유영국(Yoo Young-kuk, 劉永國, 1916~2002)은 국내 화단에 추상이란 개념조차 낯설었을 때, 점·선·면·형·색의 기본 조형요소로 산의 핵심을 명징하게 그리며 한국의추상미술을 개척했다. 그의 탄생 100주년을 기념해 국립현대미술관 덕수궁관에서 열린 “유영국, 절대와 자유” 전시(2016년 11월 4일부터 2017년 3월 1일까지)는 60년에 걸쳐 그린 작품 100여 점이 한 자리에 모인 뜻 깊은 회고전으로 거장의 재발견을 시도했다.
Khi trừu tượng vẫn là khái niệm xa lạ đối với giới hội họa Hàn Quốc thì Yoo Young-kuk (劉永國, 1916-2002) đã bằng yếu tố tạo hình cơ bản của các điểm, đường, mặt phẳng, hình dáng, màu sắc để vẽ ra hình dáng cốt lõi của núi và có bước đi tiên phong trong nền mỹ thuật trừu tượng Hàn Quốc. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tại khu trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Quốc gia ở Cung Deoksu, chương trình triển lãm mang tên “Yoo Young-kuk: Tuyệt đối và Tự do” với khoảng 100 tác phẩm hội họa do ông vẽ trong 60 năm đã được tổ chức (từ ngày 4 tháng 11 năm 2016 đến ngày 1 tháng 3 năm 2017). Chương trình triển lãm nhìn lại quá khứ sáng tác này nhằm khám phá một lần nữa về bậc thầy trong nghệ thuật trừu tượng.
붉디붉은 산이 금강석처럼 반짝인다. 너무 붉어서 터져버릴 듯 충만한 산이 화면을 꽉 채우고 있다. 녹색 산, 주황색 산, 푸른 색 산이 캔버스를 팽팽하게 잡아당기며 솟아오른다. 산은 여러 색 삼각형으로 단순화되어 강렬하다. 산은 산이되, 산을 꿰뚫은 삼각의 강건함이 보는 이 마음에 육박한다. 광휘에 찬 색면(色面)은 정열과 냉정을 동시에 내뿜는다.
Ngọn núi trong tranh đỏ tươi lấp lánh như kim cương. Vì đỏ chói nên ngọn núi sáng choang như sắp nổ tung lấp đầy cả bức tranh. Núi màu xanh lục, núi màu cam, núi màu lam kéo căng tấm vải để trồi lên. Núi hình tam giác nhiều màu được vẽ đơn giản và mạnh mẽ. Núi là núi, nhưng sự rắn rỏi của tam giác khiến cho người xem có cảm giác bức tranh gần như bị chọc thủng vậy. Màu sắc trong tranh vô cùng chói lọi vừa chứa đựng sự cháy bỏng vừa có cả sự lạnh lùng.
화가 유영국은 “산은 내 앞에 있는 것이 아니라 내 안에 있다”고 했다. 그가 좋아했던 네덜란드 화가 피에트 몬드리안의 한마디가 그의 말과 겹쳐진다. “우리는 외적인 것에 대한 집착으로부터 자유로워질 필요가 있다. 그래야만 비극을 극복하고 일어서서 모든 것 속에 있는 평온함을 의식적으로 관조할 수 있게 된다.” 유영국은 자기 마음에 들어 앉힌 산을 그리면서 인간의 영혼을 탐구했다. 여러 색과 형태로 구현된 산은 그가 보고 느낀 인간 내면의 산수화다. 산의 화가 유영국은 1916년 경상북도(당시 행정구역으로는 강원도) 울진에서 태어났다. 울진은 응봉산이 있는 골 깊은 동네다. 산은 그의 놀이터였다. 그는 어린 시절 몸에 익은 산을 무언의 벗으로 삼고 그 벗을 평생 일관되게 그렸다.
Họa sỹ Yoo Young-kuk từng nói: “Núi không phải ở trước mặt mà ở trong lòng ta.” Ông dùng lại câu nói của họa sỹ người Hà Lan Piet Mondrian mà ông yêu thích để giải thích thêm. “Chúng ta nên tìm thấy tự do từ việc gắn bó với các yếu tố bên ngoài trước đã. Có như thế chúng ta mới khắc phục được bi kịch và đứng dậy để có thể dùng ý thức để cảm nhận sự thanh thản bên trong vạn vật.” Yoo Young-kuk vẽ ra những ngọn núi đang chìm sâu trong lòng mình, từ đó nghiên cứu linh hồn con người. Những ngọn núi với nhiều sắc màu và hình dáng khác nhau chính là bức tranh sơn thủy bên trong con người mà ông nhìn và cảm được. Họa sĩ của núi Yoo Young-kuk sinh năm 1916 tại Uljin, tỉnh Gyeongsangbuk (thời bấy giờ là khu vực hành chính thuộc tỉnh Gangwon). Uljin là ngôi làng nằm sâu bên thung lũng, nơi có núi Eungbong nổi tiếng. Núi là sân chơi của Yoo. Từ nhỏ, núi như một người bạn không biết nói gắn bó với ông và ông đã dành cả đời chỉ để vẽ người bạn này.
“내 그림은 ‘산’이라는 제목이 많은데, 그것은 산이 너무 많은 고장에서 자란 탓일 게다. ‘숲’이라는 그림도 내가 어렸을 때 마을 앞에 놀러 다니던 숲이 생각나서 그린 것이다. 무성한 잎과 나뭇가지 사이로 잔디밭에 쏟아지는 광선은 참 깨끗하고 생기를 주는 듯 아름답다. 항상 나는 내가 잘 알고, 또 언제든지 달려갈 수 있는 곳에서 느낀 것을 소재로 하여 즐겨 그림을 그린다.”
“Tranh của tôi có nhiều bức mang tên là “Núi”, đó là do tôi lớn lên ở nơi có quá nhiều núi. Còn những bức tranh được đặt tên “Rừng” là những khi tôi nhớ đến khu rừng trước làng nơi tôi hay đến chơi lúc nhỏ mà vẽ ra. Ánh sáng rọi xuống bãi cỏ xuyên qua vòm lá, cành cây rậm rạp vô cùng trong trẻo và đẹp tuyệt như tiếp thêm cho tôi nguồn sinh khí. Tôi thích vẽ những bức tranh dựa trên chủ đề là những điều mà tôi cảm nhận được ở nơi tôi hiểu rõ và có thể chạy đến bất cứ lúc nào.”
생 빅투아르 산을 즐겨 그린 프랑스 화가 폴 세잔처럼, 유영국에게 산은 화면의 구성과 색채를 자유자재로 변주할 수 있는 친근한 주제였다.
서울에 정착한 뒤인 1960년대에도 그는 주변의 도봉산, 북한산, 남한산성 등에 부지런히 다니며 산의 정기를 흡수하여, 근대화 과정에서 비틀리며 신음하는 이 땅의 아픔을 기쁨으로 빛나는 원색의 삼각형들로 달랬다. 미술사가 이인범(Lee In-bum)은 이런 유영국의 작품 세계가 “추상을 통해 인간의 존엄성과 자유의 가능성을 평생에 걸쳐 일으켜 세우고 있다”고 설명한다.
Cũng giống như họa sỹ người Pháp Paul Cezanne, người chuyên vẽ núi Saint-Victorie, núi đối với Yoo Young-kuk là chủ đề gần gũi mà ông có thể biến tấu tự do theo cấu trúc và màu sắc của bức tranh. Sau khi định cư ở Seoul vào thập niên 1960 thì ông thường xuyên tìm đến những ngọn núi xung quanh như núi Dobong, núi Bukhan, Namhan Sanseong (Nam Hán sơn thành) và hấp thụ tinh hoa từ đó, để rồi an ủi nỗi đau nơi vùng đất đang vùng vẫy trong quá trình hiện đại hóa bằng hình ảnh của những ngọn núi hình tam giác với màu sắc cơ bản tạo cảm giác vui tươi. Nhà mỹ thuật Lee In-bum giải thích về thế giới tác phẩm của Yoo Young-kuk là: “thông qua trừu tượng mà khai thác và tạo nên tính tôn nghiêm, khả năng tự do của con người.”
추상미술의 선구자 – Người đi tiên phong trong mỹ thuật trừu tượng
유영국은 1950년대 한국에서 추상미술을 하는 의미이자 어려움을 잘 알고 있었던 것으로 보인다. 그의 4남매 중 셋째인 유진 유영국미술문화재단 이사는 자신이 중학생 때 겪었던 일화를 전하고 있다. 부모 직업 조사 때 아버지가 뭐하시냐는 질문에 화가라고 대답하면 무슨 그림을 그리느냐는 질문을 다시 받게 되어 어느 날 아버지에게 그 대답을 구했다는 것이다.
Yoo Young-kuk hiểu rất rõ ý nghĩa và những khó khăn khi hoạt động mỹ thuật trừu tượng tại Hàn Quốc trong những năm 1950. Giám đốc của Tổ chức hội họa Yoo Young-kuk, anh Yoo Jin, cũng là người con thứ ba trong số bốn người con của Yoo Young-kuk đã kể chúng tôi nghe câu chuyện về cha mình, chuyện này xảy ra khi anh đang học cấp hai. Khi đó, có lần anh được hỏi về nghề nghiệp của cha mẹ thì anh trả lời nghề nghiệp của cha là họa sỹ, nghe thế họ lại hỏi thêm là cha vẽ tranh gì, anh không biết nên về hỏi cha.
“뭘 그리느냐 하면 어찌 할까요, 여쭸더니 아버지는 ‘추상화가’라고 답하라 하셨다. ‘추상화가’라고 하면 또 그게 뭐냐고 묻는다 하니 그러면 ‘모던 아트를 한다 해라’ 말씀했다. 그것도 알아듣는 이가 없다 하니 ‘그럼 아방가르드 작가’라 말하라며 웃으셨다. 한참 뒤에 개인전을 열었을 때 누군가 그림을 매입하자 ‘내 그림도 팔리나?’ 하시며 빙그레 미소 지으시던 모습도 잊을 수 없다.”
“Tôi không biết phải trả lời câu đó như thế nào, khi hỏi cha thì ông bảo hãy nói cha là “họa sỹ vẽ tranh trừu tượng”. Tôi nói lỡ như ai đó hỏi “họa sỹ vẽ tranh trừu tượng” là gì thì sao, cha lại nói “Vậy hãy nói cha làm nghệ thuật hiện đại”. Tôi cho rằng nói vậy vẫn còn thấy khó hiểu, cha tôi giải thích tiếp là thôi cứ nói cha là họa sỹ đi trước thời đại cũng được, nói xong ông cười tươi. Sau đó khi ông tổ chức buổi triển lãm cá nhân, có ai đó muốn mua tranh thì ông mỉm cười và nói “Tranh của tôi cũng bán được sao?”. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh ông lúc đó.”
유영국은 1935년 일본 도쿄 문화학원에 입학한 뒤 하세가와 사부로(長谷川三郞) 등 당대 추상미술의 대표 작가들과 교유하면서 전위 미술운동에 뛰어들었다. 1938년 제2회 자유미술가협회전에서 최고상인 협회상을 한국인으로 첫 수상하며 화가의 길로 들어섰다. 이 무렵 오리엔탈 사진학교에서 사진수업을 받고 전위사진을 발표한 것도 그의 앞서가는 창작열을 엿보게 한다.
Văn hóa Tokyo (Bunka Gakuin) vào năm 1935, Yoo Young-kuk đã kết bạn với những tác giả tiêu biểu của mỹ thuật trừu tượng đương đại như Saburo Hasegawa và tham gia vào phong trào mỹ thuật tiên phong. Năm 1938, trong buổi triển lãm của Hiệp hội Các nhà mỹ thuật tự do lần thứ hai, ông trở thành họa sỹ Hàn Quốc đầu tiên được trao giải thưởng cao nhất của Hiệp hội. Thời gian này, ông cũng tham gia vào lớp học nhiếp ảnh ở Trường nhiếp ảnh Oriental và bộc lộ rõ nhiệt huyết sáng tác khi luôn dẫn đầu trong việc công bố các bức ảnh tiên phong
유영국은 1943년 귀국한 뒤 해방과 한국전쟁의 격변기에는 붓을 놓고 가업인 어업과 양조업에 종사하며 가장으로서 대가족을 이끌다가 나이 마흔에 아내에게 “나는 금산도 싫고, 금밭도 싫다. 나는 그림을 그려야 한다”고 강한 의지를 드러내며 화업에 복귀했다. 신사실파, 모던아트협회, 현대작가초대전, 신상회(新象會) 등에 참여하며 한국 추상미술운동을 이끌던 그는 돌연 모든 단체 활동을 중단하고 1964년 첫 개인전을 열었고 그 뒤 오로지 그림에만 전념하는 은둔에 들어갔다.
Năm 1943, Yoo Young-kuk về nước, trong giai đoạn giải phóng và cuộc nội chiến đột ngột xảy ra thì ông đành buông cọ để theo nghề truyền thống của gia đình là ngư nghiệp và sản xuất bia rượu, với vai trò là con trưởng, ông có trách nhiệm gánh vác cả gia đình. Tuy nhiên, đến năm 40 tuổi, ông nói với vợ, “Tôi không thích núi vàng, ruộng vàng gì cả. Tôi phải vẽ tranh”, và cương quyết quay lại với nghiệp vẽ. Ông tham gia vào các tổ chức như Tân tả thực phái, Hiệp hội Nghệ thuật hiện đại, Hội triển lãm Tác gia hiện đại, Sinsanghoe (Tân tượng hội),… Ông là người đã thúc đẩy cho phong trào mỹ thuật trừu tượng Hàn Quốc. Tuy nhiên, sau đó ông đột ngột ngưng hoạt động trong các đoàn thể và mở cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên vào năm 1964. Từ đó về sau, ông lui về sống ẩn dật và toàn tâm toàn ý vào hội họa.
신화가 없는 작가 – Họa sĩ không có thần thoại
유영국은 과묵과 금욕, 고집과 뚝심의 화가로 이름났다. 그는 신화가 없는 화가였다. 동년배 화가였던 김환기·이중섭·박수근·장욱진이 식민지의 그늘에서 천재 또는 기인으로 튀어 오르거나 일그러진 데 반해 금욕주의자처럼 반듯하고 건조한 나날을 보냈다. 오전 8시에 화실로 들어가 오후 6시에 작업을 마무리하는 ‘그림 노동자’의 삶을 견지했다. 그의 일상을 지켜본 소설가 강석경 씨가 “대패질하듯 그 흔적을 깎아서 ‘좋은 화가’로만 남았을 뿐” 그 어떤 장식의 말조차 허락하지 않았다고 표현했을 정도다. 그는 형식과 타협을 거부하고 고립과 은둔 속에 오로지 “그림 앞에서 느끼는 팽팽한 긴장감” 속에 살았다.
Yoo Young-kuk nổi tiếng là một họa sỹ trầm lặng và không tham vọng, cố chấp và nhẫn nại. Ông là một họa sỹ không có thần thoại. Những họa sỹ cùng tuổi với ông như Kim Whan-ki, Lee Jung-seob, Park Soo-keun, Chang Ucchin đều nhờ cái bóng của chế độ thực dân mà vươn lên thành họa sỹ thiên tài hoặc ngược lại trở thành kẻ lập dị, nhưng ông thì lại trải qua những năm tháng ngay thẳng và khổ hạnh như những người theo chủ nghĩa kiêng khem vậy. Cuộc đời ông gắn liền với công việc của một người “thợ vẽ”, sáng tám giờ đến phòng tranh đến sáu giờ chiều quay về nhà. Tiểu thuyết gia Kang Sok-kyong khi quan sát cuộc sống thường ngày của ông, đã nói: “Yoo loại bỏ hết những dấu vết như bị bào mòn của cuộc đời mình và chỉ để lại hình ảnh một “họa sỹ tốt” mà thôi”. Ông ấy từ chối mọi hình thức và thỏa hiệp, chọn cho mình cách sống ẩn cư cô lập “bên trong sự căng thẳng tột độ trước các bức tranh”.
그는 제 그림 속의 산을 닮아 순수하고 초월적인 정신세계를 갈구했던 자유인이었다. 일본 유학시절 동기였던 화가 김병기 씨는 고인을 일러 “형식을 혐오하고 자유롭고 활달한 기질을 지녔던 멋쟁이”라 했다. 많은 이들이 선망하는 서울대 교수직을 2년 3개월 만에 청산했고, 다시 홍익대에서 교수로 모셨으나 역시 3년 만에 사표를 내고 교직을 떠났다. 무리에 섞이지 않고 홀로 화실을 지키며 내면의 산과 대화하던 그는 이렇게 말했다.
Cũng giống như những ngọn núi trong tranh vẽ của mình, Yoo Young-kuk là một người tự do khao khát thế giới tinh thần chân chính và vượt trội. Họa sỹ Kim Byung-ki, người bạn cùng học chung ở Nhật Bản đã miêu tả bạn mình như thế này: “Anh ấy là một người tuyệt vời, căm ghét các hình thức, có khí chất hào hiệp và tự do phóng khoáng”. Yoo đã nhanh chóng chấm dứt công việc giáo sư ở trường Đại học Seoul mà nhiều người ganh tỵ sau hai năm ba tháng và cũng nộp đơn thôi việc sau ba năm làm việc ở trường Đại học Hongik. Không muốn hòa tan vào nhóm người hay đố kị đó, ông lặng lẽ trở về làm việc một mình trong phòng tranh, đối thoại với những ngọn núi bên trong mình.
“회화란 모름지기 자기를 내세워야 한다. 나의 이미지의 출처는 자연과 생활 주변이다. 나는 예순 살까지는 기초를 좀 해 보고, 이후 자연으로 더 부드럽게 돌아가 보자는 생각으로 그림을 그렸다.”
고인이 생전에 자식들에게 남긴 얘기도 일맥상통한다. “아버지는 항상 ‘그림공부’란 말을 입에서 놓지 않으셨다. 60세까지는 그림공부만 하겠다고 말씀하셨다. 아버지가 70세였을 때 ‘50대는 청년이다’라고 하셨다. 80세가 되시더니 ‘60대는 한창이다’라 하셨다. ‘나는 더 좋은 세상을 위해 추상을 했다’는 말씀도 기억에 남는다. 그림 앞에서 그는 늘 푸른 ‘강원도의 소나무’ 같은 분이셨다.”
Ông nói: “Hội họa là thứ nhất định phải giúp bộc lộ chủ trương của bản thân. Cảm hứng của tranh tôi đều xuất phát từ thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Tôi sẽ thử nghiệm bước cơ bản đến năm 60 tuổi, sau đó sẽ vẽ tranh với tư tưởng nhìn lại thiên nhiên theo hướng nhẹ nhàng hơn.”
Những lời nói lúc sinh thời của Yoo Young-kuk cũng “nhất mạch tương thông” với con cái mình.
“Cha tôi không bao giờ quên việc “học vẽ tranh”. Ông nói đến lúc 60 tuổi sẽ chỉ học vẽ tranh thôi. Khi ông được 70 tuổi, ông xem “50 tuổi chỉ là thời thanh niên” của mình. Bước qua 80, ông lại nói “Độ tuổi 60 mới là rực rỡ nhất của ta”. Tôi cũng nhớ ông từng nói, “Ta trừu tượng để có được thế giới tốt đẹp hơn.” Trước mỗi bức tranh, cha tôi đều xanh phơi phới như “cây thông của Gangwondo” vậy.
곁가지와 수사학을 털어버리고 본질만 남은 화면은 작가의 침묵 속에 보는 이를 그 산 너머 절대적인 고요, 자유, 평화의 세계로 데려간다. 화면 거죽은 서양화의 모습을 하고 있으나 내면은 조선 산수화의 맥을 잇고 있는 것이다.
Bức tranh bỏ đi những phần phụ và tính chất tu từ hoa mỹ, chỉ còn lại bản chất của nó, và dưới cái nhìn trầm lặng của tác giả, các yếu tố này đã vượt qua những ngọn núi để đến với thế giới của sự tĩnh lặng, tự do, yên bình tuyệt đối. Bề ngoài của bức tranh được phương Tây hóa nhưng bên trong lại kết nối với tranh thủy mặc thời Joseon.
도덕적 산수화가 – Họa sỹ vẽ tranh sơn thủy đức hạnh
시대별로 나뉜 4개 전시실을 둘러보면 동양에서 회자되는 인자요산(仁者樂山), 즉 어진 이는 산을 좋아한다는 말이 저절로 떠오른다. 그의 그림에서 흘러나오는 청정한 공기와 높은 기상은 깊은 산중에 든 듯 보는 이를 명상과 서정으로 이끈다. “자연 중에서도 특히 산을 ‘한국성’이라 생각하는 태생적인 느낌과 경험, 그리고 믿음의 ‘총체적인 조화’를 화가는 성정처럼 표현했다. 온통 조화로운 삶과 예술과 자연의 합일, 이것이 화가의 이상(理想)이라는 측면에서, 화가는 색의 조화를 추구했다기보다 애당초 색의 본질이 화합의 세계와 맞닿아 있음을 간파한 것이다. 화가의 산 그림을 ‘도덕적 풍경’이라 함은 이러한 뜻에서다.”(<유영국>(2012) 중 정영목의 글 ‘유영국의 산: 도덕적 풍경’에서)
Khi dạo một vòng phòng triển lãm được chia thành bốn phần theo thời kỳ, chúng tôi bỗng nhớ đến câu nói của người phương Đông cổ là: “Nhân tử dao sơn” (仁者樂山), cụm từ chỉ những người nhân từ thích núi. Bầu không khí trong lành và luồng sinh khí cao toát ra từ tranh ông đưa người xem đến với sự trầm mặc và trữ tình giữa những ngọn núi sâu.
“Núi trong giới tự nhiên vốn được xem là “đặc tính của Hàn Quốc”, núi là “sự dung hòa tổng thể” của cảm giác sinh sôi, kinh nghiệm và lòng tin, và họa sỹ Yoo đã vẽ ra núi với tất cả các yếu tố đó. Sự hợp nhất hài hòa giữa cuộc sống, nghệ thuật và tự nhiên, nếu xét ở góc độ lý tưởng thì không phải là tìm ra sự hài hòa giữa các màu mà chính là chạm đến và hiểu thấu được thế giới hòa hợp của bản chất các màu tự nhiên ban đầu. Cho nên gọi núi của họa sỹ là “phong cảnh mang tính đạo đức” là như vậy.” (trích nhận xét của Chung Young-mok trong quyển “Yoo Young-kuk”, 2012).
유영국의 산 그림을 전 세계인이 집에 앉아 자유롭게 즐길 수 있게 된 것도 이번 회고전의 쾌거다. 국립현대미술관과 구글은 유영국의 주요 작품 20점을 온라인 예술작품 전시 플랫폼인 ‘구글 아트 앤 컬처(Google Arts & Culture)’에 무료 전시한다. ‘구글 컬처럴 인스티튜트’에서 개발한 ‘아트 카메라’를 국내 최초로 사용해 평면 작품을 초고화질로 촬영했다. 이 화면으로 우리는 돋보기나 확대경으로 그림을 살펴보듯 표면의 재질감을 감상할 수 있다. 기하학적인 엄격한 조형성, 나이프로 두텁고 균질하게 바른 강렬한 색면, 그 속에서 우람하고 굳건하게 솟은 산은 “간섭 받지 않고 자유롭고 싶었다”는 화가의 목소리를 대변하는 듯하다. 곁가지와 수사학을 털어버리고 본질만 남은 화면은 작가의 침묵 속에 보는 이를 그 산 너머 절대적인 고요, 자유, 평화의 세계로 데려간다. 화면 거죽은 서양화의 모습을 하고 있으나 내면은 조선 산수화의 맥을 잇고 있는 것이다.
Một điểm đáng ghi nhận trong đợt triển lãm lần này chính là người dân trên khắp thế giới có thể thưởng thức tranh vẽ núi của Yoo Young-kuk dù đang ngồi ở nhà. Bảo tàng Mỹ thuật hiện đại Quốc gia Hàn Quốc đã kết hợp với Google triển lãm miễn phí 20 tác phẩm của Yoo Youngkuk trên platform triển lãm tác phẩm nghệ thuật online là Google Arts & Culture. Đây cũng là lần đầu tiên Hàn Quốc sử dụng công cụ chụp ảnh nghệ thuật (Art Camera) do Viện Văn hóa Google (Google Cultural Institute) cung cấp để chụp các tác phẩm có bề mặt bằng phẳng với chất lượng tốt nhất. Hình ảnh này cho phép người xem cảm nhận được chất liệu bề mặt như đang dùng kính lúp hay kính phóng to vật thể.
Những ngọn núi hùng vĩ và kiên cố nhô lên với màu sắc mãnh liệt được sơn bằng dao, rất gần gũi, đồng nhất và sâu sắc, cùng với cách thức tạo hình hình học nghiêm khắc.
Chúng như đang truyền tải những lời muốn nói của người họa sỹ, “Không muốn bị can thiệp mà chỉ muốn tự do”. Bức tranh bỏ đi những phần phụ và tính chất tu từ hoa mỹ, chỉ còn lại bản chất của nó, và dưới cái nhìn trầm lặng của tác giả, các yếu tố này đã vượt qua những ngọn núi để đến với thế giới của sự tĩnh lặng, tự do, yên bình tuyệt đối. Bề ngoài của bức tranh được phương Tây hóa nhưng bên trong lại kết nối với tranh thủy mặc thời Joseon.
정재숙 (Chung Jae-suk, 鄭在淑) 중앙일보 논설위원 겸 문화전문기자
Chung Jae-suk: Ủy viên Ban bình luận, Ký giả Chuyên trang Văn hóa của Báo Joongang Ilbo
Dịch: Nguyễn Xuân Thùy Linh