전통혼례, 원형과 현대판 – Hôn Lễ Truyền Thống, Quá Khứ Và Hiện Tại

0
723

한국의 집 전통혼례식은 매우 전통적이면서도 다른 한편으로는 매우 현대적이다. 공간과 시간이 압축된 것은 물론 옛날에는 서로 자리를 같이 하지 않았을 사람들, 즉 양가의 부모와 친지 그리고 하객들이 모두 한자리에 모여 예식을 갖고 피로연도 치른다.

Lễ cưới truyền thống tại Nhà Hàn Quốc (Korea House) vừa rất truyền thống nhưng đồng thời cũng rất hiện đại. Không chỉ không gian và thời gian được dồn nén lại mà cả những người vốn chẳng bao giờ ngồi cùng nhau trong quá khứ – bố mẹ, họ hàng và bạn bè của hai bên gia đình – giờ cũng ngồi lại với nhau và cùng tiến hành hôn lễ.

서울 필동 한국의 집 안마당에서 거행되는 전통 혼례에서 붉은 천을 덮은 대례상의 동쪽과 서쪽에 신랑과 신부가 마주 보고 앉아 있다. Cô dâu và chú rể ngồi ở phía tây và phía đông của bàn đặt lễ được trải bằng lụa xanh và lụa đỏ, mặt đối mặt trong hôn lễ truyền thống được tổ chức tại sân Nhà Hàn Quốc (Korea House) ở trung tâm Seoul.
서울 필동 한국의 집 안마당에서 거행되는 전통 혼례에서 붉은 천을 덮은 대례상의 동쪽과 서쪽에 신랑과 신부가 마주 보고 앉아 있다. Cô dâu và chú rể ngồi ở phía tây và phía đông của bàn đặt lễ được trải bằng lụa xanh và lụa đỏ, mặt đối mặt trong hôn lễ truyền thống được tổ chức tại sân Nhà Hàn Quốc (Korea House) ở trung tâm Seoul.

어느 토요일 정오. 날은 조금 차지만 햇살은 눈부시고 하늘은 새파랗다. 한국문화재재단이 운영하는 서울 필동 한국의 집(Korea House) 안마당에는 사람이 그득하다. 마당 가운데에는 차일을 치고 병풍을 둘렀다. 건물의 기단 위에는 아름다운 한복을 입은 남녀 악공 7명이 자리를 잡았다. 덕분에 마당은 신성하고도 화려한 의례의 공간으로 변했다. 돗자리가 깔린 바닥에는 커다란 대례상이 놓였고 동서 양편으로는 작은 상 2개가 놓였는데, 남성은 양이므로 동쪽의 것은 신랑, 여성은 음이므로 서쪽의 것은 신부를 위한 것이다.

Một buổi trưa thứ Bảy. Trời có chút lạnh nhưng nắng chói mắt người và bầu trời rất trong xanh. Sân trong của Nhà Hàn Quốc (Korea House) do Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc điều hành tại Pildong, Seoul đông chật người. Trong sân, người ta dựng mái che và bình phong. Trên bậc thềm của tòa nhà, bảy nhạc công mặc hanbok đẹp đẽ đã đứng vào vị trí. Nhờ đó, sân Nhà Hàn Quốc bỗng trở thành một không gian trang trọng và đầy màu sắc. Chiếc bàn lớn dùng để đặt lễ được đặt trên nền đất có trải chiếu. Hai chiếc bàn nhỏ đặt ở hai phía đông và tây, chiếc bàn phía đông cho người nam tượng trưng cho yang (dương), chiếc bàn phía tây cho người nữ tượng trưng cho yin (âm).

대례상 위에는 대추와 밤을 비롯해 몇 가지 음식이 놓이고 소나무와 대나무 분재도 놓여있고 그 밑에는 닭도 있다. 대례상 음식은 지방에 따라 다른데 대추는 장수를, 밤은 복(福)과 건강을, 닭은 다산을 비는 것이며 겨울에도 파란 소나무와 올곧게 자라는 대나무는 절개를 상징한다던가. 대낮이지만 파란색 초와 빨간색 초도 보인다. 각각 음과 양을 표시하는 초는 옛날에는 혼례식을 밤에 했기 때문에 꼭 필요했겠지만, 멋진 샹들리에가 있는 현대 한국의 결혼 예식장에도 여전히 파란 초와 빨간 초가 있고 혼례식의 첫 순서로 신랑과 신부의 어머니가 나란히 입장하여 촛불에 불을 밝히는 의식을 한다.

Trên bàn lễ có táo tàu, hạt dẻ, một vài món đồ ăn. Chậu cây thông và cây tre cũng được đặt lên bàn lễ, gà được đặt bên dưới. Đồ lễ trên bàn lễ có sự khác nhau tùy theo từng địa phương. Trong đó, táo tàu tượng trưng cho sự trường thọ, hạt dẻ tượng trưng cho phúc và sức khỏe, gà tượng trưng cho sự mắn con. Cây thông luôn xanh tốt kể cả trong mùa đông và cây tre luôn vươn lên ngay thẳng là biểu tượng cho sự chính trực. Mặc dù là giữa trưa nhưng người ta vẫn thấy có nến xanh và nến đỏ. Trước đây, đám cười thường được tổ chức ban đêm nên hai cây nến xanh, đỏ biểu tượng cho Âm và Dương là những đồ vật không thể thiếu. Trên bàn đặt lễ của người Hàn Quốc hiện đại dưới ánh đèn chùm lung linh, người ta vẫn để nến xanh, nến đỏ và ở bước đầu tiên của hôn lễ, mẹ cô dâu và chú rể sẽ cùng tiến vào châm lửa cho hai ngọn nến.

대례상의 남쪽에는 결혼식장에서 흔히 보듯이 의자들을 가지런히 놓았다. 신랑 쪽에는 신랑의 부모와 하객들이, 신부 쪽에는 신부의 부모와 하객들이 앉았다. 그러고도 많은 사람이 마당의 주위에 둘러섰다. 의자가 부족해서 서있는 사람도 있고 외국인 관광객들도 있지만 상당수는 축의금 봉투를 내고 얼굴을 보인 다음에 혼례식이 미처 끝나기도 전에 서둘러 자리를 뜨려는 하객들이다. 최근에 작은 결혼식을 하는 사람들이 많아지기는 했지만 여전히 현대 한국에서는 아는 사람 집안의 결혼식은 꼭 가서 축의금을 내야 하는 행사이다. 그래서 청첩장은 때로는 세금 고시서처럼 여겨지기도 한다.

Trong lễ đường, ở phía nam của bàn lễ, những chiếc ghế được xếp theo hàng ngay ngắn như thường thấy. Bố mẹ chú rể cùng quan khách nhà trai ngồi bên phía nhà trai, bố mẹ cô dâu và quan khách nhà gái ngồi bên phía nhà gái. Ngoài ra, có rất nhiều người đứng vây quanh sân. Do thiếu ghế nên cũng có người phải đứng, cũng có người là khách du lịch nước ngoài nhưng phần lớn là những người khách đến bỏ phong bì chúc mừng, chào hỏi lướt qua rồi nhanh chóng rời đi trước cả khi hôn lễ kết thúc. Gần đây, số người làm lễ cưới nhỏ gọn ngày càng nhiều nhưng trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, những lễ kết hôn trong họ hàng vẫn là sự kiện mà người Hàn Quốc nhất định phải đến và gửi tiền chúc mừng. Vì thế, giấy mời đôi khi bị coi như tờ thông báo thuế.

신부맞이 – Lễ đón dâu
드디어 오늘 예식을 진행할 훌륭한 풍채의 집례(執禮)가 도포와 갓 차림으로 등장해서 대례상의 북쪽에 섰다. 현대 한국에서 목사님이나 신부님이 진행하지 않는 결혼식의 경우에는 신랑의 스승이나 부모의 친구 가운데 명망이 높은 사람을 주례로 모신다. 그러나 전통 혼례는 단지 홀기(笏記), 즉 식순에 따라 절차를 읽어주는 사람만 필요했기에 한문을 아는 동네 어른이 맡았다고 한다. 오늘의 집례는 때로는 전통 씨름경기의 사회도 보는 한국의 집 소속의 전문 사회자이다. 이윽고 집례가 식순을 적어놓은 부채를 펴 들고 “행 친영례(行親迎禮)”하고 엄숙하게 혼례식의 시작을 알린다. 한문이라 아무도 못 알아들을 것을 염려하여 곧 현대 한국어로 “친영례를 올리겠습니다”라고 친절하게 번역도 해준다.

Cuối cùng, người chủ lễ với phong thái tuyệt vời để tiến hành buổi lễ ngày hôm nay đã xuất hiện và đứng bên phía bắc của bàn đặt lễ trong trang phục và mũ cao truyền thống. Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, trường hợp lễ kết hôn không do mục sư hay giám mục chủ trì, người ta thường mời những người có danh vọng trong số bạn bè của bố mẹ hoặc thầy của chú rể làm chủ lễ. Nhưng hôn lễ truyền thống đơn giản chỉ cần người đọc được hôn ký (笏記) hay trình tự hôn lễ nên người ta thường giao việc này cho một người lớn tuổi biết đọc Hán văn trong vùng. Ngày nay, chủ lễ đôi khi cũng là người chuyên dẫn chương trình thuộc biên chế của Nhà Hàn Quốc vốn đảm nhận cả vai trò dẫn chương trình đấu vật truyền thống. Chủ lễ Lee Eukko mở chiếc quạt có ghi sẵn trình tự buổi lễ và trịnh trọng tuyên bố “Haengchinyeongnye” (Hành thân nghinh lễ, 行親迎禮) để bắt đầu hôn lễ. Vì sẽ có người không hiểu Hán văn nên ngay sau đó người chủ lễ sẽ nói luôn một cách tận tình bằng tiếng Hàn: “Lễ đón dâu xin phép được bắt đầu”.

Bài viết liên quan  Đại sứ quán nước ngoài tại Hàn Quốc có thể thay mặt công dân nước mình đăng ký tai nạn lao động

친영이란 유교의 이념에 따라 신랑이 신부를 맞이하는 예식이다. 그런데 조선 초기의 왕조실록을 보면 “우리나라 예법은 남자가 여자의 집으로 장가(杖家) 들어 아들과 손자를 낳아서 외가(外家)에서 자라게 한다”거나 “우리나라는 중국과 같이 친영(親迎)하는 식이 없으므로, 모두 처가(妻家)를 내 집으로 삼아 처(妻)의 아비를 아비라 부르고, 처의 어미를 어미라고 부르며, 평소에 부모(父母)의 일로 여겼다”고 한다. 이에 대해 개신유교의 이념을 강조했던 조선의 문인관료들은 남성은 양이고 하늘이니, 음이고 땅인 여성이 남성을 따라야 하기 때문에 친영, 즉 여성이 남성의 집으로 가는 것이 혼례의 핵심이 되어야 한다고 생각했다. 즉, 남성이 장가를 가는 것이 아니라 여성이 시집을 가는 것이어야만 했다.

Theo quan niệm Nho giáo, đón dâu là nghi thức chú rể đến đón cô dâu. Nhưng trong “Vương triều thực lục” thời sơ kỳ Joseon có ghi chép rằng: “Phép tắc của nước ta cho phép người nam đến ở rể nhà người nữ, sinh con đẻ cái và nuôi dưỡng chúng ở nhà ngoại”, hay “Nước ta không có lễ thân nghinh giống như Trung Quốc, tất cả gia đình nhà vợ đều được coi là người nhà mình, bố vợ được gọi là bố, mẹ vợ được gọi là mẹ, bình thường gọi chung là bố mẹ”. Điều này là do các quan văn của triều đình Joseon vốn nhấn mạnh đến quan niệm của tân Nho giáo coi nam giới là Dương, là trời và nữ giới là Âm, là đất phải theo nam giới. Vì thế, họ cho rằng lễ đón dâu, hay nghi lễ người nữ đến nhà người nam phải trở thành một nghi lễ trọng tâm của hôn lễ. Điều này có nghĩa là không phải người namđến ở nhà vợ mà là người nữ đến ở nhà chồng.

그래서 왕실부터 친영례를 시범하면서 이를 따를 것을 백성들에게 권유를 했고 심지어는 강제도 해보았으나 성공을 거두지는 못했다. 혼인이란 거주습관은 물론 재산의 상속이니 제사 등 다른 사회제도와도 깊이 관련되어 있었기 때문이리라. 결국 반친영(半親迎)이라 하여 혼례는 신부집에서 올리고 어느 정도 신부집에서 살다가 신랑집으로 가는 다양한 절충안이 등장했다. 아이들을 키우고 가던 것이 삼 년 만에 가게 되고 나중에는 사흘 만에 가게 되었다고도 한다. 친영례라고는 하지만 오늘 한국의 집의 공간은 아무래도 신부집을 상정한 것 같다.

Vì thế, hoàng thất đã làm mẫu lễ đón dâu và yêu cầu người dân phải làm theo, thậm chí còn cưỡng chế nhưng đã không thành công. Phải chăng vì hôn nhân không chỉ liên quan sâu sắc đến tập quán cư trú mà còn liên quan đến các chế độ xã hội khác như việc thừa kế tài sản hay vấn đề cúng giỗ. Cuối cùng, xuất hiện những phương án điều hòa khác nhau được gọi là bán thân nghinh (半親迎, đón dâu nửa vời) với hôn lễ được tổ chức tại nhà cô dâu, sau đó cô dâu và chú rể sống tại nhà ngoại một khoảng thời gian rồi mới chuyển sang sống tại nhà chú rể. Thời gian nuôi con ba năm ở nhà ngoại trước khi về nhà nội sau này đã chuyển thành ba ngày. Mặc dù được gọi là lễ đón dâu nhưng có lẽ không gian được trưng bày ở Nhà Hàn Quốc hiện nay có vẻ giống như ở nhà gái.

악공들이 풍악을 울리기 시작하자 집례가 고풍스러운 한문과 현대 한국어로 “신랑이 입장하겠습니다. 기러기 아비도 뒤따르겠습니다”라고 한다. 기러기 아비란 신랑이 신부집에 기러기를 예물로 드리는 의식, 즉 전안례(奠雁禮)를 위해 나무 기러기를 들고 신랑을 따라오는 보좌역이다. 기러기는 음양을 따라[계절의 변화를 따라] 내왕한다고 하여 혼례의 예물로 사용된다고 하며, 한번 짝을 지으면 죽을 때까지 바꾸지 않는다고 하여 불변의 약속을 뜻한다고도 한다. 이윽고 건물 뒤편의 높은 곳으로부터 신랑 일행이 나타난다. 신랑은 자주색 관복에 사모관대, 즉 조선시대 고위 관원의 복장을 했다. 유교관료국가 조선에서 남자는 과거에 급제하여 관리가 되는 것을 이상으로 삼았기 때문에 평범한 신분의 남자도 혼인날만큼은 관복을 입는 것이 허용되었다. 자세히 보니 청사초롱을 들고 한복을 입은 아이 둘이 신랑을 인도한다. 서양식 결혼의 화동(花童)을 전통혼례에 도입한 것이리라.

Ngay khi nhạc công tấu lên khúc nhạc chào mừng, chủ lễ sẽ xướng lên bằng cả Hán văn và tiếng Hàn: “Chú rể tiến vào lễ đường. Cha ngỗng cũng đi theo vào.” Cha ngỗng là người đóng vai trò hỗ trợ đi theo sau chú rể, mang theo lễ vật là một con ngỗng trời trống bằng gỗ để trao cho nhà gái như vật bảo hộ để thực hiện nghi lễ “Jeonanrye” (lễ tiến nhạn, 奠雁禮). Người ta nói ngỗng trời di trú theo sự thay đổi âm dương (theo sự thay đổi của mùa) nên được sử dụng như một lễ vật trong hôn lễ. Cũng có người nói ngỗng trời nếu đã kết đôi thì đến chết cũng không thay đổi nên nó tượng trưng cho lời hứa bất biến. Không lâu sau, đoàn nhà trai xuất hiện từ phía sau của tòa nhà. Chú rể mặc áo quan phục màu tím và mũ cánh chuồn là phục trang của quan viên cao cấp thời kỳ Joseon. Trong thời kỳ quốc gia quan liêu Nho giáo Joseon, đàn ông coi việc đỗ đạt khoa cử và làm quan là mẫu hình lý tưởng nên trong ngày trong đại của mình như ngày cưới, nam giới có thân phận bình thường cũng có thể được phép mặc quan phục. Xem xét một cách kỹ càng hơn, có thể thấy hai em nhỏ mặc hanbok, tay cầm đèn lồng xanh và đèn lồng đỏ dẫn đường cho chú rể. Điều này phải chăng là vì người ta đã du nhập nghi thức các em nhỏ tung hoa của lễ kết hôn theo kiểu phương Tây vào hôn lễ truyền thống.

Bài viết liên quan  한-UAE 포괄적경제동반자관계협정 체결···300억 달러 투자 재확인 Hàn Quốc – UAE ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

집례는 “신부 댁에서 신랑을 맞이하여 인도하겠습니다…. 신랑은 꿇어 앉아 전안상 위에 기러기를 올려놓겠습니다. 신랑은 일어나 두 번 절을 하겠습니다… ” 등 식순을 역시 고풍스러운 한문과 현대 한국어 번역으로 말해주는 것은 물론 그 의미까지 친절하게 설명을 해준다. 식순에 따라 신랑이 정면의 건물 안에 좌정한 신부의 부모에게 기러기를 드리고 큰절을 두 번 한다. 이렇게 전안례가 끝나고 신랑이 마당을 향해 돌아선 다음 역시 집례의 말에 따라 신부가 건물 안에서 나타난다. 신부는 녹의홍상을 입고 머리에는 족두리를 썼다. 신부의 복장 역시 신분이 높은 부인들의 예복이다. 혼인은 가장 중요하고도 경사스럽기 때문에 이날만큼은 신부에게도 이러한 복장이 허용되었다고 한다.

Chủ lễ không chỉ xướng tên bằng Hán văn đầy trang trọng và dịch sang tiếng Hàn hiện đại mà còn giải thích một cách cẩn thận ý nghĩa của trình tự các nghi lễ như: “Nhà gái đón tiếp và hướng dẫn chú rể…. Chú rể quỳ xuống, đặt ngỗng trời lên bàn tiến nhạn. Chú rể đứng dậy, lạy hai lạy….”. Theo trình tự nghi lễ, chú rể trao con ngỗng trời trống cho bố mẹ của cô dâu đang ngồi trong căn phòng phía trước và lạy hai lạy. Lễ tiến nhạn kết thúc. Sau khi chú rể quay lại hướng ra phía sân, theo chỉ dẫn của chủ lễ, cô dâu sẽ xuất hiện từ phía trong tòa nhà. Cô dâu mặc áo màu xanh lá nhạt và váy màu hồng, đội mũ jokduri (mũ nhỏ có đính đá quý đội trên chỏm đầu). Trang phục của cô dâu là lễ phục của các phu nhân có vị thế cao trong xã hội. Hôn nhân là sự kiện tốt đẹp và quan trọng nhất trong cuộc đời nên phục trang như vậy của cô dâu cũng được cho phép.

신랑과 신부의 첫 인사 – Lễ ra mắt của cô dâu, chú rể
이제 앞에는 화동이, 그 다음에 신랑이, 그리고 그 뒤에 신부가 차례로 주단이 깔린 계단을 내려와 마당으로 나온다. 현대 결혼식의 신랑 입장과 신부 입장을 조금 변형하여 전통혼례에 도입한 것이리라. 신랑과 신부가 각각 대례상의 동쪽과 서쪽에 자리를 잡고는 손을 씻는 것으로 몸과 마음을 정결히 한다. 이제 서로 절을 함으로써 백년해로를 서약하는 교배례(交拜禮)가 시작되는 것이다. 최근에는 임신을 하거나 아이를 낳고 나서 혼인을 하는 일도 흔해졌지만 혼인을 당사자가 아니라 집안에서 의논하여 정하던 근대 이전에는 교배례야말로 신랑과 신부가 처음으로 서로 얼굴을 마주보는 자리이기도 했다. 신부가 먼저 주위의 부축을 받으며 신랑에게 두 번 절을 하면 신랑은 한번 절을 하여 답한다. 다시 신부가 두 번 절을 하고 신랑은 한번 절을 한다. 집례는 여성은 음이라서 짝수이고 남성은 양이라서 홀수라고 해설을 해주지만, 이를 지켜보던 젊은 여성 하객들은 왜 신부가 먼저 절을 해야 하는지, 왜 여자는 절을 두 배로 해야 하는지 의문을 느꼈을 것이다.

Lúc này, phía trước là hai em bé cầm đèn, tiếp đến là chú rể, sau đó là cô dâu lần lượt bước xuống bậc thềm trải lụa tiến ra sân. Phải chăng đây cũng là sự thay đổi và tiếp nhận nghi thức tiến vào lễ đường của cô dâu, chú rể trong đám cưới hiện đại. Chú rể và cô dâu đứng ở hai phía đông và tây của bàn đặt lễ, thanh tẩy cơ thể và tâm hồn bằng thủ tục rửa tay.
Tiếp theo, nghi lễ “gyobaerye” (lễ giao bái, 交拜 禮) cô dâu, chú rể cúi lạy nhau hẹn ước bách niên giai lão được bắt đầu. Gần đây, có nhiều trường hợp cô dâu có bầu hoặc sinh em bé xong mới tiến đến hôn nhân ngày càng nhiều nhưng trước đây, khi hôn sự được quyết định không phải bởi các đương sự mà thông qua thảo luận trong gia đình thì lễ giao bái chính là thời khắc cô dâu và chủ rể lần đầu tiên giáp mặt với nhau. Cô dâu được những người bên cạnh dìu đỡ, lạy chú rể hai lạy, chú rể lạy một lạy đáp lại. Sau đó, cô dâu lại lạy hai lạy, chú rể lạy một lạy một lần nữa. Mặc dù người chủ lễ giải thích rằng cô dâu là Âm nên phải phải lạy số lần chẵn, chú rể là Dương nên lạy số lần lẻ nhưng có lẽ những quan khách là phụ nữ trẻ đang ngồi chứng kiến quang cảnh này chắc vẫn thắc mắc tại sao phụ nữ lại phải lạy trước và tại sao phụ nữ lại phải lạy hai lần.

술 석 잔을 나누며 신랑과 신부가 하나가 된다는 의미의 합근례 장면. Cô dâu và chú rể hoán đổi với nhau ba chén rượu trong nghi lễ “chén rượu hợp cẩn” nhấn mạnh sự kết nối hai người thành một.
술 석 잔을 나누며 신랑과 신부가 하나가 된다는 의미의 합근례 장면. Cô dâu và chú rể hoán đổi với nhau ba chén rượu trong nghi lễ “chén rượu hợp cẩn” nhấn mạnh sự kết nối hai người thành một.

술 석 잔으로 하나 되기 – Hợp nhất bằng ba chén rượu
이렇게 서로 절하는 순서가 끝나면 드디어 합근례(合巹禮: rite of unifying the cups)가 시작된다. 술 석 잔을 따르고 마시는데, 집례는 첫 잔은 하늘과 땅에 서약하는 것이고, 둘째 잔은 배우자에게 혼인을 서약하는 것이며, 셋째 잔은 서로 사랑하고 아끼며 백년해로할 것을 다짐하는 의미가 있다고 해설을 덧붙인다. 마지막의 셋째 잔으로는 표주박을 둘로 쪼개어 만든 것을 사용하는데 잔을 교환하고 나면 온전하게 다시 맞추어 놓는다. 서로 꼭 맞는 짝은 이 세상에 하나밖에 없으며 둘이 합쳐짐으로써 비로소 온전한 하나가 된다는 의미라나? 이렇게 합근례에 쓴 표주박은 청실홍실로 장식해 천장에 매달아 신방을 지켜보도록 했다고 한다. 살다가 둘 사이에 금이 가려고 할 때면 부부는 표주박을 보고 마음을 추스르곤 했다는 것이다. 이렇게 한국인의 전통혼례는 말로 맹세를 하지도 않고 반지를 교환하지도 않는다. 서로를 바라보며 정성껏 절을 하고 표주박 잔에 입을 대며 눈빛을 맞추는 것으로 평생을 같이 할 것을 조용히 서약한다.

Sau khi nghi lễ giao bái kết thúc, cuối cùng, nghi lễ “hapgeunrye” (lễ hợp cẩn, 合巹禮) cũng được bắt đầu. Rượu được rót thành ba chén để cô dâu và chú rể uống. Chủ lễ giải thích thêm rằng chén thứ nhất để thề với trời đất, chén thứ hai thề nguyện hôn nhân với bạn đời, chén thứ ba có ý nghĩa hẹn thề gìn giữ tình yêu, sống với nhau đến bách niên giai lão.
Chén thứ ba là chén cuối cùng, được làm từ hai nửa quả bầu được cắt đôi. Nếu hai bên trao đổi chén cho nhau thì hai nửa sẽ ghép lại với nhau một cách toàn vẹn. Điều này phải chăng mang ý nghĩa cặp hòa hợp với nhau trên đời là duy nhất và sự kết hợp của hai người chắc chắn sẽ trở thành một chỉnh thể toàn vẹn? Quả bầu được dùng trong lễ hợp cẩn được trang trí bằng chỉ hồng, chỉ xanh và treo lên trên trần nhà để gìn giữ cho căn phòng của vợ chồng mới cưới. Trong quá trình sống với nhau, nếu có lúc quan hệ giữa hai vợ chồng có sự rạn nứt, họ có thể nhìn lại quả bầu để xốc lại tinh thần. Hôn lễ truyền thống của người Hàn Quốc không thề ước bằng lời nói cũng không trao đổi nhẫn cưới. Cô dâu, chú rể chỉ cúi lạy nhau, chạm môi vào chén rượu giao bôi, trao cho nhau ánh mắt và lặng lẽ hẹn thề trọn đời sống bên nhau.

집례는 이어 성혼례를 올리겠다고 하며 신랑과 신부가 양가의 부모와 하객에게 감사의 절을 하도록 한다. 성혼례 절차 역시 현대식 결혼식에서 도입한 것이다. 집례가 예가 끝났음을 알리면서 신랑신부에게 앞으로 열심히 잘 살고 아이 낳아 잘 키우고 키워주신 부모에게 감사 드리고 효도하고 사회에 기여할 것을 권하고는 하객들에게 바쁜 가운데 혼례에 참석해주어 고맙다는 인사를 한다. 매우 짧기는 하지만 이러한 인사는 현대식 결혼식의 주례사를 차용한 것이리라.

Tiếp sau đó, chủ lễ tuyên bố nghi lễ “seonghollye” (lễ thành hôn). Cô dâu, chú rể cúi lạy cảm ơn bố mẹ hai bên và quan khách. Lễ thành hôn cũng được du nhập từ hôn lễ hiện đại. Chủ lễ thông báo phần lễ đã kết thúc và chúc cô dâu, chú rể sống hạnh phúc về sau, nhanh chóng sinh con và nuôi dạy con tốt, nhắc nhở hai vợ chồng phải biết ơn và hiếu đễ với bố mẹ – những người đã nuôi dưỡng mình, đồng thời đề nghị họ có những hoạt động đóng góp cho xã hội.
Chủ lễ cũng cảm ơn các quan khách dù bận rộn vẫn dành thời gian đến tham dự hôn lễ. Mặc dù rất ngắn nhưng lời chào như thế này phải chăng cũng đã vay mượn lời của chủ lễ trong hôn lễ hiện đại.

한국의 집의 전통혼례는 이렇게 끝나지만 거의 대부분 폐백실을 갖추고 있는 현대 한국의 예식장에서는 조금 뒤에 폐백이 시작된다.
폐백은 현구고례(見舅姑禮, rite of presentation to the parents-in-law)라고 하여 친영의 경우에는 첫날밤을 치르고 나서, 반친영의 경우에는 사흘을 지내고 나서 신부가 비로소 시부모와 시댁식구들에게 인사를 드리는 것이지만 현대 한국에서는 폐백이 이제 혼례식의 부속행사처럼 되었다.

Tại Nhà Hàn Quốc, hôn lễ truyền thống đã kết thúc như vậy nhưng trong hôn lễ hiện đại nghi lễ tệ bạch (cô dâu chào bố mẹ chồng) được bắt đầu ngay sau đó ở phòng tệ bạch mà hầu như lễ đường Hàn Quốc hiện đại nào cũng có. Tệ bạch được gọi là lễ “hyeonggugorye” (lễ hiện cữu cô, 見舅姑禮), tức lễ ra mắt bố mẹ chồng. Trong trường hợp thân nghinh thì là sau khi trải qua đêm đầu tiên, trường hợp bán thân nghinh thì sau ba ngày, cô dâu lần đầu tiên đến chào bố mẹ chồng và họ hàng bên gia đình chồng. Nhưng trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, nghi lễ tệ bạch đã được chuyển thành một sự kiện trong hôn lễ.

한국인의 전통혼례는 말로 맹세를 하지도 않고 반지를 교환하지도 않는다. 서로를 바라보며 정성껏 절을 하고 표주박 잔에 입을 대며 눈빛을 맞추는 것으로 평생을 같이 할 것을 조용히 서약한다. Hôn lễ truyền thống của người Hàn Quốc không thề ước bằng lời nói cũng không trao đổi nhẫn cưới. Cô dâu, chú rể chỉ cúi lạy nhau, chạm môi vào chén rượu giao bôi, trao cho nhau ánh mắt và lặng lẽ hẹn thề trọn đời sống bên nhau.

혼례를 마친 신랑 신부가 감사의 절을 올리기 위해 양가 부모와 하객을 향해 섰다. 이는 현대식 혼례에서 영향을 받은 순서이다. Sau khi các nghi thức của hôn lễ kết thúc, cô dâu và chú rể quay lại kính cẩn chào cha mẹ và quan khách.
혼례를 마친 신랑 신부가 감사의 절을 올리기 위해 양가 부모와 하객을 향해 섰다. 이는 현대식 혼례에서 영향을 받은 순서이다. Sau khi các nghi thức của hôn lễ kết thúc, cô dâu và chú rể quay lại kính cẩn chào cha mẹ và quan khách.

덧붙이는 말 – Lời kết
한국인의 혼인과 가족생활은 흔히 남존여비에 가부장적이라는 비판을 받아왔으나 최근의 변화를 보고 있노라면 점점 조선 초기, 즉 유교적 이념이 강조되기 이전의 모습으로 돌아가고 있다는 느낌을 받는다. 신혼부부의 삶에서 남편의 가족과 친지보다 아내의 가족과 친지와의 관계가 점점 더 중시되고 있고 남성의 경우 상례(喪禮)에 관한 규정과 관행에서 친부모와 처부모의 구별이 점점 줄어들고 있다. 상속에서도 남녀 차별이 법적으로 금지되어 있다. 현대 한국에서 혼례식은 더 이상 평생을 같이한다는 엄숙하고 굳은 맹세가 아니라 혼인이라는 프로세스 속에서 하나의 단계, 그것도 자유로운 연출과 취소, 그리고 재시도가 가능한 하나의 퍼포먼스가 되어 가고 있는 것 같다.

Hôn nhân và sinh hoạt gia đình của người Hàn Quốc thường bị phê phán là mang tính gia trưởng ở chỗ đề cao người nam mà hạ thấp người nữ. Nhưng xem xét sự biến chuyển trong thời gian gần đây, có thể cảm nhận được rằng nó đang quay trở lại với dáng dấp của thời sơ kỳ Joseon, thời kỳ trước khi ý niệm Nho giáo được nhấn mạnh. Trong cuộc sống của vợ chồng mới cưới, quan hệ với gia đình và họ hàng của người vợ được coi trọng hơn quan hệ với gia đình và họ hàng của người chồng. Đối với người nam, sự phân biệt giữa bố mẹ đẻ và bố mẹ vợ trong quy định và thủ tục liên quan đến tang lễ cũng giảm đi. Trong vấn đề thừa kế, việc phân biệt nam nữ cũng bị pháp luật nghiêm cấm. Hôn lễ trong xã hội Hàn Quốc hiện đại không còn là lời thề trang nghiêm và chắc chắn về việc sống với nhau trọn đời nữa mà đang biến đổi thành một bước trong hành trình hôn nhân. Hôn lễ cũng cũng trở thành một buổi biểu diễn có thể thoải mái sắp đặt, hủy bỏ và làm lại.

한경구 (Han Kyung-koo, 韓敬九) 문화인류학자, 서울대 자유전공학부(College of Liberal Studies) 교수
Han Kyung-koo, Nhà nghiên cứu nhân học và văn hóa, Giáo sư Khoa Giáo dục đại cương – Đại học Quốc gia Seoul
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Lê Hiền Anh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here