한류의 열풍이 뜨겁다. K-팝뿐만 아니라 음식·패션·비즈니스 등 다양한 분야에서 한국이 주목을 받고 있다. 여기에 크게 일조하고 있는 것이 각국의 한인 차세대들이다. 이들은 현지에서 나고 자라 현지 문화에 익숙하면서 동시에 한민족의 DNA를 가지고 있어 한국을 알리는 데도 열심이다. 해외문화홍보원 코리아넷과 연합뉴스는 각국에서 주류사회에 들어가 활약하면서 한국인의 위상을 높이고 나아가 한국과 거주국 간 가교 역할을 하는 차세대를 발굴해 소개하는 시리즈를 준비했다.
Làn sóng Hallyu vẫn luôn bùng nổ như vậy. Không chỉ riêng K-pop, các lĩnh vực khác của Hàn Quốc như ẩm thực, thời trang, thương mại,… cũng đang nhận được rất nhiều sự chú ý. Và một trong những nhân tố đóng góp vào sự thành công này chính là những Hàn kiều thế hệ sau ở mỗi quốc gia trên toàn cầu. Họ sinh ra và lớn lên tại đất nước sở tại, quen thuộc với văn hóa ở đó, nhưng đồng thời họ cũng không quên việc đang mang trong mình DNA Hàn Quốc, nên họ đã và đang chăm chỉ quảng bá cho Hàn Quốc.
Chính vì điều đó, Cơ quan Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc (KOCIS) đã bắt tay cùng với hãng tin Yonhap News, chuẩn bị một series để vinh danh những gương mặt tiêu biểu, những người đang hoạt động tích cực cùng dòng chảy xã hội nơi họ đang sinh sống, nỗ lực nâng cao vị thế của Hàn Quốc đồng thời giữ vai trò là cầu nối giữa Hàn Quốc và các quốc gia sở tại.
“싸움 기술이나 올림픽 메달을 따는 선수를 육성하는 것보다는 인성 함양을 통한 심신의 건강을 증진하는 이들이 늘어나는 데 역점을 두고 태권도를 전하고 있습니다.”
“Thay vì huấn luyện những vận động viên để họ có được kỹ năng chiến đấu, hay giành được huy chương ở Olympic, thì chúng tôi đang dạy Taekwondo với trọng tâm là tăng số lượng người cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua việc nuôi dưỡng phẩm cách”.
싱가포르에서 1천여 명의 수강생을 둔 ‘일도(一道)태권도’의 김종윤 대표는 29일 코리아넷과 연합뉴스가 공동으로 진행한 인터뷰에서 “K-팝·K-드라마·K-푸드보다 앞서서 K-컬처를 전 세계에 알려온 것이 태권도”라며 “품새를 가르치기 전에 먼저 예의·인내·극기 등의 정신부터 전한다”고 밝혔다.
Giám đốc Kim Jong Yoon của Võ đường Ildo Taekwondo, nơi đang có hơn 1.000 võ sinh đang theo học ở Singapore, đã nói trong một cuộc phỏng vấn với Korea.net và Yonhap News vào ngày 29/11, cho biết: “Taekwondo được toàn thế giới biết đến là nội dung Hàn Quốc, trước cả K-pop, phim ảnh hay ẩm thực. Trước khi dạy các bài quyền, thì chúng tôi sẽ truyền tải từ ý chí tinh thần bao gồm lễ nghĩa, nhẫn nại và kiên trì”.
싱가포르와 베트남에 태권도장 100개를 설립하는 것이 목표인 그는 일본 유학 후 성균관대에서 경영전문석사(MBA)를 취득했다. 이후 태권도를 보급하려고 2004년 싱가포르에 이주했다.
Giám đốc Kim, người đã lập mục tiêu sẽ mở 100 võ đường dạy Taekwondo ở Singapore và Việt Nam, sau quãng thời gian du học tại Nhật, anh đã trở về nước và tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Trường Đại học Sungkyunhwan. Thay vì ở lại và làm việc trong nước, thì năm 2004 Kim quyết định sang Singapore để phổ cập môn võ Taekwondo.
싱가포르 국가대표 시범단 감독을 역임하기도 한 김 대표는 현재 부킷티마, 웨스트코스트, 베독 등 3곳에서 도장을 운영하고 있다.
Giám đốc Kim đã từng đảm nhận vai trò là huấn luyện viên cho đội tuyển quốc gia Taekwondo của Singapore, và hiện tại đang vận hành 3 võ đường ở nước sở tại bao gồm Bukit Timah, West Coast và Bedok.
그가 가르친 제자 중에 79세의 현지인 린소 씨는 몸이 불편해 걷지도 못했는데 태권도 덕분에 걷게 되고 품새를 정확하게 구사할 정도로 건강을 회복해 화제가 되기도 했다.
Trong số các đệ tử được dạy bởi Kim, trường hợp của bà cụ Lynn Soh đã từng là một chủ đề nóng vì trước khi bắt đầu học Taekwondo, Lynn gần như đã không thể đi lại được do vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên sau khi trải qua khóa luyện tập, Lynn không những có thể đi lại được mà còn có thể đi đúng các bài quyền với một tư thế chính xác.
태권도 기술보다 문화와 정신 보급에 더 열정을 쏟고 있는 김 대표를 인터뷰했다. Hãy cũng Korea.net tìm hiểu về Giám đốc Kim, người sống với đam mê truyền bá văn hóa và tinh thần Taekwondo hơn là kỹ thuật, thông qua bài phỏng vấn sau.
– 태권도를 가르치는 것을 직업으로 삼게 된 이유는? Lý do anh chọn Taekwondo là gì?
5살 때 처음 태권도를 배웠고 당시 다니던 도장 이름이 ‘일도태권도’였기에 그 이름으로 싱가포르에서 태권도 도장을 운영하고 있다. 일본 유학 시절에 태권도를 아이들에게 가르쳤고, 교회 주일학교 교사를 하면서 교육이 주는 가치와 기쁨을 알게 돼 지도자의 길을 걷게 됐다.
Tôi đã học Taekwondo lần đầu tiên khi tôi 5 tuổi, và tên võ đường lúc đó tôi theo học là “Ildo Taekwondo”, vì vậy hiện tại tôi đang điều hành một phòng tập Taekwondo ở Singapore với tên đó. Trong thời gian du học ở Nhật Bản, tôi đã dạy Taekwondo cho trẻ em, và khi làm giáo viên dạy tại trường Juil của nhà thờ, tôi đã học được giá trị và niềm vui của giáo dục, điều này đã khiến tôi theo đuổi sự nghiệp làm võ sư.
– 싱가포르에서 태권도를 전하는 이유와 인기는 어떤지? Lý do anh chọn Singapore làm nơi truyền võ, và Taekwondo ở Singapore như thế nào?
태권도 5단의 사범으로서 우리의 국기인 태권도 가치를 제대로 알리고 싶어서 현지에 도장을 열었다. 대한민국이 세계에 준 선물인 태권도를 어떤 방향으로 싱가포르에 알릴 것인지 고민했고, 학교에서 가르치지 않는 인성 교육에 집중해 아이들의 삶에 변화를 주고 싶었다.
Với tư cách là võ sư Taekwondo cấp 5, tôi muốn quảng bá những giá trị môn võ thuật truyền thống của đất nước chúng ta, nên đã mở võ đường tại nước sở tại. Tôi đã nghĩ về việc nên quảng quá Taekwondo, món quà mà Hàn Quốc đã trao tặng cho thế giới, như thế nào, và tôi cũng muốn tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của trẻ em bằng cách tập trung vào việc giáo dục phẩm cách vốn không được dạy ở trường.
국제 무역·금융·물류 국가인 싱가포르에는 세계 각국에서 온 다양한 사람들이 거주하고 있다. 기본적으로 자녀 교육에 대해 신경을 많이 쓴다. 교육 수준은 높지만 효도나 인성·자존감에 대한 교육이 부족한데 이를 태권도가 보완할 수 있다고 판단했다. 현재 싱가포르의 태권도 인구는 3만여 명에 이른다. 한인이 3만 명인 것과 비교하면 매우 높은 인기다. 태권도장도 많이 있지만 구청이나 동사무소 등 지자체에서도 태권도 강좌를 열 정도다.
Singapore, một quốc gia thương mại, tài chính và hậu cần quốc tế, là nơi sinh sống của nhiều người từ khắp nơi trên thế giới, thành ra họ rất chú trọng vào việc giáo dục con cái. Mặc dù trình độ học vấn cao, nhưng việc giáo dục về lòng hiếu thảo, phẩm cách, và lòng tự trọng còn thiếu, vậy nên tôi đánh giá được rằng có thể bổ sung những điều còn thiếu đó bằng Taekwondo.
Hiện nay số người học Taekwondo tại Singapore cũng xấp xỉ 30.000 người, và nếu so sánh với người Hàn Quốc thì có thể nói Taekwondo rất được ưa chuộng tại đây. Tuy có rất nhiều võ đường dạy Taekwondo, nhưng Chính quyền địa phương, hay văn phòng quận,… cũng mở các lớp dạy.
– 어떤 부분을 중점적으로 가르치나. Anh tập trung vào dạy cái gì?
체력 증진과 호신술로서 태권도를 배우거나 각종 국제대회에서 겨루기 및 품새로 메달을 따기 위해 배우는 젊은이들도 많다. 그렇지만 ‘일도태권도’는 메달을 따는 것에 교육의 초점을 맞추지 않는다. 삶에 대한 태도를 바꾸는 전인교육을 위해 연령과 성별에 맞는 맞춤형으로 지도한다.
Có rất nhiều bạn trẻ học để tăng cường sức khỏe, tự vệ, hay thi đấu trong các cuộc thi quốc tế và giành huy chương bằng các bài quyền, nhưng mục đích của Võ đường Ildo Taekwondo không dạy để làm vậy. Chúng tôi cung cấp các khóa học tùy chỉnh phù hợp với từng độ tuổi và giới tính, nhằm cung cấp nền giáo dục toàn diện giúp mọi người thay đổi thái độ đối với cuộc sống.
태권도를 발차기와 정권 단련 등의 무술로만 인식하는 오해를 바꾸는 것부터 시작한다. 다행히도 학생들의 90% 이상이 지도 방식에 공감해서 잘 따라주고 있다. 태권도 동작에 대해 우선 이해시키고 그것이 몸에 어떤 긍정적 영향을 주는지 알려준다. 자기 수련에 어떤 도움이 되는지를 공감하는 게 우선이다. 그렇기 때문에 ‘일도태권도’에서는 60세 또는 70세 이상을 대상으로 한 강좌에도 수강생이 몰린다. 태극권과 우슈를 즐기는 70% 이상의 중국계 싱가포르인들이 충분히 공감할 수 있는 운동이기에 실버스포츠로서 가능성이 높다고 확신한다.
Chúng tôi bắt đầu bằng cách thay đổi sự hiểu lầm rằng Taekwondo chỉ là một môn võ thuật bao gồm các đòn đá và rèn luyện sức mạnh. Thật may mắn là 90% các võ sinh đều hiểu phương thức dạy của tôi và làm theo. Đầu tiên tôi để các võ sinh hiểu về từng động tác, sau đó là truyền tải về sự ảnh hưởng của các động tác đến cơ thể. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và các võ sinh cần phải biết đồng cảm với cách nó giúp ích cho việc rèn luyện của bản thân. Vì vậy, có rất nhiều người ở độ tuổi 60 – 70 tìm đến các lớp học của Võ đường Ildo Taekwondo. Tôi tin chắc rằng nó có tiềm năng cao như một môn thể thao bạc, vì đây là môn thể thao mà hơn 70% người Singapore gốc Hoa yêu thích Thái Cực Quyền và Wushu hoàn toàn có thể học được.
– 제자 양성과 관련해 보람됐던 경험을 소개해달라. Anh hãy kể về một kinh nghiệm bổ ích liên quan đến việc nuôi dưỡng đệ tử.
김대원 사범을 가르친 경험이 가장 기억에 남는다. 대학에서 태권도 전공을 하지 않았지만 태권도를 배워 호산나대학의 지적장애 대안학교에서 태권도 교사로 재직하고 있다. 남들이 알아주지는 않지만 보이지 않는 곳에서 소외된 이들을 위해 교육에 헌신하고 있기에 보람을 넘어 존경과 감사의 박수를 보내고 있다. 발달장애를 가진 이들이 태권도를 통해 세상과 소통하고 건강해지도록 헌신하기 때문이다. ‘일도태권도’가 지향해야 할 일도 이와 같다고 생각한다.
Tôi nhớ đã từng dạy cho võ sư Kim Dae Won. Mặc dù không học chuyên ngành Taekwondo ở trường đại học, nhưng cậu ấy đã học Taekwondo và đang làm giáo viên Taekwondo tại Trường Thay thế dành cho Người khuyết tật Trí tuệ của Đại học Hosanna. Dù không được ai công nhận, nhưng ở một nơi nào đó không ai nhìn thấy, cậu ấy đang cống hiến hết mình cho việc giáo dục những người kém may mắn, nên tôi luôn tán thưởng với sự kính trọng và biết ơn hơn là một phần thưởng nào đó cụ thể. Bởi vì cống hiến của cậu ấy giúp những người khuyết tật phát triển có cơ hội trở nên khỏe mạnh, và có thể giao tiếp với thế giới thông qua Taekwondo. Tôi nghĩ đây chính là điều “Võ đường Ildo Taekwondo” nên hướng tới.
– 태권도의 정신이 무엇인가? Với anh, tinh thần của Taekwondo là gì?
‘심신을 단련해 건강한 몸과 마음을 만든다’는 태권도 정신이란 달리 말하면 자기 가족과 나아가 사회 및 국가에 도움이 되는 사람이 되도록 이끄는 것이다. ‘일도태권도’는 건강한 사람들이 모여 성공된 사회를 이룬다는 교육 목표를 갖고 있다.
Nếu nói một cách khác, tinh thần Taekwondo “luyện thân tâm để có tinh thần và cơ thể khỏe mạnh” khiến một người trở thành người có ích cho gia đình, xã hội và đất nước. “Võ đường Ildo Taekwondo” được mở ra với mục đích là tập hợp những người khỏe mạnh lại với nhau, để tạo nên một xã hội thành công.
싱가포르에는 한 자녀 가정 세대가 많기에 부모의 역할과 자녀의 역할을 뚜렷이 구분해 예의·인내·자신감·조화·나눔과 봉사라는 5가지를 교육하려고 노력하고 있다. 단순히 무술을 전하는 것이 아니라 작은 실천을 통해 가족의 소중함과 본인이 속한 사회에 대한 소속감을 갖도록 하는 일에도 힘쓴다.
Vì có nhiều gia đình một con ở Singapore, nên chúng tôi đang cố gắng giúp họ phân biệt rõ ràng vai trò của cha mẹ và con cái, đồng thời giáo dục họ năm điều: lễ nghĩa, nhẫn nại, kiên trì, hòa hợp, chia sẻ và phục vụ. Chúng tôi không chỉ đơn thuần là giảng dạy võ thuật, mà còn cố gắng giúp mọi người có nhận thức về tầm quan trọng của gia đình, về xã hội nơi mà họ thuộc về, thông qua những điều nhỏ nhặt nhất.
– 베트남 호찌민에 도장 개설을 추진 중이라는데 – Nghe nói anh đang tiến hành mở võ đường ở Thành phố Hồ Chí Minh.
베트남은 동남아시아 국가 중 성장 가능성이 매우 높은 데다 많은 대학에 한국어과가 있거나 한국어 강좌를 열고 있어서 좋은 기회라고 생각한다. 현재 베트남 태권도 겨루기 국가대표 선수들은 세계선수권대회에서 입상할 정도로 우수하다. 그렇지만 태권도 정신 등 기초 지식의 보급은 덜 된 상황이다. 대학에 태권도학과가 개설될 수 있도록 밑거름을 쌓고 싶다.
Vì Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển và triển vọng cao, nên tôi nghĩ sẽ có nhiều cơ hội tốt ở đây như việc tiếng Hàn được giảng dạy ở các trường đại học, hay mở các trung tâm học tiếng. Hiện nay, các tuyển thủ đội tuyển Taekwondo quốc gia Việt Nam giỏi đến mức từng đoạt giải ở các giải vô địch thế giới. Tuy nhiên, vấn đề bất cập ở đây là những kiến thức cơ bản về Taekwondo như tinh thần của môn võ,… lại chưa được phổ cập một cách cụ thể chính xác, nên tôi muốn đặt nền móng cho việc mở một khoa Taekwondo ở trường đại học.
– 외국인에게 태권도를 가르칠 때 어려운 점은 없나? Anh có vấn đề khó khăn khi dạy cho người ngoại quốc?
태권도의 인내와 가치를 학생과 학부모에게 전달하기가 쉽지 않았다. 성적을 중시하는 한국 문화와 다르기 때문에 수강생들이 태권도 급수 심사나 겨루기 대회에 대한 마음가짐도 다르다. 특히 한국어로 ‘하나 둘 셋’ 하는 구령을 가르치면 발음은 따라 할 수 있지만 기합에 따른 마음가짐은 다른 것을 느낄 수 있었다.
Việc truyền tải tính nhẫn nại và giá trị của Taekwondo cho các học viên và các bậc phụ huynh thực sự là một điều không dễ dàng. Khác với văn hóa Hàn Quốc coi trọng điểm số, nên học sinh có thái độ khác nhau đối với việc sàng lọc trình độ Taekwondo và các cuộc thi đấu. Đặc biệt, khi dạy cách đếm “Hana, Dul, Set” (Một, hai, ba) bằng tiếng Hàn, tuy các võ sinh đều có thể bắt chước đếm theo được nhưng tinh thần lại hoàn toàn khác.
문화적 차이이므로 이를 인정하고 가르쳐야지 무조건 한국적 사고방식을 주입해서는 호응을 끌어낼 수 없다. 그런데도 한국에서 온 태권도 사범이나 관장의 지도력을 100% 신뢰해 믿고 따르기 때문에 가르치는 보람이 크다.
Vậy nên phải công nhận sự khác biệt về văn hóa và truyền võ, chứ không thể bắt các võ sinh đếm theo cách của Hàn Quốc bằng cách nhồi nhét những lối tư duy của Hàn Quốc vào đầu của họ. Tuy nhiên, việc giảng dạy rất bổ ích vì mọi người tin tưởng 100% và làm theo sự hướng dẫn của các võ sư Taekwondo đến từ Hàn Quốc.
– 최종 목표는? Mục tiêu cuối cùng của anh là gì?
‘일도태권도’는 태권도라는 언어를 통해 세계인과 소통하려고 한다. 무엇보다도 수강생이 부모의 사랑에 감사하고, 가족의 소중함을 느끼고, 건강한 신체로 자존감을 높이고, 싱가포르에 기여하는 인재가 되도록 돕고 싶다. 이를 바탕으로 스포츠 교육 시스템을 확립해 태권도의 세계화에 일조하고 싶다.
“Võ đường Ildo Taekwondo” luôn tìm kiếm cách giao tiếp với mọi người trên thế giới thông qua ngôn ngữ là Taekwondo. Hơn hết, tôi muốn giúp các em học sinh biết ơn tình yêu thương của cha mẹ, cảm nhận được tầm quan trọng của gia đình, nâng cao lòng tự trọng với một cơ thể khỏe mạnh, trở thành những người tài năng đóng góp cho Singapore. Tôi cũng muốn đóng góp vào quá trình toàn cầu hóa Taekwondo bằng cách thiết lập hệ thống giáo dục thể thao dựa trên nền tảng này.
고은하 코리아넷 기자 shinn11@korea.kr, 강성철 연합뉴스 기자
사진 = 김종윤
Bài viết từ Cao Thị Hà (Korea.net) và Kang Sung Chul (Yonhap News), shinn11@korea.kr