K-패션의 새로운 지형도 – Bản đồ địa hình mới của K-fashion

0
49

탄탄한 중견 브랜드들의 컬렉션이 해외에서 스포라이트를 받고 있는 가운데 최근에는 신진 디자이너 브랜드들의 활약이 K-패션의 무게중심을 옮기고 있다. 이들은 신선한 시도와 온라인을 활용한 감각적인 스토리텔링 등 전 세대와 다른 방식으로 성장 중이다.

Trong khi các bộ sưu tập của các thương hiệu tầm trung lâu đời đang được chú ý tại nước ngoài, những hoạt động tích cực của các thương hiệu thiết kế mới lại trở thành tâm điểm của K-fashion. Những thương hiệu này phát triển theo một cách khác với thế hệ trước như cách tiếp cận mới mẻ và những câu chuyện xoay quanh thương hiệu đầy ấn tượng qua nền tảng trực tuyến.

롯데월드타워에 자리한 마르디 메크르디 매장. 프렌치 감성을 표방하는 디자이너 브랜드이며, 감각적이면서도 친숙하고 편안한 디자인으로 20~30대 여성들에게 큰 사랑을 받고 있다. Cửa hàng Mardi Mercredi ở Lotte World Tower. Đây là thương hiệu đi theo cảm hứng của Pháp và đang được phụ nữ ở độ tuổi 20-30 vô cùng yêu thích nhờ thiết kế ấn tượng nhưng thân thuộc và thoải mái. Cung cấp bởi Creative Studio UNRAVEL, Ảnh: Sunghoon Han - 크리에이티브 스튜디오 언라벨 제공, 사진 한성훈(Sunghoon Han, 韓成鑂)
롯데월드타워에 자리한 마르디 메크르디 매장. 프렌치 감성을 표방하는 디자이너 브랜드이며, 감각적이면서도 친숙하고 편안한 디자인으로 20~30대 여성들에게 큰 사랑을 받고 있다. Cửa hàng Mardi Mercredi ở Lotte World Tower. Đây là thương hiệu đi theo cảm hứng của Pháp và đang được phụ nữ ở độ tuổi 20-30 vô cùng yêu thích nhờ thiết kế ấn tượng nhưng thân thuộc và thoải mái. Cung cấp bởi Creative Studio UNRAVEL, Ảnh: Sunghoon Han – 크리에이티브 스튜디오 언라벨 제공, 사진 한성훈(Sunghoon Han, 韓成鑂)

지난 2월, 영화 <듄: 파트 2>를 홍보하기 위해 할리우드 배우 티모시 샬라메가 서울을 방문했다. 체류 기간은 짧았지만, 그의 행보는 초미의 관심사였다. 특히 공식 행사에서 입었던 의상과 개인적인 쇼핑 목록은 연일 화제였다. 콘래드 서울(Conrad Seoul) 호텔에서 열린 기자 간담회에서 그는 준지(JUUN.J)와 포르쉐가 협업한 미래적인 점프 슈트를 입은 데 그치지 않고, 서울 강남에 위치한 준지 플래그십 스토어를 직접 찾아가 제품을 구입했다. 우영미(禹英美) 디자이너의 편집숍 맨메이드 도산(Manmade Dosan)에서 쇼핑을 하는 모습이 포착되기도 했다.

Tháng 2 vừa qua, diễn viên Hollywood Timothée Chalamet đã đến Seoul nhằm quảng bá phần hai của bộ phim “Dune: Hành tinh cát” (Dune: Part Two). Tuy thời gian lưu trú ngắn nhưng những hoạt động quảng bá của anh ấy rất được quan tâm. Đặc biệt, trang phục anh mặc tại các sự kiện chính thức và danh sách mua sắm cá nhân đều trở thành chủ đề nóng mỗi ngày. Tại buổi họp báo tổ chức tại khách sạn Conrad Seoul, anh không những mặc bộ áo liền quần được hợp tác giữa JUUN.J và Porsche mà còn trực tiếp ghé thăm cửa hàng flagship của JUUN.J ở Kangnam, Seoul để mua đồ. Người ta cũng bắt gặp anh mua sắm ở cửa hàng lựa chọn Manmade Dosan của nhà thiết kế Woo Young-mi.

준지를 이끄는 정욱준(鄭旭峻)은 글로벌 패션 교육 기관 에스모드 서울을 졸업한 뒤 유명 패션 기업들에서 일하다가 자신의 브랜드를 론칭하는 정도를 밟았다. 그는 자신의 이름을 내건 브랜드로 2007년 파리 패션위크를 통해 글로벌 디자이너로 가는 발판을 마련했다. 준지는 현재 삼성물산 패션 부문(Samsung C&T Fashion Group)에 속해 있다.

Jung Wook-jun, người điều hành JUUN.J, sau khi tốt nghiệp cơ quan giáo dục thời trang toàn cầu ESMOD SEOUL đã làm việc tại một công ty thời trang nổi tiếng trước khi ra mắt thương hiệu của riêng mình. Anh đã đặt nền móng để trở thành nhà thiết kế toàn cầu thông qua Tuần lễ thời trang Paris năm 2007 với thương hiệu mang tên mình. JUUN.J hiện thuộc tập đoàn Samsung C&T Fashion Group. 

한편 준지가 해외에서 각광받기 이전 K-패션의 물꼬를 튼 디자이너가 바로 우영미였다. 성균관대학교 의상학과를 졸업한 우영미는 1980년대 말 부티크를 열어 성공시키며 우리나라 최초의 남성복 디자이너로 자리매김했다. 2000년대 초 파리에 진출한 이후 현재까지 가장 성공한 국내 디자이너로 평가된다.

Mặt khác, trước khi JUUN.J được chú ý tại nước ngoài, nhà thiết kể mở cánh cửa cho K-fashion không ai khác chính là Woo Young-mi. Tốt nghiệp ngành thiết kế thời trang trường Đại học Sungkyunkwan, Woo Young-mi đã thành công mở một cửa hàng thời trang nhỏ vào cuối những năm 1980, khẳng định vị trí là nhà thiết kế trang phục nam đầu tiên của Hàn Quốc. Bà được đánh giá là nhà thiết kế trong nước thành công nhất cho đến hiện tại kể từ khi ra mắt tại Paris vào đầu những năm 2000.

준지(JUUN.J)가 2023년 6월, 파리 팔레 드 도쿄(Palais de Tokyo)에서 선보인 2024 SS 컬렉션 중 일부. ‘스킨(Skin)’을 테마로, 실루엣의 대비를 극대화했다. Một phần của bộ sưu tập Xuân Hè 2024 do JUUN.J tổ chức tại Palais de Tokyo ở Paris vào tháng 6 năm 2023 với chủ đề “Làn da”, độ tương phản của hình bóng được tối đa hóa. ⓒ JUUN.J - 준지
준지(JUUN.J)가 2023년 6월, 파리 팔레 드 도쿄(Palais de Tokyo)에서 선보인 2024 SS 컬렉션 중 일부. ‘스킨(Skin)’을 테마로, 실루엣의 대비를 극대화했다. Một phần của bộ sưu tập Xuân Hè 2024 do JUUN.J tổ chức tại Palais de Tokyo ở Paris vào tháng 6 năm 2023 với chủ đề “Làn da”, độ tương phản của hình bóng được tối đa hóa. ⓒ JUUN.J – 준지

K-패션의 계보 – PHẢ HỆ CỦA K-FASHION

K-패션은 현재 국적을 넘어 동시대성을 지닌 디자인으로 승부하는 젊은 디자이너들로 인해 그 어느 때보다 활기차며, 해외에서도 이들의 행보에 주목하고 있다. 이들의 이야기를 하기 전에 K-패션의 계보를 간략하게 훑어보자.

K-fashion hiện đang sôi động hơn bao giờ hết nhờ sự cạnh tranh của các nhà thiết kế trẻ qua những mẫu thiết kế đương đại không phân biệt sắc tộc và mỗi hành động của họ cũng đang nhận được sự chú ý tại nước ngoài. Trước khi nói về câu chuyện của họ, ta sẽ xem qua phả hệ của K-fashion.

K-패션의 출발점은 1990년대라고 할 수 있다. 국내 정상급 디자이너들의 모임인 서울패션아티스트협의회(SFAA, Seoul Fashion Artists Association)의 주도로 1990년 가을부터 시즌마다 정기적인 패션쇼가 열렸다. 이 단체는 국내에 컬렉션 개념을 도입해 디자이너들의 위상을 높이는 한편 이후 서울패션위크(Seoul Fashion Week)를 비롯해 다양한 컬렉션들이 개최되는 바탕을 마련했다. 또한 국내 디자이너들이 해외 컬렉션에 진출하는 발판이 되었다.

Có thể nói những năm 1990 là xuất phát điểm của K-fashion. Các chương trình trình diễn thời trang được tổ chức định kì theo mùa kể từ mùa thu năm 1990 dưới sự sáng khởi của Hiệp hội Nghệ sĩ Thời trang Seoul (SFAA, Seoul Fashion Artists Association) nơi quy tụ các nhà thiết kế hàng đầu Hàn Quốc. Tổ chức này đã nâng cao vị thế của các nhà thiết kế bằng cách giới thiệu khái niệm bộ sưu tập trong nước và đặt nền móng cho nhiều bộ sưu tập khác nhau được tổ chức bao gồm cả Tuần lễ thời trang Seoul. Đây cũng là bước đệm để các nhà thiết kế Hàn Quốc ra mắt các bộ sưu tập ra nước ngoài.

Bài viết liên quan  인플루언서가 된 한국의 캐릭터들 - Các nhân vật hoạt hình Hàn Quốc vươn tầm thế giới

이러한 흐름 속에서 당시 국내 유명 디자이너였던 이신우(李信雨), 이영희(李英姫)가 1993년 3월 함께 파리 패션계에 진출했다. 이신우는 전위적인 디자인으로 관록을 보여 줬으며, 이영희는 한복의 선과 색감을 응용한 양장으로 호평을 받았다. 같은 해 10월에는 ‘패션계 대모’라 불리는 진태옥(陳泰玉)이 한국적 정서를 담은 간결한 디자인을 내세우며 이신우, 이영희와 함께 파리 무대에 섰다. 이들은 한국 패션사에서 컬렉션 시대를 연 1세대에 해당하며, 이들의 노력을 통해 K-패션의 토대가 구축되었다고 할 수 있다.

Theo dòng chảy này, Lee Shin-woo và Lee Young-hee, hai nhà thiết kế nổi tiếng trong nước lúc bấy giờ đã cùng nhau gia nhập vào giới thời trang Paris vào tháng 3 năm 1993. Lee Young- hee đã cho thấy phong cách của mình qua những thiết kế tiên phong và nhận được nhiều đánh giá tích cực cho bộ trang phục phương Tây ứng dụng đường nét và màu sắc của hanbok. Vào tháng 10 cùng năm, Jin Teok, được mệnh danh là “bà đỡ đầu của giới thời trang” cùng với Lee Shin-woo và Lee Young-hee đứng trên sân khấu Paris trình diễn một thiết kế đơn giản mang hơi hướng Hàn Quốc. Họ thuộc thế hệ đầu tiên bắt đầu kỷ nguyên các bộ sưu tập trong lịch sử thời trang Hàn Quốc và có thể nói nền tảng của K-fashion được tạo dựng bởi nỗ lực của họ.

비슷한 시기 한섬(Handsome), 형지(Hyungji) 같은 패션 회사에서 만든 로컬 브랜드가 백화점이라는 공급망을 통해 붐을 일으켰다. 한섬의 시스템(SYSTEM), 타임(TIME) 등과 형지의 크로커다일 레이디(Crocodile Ladies)가 대표적이다. 이러한 로컬 브랜드들은 2000년대에 들어서면서 외국 패션 브랜드들이 수입되는 한편 동대문 공장에서 생산된 로드숍 제품, 패스트 패션 브랜드에 차례차례 밀리면서 한동안 정체기를 겪게 된다.

Cùng thời gian đó, các thương hiệu thời trang nội địa được tạo ra bởi các công ty thời trang như Handsome và Hyungji đã tạo ra sự bùng nổ thông qua chuỗi cung ứng của các trung tâm thương mại. Tiêu biểu như SYSTEM, TIME của Handsome và Crocodile Ladies của Hyungji. Các thương hiệu nội địa này đã trải qua thời kỳ trì trệ vào những năm 2000 khi các thương hiệu nước ngoài được nhập khẩu, chúng đã bị tụt lại lần lượt với các thương hiệu thời trang mì ăn liền, các sản phẩm bán ven đường được sản xuất tại công xưởng Dongdaemun.

민주킴이 바리공주 설화에서 영감을 받아 2022년 한 해 동안 지속한 ‘BARI’ 컬렉션 중 일부. 민주킴은 동화적 요소를 현실감 있게 풀어내는 능력이 탁월하다고 평가된다. Bộ sưu tập “Bari” mà MINJUKIM tiếp tục thực hiện trong suốt năm 2022 được lấy cảm hứng từ câu chuyện về công chúa Bari. MINJUKIM được đánh giá là người có năng lực diễn giải chân thực các yếu tố cổ tích một cách xuất sắc. ⓒ MINJUKIM - 민주킴
민주킴이 바리공주 설화에서 영감을 받아 2022년 한 해 동안 지속한 ‘BARI’ 컬렉션 중 일부. 민주킴은 동화적 요소를 현실감 있게 풀어내는 능력이 탁월하다고 평가된다. Bộ sưu tập “Bari” mà MINJUKIM tiếp tục thực hiện trong suốt năm 2022 được lấy cảm hứng từ câu chuyện về công chúa Bari. MINJUKIM được đánh giá là người có năng lực diễn giải chân thực các yếu tố cổ tích một cách xuất sắc. ⓒ MINJUKIM – 민주킴

그러나 최근 우영미, 준지 같은 하이엔드 브랜드가 해외에서 공고히 자리를 지키는 가운데 2014년 뉴욕 패션위크 무대를 통해 출발한 혜인서(HYEIN SEO), 2015년 브랜드 출시 후 런던 빅토리아 앤 앨버트 박물관에서 첫 컬렉션을 선보인 민주킴(MINJUKIM)처럼 해외에서 먼저 인지도를 높인 젊은 디자이너 브랜드들이 역수입되면서 K-패션에 대한 대중들의 관심이 높아졌다.

Tuy nhiên, gần đây, trong khi các thương hiệu cao cấp như Woo Young-mi, JUUN.J đang củng cố vị trí tại nước ngoài thì các thương hiệu của các nhà thiết kế trẻ vốn có độ nhận diện cao ở nước ngoài lại được tái nhập khẩu vào Hàn Quốc, theo đó sự quan tâm của công chúng đối với K-fashion ngày càng tăng cao. Chẳng hạn như HYEIN SEO xuất phát từ sân khấu Tuần lễ thời trang New York năm 2014, MINJUKIM đã trình làng bộ sưu tập đầu tiên tại Bảo tàng Victoria và Albert, London sau khi ra mắt thương hiệu vào năm 2015.

온라인의 영향력 – SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN TẢNG TRỰC TUYẾN

과거 K-패션을 대표하는 디자이너들은 대부분 정규 교육을 밟은 후 도제식으로 일을 배워 브랜드를 만들었다. 반면에 최근에는 정형화되지 않은 방법을 통해 브랜드가 탄생하고 성장하는 경향을 보인다. 기존에 브랜드를 홍보하는 일반적 방식인 카탈로그와 잡지 광고, 패션쇼를 대신해 인플루언서나 셀럽의 언급을 통해 하루아침에 브랜드가 널리 알려지는 세상이 된 것이다. 또한 시즌별로 공들여 만들던 패션 필름은 이제 숏폼 형태로 하루에도 몇 개씩 대중들에게 전달된다. 온라인을 통해 글로벌 디자이너로 성공할 수 있는 가능성이 더 커졌다는 얘기다.

Trước đây các nhà thiết kế đại diện cho K-fashion đa số đều trải qua chương trình giáo dục chính quy và sau đó học nghề để tạo ra một thương hiệu. Trái lại, gần đây các thương hiệu có khuynh hướng hình thành và phát triển thông qua các phương pháp không còn theo các cách điển hình như trước. Thay vì quảng bá thương hiệu như cách truyền thống trước khi qua việc sử dụng catalog, quảng cáo trên tạp chí và trình diễn thời trang, chúng ta đã bước vào một thế giới nơi các thương hiệu được biết đến rộng rãi chỉ sau một đêm nhờ sự đề cập đến của những người nổi tiếng hoặc những người có sức ảnh hưởng. Ngoài ra những bộ phim thời trang được tạo ra một cách công phu theo mùa hiện nay được truyền tải cho công chúng nhiều lần trong ngày với những thước phim ngắn. Điều này có nghĩa cơ hội thành công trở thành nhà thiết kế toàn cầu đã lớn dần thông qua các kênh trực tuyến.

Bài viết liên quan  세계 주요 박물관 한국실 '확대' - Các bảo tàng hàng đầu thế giới khai trương “Phòng Hàn Quốc”

물론 의상 디자인을 위해 기본기를 다지고 해외로 나가 더 넓은 경험을 하는 방식은 지금도 유효하다. 그만큼 파리 패션위크의 위상 또한 여전하다. 김인태(Kiminte Kimhekim)가 이끄는 브랜드 김해김(KIMHĒKIM)은 파리 무대에 컬렉션을 올리는 방법을 고수한다. 그는 파리에서 10년 동안 생활하며 발렌시아가에서 커리어를 쌓다가 2014년 자신의 성씨인 ‘김해(金海) 김’을 브랜드 이름으로 삼아 론칭했다. 2019년에는 프랑스 패션협회(FHCM, Fédération de la Haute Couture et de la Mode)에 이름을 올렸는데 우영미, 정욱준에 이어 세 번째 한국인 멤버이다. 파리 패션위크를 주관하고 있는 이 협회에 가입하기 위해서는 파리를 거점으로 활동하고 있어야 하며, 패션계 전문가들의 까다로운 검증을 통과해야 한다.

Dĩ nhiên phương pháp xây dựng những kiến thức cơ bản về thiết kế trang phục rồi ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm rộng hơn vẫn còn nguyên giá trị cho đến bây giờ. Như vậy, vị thế của Tuần lễ thời trang Paris vẫn được giữ nguyên. Kiminte Kimhekim người điều hành thương hiệu thời trang KIMHĒKIM vẫn giữ vững cách truyền thống trình diễn bộ sưu tập của mình trên sân khấu Paris. Ông từng sống ở Paris 10 năm sau đó xây dựng sự nghiệp ở Balenciaga và thành lập thương hiệu lấy tên là họ của mình “Kim Hae-kim” vào năm 2014. Năm 2019, ông được ghi tên vào Hiệp hội Thời trang Pháp (FHCM, Fédération de la Haute Couture et de la Mode) và là thành viên người Hàn Quốc thứ ba sau Woo Young-mi và Jung wook-jun. Để gia nhập hiệp hội tổ chức Tuần lễ thời trang Paris này, các thương hiệu phải có trụ sở chính hoạt động tại Paris và thông qua sự kiểm chứng nghiêm ngặt của các chuyên gia trong ngành thời trang.

김해김이 ‘블랙 앤 화이트(Noir et Blanc)’라는 타이틀로 파리 패션위크에서 선보인 2024 SS 컬렉션. 김해김은 시적이면서 심플하고, 여성적이면서도 내면의 강인함이 엿보이는 디자인을 구현하는 브랜드이다. Bộ sưu tập Xuân Hè 2024 được KIMHĒKIM ra mắt tại Tuần lễ thời trang Paris với chủ đề “Đen và Trắng” (Noir et Blanc). KIMHĒKIM là thương hiệu mang chất thơ, đơn giản và thể hiện vẻ đẹp nội lực mạnh mẽ và nữ tính. ⓒ KIMHĒKIM - 김해김
김해김이 ‘블랙 앤 화이트(Noir et Blanc)’라는 타이틀로 파리 패션위크에서 선보인 2024 SS 컬렉션. 김해김은 시적이면서 심플하고, 여성적이면서도 내면의 강인함이 엿보이는 디자인을 구현하는 브랜드이다. Bộ sưu tập Xuân Hè 2024 được KIMHĒKIM ra mắt tại Tuần lễ thời trang Paris với chủ đề “Đen và Trắng” (Noir et Blanc). KIMHĒKIM là thương hiệu mang chất thơ, đơn giản và thể hiện vẻ đẹp nội lực mạnh mẽ và nữ tính. ⓒ KIMHĒKIM – 김해김

김해김은 우영미처럼 파리에 숍을 운영하는 것도 아니고, 준지처럼 대기업을 배경으로 두고 있지도 않다. 대신 이 브랜드는 SNS를 통해 유명해졌다. 2019년 파리 컬렉션에서 김인태는 ‘관종’을 주제로 무대를 구성했다. 모델들이 링거 폴대를 끌며 워킹하거나 셀카봉을 들고 무대 위에 섰다. 그의 표현 방식은 큰 화제가 되었고, 인스타그램이나 핀터레스트를 통해 빠르게 퍼져나갔다. 섬세한 테일러링을 통해 완성된 과감한 의상은 쿠튀르로서 가치도 높고, 보는 재미도 크다. 김해김의 약진은 인터넷상의 ‘좋아요’ 수와 판매량이 비례하지 않더라도 SNS가 글로벌 디자이너에게 어떤 수단이 되는지 보여 주는 예시이기도 하다.

KIMHĒKIM không vận hành một cửa hàng thời trang tại Paris như Woo Young-mi và cũng không có nền tảng lớn của một doanh nghiệp lớn như JUUN.J. Thay vào đó, thương hiệu thời trang này trở nên nổi tiếng thông qua mạng xã hội. Trong bộ sưu tập Paris năm 2019, ông đã xây dựng sân khấu với chủ đề “Tìm kiếm sự thu hút”. Người mẫu bước lên sân khấu với cây gậy tự sướng hoặc sải bước với cây truyền dịch. Cách thể hiện bản thân của ông đã trở thành chủ đề nóng được lan truyền nhanh chóng trên Instagram và Pinterest. Những bộ trang phục táo bạo được hoàn thiện thông qua những đường cắt may tinh tế có giá trị thời trang cao cấp và cũng rất thú vị khi nhìn vào. Bước nhảy vọt của KIMHĒKIM là một ví dụ cho thấy mạng xã hội có thể trở thành công cụ dành cho các nhà thiết kế toàn cầu ngay cả khi lượng “like” trang mạng xã hội không tỷ lệ thuận với doanh số bán hàng.

독자적 방식 – PHƯƠNG PHÁP ĐỘC QUYỀN

신진 디자이너들은 때로 색다른 행보를 보이기도 한다. 대표적으로 마뗑킴(Matin Kim)은 일반적인 디자이너 브랜드와 다른 길을 걸어왔다. 마뗑킴은 심플하고 자유분방한 디자인으로 국내뿐만 아니라 해외 젊은 층에게도 사랑받고 있는 디자이너 브랜드다. 이 브랜드는 국내 주요 포털 사이트 중 하나인 네이버(NAVER)의 블로그 마켓에서 출발했다. 시작이 블로그였던 만큼 구독자, 구매자들과 끈끈하게 소통했고 견고한 팬층을 얻으며 성장할 수 있었다.

Những nhà thiết kế trẻ đôi khi có những động thái độc đáo. Ví dụ tiêu biểu như Matin Kim đã đi một con đường khác với những thương hiệu thiết kế điển hình. Mathin Kim là thương hiệu thiết kế được giới trẻ ở trong và ngoài nước yêu thích bởi những thiết kế đơn giản và phóng khoáng. Thương hiệu này bắt đầu từ blog của Naver, một trong những trang web lớn của Hàn Quốc. Bắt đầu với hình thức blog, thương hiệu có thể phát triển bằng cách có được lượng người hâm mộ cố định qua việc giao tiếp chặt chẽ với người theo dõi và người mua.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 꼭 알아둬야 할 치아 건강 상식 Kiến thức liên quan đến sức khỏe của răng cần phải biết

지난해 도쿄를 시작으로 올해 일본 곳곳에서 연이어 진행한 팝업 스토어는 대대적인 성공을 거두었다. 이러한 인기에 힘입어 올해 하반기에는 홍콩, 마카오, 대만 등 중화권 지역에 오프라인 매장을 새롭게 오픈하고 글로벌 시장에서 독보적인 입지를 구축할 수 있도록 현지 비즈니스와 브랜딩 강화에 나설 계획이다.

Các cửa hàng pop-up bắt đầu ở Tokyo vào năm ngoái và tiếp tục được mở rộng khắp Nhật Bản trong năm nay đã thành công rực rỡ. Nhờ sự yêu mến, thương hiệu có kế hoạch mở cửa các cửa hàng kiểu truyền thống ở khu vực Trung Quốc Đại lục như Hồng Kong, Macao, Đài Loan vào nửa cuối năm nay, đồng thời tăng cường hoạt động kinh doanh và xây dựng thương hiệu địa phương để có thể thiết lập vị thế độc tôn trên thị trường toàn cầu.

온라인으로 출발했지만, 오프라인에서도 경쟁력을 인정받은 마뗑킴은 지난해 매출 1,000억 원을 기록했고, 현재 14개의 매장을 운영하며 가파르게 성장하고 있다. 이는 진정성 있는 소통이 빛을 발한 결과라 할 수 있다.

Matin Kim bắt đầu bằng các hoạt động trực tuyến nhưng cũng được công nhận về khả năng cạnh tranh ngoại tuyến đã ghi nhận doanh thu 100 tỷ won vào năm ngoái, hiện tại thương hiệu đang vận hành 14 cửa hàng và trên đà phát triển nhanh chóng. Có thể nói đây là kết quả rực rỡ của sự giao tiếp chân thành.

‘ON THE PATH’를 주제로 한 마뗑킴의 2024 봄 컬렉션. 봄 햇살의 따뜻함에서부터 도시의 현대적인 움직임에 이르기까지 일상의 모든 순간을 다양한 관점으로 자유롭게 표현했다. Bộ sưu tập mùa xuân 2024 của Matin Kim với chủ đề “Trên con đường mòn”. Biểu hiện tất cả những khoảnh khắc đời thường một cách tự do bằng cách nhìn đa dạng từ sự ấm áp của nắng xuân đến sự chuyển động hiện đại của thành phố. ⓒ Matin Kim - 마뗑킴
‘ON THE PATH’를 주제로 한 마뗑킴의 2024 봄 컬렉션. 봄 햇살의 따뜻함에서부터 도시의 현대적인 움직임에 이르기까지 일상의 모든 순간을 다양한 관점으로 자유롭게 표현했다. Bộ sưu tập mùa xuân 2024 của Matin Kim với chủ đề “Trên con đường mòn”. Biểu hiện tất cả những khoảnh khắc đời thường một cách tự do bằng cách nhìn đa dạng từ sự ấm áp của nắng xuân đến sự chuyển động hiện đại của thành phố. ⓒ Matin Kim – 마뗑킴

2018년 권지율, 조영민 두 사람이 합심해 만든 브랜드 떠그클럽(THUG CLUB) 또한 비상한 관심 속에서 성장했다. 이들은 직접 모델로 활동하고 SNS에 사진을 올리는 등 틀에 박힌 방식을 지양하고, 브랜드에 자유분방한 감성을 담는다. 2021년에는 도발적인 문구가 적힌 언더웨어가 열광적인 반응을 얻었다. 일반적으로 표출하기 힘든 태도와 철학을 대리 만족하려는 마니아들의 심리와 맞아떨어진 것이다. 떠그클럽은 더 정제된 브랜드로 거듭나며 전성기를 맞고 있다. 국내외 내로라하는 힙한 뮤지션들이 이들의 옷을 입고 브랜드를 언급하면서, 떠그클럽은 해외에서도 인정받는 스트리트 브랜드로 정착했다. MCM, 젠틀몬스터 같은 브랜드와 협업하며 더 큰 가능성을 향해 나아가는 중이다.

THUG CLUB, thương hiệu được thành lập bởi JIYOOL KWON và THUG MIN vào năm 2018 cũng đã phát triển với sự quan tâm đặc biệt. Họ có xu hướng rập khuôn hoạt động với vai trò là người mẫu và đăng tải hình ảnh mình lên mạng xã hội đồng thời đưa tinh thần tự do vào thương hiệu. Năm 2021, đồ nội y có những cụm từ gợi cảm nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình. Nó phù hợp với tâm lý những người muốn có trải nghiệm thỏa mãn gián tiếp về một triết lý hay thái độ mà bình thường không dễ thể hiện ra. THUG CLUB đang ở thời kỳ hoàng kim khi trở thành thương hiệu lột xác tinh tế hơn. Khi các nghệ sĩ hip hop tiêu biểu trong và ngoài nước mặc những bộ quần áo này và nhắc đến tên thương hiệu, THUG CLUB đã khẳng định mình là một thương hiệu đường phố được công nhận tại nước ngoài. Họ đang hướng tới những khả năng lớn hơn bằng cách hợp tác với các thương hiệu như MCM và Gentle Monster.

떠그클럽의 2024 SS 컬렉션 ‘하이브리드 카우보이(Hybrid Cowboy) 중 일부. 영상 매체로만 접한 카우보이 문화를 상상력을 더해 재해석했다. 떠그클럽은 자신들의 감성을 거침없이 그려내며 새로운 트렌드를 창출하는 브랜드로 통한다. Bộ sưu tập Xuân Hè 2024 “Hybrid Cowboy” của THUG CLUB. Kết hợp với trí tưởng tượng, bộ sưu tập diễn giải lại văn hóa cao bồi vốn chỉ gặp qua những cuộn phim của phương tiện truyền thông. THUG CLUB được biết đến là thương hiệu tạo ra những xu hướng mới bằng việc thể hiện cảm xúc một cách không ngần ngại. ⓒ THUG CLUB - 떠그클럽
떠그클럽의 2024 SS 컬렉션 ‘하이브리드 카우보이(Hybrid Cowboy) 중 일부. 영상 매체로만 접한 카우보이 문화를 상상력을 더해 재해석했다. 떠그클럽은 자신들의 감성을 거침없이 그려내며 새로운 트렌드를 창출하는 브랜드로 통한다. Bộ sưu tập Xuân Hè 2024 “Hybrid Cowboy” của THUG CLUB. Kết hợp với trí tưởng tượng, bộ sưu tập diễn giải lại văn hóa cao bồi vốn chỉ gặp qua những cuộn phim của phương tiện truyền thông. THUG CLUB được biết đến là thương hiệu tạo ra những xu hướng mới bằng việc thể hiện cảm xúc một cách không ngần ngại. ⓒ THUG CLUB – 떠그클럽

팬덤의 형성 – HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HÂM MỘ

돌고 도는 유행의 쳇바퀴 안에는 ‘국민 티셔츠’라는 영역이 항상 존재한다. 최근 몇 년 사이 데이지꽃 로고가 커다랗게 박힌 옷을 입은 젊은 여성들을 거리에서 쉽게 볼 수 있다. 혹시 어디서 옷을 나눠주는 것이냐는 우스갯소리가 있을 정도로 장악력이 대단하다. 이 데이지꽃은 마르디 메크르디(Mardi Mercredi)의 시그니처 심볼이다. 프랑스어로 화요일, 수요일을 뜻하는 이름처럼 프렌치 캐주얼을 표방하는 브랜드이며, 패션 디자인 회사에서 일하던 디자이너들이 의기투합해 2018년 만들었다.

Trong guồng quay của các xu hướng thịnh hành luôn tồn tại một lĩnh vực gọi là “áo thun quốc dân”. Những năm gần đây, người ta dễ dàng bắt gặp những phụ nữ trẻ ra đường mặc trang phục có in logo hoa cúc cỡ lớn. Khả năng nắm bắt thị trường của họ lớn đến mức có những lời trêu đùa rằng không biết ở đâu phát áo này cho mọi người mặc. Bông hoa cúc này là biểu tượng đặc trưng của Mardi Mercredi. Tên loài hoa này trong tiếng Pháp có nghĩa là ngày thứ ba, thứ tư trong tuần; với ý nghĩa đó thương hiệu thời trang đề cao phong cách tối giản của Pháp được thành lập vào năm 2018 bởi ba nhà thiết kế làm việc tại một công ty thiết kế thời trang.

브랜드의 정체성이 되어 버린 플라워 그래픽은 원래 한 시즌을 위한 디자인이었는데, 론칭한 지 1년 만에 대유행하게 되자 시그니처 디자인으로 자리 잡았다. 누가 봐도 부담 없는 꽃무늬가 신의 한 수였지만, 플랫폼의 힘 또한 한몫했다. 이 브랜드는 10대부터 30대까지 이용하는 대표적인 온라인 패션 스토어 무신사(MUSINSA)와 29CM에 입점하며 세를 확장했다. 온라인을 이용하는 대다수 타깃에 맞춰 가격대를 설정하고, 기억하기 쉬운 로고로 대중성을 획득한 것이 마르디 메크르디의 성공 요인이다. 온라인 파워에 힘입어 낸 한남동(漢南洞) 플래그십 스토어 앞에는 외국인 관광객들이 줄을 서는 진풍경이 벌어진다. 그런 점에서 마르디 메크르디의 플라워 그래픽은 지금 K-패션을 상징하는 로고라 할 수 있다.

Họa tiết hoa đã trở thành biểu tượng đặc trưng của thương hiệu, ban đầu được thiết kế cho một mùa nhưng đã trở thành xu hướng và thiết kế đặc trưng trong vòng một năm sau khi ra mắt. Ai cũng có thể thấy họa tiết hoa là họa tiết đơn giản nhưng vô cùng bắt mắt nhưng sức mạnh của nền tảng trực tuyến cũng một phần làm nên sự thịnh hành này. Thương hiệu này mở rộng sự hiện diện của mình bằng cách mở các cửa hàng thời trang trực tuyến nơi những người từ độ tuổi 10 đến 30 tuổi sử dụng tiêu biểu như MUSINSA và 29CM. Các yếu tố thành công của Mardi Mercredi là đưa ra mức giá phù hợp với đại đa số khách hàng sử dụng nền tảng trực tuyến và nhận được tính đại chúng từ logo dễ ghi nhớ. Trước cửa hàng flagship ở Hannam-dong nơi được xây dựng nhờ sức mạnh trực tuyến, một cảnh tượng hiếm thấy diễn ra khi các khách hàng người nước ngoài đứng xếp hàng ở đây. Về những mặt này, họa tiết hoa của Mardi Mercredi có thể nói là logo tượng trưng cho K-fashion hiện tại.

과거 디자이너 브랜드들이 통상적인 과정을 밟으며 차근차근 브랜드를 성장시켰다면, 최근 신진 브랜드들은 각자의 방식으로 시대정신을 담아내며 대중들의 마음을 사로잡는다. 이처럼 현재 K-패션은 한마디로 정의할 수 없는 다양한 지형도를 그리고 있는 중이다.

Trước đây các thương hiệu thiết kế đã phát triển thương hiệu của mình từng bước một bằng quá trình mang tính thông thường thì gần đây các thương hiệu mới đang chiếm được cảm tình của công chúng bằng cách nắm bắt tinh thần của thời đại theo cách riêng của mình. Bằng cách này, K-fashion đang vẽ ra một bản đồ thời trang đa dạng không thể định nghĩa qua một từ.

박의령(Park Ui-ryung, 朴誼玲) 프리랜스 기자
Park Ui-ryung – Phóng viên tự do
Dịch. Nguyễn Thị Ly

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here