이 땅에 살았던 사람들의 흔적이 공존한다. 2001년에 완공된 밀양댐 북쪽 구릉에는 공사 중 발굴된 2만 7000년 전 후기 구석기 시대 유적이 있다. 이로써 밀양에 사람이 살았다고 입증할 수 있는 시기는 3세기보다 더 올라갔다. 그런가 하면 밀양강 하천 충적지에는 신석기 시대와 청동기 시대 유적들이 곳곳에 있다. 근처에 초등학교가 있고 고속도로가 그 옆을 지나는 금천마을에는 청동기 시대 논농사 유적이 있다. 산 위 움집에서 비옥한 하천 근처 땅으로 내려오는데 수만 년의 세월이 걸린 것이다. 집터는 자연 제방 위에 있고, 밭 자리는 집터 바로 아래, 논 자리는 그보다 낮은 곳에 있다. 그 시대 사람들은 봄이 오면 돌보습으로 땅을 갈아 기장이나 옥수수 따위를 심고, 그렇게 수확한 곡식을 빗살무늬토기에 저장해 추운 겨울을 났을 것이다.
Xung quanh dòng sông Miryang cùng tồn tại dấu tích của con người ngày trước và con người hiện tại. Trên ngọn đồi phía bắc đập Miryang hoàn công vào năm 2001, một di tích cuối thời Đá cũ cách đây 27 nghìn năm được phát hiện khi đang thi công con đập. Điều này chứng minh rằng thời kỳ con người sinh sống ở Miryang đã có trước thế kỷ thứ 3. Như vậy, tại vùng đất được bồi tích ở hạ lưu sông Miryang rải rác có các di tích của thời kỳ Đá mới và thời kỳ Đồng thau. Gần đó, tại làng Geumcheon có trường tiểu học và đường cao tốc đi qua cũng phát hiện di tích canh tác nông nghiệp thời kỳ Đồng thau. Phải mất hàng chục năm để con người di cư từ những túp nhà rơm trên núi xuống vùng đất gần hạ lưu sông màu mỡ. Phần đất dựng nhà nằm ở phía trên con đê tự nhiên, vườn thì ở ngay phía dưới nhà và ruộng ở phần đất thấp hơn. Con người thời kỳ đó cày đất bằng chiếc cày đá rồi gieo hạt kê hoặc ngô vào mùa xuân, họ bảo quản các loại ngũ cốc này sau khi thu hoạch vào bình gốm họa tiết răng lược để sử dụng suốt mùa đông.
좌절도 기쁨도 지금 우리보다 먼저 느꼈을 당시 사람들의 이 소박한 살림살이 흔적 위로 ‘비밀의 햇볕’이 비춘다. 그들이 지키고 싶어 했던 소중한 가치들은 어디론가 사라진 지 오래다. “Ánh sáng bí ẩn” soi rọi trên dấu tích cuộc sống giản đơn của con người thời ấy, những người đã nếm trải cả đắng cay lẫn mật ngọt trước chúng ta. Những giá trị quý giá mà con người thời ấy muốn gìn giữ đã biến mất tự bao giờ.
철기 문명의 도시 Thành phố của nền văn minh Đồ sắt
강바닥에서 출토된 허물어진 배의 구조물을 보면 옛 사람들이 강을 오르내리며 고기잡이를 하던 모습을 떠올리게 된다. 그들에게 배는 바람의 힘을 이용할 만큼 과학적이며 온갖 도구를 사용해 만든 첨단의 기술 문명이었다. 그들은 밀양강과 합쳐져 바다로 흘러가는 낙동강으로 종종 배를 몰았을 것이다. 그들은 그 모험성과 진취성으로 낙동강 하류 김해 지역에 새로운 북방 이민 세력이 세운 가락국과 연합해 500년 동안 가야 연맹의 일원으로 한반도의 철기 문명을 이끌었다.
Căn cứ vào kết cấu của một chiếc thuyền bị đắm khai quật từ đáy sông, có thể hình dung hình ảnh con người ngày xưa di chuyển, đánh bắt cá trên sông. Với họ, tàu thuyền có tính khoa học vì sử dụng sức gió và là nền văn minh kỹ thuật hiện đại được chế tạo bằng cách sử dụng tất cả các công cụ. Đôi lúc họ cũng chèo thuyền đến sông Nakdong. Với tính mạo hiểm và tính cầu tiến, họ liên kết với nước Garak, một thế lực người di cư mới từ phương Bắc tới xây dựng và sinh sống ở khu vực Gimhae, hạ lưu sông Nakdong, dẫn dắt nền văn minh Đồ sắt của bán đảo Hàn dựa vào khối liên minh thống nhất Gaya trong suốt 500 năm.
밀양강을 바로 옆에 낀 마을 중에는 ‘쇠가 나는 골짜기’라는 뜻을 가진 ‘금곡’이란 지명이 두 군데 있다. 흥미롭게도 두 곳 모두에서 제철 유적이 발굴됐다. 상동면에 있는 금곡마을과 그 인근에는 쇠를 달굴 때 나오는 부산물인 쇠 부스러기가 산을 이룰 정도로 쌓여 있었고, 얼마 전 도로 공사 중 발굴된 삼랑진읍 금곡마을에서는 제철로에서 폐기장까지 일련의 제철 과정이 모두 발견되었다. 밀양강 주변에는 예전부터 풍화나 침식으로 강가에 퇴적한 사철(砂鐵)이 많았다는 얘기다.
Trong số những ngôi làng bên cạnh dòng Miryang, có hai nơi với tên gọi là “Geumgok”, nghĩa là thung lũng sắt. Thêm một điều thú vị, ở cả hai địa danh này đều phát hiện được di tích sản xuất sắt. Ở làng Geumgok phía Sangdongmyeon và vùng lân cận gần đó, các mảnh vụn của sắt dư thừa sinh ra trong quá trình nung sắt chất thành đống như núi. Không lâu trước đó tại ngôi làng Geumgok ở thị trấn Samnangjin được khai quật trong lúc làm đường, người ta cũng phát hiện hàng loạt quá trình làm sắt, từ lò luyện đến bãi phế liệu. Điều này nói lên rằng xung quanh sông Miryang từ xưa đã có nhiều cát sắt tích tụ ven bờ do phong hóa hoặc trầm tích.
이런 고고학적 발굴은 밀양이 주변국은 물론 일본과 중국에도 철을 수출했으며, 또한 가공한 철을 끈으로 묶어 화폐처럼 사용했던 변한(4세기경까지 낙동강 하류에 있었던 부족 연맹) 12개국 중 일원으로 활약했을 것이라는 추론을 가능케 한다. 이 변한이 ‘철의 왕국’으로 일컬어지는 가야연맹으로 발전했으며, 신흥 세력인 신라에 병합된 뒤에는 자원과 기술을 제공해 신라가 강력한 고대 국가로 발전하는 밑거름이 되었음은 자명하다.
Những phát hiện khảo cổ này mang lại suy luận rằng Miryang đã xuất khẩu sắt sang các nước láng giềng bao gồm cả Nhật Bản và Trung Quốc, ngoài ra còn là một thành viên hoạt động sôi nổi trong 12 nước khối Byeonhan (liên minh bộ lạc ở hạ lưu sông Nakdong đến thế kỷ 4) dùng những bó sắt được buộc bằng dây làm tiền tệ. Khối Byeonhan này phát triển thành liên minh Gaya nổi tiếng là “vương quốc của sắt”, sau khi sát nhập vào Silla, Gaya đã cung cấp tài nguyên và kỹ thuật cho Silla, là bệ đỡ giúp Silla trở thành quốc gia cổ đại hùng mạnh.
불교의 도시 Thành phố của Phật giáo
한반도의 다른 지역처럼 밀양에도 산천경개가 좋은 곳에는 어김없이 절이 들어서 있다. 그 중에 이곳 사람들이 각별하게 여기는 절은 부은사와 만어사이다. 부은사는 해가 지는 밀양강을 내려다보고 있으며, 만어사는 검은 암괴류(巖塊流)가 절 앞 계곡에 길게 펼쳐져 있어 경관이 독특하다. 밀양 사람들은 이 두 절을 가야 불교의 성지로 여긴다.
Giống như những vùng khác ở bán đảo Hàn, trên những ngọn núi xinh đẹp ở Miryang cũng có không ít các ngôi chùa. Trong đó Bueun và Maneo là hai ngôi chùa nhận được nhiều tình cảm của người dân địa phương. Cảnh quan hai ngôi chùa này rất đặc biệt. Từ chùa Bueun, quan khách có thể nhìn được toàn bộ dòng sông Miryang lúc mặt trời lặn, còn tại chùa Maneo, quan khách có thể ngắm nhìn vùng đá đen Amgoeryu trải dài theo thung lũng phía trước. Người dân Miryang xem hai ngôi chùa này là thánh địa của Phật giáo Gaya.
역사책은 가야가 신라보다 앞선 5세기 무렵 금관가야의 시조 수로왕의 부인 허황후의 명복을 빌기 위해 왕후사를 지으면서 불교를 공식 수용한 것으로 기록하고 있다. 하지만 이 두 절과 관련한 구비전승은 그 시기를 가야의 성립 초기로 이끈다. “수로왕이 만어사를 창건할 때 낙성식에 참석한 스님들이 부은사에서 자고 갔다”는 전설을 토대로 볼 경우 불교 전래 시기는 1세기경으로 앞당겨진다. 허황후가 인도에서 올 때 가지고 왔다는 파사석탑(婆娑石塔)에 관해 『삼국유사』는 “이 지방에서는 볼 수 없는 돌이다”라고 기록하고 있다. 이런 논의와 별개로 신라 불교가 새로운 세계를 여는 데 가야 불교가 기여한 것은 의문의 여지가 없다.
Sử sách ghi rằng Gaya chính thức tiếp nhận Phật giáo trước cả Silla, khi đền Hwanghu được xây dựng để cầu phúc cho hoàng hậu Heo Hwang-ok ở bên kia thế giới. Bà là vợ của vua Suro, người sáng lập Geumgwan Gaya vào khoảng thế kỷ 5. Tuy nhiên những câu chuyện truyền miệng có liên quan đến hai ngôi chùa nói trên lại cho rằng thời kỳ đó là khoảng đầu thành lập Gaya. Dựa trên truyền thuyết, “Khi vua Suro cho xây dựng chùa Maneo, các nhà sư tham dự lễ khánh thành đã ngủ lại tại chùa Bueun” thì thời kỳ du nhập Phật giáo rơi vào khoảng trước thế kỷ thứ 1. Trong quyển “Tam quốc di sự” (Samguk yusa) nhắc đến tháp đá Pasa được hoàng hậu Heo mang về sau chuyến đi đến Ấn Độ có ghi rằng, “Đây là hòn đá không thể tìm thấy ở vùng đất này”. Bằng những luận ý và điểm cá biệt này, rõ ràng Phật giáo Gaya đã giúp sức để Phật giáo Silla mở ra một thế giới mới.
가야 문화는 그 고유성과 영향력을 인정받아 신라 시대는 물론 조선 시대까지 그들의 문화를 기리는 행사가 계속 열렸다. 오늘날에도 마찬가지다. 지난 10월에는 2020년 3월 1일까지 열리는 국립중앙박물관의 특별전 ‘가야 본성(本性)-칼과 현을 위해 김해의 수로왕비릉에 있던 파사석을 서울로 옮기기에 앞서 이전을 알리는 고유제를 지냈다. 이 제사에 지역의 정치인 등 유력 인사들이 참석했다는 것은 그 후손들이나 지역민들에게는 허황후 얘기가 단순히 전설이 아니라 역사로 함께 살고 있다는 증거일 것이다. 밀양 시내 곳곳에 ‘가야’라는 이름을 달고 있는 상점들이 많은 것도 그 증거이다.
Văn hóa Gaya được công nhận tính nguyên bản và tầm ảnh hưởng, các sự kiện tôn vinh văn hóa Gaya được duy trì không những chỉ ở thời Silla mà còn kéo dài đến triều đại Joseon. Hiện nay cũng vậy. Tháng 10 năm ngoái, người ta đã tiến hành một nghi lễ đặc biệt xin phép di dời các viên đá pasa (pasaseok) trong lăng mộ vua Suro ở Gimhae trước khi chuyển lên Seoul cho buổi triển lãm đặc biệt “Bí ẩn Gaya: Sắt và Giai điệu” tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc kéo dài đến ngày 1 tháng 3 năm 2020. Sự hiện diện của nhiều chính trị gia và chức sắc địa phương tại nghi lễ này đối với người dân địa phương hay hậu duệ của hoàng hậu Heo có ý nghĩa rằng câu chuyện về hoàng hậu Heo không chỉ đơn thuần là truyền thuyết, nó là chứng cứ lịch sử cùng sống với họ. Vì lẽ đó mà nhiều cửa hàng trong trung tâm thành phố Miryang đều treo biển là “Gaya”.
영남대로의 도시 Thành phố của Đại lộ Yeongnam
영남대로는 수도 한양에서 한반도의 동남쪽 끝인 동래를 잇는 길로 조선 시대 가장 대표적인 육로였다. 천년 넘게 이용해 온 바다로 나가는 물길 대신 밀양이 이 길의 경유지가 되었다는 것은 여러모로 상징하는 바가 크다. 우선 한반도 안에 통일된 국가 체제가 이어지면서 이웃 군현은 물론이고 중국을 오가는 빠르고 안정적인 길들이 확보되었다는 것이다. 국제적으로는 원의 쇠퇴 이후 일본의 국력이 강해졌다는 것을 뜻한다. 이는 곧 왜구들의 발호로 이어져 활발했던 한반도의 수운(水運)이 그들의 횡포로 거의 마비되기에 이른다. 조선의 육로 확보는 이런 고육지책의 결과이기도 했을 것이다.
Đại lộ Yeongnam là con đường bộ tiêu biểu nhất ở thời kỳ Joseon, là con đường nối liền từ kinh đô Hanyang (Seoul ngày nay) đến Dongnae ở tận cùng phía đông nam của bán đảo Hàn. Việc Miryang trở thành trạm trung chuyển, thay thế cho tuyến đường thủy trên biển vốn được sử dụng từ hơn nghìn năm trước nói lên nhiều khía cạnh. Đầu tiên, thể chế quốc gia thống nhất được hình thành ở bán đảo Hàn, không chỉ nối liền quận huyện mà cả các tuyến đường đi đến Trung Quốc một cách an toàn, nhanh chóng cũng được xây dựng. Về mặt quốc tế, sức mạnh của Nhật Bản tăng lên đáng kể sau khi nhà Nguyên sụp đổ. Điều này dẫn tới vận tải đường thủy vốn nhộn nhịp của bán đảo Hàn bị tê liệt do sự lộng hành của cướp biển Nhật Bản. Việc mở rộng đường bộ của Joseon là kết quả của phương sách cuối cùng đối phó vấn nạn này.
이 영남대로는 임진왜란 당시 왜군의 공격로가 되기도 했다. 부산포로 들어와 동래성을 함락한 뒤 교두보를 확보한 왜군이 양산을 지나 밀양의 관군과 마주친 곳은 삼랑진읍에 있는 작원관(鵲院關)이다. 이곳은 동래에서 서울을 연결하는 교통과 국방의 중요 관문이다. 그러나 고작 300여 명의 병력으로 1만명이 넘는 적군을 막을 수는 없었다. 왜군은 이 길을 통해 18일 만에 한양까지 점령했다.
Đại lộ Yeongnam cũng là con đường mà Nhật Bản sử dụng để tấn công Joseon trong cuộc xâm lược Nhâm Thìn Oa Loạn. Sau khi tiến vào cảng Busan và hạ thành Dongnae, Nhật Bản chọn đây làm bàn đạp đế tiến lên Yangsan nhưng chạm phải quan quân của Miryang ở thành Jagwongwan, nay thuộc thị trấn Samnangjin. Jagwongwan là cửa ải quan trọng về mặt quốc phòng và giao thông kết nối từ Dongnae đến Seoul. Tuy nhiên, với số lượng chỉ khoảng 300 binh sĩ, quân đội Miryang đã không thể ngăn cản một vạn quân của địch. Quân Nhật chiếm đến tận Hanyang chỉ trong 18 ngày theo con đường này.
그나마 위로를 주는 것은 밀양 출신 스님인 사명당(1544~1610)이 2000명의 승군을 모아 왜군이 점령한 평양성 탈환 전투에 참여하는 등 여러 곳에서 큰 전공을 올렸다는 사실이다. 전쟁이 끝난 뒤에는 선조의 특사로 파견되어 교토에서 도쿠가와 이에야스를 만나 강화를 맺고 포로 3000명을 데리고 돌아오기도 했다. 밀양읍성으로 오르는 길목에 사명당의 동상이 밀양강을 내려다보며 서 있다.
May thay, câu chuyện về nhà sư Samyeongdang (1544–1610), xuất thân ở Miryang, người đã tập hợp đội quân gồm 2.000 nhà sư lập nhiều chiến công lớn trong các trận chiến giành lại Pyongyang mà quân Nhật đã chiếm đóng cũng giúp an ủi phần nào. Sau chiến tranh, sư Samyeongdang được vua Seonjo phái cử làm đặc sứ, gặp gỡ tướng quân Tokugawa Ieyasu ở Kyoto, ký kết hòa giải và mang về 3.000 tù binh. Một bức tượng bằng đồng của nhà sư Samyeongdang đang đặt ở đường rẽ vào Miryang, hướng nhìn xuống toàn bộ sông Miryang.
한 가지 흥미로운 사실은 앞선 기술 문명이 있었고 해양 지향적이며 다문화적인 사회 시스템을 누렸던 밀양이 영남대로에 편입된 지 100년도 되지 않아 유교 국가를 표방한 조선의 새로운 구심점인 사림파의 고장이 되었다는 점이다. 15세기 후반 신진 사류로 중앙 정계에 진출한 밀양 출신 김종직(1431~1492)과 그의 제자들은 관료 세력들에 맞서 그들의 비리는 물론 임금의 처신까지 비판했고, 의리와 실천을 강조하는 새로운 정치 세력의 중심이 되었다. 밀양 부북면에는 김종직의 생가와 묘를 비롯해 그의 학문과 덕행을 기리는 예림서원이 있다.
Thêm một điều thú vị, tuy có nền văn minh kỹ thuật tiến bộ, hệ thống xã hội đa văn hóa và định hướng hải dương nhưng Miryang sát nhập vào Đại lộ Yeongnam chưa được 100 năm, là cái nôi của phái Sarim, tâm điểm mới của quốc gia Nho giáo Joseon. Kim Jong-jik (1431–1492), xuất thân Miryang, cùng các đệ tử của ông, những người tham gia phục vụ chính quyền trung ương vào nửa cuối thế kỷ 15 đã trở thành lực lượng nòng cốt trong thế lực chính trị mới. Họ phê phán sự phi lý của bộ máy quan liêu cũng như cách hành xử của nhà vua, đề cao đạo nghĩa và thực tiễn. Ở huyện Bukbu của Miryang, có học viện Nho giáo Yerim Sewon tưởng nhớ đến sự nghiệp học vấn và đức hạnh của Kim Jong-jik bao gồm khu nhà cha mẹ đẻ và lăng mộ của ông.
나루와 기차역의 도시 Thành phố của bến tàu và ga xe lửa
조운 제도가 복원되어 삼랑리에 조창이 생기고 다시 세곡선이 오가게 된 것은 국제 정세가 안정되고 세금을 현물 대신 미곡으로 통일해서 내는 납세 제도가 어느 정도 자리를 잡은 18세기 중반의 일이다. 영남대로와 이어진 수운으로 명맥을 유지하던 삼랑리는 관원들과 선주들이 일을 보던 사무실과 창고, 주막, 여인숙, 점포 등이 저잣거리를 이루어 붐볐을 것이다. 그러나 이런 번영도 1905년 경부선 철도가 개통되고, 삼랑진에 철도역이 들어서면서 끝이 났다. 기찻길은 대체로 영남대로를 따라 놓였다. 그 바람에 삼랑리는 다시 평범한 나루터가 되고, 삼랑진역은 읍의 중심이 되면서 새롭게 번창했다.
Vào giữa thế kỷ 18, chế độ vận tải được khôi phục, nhà chứa ngũ cốc được xây dựng tại bến cảng Samnang-ri và tàu chuyên chở ngũ cốc cống nạp cho triều đình tái xuất hiện. Tình hình quốc tế được ổn định, sưu thuế hiện vật được thay thế bằng lương thực nên chế độ trưng thu thuế phần nào được người dân ủng hộ. Hệ thống giao thông đường thủy kết hợp với Đại lộ Yeongnam đã hình thành nên một khu phố đông đúc ở Samnang-ri, với văn phòng làm việc của quan viên và kho hàng của các chủ thuyền, quán rượu, cửa hàng,… Thế nhưng sự thịnh vượng này kết thúc vào năm 1905, khi tuyến đường sắt Gyeongbu được khai thông với một nhà ga đặt tại Samnangjin. Đường sắt đã thay thế cho Đại lộ Yeongnam. Do đó, Samnangjin lại trở thành một bến tàu bình thường, còn ga Samnangjin thì nổi lên thành trung tâm mới của thị trấn.
삼랑진역은 이광수(1892~1950)가 쓴 근대 문학 최초의 장편소설 『무정』(1917년)에도 등장하는데, 그에게 기차는 스스로 운명을 개척해 가는 근대적 개인을 묘사하는 소설적 장치였다. 반면에 김정한(1908~1996)의 단편 「뒷기미 나루」(1969)에 묘사된 삼랑진은 다르다. 그는 “뒷기미 나루는 삼랑진을 더 거슬러 올라간 낙동강 상류께, 지류인 밀양강이 본류에 굽어드는 짬이라, 다른 곳보다 물이 한결 맑았다. 물이 맑아 초가을부터 기러기떼며 오리떼가 많이 모여 들었다”고 묘사하면서 동시에 이 나루가 “순한 백성들과 그들의 아들딸들이 징용이다, 혹은 실상은 왜군의 위안부인 여자 정신대다 해서” 건너간 비극의 장소로 인식했다.
Ga Samnangjin cũng xuất hiện trong tác phẩm văn học cận đại đầu tiên, quyển tiểu thuyết dài tập “Vô tình” (Mujeong, 1917) của tác giả Yi Kwang-su (1892–1950). Với Yi, xe lửa là một thiết bị mang tính văn học đại diện cho cá nhân hiện đại tự khai phá số phận của bản thân. Ngược lại, truyện ngắn “Bến tàu Dwitgimi” (Dwitgimi Naru, 1969) của tác giả Kim Jeong-han (1908–1996) mang tới một hình ảnh khác về Samnangjin. Kim miêu tả, “Bến tàu Dwitgimi nằm ở thượng nguồn sông Nakdong đoạn đi ngược lên Samnangjin, là nơi dòng phụ lưu Miryang gấp vào trong nên nước ở đây trong hơn nhiều so với những nơi khác. Do nước trong nên có nhiều bầy ngỗng trời và vịt kéo về từ đầu Thu”. Đồng thời ông xem bến tàu này là nơi của bi kịch một thời, “Những người dân hiền lành và con trai con gái của họ phải làm lao dịch, thậm chí trên thực tế, họ còn bị bắt phục vụ trong đội quân mua vui cho lính Nhật”.
밀양 삼랑진은 시인 오규원(1941~2007)의 고향이다. 그에게도 고향은 두 개의 얼굴을 하고 있다. 하나는 열세 살 때 돌아가신 어머니의 얼굴이고, 또 하나는 아버지의 얼굴이다. 어머니의 얼굴은 “언제나 평화와 안식이 준비되어 있는” “잠들고 싶고 꿈꾸고 싶은” “자궁과 같은 존재”이지만, 아버지의 얼굴은 “불화와 궁핍의 근원”이었다. 그는 이 심리적 갈등을 해결하지 못해 중학교 때 고향을 떠난 이후로 아버지가 계신 고향을 한 번도 찾지 않았다. 그는 고향이란 “자궁을 지닌 어머니의 몸과 같아서 자궁 안의 자연의 언어와 자궁 밖의 현실의 언어를 품고 있는 시간적 공간”이며 “그 경계에 내가 서 있다”고 술회했다. 그렇다면 모든 고향의 이름은 밀양이다.
Samnangjin, Miryang cũng là quê hương của nhà thơ Oh Kyu-won (1941–2007). Oh nhìn thấy hai gương mặt ở quê hương. Một là gương mặt người mẹ quá cố qua đời lúc ông 13 tuổi, một là gương mặt của cha ông. Gương mặt mẹ “lúc nào cũng tràn đầy sự bình yên và thoải mái”, “cảm giác muốn được ngủ và được mơ”, “sự tồn tại hệt như chiếc dạ con”. Còn gương mặt của cha là “cội nguồn của sự bất hòa và nghèo đói”. Oh không giải quyết được mâu thuẫn tâm lý này nên kể từ sau khi bỏ đi vào năm học cấp hai ông chưa một lần tìm về lại quê hương nơi mà cha ông vẫn sống ở đó. Oh cho biết, quê hương “giống với cơ thể mang chiếc dạ con của mẹ tôi, là không gian tạm thời chứa đựng cả ngôn ngữ của tự nhiên ở bên trong lẫn ngôn ngữ của hiện thực ở bên ngoài tử cung”, và “tôi đang đứng ở ranh giới đó”. Vậy nên, mọi tên gọi của quê hương đều là Miryang.
이창기(Lee Chang-guy 李昌起) 시인, 문학평론가
Lee Chang-guy Nhà thơ, Nhà phê bình Văn học
안홍범 사진
Ảnh: Ahn Hong-beom