한식 – Ẩm thực Hàn Quốc

0
1491

한국인은 몸을 치료하는 것과 먹는 것은 근본이 같다는 뜻의 ‘의식동원(醫食同源)’이라는 관념을 중시해왔다. 이는 건강이란 식사에서 비롯된다는 사고방식으로, 음식으로 우선 병을 다스리고 난 후에 약으로 치료한다는 개념이다.

Kể từ xa xưa, người Hàn Quốc đã coi trọng quan niệm “Y thực đồng nguyên (醫食同源)” nghĩa là về căn bản thức ăn và thuốc trị bệnh đều có chung nguồn gốc. Theo đó, sức khỏe bắt nguồn từ thói quen ăn uống nên trước hết phải dùng thức ăn để chữa bệnh, sau đó mới điều trị bằng thuốc.

된장찌개 – 끓는 육수에 된장을 풀고, 육류.어패류.채소.두부.버섯 등 각종 식재료를 넣어 끓인 찌개로 한국 대표 음식 중 하나이다. (canh tương đậu) là một trong những món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc được nấu bằng cách pha tương đậu nành Doenjang vào nước dùng đun sôi, sau đó cho thêm các nguyên liệu như thịt, hải sản, rau, đậu, nấm.

발효문화 – Văn hóa lên men đồ ăn
한국 요리의 가장 중요한 특징은 저장해두고 오래 먹기 위해서 음식을 발효시킨다는 것이다. 대표적인 발효음식으로 김치와 음식 맛을 좌우하는 된장, 간장, 고추장, 젓갈이 있다. 젓갈은 짧게는 몇 개월, 길게는 몇 년 동안 발효시켜서 만든다.

Đặc trưng quan trọng nhất trong ẩm thực Hàn Quốc là việc lên men thức ăn để bảo quản và sử dụng trong thời gian dài. Những món ăn lên men tiêu biểu của Hàn Quốc bao gồm Kimchi và các loại tương gia vị như doenjang (tương đậu nành), ganjang (nước tương), gochujang (tương ớt) và jeotgal (hải sản ướp muối). Những món này có thể được ủ lên men nhanh là vài tháng, lâu là đến vài năm.

된장 · 간장 – Đậu tương lên men · Nước tương
된장과 간장은 메주를 기본 재료로 만든다. 메주는 콩을 물에 불려 삶아서 짓이긴 후 벽돌 크기로 뭉쳐서 단단하게 만든다. 메주가 잘 발효되어 누룩곰팡이가 피면 소금물과 함께 항아리에 담는다.

Doenjang và ganjang được chế biến dựa trên nguyên liệu cơ bản là meju (bã đậu tương lên men khô). Meju được làm bằng cách ngâm đậu tương trong nước và luộc đến khi chín kỹ. Sau đó, nghiền nát đậu, nặn thành các miếng to cỡ viên gạch, rồi để khô cho lên men đến khi xuất hiện nấm men thì xếp vào vại ngâm cùng nước muối.

그 위에 불순물과 냄새를 없애기 위해 붉은 고추와 뜨거운 숯을 넣고 2~3개월 숙성시킨 후, 덩어리(된장)와 액체(간장)를 분리한다. 이 중에서 간장은 다시 3개월 이상 숙성시켜야 그윽하고 향기로운 맛이 살아난다. 포도주와 마찬가지로 간장은 오래될수록 향미가 좋다. 된장 또한 5개월 이상 더 숙성시킨 뒤 먹는다.

Để khử mùi và lọc nước bẩn người ta thường cho vào vại ớt đỏ và than củi nóng. Sau khi ủ lên men trong vại từ 2 đến 3 tháng, thành phẩm sẽ được tách ra thành hai phần, phần rắn là Doenjang và phần nước là Ganjang. Trong đó, phần nước tương Ganjang tiếp tục lại được ủ thêm trong vòng 3 tháng nữa để tạo nên hương vị đậm đà. Giống như rượu nho, nước tương Ganjang càng ủ lâu thì càng thơm và ngon. Tương đậu nành Doenjang tiếp tục được ủ thêm 5 tháng nữa thì có thể ăn được.

장독대 – 간장, 된장, 고추장, 젓갈 등 음식의 기본 재료가 담긴 질그릇을 보관하는 곳이다. 질그릇은 통기성이 좋아 발효 식품 보존에 뛰어나다. 장독대는 햇볕이 들면서도 바람이 잘 통하는 장소에 두는 것이 일반적이다. Jangdokdae (Góc sân để chum vại) là khu vực sử dụng để lưu trữ những chiếc vại gốm dùng cho việc bảo quản đồ ăn lên men như nước tương ganjang, tương đậu nành doenjang và mắm jeotgal…. Vại gốm có tính thông gió tốt nên rất hiệu quả trong việc bảo quản thực phẩm. Nơi thích hợp để làm jangdokdae là những nơi vừa có nắng vừa thông thoáng.

고추장 – Tương ớt
고추장은 녹말(찹쌀가루, 멥쌀가루, 보릿가루, 밀가루)에 엿기름 등을 넣고 당화시킨 다음 고추장용으로 만든 메주, 소금, 고춧가루를 넣어 항아리에서 숙성시킨 것이다. 고추장은 매운맛을 즐기는 한국인에게 없어서는 안 될 음식으로 숙성시킬수록 맛이 좋다. 고추와 고추장으로 상징되는 매운맛은 한국인 특유의 야무진 기질을 상징하기도 한다.

Tương ớt (gochujang) là gia vị truyền thống của Hàn Quốc được chế biến bằng cách cho mạch nha vào các loại bột (bột gạo nếp, bột gạo tẻ, bột mì, bột lúa mạch) để đường hóa. Sau đó cho men meju loại dùng làm tương ớt, muối và bột ớt vào trộn đều rồi ủ trong vại. Tương ớt (gochujang) từ lâu đã là một trong những gia vị truyền thống không thể thiếu của người Hàn Quốc. Vị cay đặc trưng của ớt và tương ớt gochujang thường được đề cập đến như một biểu tượng cho tính cách mạnh mẽ của người Hàn Quốc.

Jeotgal, Korean salted seafood

새우젓 – 새우를 소금에 절여 삭힌 음식이며 젓갈 중에서 멸치젓과 함께 많이 사용된다. 각종 한국 요리, 특히 김치를 담글 때 향을 내고 맛을 내는 재료로 쓰인다. Mắm tép được trộn tép với muối và ủ lên men để làm ra món mắm tép. Trong các loại mắm jeotkal, món mắm tép cùng với mắm cá cơm là loại gia vị được sử dụng phổ biến nhất. Mắm tép là nguyên liệu giúp tăng hương vị cho món ăn, đặc biệt là khi muối kimchi.

젓갈 – Mắm hải sản
김치를 담글 때나 음식의 맛을 낼 때 조미료로 사용하는 젓갈은 제철에 잡은 멸치, 새우, 굴, 조개 등을 소금이나 양념과 섞어 서늘한 곳에서 숙성시킨 것이며, 오래 숙성시킬수록 그윽한 맛이 난다. 특히 생선에 양념과 밥을 함께 넣어 발효시킨 ‘식해’라는 젓갈은 맛이 좋아 인기가 높다.

Đây là một thành phần gần như không thể thiếu cho món Kimchi và là gia vị rất phổ biến được sử dụng để làm tăng mùi vị của món ăn, Jeotgal (hải sản ướp muối) được làm bằng cách trộn muối hoặc gia vị với các loại hải sản theo mùa như cá cơm, tôm, hàu, hoặc ngao,… và đặt ở nơi thoáng mát để hỗn hợp lên men. Thời gian lên men càng lâu thì mùi vị của món ăn sẽ càng đậm đà. Đặc biệt là Sikhae, món cá sống lên men với cơm và các loại gia vị rất được yêu thích ở Hàn Quốc bởi hương vị ngon đậm đà.

Bài viết liên quan  이런 날은 이런 음식 Ngày nào món ăn đó

김치 – Kimchi
세계인의 음식이 된 김치는 항암작용이 뛰어난 건강식품이며 종류가 매우 많다. 그중 대표적인 배추김치는 소금물에 절여 깨끗이 씻은 배춧잎 사이에 무, 파, 마늘, 생강, 고추 등과 젓갈을 한데 버무린 배춧속을 넣어 만든다. 지역에 따라 해산물을 넣기도 한다.

Kimchi là món ăn được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới và là thực phẩm bổ dưỡng có khả năng chống ung thư tuyệt vời. Có rất nhiều loại Kimchi, nhưng trong đó tiêu biểu nhất là Kimchi cải thảo. Loại Kimchi này được chế biến qua các công đoạn gồm ngâm và rửa sạch cải thảo qua nước muối, sau đó trộn hỗn hợp gồm củ cải, hành, tỏi, gừng, ớt bột và mắm tép vào giữa các lá cải. Một số vùng ở Hàn Quốc còn cho thêm hải sản.

김치는 담가서 바로 먹기도 하지만 대개 며칠간 숙성시킨 후에 먹는다. 푹 익은 김치를 좋아하는 사람들은 ‘묵은지’라고 부르는, 1년 혹은 2년간 숙성시킨 김치를 즐긴다. 김치의 재료는 지역이나 지역 특산물에 따라 약간씩 다르다. 서울은 궁중김치, 보쌈김치, 총각김치, 깍두기가 유명하고, 전라도는 고들빼기김치와 갓김치가 유명하다.

Kimchi có thể ăn được ngay sau khi làm xong, nhưng thường được ăn sau khi muối trong vài ngày. Cũng có những người thích “Mugeunji”, loại Kimchi chín được lên men kỹ trong từ một đến hai năm. Nguyên liệu làm Kimchi đa dạng tùy theo loại nông sản đặc trưng của từng địa phương. Ví dụ như thủ đô Seoul nổi tiếng với Gungjung Kimchi (Kimchi cung đình), Bossam Kimchi (loại Kimchi dùng để cuộn ăn cùng với thịt luộc), Chonggak Kimchi (Kimchi củ cải muối nguyên cây), và Kkakdugi (Kimchi củ cải thái hạt lựu). Trong khi đó, tỉnh Jeolla-do nổi tiếng với món Godeulppaegi Kimchi (Kimchi rau diếp Hàn Quốc) và Gat Kimchi (Kimchi cải bẹ xanh).

1)재료를 준비한다. 2)배추를 자른 후 씻어서 소금에 절인다. 3)절인 배추를 찬물에 헹군 후 물기를 뺀다. 4)준비한 양념과 액젓을 섞어 배춧속을 만든다. 5) 배춧속을 배추의 잎 사이사이에 넣는다. 6)버무린 김치를 잘 오므린 후 시원한 곳에 보관한다. Kimchi được biết đến trên toàn thế giới và nhận được đánh giá cao.

김치는 세계적으로 이름을 널리 알리며 좋은 평가를 얻고 있다. 2001년 국제연합 국제식품규격위원회는 일본 기무치가 아닌 한국 김치를 국제기준으로 정했고, 2012년 국제식품규격위원회는 그간 ‘Chinese Cabbage’로 분류됐던 한국산 배추를 ‘김치 캐비지’(Kimchi Cabbage)로 등재했다. 2003년 급성 호흡기질환인 사스가 지구촌에 널리 퍼졌을 때는 각종 외신에서 한국인은 김치를 먹기 때문에 사스로부터 안전하다는 내용의 기사가 보도되어 김치의 효능이 세계인의 주목을 받기도 했다. 2006년 미국 건강 잡지 <헬스 매거진>은 김치를 건강에 좋은 세계 5대 음식의 하나로 선정했다.

Năm 2001, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn Kimchi Hàn Quốc, chứ không phải là Gimuchi của Nhật Bản, làm tiêu chuẩn quốc tế. Tiếp đó, năm 2012, Ủy ban này cũng đã ghi nhận nguyên liệu cải thảo dùng cho Kimchi của Hàn Quốc, vốn trước đó được xếp vào dòng “cải thảo Trung Quốc” (Chinese cabbage) được phân loại là một dòng cải thảo riêng biệt (Kimchi cabbage). Năm 2003, trong khi dịch SARS (bệnh viêm đường hô hấp cấp) bùng nổ khắp thế giới thì tin tức về việc người Hàn Quốc an toàn nhờ ăn Kimchi trên truyền thông đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm chú ý của cộng đồng quốc tế về tác dụng của Kimchi. Năm 2006, tạp chí sức khỏe của Mỹ Health Magazine đã bầu chọn Kimchi là một trong năm món ăn có lợi cho sức khỏe nhất trên thế giới.

비빔밥 – Bibimbap (Cơm trộn)
비빔밥은 밥에 계절 채소, 달걀, 소고기 등을 넣고 비벼서 먹는 음식이다. 뜨거운 돌솥에 넣어 ‘돌솥비빔밥’으로 먹기도 한다. 한국 전통음식의 고장이자 유네스코가 인정한 음식 창의 도시인 전주는 비빔밥으로 유명하다. 전주에서는 매년 가을 비빔밥 축제를 비롯한 각종 요리 축제가 열린다.

Cơm trôn là món ăn sử dụng các loại nguyên liệu như thịt bò, trứng, rau tươi theo mùa trộn đèu cùng cơm. Món ăn này còn được cho vào nồi đá nóng để ăn, được gọi là “Cơm trộn nồi đá – Dolsot bibimbap”. Bibimbap nổi tiếng ở Jeonju – là nơi có nhiều món ăn truyền thống và là thành phố ra đời món ăn đã được UNESCO công nhận . Tại Jeonju, hàng năm các lễ hộ ẩm thực như lễ hội bibimbap mùa thu… được tổ chức.

비빔밥은 김치, 불고기와 함께 한국을 상징하는 3대 대표 음식으로 손꼽힌다. 최근에는 항공사 기내식으로도 인기를 끌고 있으며, 한식을 보편적인 지구촌 음식으로 보급하기 위해 간편하게 먹을 수 있도록 다양한 방식으로 개발되고 있다.

Cùng với Kimchi và Bulgogi, Bibimbap được bầu chọn là một trong ba món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Gần đây, Bibimbap cũng là một trong những thực đơn được ưa thích trên chuyến bay của các hãng hàng không; đồng thời món cơm trộn này vẫn đang được phát triển theo nhiều cách khác nhau giúp cho việc thưởng thức được tiện dụng hơn để món ăn Hàn Quốc dần trở thành món ăn trên toàn cầu.

Bài viết liên quan  단단하면서 부드러운 반전이 있는 맛, 게장 - Cua ngâm tương, phong vị của kết cấu tương phản

비빔밥-밥에 갖은 나물과 소고기, 고추장을 넣고 만든 음식이다. Bibimbap. Cơm trộn bibimbap – Cơm chín trộn với các loại rau, gia vị, thịt bò, tương ớt.
불고기-얇게 썬 소고기를 달콤하면서 짭짤한 간장 양념에 재웠다가 구워 먹는 음식이다. Bulgogi là món nướng được hòa quện vị ngọt pha lẫn vị mặn của nước tương ganjang.

불고기 – Thịt nướng
불고기는 고기를 간장, 설탕, 배즙 등을 섞어 만든 양념에 재어놓았다가 각종 채소를 곁들여 불판에 구워 먹는 음식이다. 고기 종류에 따라 소불고기, 돼지불고기 등으로 나뉘기도 한다. 불고기는 한식 중에서도 외국인에게 인기가 좋은 음식으로, 최근 햄버거나 피자에 넣는 등 다양하게 활용되고 있다.

Bulgogi là món ăn dùng thịt thái mỏng ướp với nước tương, đường, nước lê sau đó nấu cùng các loại rau trên chảo nóng. Tùy từng loại thịt mà có món Bulgogi thịt bò hay Bulgogi thịt lợn. Bulgogi là một trong số các món ăn Hàn Quốc được người nước ngoài ưa chuộng và gần đây, Bulgogi còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn như hamburger hay pizza,….

잡채 – Miến trộn
잡채는 다양한 재료가 혼합되어 독특한 맛을 풍기는 한국 잔칫상의 대표 음식 가운데 하나다. 삶은 당면에 시금치, 당근, 버섯, 고기 등을 섞어 무쳐내는 이 음식은 17세기에 조선 시대 궁중연회에서 처음 선보인 것으로 알려졌다. 이런 이유로 잡채는 화려하면서도 품격 있는 음식의 대명사로서 지금까지도 생일이나 결혼 피로연, 환갑잔치 등과 같은 즐거운 자리에 빠지지 않고 등장한다.

Japjae là một trong những món ăn tiêu biểu được trên bàn tiệc của người Hàn Quốc với hương vị đặc biệt và phong phú từ sự kết hợp của các nguyên liệu đa dạng. Món ăn gồm rau chân vịt, cà rốt, nấm, thịt được trộn đều với miến trần và món ăn được biết đến lần đầu tiên trong buổi tiệc cung đình thời đại Chosun thế kỷ 17. Với lý do đó, Japjae là món ăn vừa màu sắc và vừa có nét đặc trưng riêng cao quý; đến ngày nay vẫn thường được xuất hiện và không thể thiếu được trong các dịp quan trọng, cuộc vui như sinh nhật, các dịp kỷ niệm hôn lễ, mừng thọ…

전 – Bánh bột mì Hàn Quốc
전은 재료를 얇게 저미거나 썰어서 밀가루와 달걀을 묻힌 후 기름에 지진 모든 음식을 통칭한다. 음식 재료에 따라 고기전, 생선전, 채소전 등으로 다양하게 만들 수 있으며, 찹쌀가루에 진달래나 국화 등 식용 꽃을 고명으로 얹어내는 화전도 있다.

Jeon là tất cả các món ăn được làm tự nguyên liệu được thái hoặc sắt nhỏ trộn cùng bột mỳ, trứng và được làm chín trên dầu ăn. Từ các nguyên liệu khác nhau, Jeon sẽ có các loại như bánh bột mì có loại bánh bột mỳ thịt, bánh bột mỳ cá, bánh bột mỳ rau… hay có cả bánh hoa sử dụng các loại hoa ăn được như hoa đỗ quyên… làm cùng với bột gạo nếp.

전은 그 자체로 먹기도 하지만 간장을 소스로 곁들여 먹으면 맛이 풍부해진다. 남녀노소가 선호하는 음식으로, 잔칫상이나 명절 같은 중요한 행사에 등장하는 단골 메뉴다.

Jeon có thể được ăn ngay nhưng nếu chấm cùng nước tương Galjang sẽ làm cho mùi vị phong phú hơn. Là món ăn được nam nữ, người già trẻ em đều yêu thích; Jeon là món ăn nhất định có trên bàn tiệc hay các dịp lễ tết, sự kiện quan trọng.

떡 – Bánh gạo
찹쌀이나 멥쌀가루를 반죽하여 팥이나 콩 등과 함께 찌거나 익혀서 먹는 음식을 떡이라고 한다. 쌀은 쪄서 밥을 지어 주식으로 먹지만 경우에 따라서는 떡으로 만들어 먹기도 한다.

Tteok là bánh gạo Hàn Quốc, được làm bằng bột gạo nếp hoặc bột gạo tẻ trộn với đậu đỏ hay đỗ tương rồi hấp hoặc nấu chín. Mặc dù cơm vẫn là lương thực chính, nhưng người Hàn Quốc cũng sử dụng tteok trong các bữa ăn.

떡은 생일, 잔치, 제사 등 특별한 행사나 명절에 빠질 수 없는 음식이다. 주로 흰쌀 가루에 쑥, 팥, 대추, 콩, 밤 등 각종 재료를 넣어 만든다. 아기의 첫 생일에는 장수를 의미하는 백설기를, 사업을 시작할 때는 액운을 쫓아내는 의미로 붉은 팥시루떡을 만들어 먹는다. 명절인 설날에는 흰 가래떡을 가늘게 썰어 넣은 떡국을, 추석에는 쌀 반죽을 얇게 편 후 그 안에 소(꿀, 밤, 콩, 깨 등)를 넣어 쪄낸 송편을 만들어 먹는다. 지금도 서울 낙원동은 떡집이 많기로 유명하다.

Đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp đặc biệt của gia đình hoặc các sự kiện như tiệc sinh nhật, tiệc cưới và các ngày lễ tết truyền thống. Bột gạo là nguyên liệu chính để làm tteok, nhưng ngoài ra còn có thể trộn thêm các loại nguyên liệu khác như ngải cứu, đậu đỏ, táo đỏ, đậu tương và hạt dẻ. Baekseolgi (bánh gạo hấp) ăn vào ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ sơ sinh để cầu trường thọ, Patsirutteok (bánh gạo nếp lăn bột đậu đỏ) ăn khi khởi đầu một công việc kinh doanh vì màu đỏ sẽ đẩy lùi những điều xui xẻo. Vào Tết âm lịch, người Hàn Quốc sẽ thái lát mỏng thanh bánh gạo trắng để nấu canh Tteokguk. Vào Tết Trung thu Chuseok (ngày 15 tháng 8 âm lịch) có bánh Songpyeon, loại bánh gạo hấp hình bán nguyệt với vỏ bánh nặn từ bột gạo và nhân nhồi mật ong, hạt dẻ, đậu tương, vừng. Hiện nay, phường Nagwon-dong ở Seoul nổi tiếng với nhiều cửa hàng chuyên bán bánh gạo tteok.

경단 – 경단은 찹쌀가루를 익반죽한 후 둥글게 빚어서 끓는 물에 삶아 콩가루, 깻가루 등의 고물을 묻힌 한입 크기의 작은 떡이다. 요즘은 카스텔라를 체에 내려서 만든 가루도 경단 고물로 사용된다. Gyeongdan (Bánh gạo viên) là một loại bánh gạo viên được làm bằng cách nhào bột gạo nếp với nước nóng, nặn bột thành hình tròn kích cỡ vừa miệng, sau đó luộc trong nước nóng, và phủ bên ngoài một lớp bột như bột đậu hoặc vừng. Ngày nay, người ta còn sử dụng vụn bánh castella để thay lớp bột phủ bên ngoài.

죽 – Cháo
곡식에 물을 많이 넣고 오래 끓인 유동식 형태의 음식인 죽은 원래 소화가 잘 안 되는 어린이나 노인 등을 위한 치료 음식이었다. 최근에는 각종 곡물이나 채소로 만든 죽을 개발해 판매하는 죽 전문점이 많아졌고, 인스턴트식으로 여러 종류의 죽을 만들어 파는 기업도 늘고 있다.

Bài viết liên quan  명절, 경축일 등 - Ngày lễ tết, ngày kỷ niệm... ở Hàn Quốc

Juk là món cháo được chế biến bằng cách cho nhiều nước vào ngũ cốc và đun trong thời gian dài đến khi loãng ra. Đây là món ăn bổ dưỡng cho trẻ em hay người già là những người vốn dĩ tiêu có hệ tiêu hóa yếu. Gần đây có nhiều cửa hàng chuyên về cháo đã phát triển ra nhiều loại cháo khác nhau, dựa trên các nguyên liệu đa dạng, phong phú như ngũ cốc và các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng sản xuất các loại cháo ăn liền với nhiều chủng loại khác nhau.

국수와 냉면 – Mì và mì lạnh
국수는 한국에서도 다양하게 발달했다. 특히 결혼식 때 ‘잔치국수’라고 하는 따뜻한 국물에 국수를 넣은 음식을 손님에게 대접하는 전통이 있다. 그래서 “언제 국수 먹느냐?”는 질문은 “언제 결혼하느냐?”라는 의미로 사용되기도 한다. 생일에 국수를 먹으면 오래 산다는 속설도 있다.

Ẩm thực liên quan đến bún, mì ở Hàn Quốc rất phát triển. Một loại trong số đó là Janchi Guksu, đây là món mì sợi với nước dùng nóng hổi, theo truyền thống thường được mang thiết đãi khách trong các bữa tiệc cưới. Vì thế, người Hàn Quốc đôi khi cũng hỏi nhau: “Bao giờ cho tôi ăn mì đây?” để thay cho câu hỏi: “Bao giờ kết hôn?”. Cũng có một truyền thuyết cho rằng nếu ăn mì vào ngày sinh nhật thì sẽ sống lâu hơn.

메밀국수를 찬 고깃국물에 말아먹는 냉면도 유명하다. 냉면은 지역에 따라 매운 양념을 넣어 비비는 함흥냉면과 시원한 육수를 넣은 평양냉면으로 나뉜다. Mì lạnh Naengmyeon cũng là một món ăn nổi tiếng, được chế biến bằng mì kiều mạch với nước hầm lạnh từ thịt. Tùy từng vùng mà sẽ có các loại loại mì lạnh khác nhau, tiêu biểu là mì lạnh vùng Hamheung với mì trộn cùng gia vị cay và mì lạnh Pyeongyang ăn cùng với nước dùng mát.

한정식 – Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc
밥과 국에 채소 위주의 반찬 3~5개를 내는 정식을 일반적으로 한정식이라고 한다. 생활 수준 향상에 따라 반찬 종류가 많아지면서 수십 가지 반찬을 차리는 경우도 있지만 어떤 한정식이라도 밥과 국, 김치는 기본으로 포함된다. 재료가 풍부하고 인심이 좋은 전주, 광주 등 호남지역 한정식이 유명하다.

Hanjeongsik là cách gọi bữa ăn truyền thống quen thuộc của người Hàn Quốc với cơm, canh và khoảng 3 đến 5 món phụ banchan, thường là làm từ rau. Cùng với sự phát triển của đời sống mà số lượng và chủng loại các món ăn phụ banchan ngày càng nhiều hơn, một bữa ăn truyền thống có thể có tới hơn chục món phụ. Tuy nhiên về cơ bản ba món chính luôn cần phải có đó là cơm, canh và Kimchi. Các thành phố ở khu vực Ho Nam như Jeonju, Gwangju với nguồn nguyên liệu phong phú và con người thân thiện rất nổi tiếng với suất ăn truyền thống Hanjeongsik.


1. 한정식 – 가볍게 먹을 수 있는 전채, 곡물 위주의 주식과 반찬, 후식으로 구성되는데 그릇에 담긴 반찬의 수에 따라 3첩, 5첩, 7첩, 9첩, 12첩 등으로 나뉜다. 1. Hanjeongsik (Bữa ăn truyền thống của Hàn Quốc) điển hình gồm món chính chủ yếu từ ngũ cốc, món phụ banchan và món tráng miệng. Tuy nhiên, tùy vào số lượng món phụ banchan đặt trong các đĩa mà sẽ phân chia thành bữa ăn 3 đĩa, 5 đĩa, 7 đĩa, 9 đĩa, 12 đĩa.
2. 막걸리 – 찹쌀·멥쌀·보리·밀가루 등을 쪄서 누룩과 물을 섞어 발효시킨 한국 고유의 술이다. 2. Makgeolli là loại rượu truyền thống phổ biến trên toàn Hàn Quốc được làm bằng cách hấp gạo nếp, gạo tẻ, lúa mạch, bột mì rồi trộn với men, nước và sau đó để lên men.

사찰음식 – Ẩm thực chay
사찰음식이란 절에서 만들어 먹는 음식을 말한다. 스님은 육식을 피하는 대신 콩이나 채소를 이용한 요리로 부족한 단백질을 보충한다. 과거 사찰음식은 절에서만 먹는 음식이었지만 최근에는 채식주의자나 식이요법을 하는 사람들이 건강식으로 많이 먹는다.

Ẩm thực chay là các món được nấu ăn tại đền chùa. Vì các nhà sư không ăn thịt nên trong chùa đã phát triển rất nhiều công thức từ rau quả hay đậu nành để bổ sung chất đạm. Trước kia, âm thực chay thưởng chỉ được sử dụng trong đền chùa nhưng ngày nay có nhiều người ăn chay hoặc chữa bệnh bằng ẩm thực ăn chay như một liệu pháp cho sức khỏe.

술 – Rượu
축제, 제사 등이 많은 한국은 지역마다 고유의 술이 발달했다. 고급 전통주로는 서울의 문배주와 송절주, 경기도 광주의 산성소주, 전라도의 홍주와 이강주, 충청도 한산의 소곡주와 금산의 인삼주, 경상북도 경주의 교동법주와 안동소주, 강원도 홍천의 옥선주 등이 유명하다. 이 밖에 지역과 가문에 따라 만드는 전통주가 300가지가 넘는다.

Tại Hàn Quốc mỗi địa phương lại phát triển một loại rượu khác nhau để đáp ứng nhu cầu cho những dịp lễ hội hoặc thờ cúng. Các loại rượu truyền thống cao cấp nổi tiếng phải kể đến Munbaeju (rượu lê) và Songjeolju (rượu gỗ thông) của Seoul, Sanseong soju (rượu chưng cất) của vùng Gwangju thuộc tỉnh Gyeonggi-do, Hongju (rượu đỏ) và Leegangju (rượu chưng cất) của tỉnh Jeolla-do; Sogokju (rượu gạo) của Hansan và Insamju (rượu nhân sâm) của Geumsan thuộc tỉnh Chungcheong-do; Gyodong beopju (rượu gạo) và Andong soju (rượu chưng cất) của Gyeongju thuộc tỉnh Gyeongsangbuk-do; và Okseonju (rượu chưng cất) của vùng Hongcheon thuộc tỉnh Gangwon-do. Ngoài ra còn có hơn 300 loại rượu truyền thống của các khu vực và gia tộc khác nhau.

막걸리는 한국의 대표 전통주다. 농민이 많이 마셨다 하여 ‘농주’, 색깔이 희고 탁하다 하여 ‘탁주’, 밥풀이 동동 떠 있다 하여 ‘동동주’라고 부르기도 한다. 쌀, 보리, 밀 등을 쪄서 누룩으로 발효시킨 막걸리는 알코올 성분이 비교적 낮은 6~7도 수준이다. 건강에 좋은 발효 술로 인정받으면서 한국을 찾는 외국 관광객들에게도 인기를 끌고 있다.

Người Hàn Quốc uống rượu Makgeolli (rượu gạo) trong đời sống hàng ngày. Loại rượu này thường được nông dân uống nên còn được biết đến với những cái tên khác như Nongju (rượu của người nông dân), hay Takju (rượu đục) vì có màu trắng đục hoặc Dongdongju (vì có các hạt gạo nổi lơ lửng). Rượu này được chế biến bằng cách hấp gạo, lúa mạch hoặc lúa mì, trộn cùng với men rượu và để lên men. Đây là loại rượu tương đối nhẹ vì chỉ có hàm lượng cồn khoảng 6-7%. Makgeolli được công nhận là loại rượu lên men tốt cho sức khỏe nên được rất nhiều khách du lịch nước ngoài tìm uống khi đến thăm Hàn Quốc.

한국인은 고구마와 곡물에서 추출한 알코올에 향료와 물을 섞어 만든 소주도 즐겨 마신다. 소주는 알코올 도수가 높지만 값이 저렴하여 서민의 술로 널리 애용되며 해외로도 수출되고 있다. Một loại đồ uống có cồn phổ biến rộng rãi khác của Hàn Quốc là Soju, được làm bằng cách trộn nước, hương liệu cùng với cồn chiết xuất từ khoai lang và ngũ cốc. Tuy có hàm lượng cồn cao nhưng giá của Soju lại rẻ hơn một nửa nên được tầng lớp bình dân Hàn Quốc ưa chuộng, thậm chí được xuất khẩu ra nước ngoài.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here