성수동은 성공적인 도시 재생 사례로 꼽히는 지역이다. 그 기저에는 건축 재료인 붉은 벽돌이 있다. 과거 경공업 중심지였던 성수동에는 1970~90년대 지어진 붉은 벽돌 공장과 주택들이 다수 남아있다. 지역적, 역사적 특성을 지닌 붉은 벽돌 건축물을 보존하고 그 가치를 확산하면서 성수동은 특색 있는 도시 경관을 만들어 가고 있다.
Seongsu-dong được chọn là khu vực điển hình thành công trong tái tạo đô thị. Vật liệu xây dựng cốt lõi tại đó là gạch đỏ. Seongsu-dong từng là khu vực trung tâm công nghiệp nhẹ trước đây, nhiều nhà máy và nhà ở xây dựng bằng gạch đỏ từ thập niên 1970-1990 vẫn còn tồn tại. Thông qua việc bảo tồn các công trình xây dựng bằng gạch đỏ mang dấu ấn lịch sử, khu vực và lan tỏa giá trị của chúng, Seongsu-dong đã mang đến cảnh quan đô thị một nét đẹp thật độc đáo.
벽돌은 가장 오래된 건축 재료 중 하나로, 개항 이후 급격하게 수요가 증가하면서 적극적으로 사용되었다. 화재나 날씨 변화에 잘 견디고 생산, 운송, 시공이 간편한 구조재였기 때문이다. 철근콘크리트가 등장하면서는 콘크리트 구조 위에 다양한 방식으로 덧붙여 외장재로 많이 사용되었다. 벽돌은 기본적으로 표준화된 형태와 크기를 가지고 있는데 쌓기 방법이나 모르타르 배합, 시공 방식에 따라 마감재로서 다양한 표현이 가능하다.
Gạch là một trong những vật liệu xây dựng lâu đời nhất, được sử dụng nhiều do nhu cầu xây dựng tăng nhanh chóng sau khi mở thương cảng. Bởi vì gạch là vật liệu có kết cấu đơn giản dễ sản xuất, vận chuyển, thi công và khả năng chịu nhiệt tốt trong biến đổi thời tiết hay hỏa hạn. Với sự ra đời của bê tông cốt thép, gạch được sử dụng rộng rãi làm vật liệu xây dựng phần bên ngoài công trình gắn vào kết cấu bê tông theo nhiều cách khác nhau. Gạch về cơ bản có hình dạng và kích thước tiêu chuẩn nhưng được thể hiện đa dạng như một vật liệu hoàn thiện tùy thuộc vào phương pháp chồng xếp, trộn vữa hay cách thức thi công.
현재 서울에서 최고의 핫플레이스로 꼽히는 성수동을 걷다 보면, 붉은 벽돌을 입은 건축물들이 이곳의 고유한 풍경을 주도하고 있음을 알게 된다. 또한 그 풍경이 단시간에 형성되지 않았다는 것도 직감하게 된다.
Nếu tản bộ qua khu vực Seongsu-dong, hiện được xem là nơi “nóng nhất” ở Seoul, bạn sẽ nhận ra những tòa nhà khoác áo gạch đỏ đóng vai trò chủ đạo trong cảnh quan độc đáo nơi đây. Thêm vào đó, bạn sẽ trực cảm được cảnh quan như vậy không thể hình thành trong một khoảng thời gian ngắn.
고유한 정취의 보존 – BẢO TỒN KHÔNG GIAN ĐẶC SẮC
성수동은 붉은 벽돌 건축물이 전체 건축물의 약 30퍼센트를 차지한다. 다른 지역에 비해 성수동에 유독 붉은 벽돌로 지어진 건축물들이 많은 이유는 지역적 특성 때문이다. 이곳은 근대기부터 공업 지역으로 조성되었고, 1962년 도시계획법이 제정되면서는 준공업지역으로 지정되었다. 1966년 시행된 토지구획정리사업을 거치면서 현재의 격자형 가로(街路) 체계도 갖추게 되었다. 1970년대에는 경공업 지역으로 발전하면서 많은 영세 업체들이 붉은 벽돌로 공장과 창고를 지었고, 1980~90년대에는 주거 지역이 확산되는 과정에서 붉은 벽돌로 된 소규모 주택들이 양산되었다. 붉은 벽돌 건축물들이 성수동의 시각적 구심점을 이루게 된 것은 이 시기라고 할 수 있다.
Seongsu-dong có các tòa nhà gạch đỏ chiếm khoảng 30% tổng số công trình tại đây. Các công trình xây dựng bằng gạch đỏ ở Seongsu-dong chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với các nơi khác là do đặc tính mang tính địa phương. Nơi đây được xây dựng thành khu công nghiệp từ thời kỳ cận đại, và được chỉ định làm khu bán công nghiệp sau khi ban hành Luật Quy hoạch Đô thị vào năm 1962. Trải qua dự án điều chỉnh quy hoạch đất đai vào năm 1966, tại đây đã hình thành nên hệ thống đường phố kiểu lưới hiện nay. Vào những năm 1970, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã xây dựng nhà máy và nhà kho bằng gạch đỏ khi khu vực phát triển thành khu công nghiệp và đến những năm 1980-1990, quá trình mở rộng các khu dân cư đã thúc đẩy xây dựng hàng loạt những ngôi nhà gạch đỏ quy mô nhỏ. Có thể nói rằng chính trong thời kỳ này, những công trình bằng gạch đỏ đã trở thành hình ảnh tâm điểm cho khu vực Seongsu-dong.
2000년대 들어 성수동은 또 다른 분기점을 맞는다. 산업 구조의 변화로 인해 성수동의 제조업이 쇠락의 길로 접어들면서 공장이 가동을 멈추고 창고가 방치되는 일이 늘게 되었다. 그런데 이렇게 버려진 공장과 창고들을 최소한으로 리모델링해 사진작가의 스튜디오나 디자이너들의 쇼룸으로 활용하기 시작했다. 이러한 공간들이 화제가 되면서 성수동을 바라보는 세간의 시선도 달라졌다. ‘힙’한 문화예술 지역으로 여기게 된 것이다.
Bước vào những năm 2000, Seongsu-dong lại chào đón một bước ngoặt khác. Khi ngành chế tạo bước vào con đường suy thoái do thay đổi cơ cấu công nghiệp, số lượng nhà máy ngừng hoạt động và nhà kho bỏ hoang ngày càng tăng. Thế nhưng, chỉ với sự cải tạo ở mức tối thiểu, các nhiếp ảnh gia và các nhà thiết kế bắt đầu tận dụng những nhà máy và nhà kho bỏ hoang này làm studio hay phòng trưng bày. Khi những không gian này trở thành chủ đề nóng, nhận thức của công chúng về Seongsu-dong cũng đã thay đổi. Nơi đây đã được xem là khu vực nghệ thuật – văn hóa thời thượng.
여기에 더해 관 주도의 변화도 일어났다. 준공업 지역들은 대부분 기존 건축물들을 철거하고 신축을 통해 도시 재생을 계획한다. 하지만 이러한 선택은 과거의 흔적들을 모두 지우고 획일화된 도시 풍경을 만들어 내기 쉽다. 성수동은 과거의 산업 유산을 토대로 새로운 가치를 창출했다는 점에서 여타 지역과 차별된다.
Thêm vào đó, những thay đổi cũng xảy ra nhờ sự chỉ đạo của chính phủ. Hầu hết các khu vực bán công nghiệp khi có kế hoạch tái tạo đô thị, phải phá bỏ các tòa nhà hiện có, để xây lên các tòa nhà mới. Thế nhưng, sự lựa chọn này dễ dàng xóa bỏ tất cả dấu tích của quá khứ và tạo nên phong cảnh đô thị đồng nhất. Seongsu-dong có sự khác biệt lớn so với các khu vực khác ở chỗ đã tạo ra giá trị mới dựa trên di sản công nghiệp của quá khứ.
성수동을 관할하는 성동구청은 지역의 역사적 맥락과 그로 인해 형성된 고유한 경관을 보존하기 위한 의지로 2017년 「서울특별시 성동구 붉은 벽돌 건축물 보전 및 지원 조례」를 제정했다. 이 조례는 역사∙문화적으로 보존 가치가 있는 붉은 벽돌 건축물의 보전 및 지원에 필요한 사항을 규정한다. 건축물 입면의 경관적, 재료적 특성 보존을 통해 지역의 고유한 정취를 유지하는 방향으로 도시 재생 방식을 택한 것이다.
Với quyết tâm bảo tồn bối cảnh lịch sử khu vực và cảnh quan độc đáo đã có, chính quyền quận Seongdong-gu quản lý khu vực Seongsu-dong đã ban hành “Điều lệ bảo tồn và hỗ trợ các công trình kiến trúc gạch đỏ ở quận Seongdong-gu, thủ đô Seoul” vào năm 2017. Điều lệ này quy định những điều cần thiết trong việc hỗ trợ và bảo tồn các công trình kiến trúc gạch đỏ có giá trị lịch sử – văn hóa. Chính quyền quận đã lựa chọn phương thức tái tạo đô thị theo hướng duy trì không gian độc đáo này thông qua việc bảo tồn tính thẩm mỹ cảnh quan và đặc tính vật liệu của các công trình.
보전과 증축 – BẢO TỒN VÀ MỞ RỘNG
성수동 카페 거리에 위치한 대림창고는 성수동이 핫플레이스로 부상하게 된 시발점이라 할 수 있다. 이곳은 1970년대 정미소 용도로 지어졌으며, 정미소가 문을 닫은 이후에는 오랫동안 창고로 사용되었다. 2000년대 후반 한 사진작가가 이 건물을 촬영 스튜디오로 활용하면서 입소문이 나기 시작했고, 2011년부터는 대형 패션쇼와 록 공연, 전시회 등이 열리면서 본격적으로 사람들의 이목을 끌게 되었다. 현재 이곳은 카페와 갤러리를 겸한 복합문화공간으로 운영된다. 2016년 오픈한 카페 어니언 성수 역시 50여 년 동안 슈퍼마켓, 식당, 가정집, 정비소, 공장 등으로 변형되어 온 시간의 흔적들을 고스란히 살리며 리모델링되었다.
Daelim Changgo tọa lạc trên Phố Cà phê ở Seongsu-dong có thể xem là nơi khởi đầu biến đổi Seongsu-dong thành điểm nóng văn hóa. Nơi đây từng được xây dựng làm nhà máy xay lúa vào những năm 1970, rồi được sử dụng làm nhà kho trong một thời gian dài sau khi nhà máy xay lúa đóng cửa. Vào cuối những năm 2000, một nhiếp ảnh gia đã biến nơi đây thành studio chụp ảnh, nhờ truyền miệng lan rộng khiến nơi này nhanh chóng nổi tiếng. Từ năm 2011, nơi đây đã thu hút sự chú ý thực sự của công chúng khi tổ chức các buổi trình diễn thời trang, biểu diễn nhạc rock và triển lãm quy mô lớn. Hiện tại, Daelim Changgo được vận hành như một không gian văn hóa phức hợp bao gồm quán cà phê và phòng tranh. Quán Café Onion Seongsu khai trương vào năm 2016 cũng đã trải qua nhiều lần thay đổi từ siêu thị, nhà hàng, nhà ở, tiệm sửa chữa và nhà xưởng trong hơn 50 năm trước khi được tu sửa lại để lưu giữ nguyên vẹn dấu vết thời gian.
2021년 오픈한 공간 플랫폼 LCDC 서울은 자동차 정비소였던 500평의 건물을 재탄생시킨 사례다. 이곳은 레노베이션과 증축이 함께 이루어졌는데, 기존 건물의 벽돌 외벽을 그대로 남기면서도, 새로운 콘크리트 벽을 엇갈리게 설치하여 과거와 현재가 대비되면서도 겹쳐 보이도록 했다. 설계를 맡은 건축가는 ‘기존 건물의 질서를 어떻게 남겨놓을 것인가?’에 대해 ‘박제’라는 표현을 쓰기도 했다.
LCDC Seoul – không gian đa năng mở cửa vào năm 2021, là ví dụ điển hình cho sự tái sinh công trình rộng 500 pyeong (tương đương 1.650m2), nơi từng là cửa hàng sửa chữa ô tô. Bức tường gạch bên ngoài của tòa nhà được giữ nguyên vẹn và bức tường bê tông mới được xây so le bên cạnh tạo nên sự tương phản và đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Kiến trúc sư phụ trách thiết kế đã sử dụng cụm từ “bakje” (nhồi bông thú – chú thích người dịch) trả lời khi được hỏi “làm thế nào để giữ được trật tự của tòa nhà vốn có?”.
지난해 완공된 서울도시제조허브(Seoul Urban Manufacturing Hub), 일명 ‘성수 사일로 (Seongsu Silo)’는 2018년 공개 공모 당시 붉은 벽돌 입면을 포함한 기존 건물 일부를 존치하되 증축하는 설계 지침을 따라 설계됐다. 성수동 일대의 붉은 벽돌 건축물을 보전하고 지원하는 정책 아래 진행된 공모였던 것이다. 기존 공장은 콘크리트 골조 사이를 벽돌로 채워 만든 라멘조(ramen-structure) 건물이었다. 건축가는 이를 새로운 유형의 공장으로 설계하면서 담아야 할 공간 요소를 전면의 독립된 실린더 형태로 표현했다. 이곳의 공간 중 슈즈 사일로는 전면은 유리, 후면은 벽돌로 계획해 개방성과 독립성을 모두 확보했다. 또한 건물 외부와 내부 바닥에 동일한 벽돌 재료가 연속적으로 이어지게 함으로써 건물 안으로 들어오는 사람들의 심리적 경계를 낮췄다.
Trung tâm Chế tạo Đô thị Seoul (Seoul Urban Manufacturing Hub) hoàn thành vào năm ngoái và có biệt danh là “Seongsu Silo”, được thiết kế theo yêu cầu xây dựng thêm nhưng giữ nguyên một phần công trình kiến trúc cũ bao gồm mặt tiền gạch đỏ trong cuộc thi thiết kế kiến trúc diễn ra vào năm 2018. Đó là cuộc thi tuyển chọn thiết kế theo chính sách bảo tồn và hỗ trợ các công trình gạch đỏ toàn khu vực Seongsu-dong. Nhà máy trước đây là tòa nhà có kết cấu Rahmen (“khung tranh” trong tiếng Đức) với những viên gạch lấp đầy các khung bê tông. Khi thiết kế công trình này thành một loại hình nhà máy mới, kiến trúc sư đã thể hiện yếu tố không gian phải có bằng những khối hình trụ độc lập phía trước tòa nhà. Trong các không gian tại đây, Shoes Silo (khối hình trụ – chú thích của người dịch) được thiết kế với mặt trước là tường kính, mặt sau là tường gạch, đảm bảo một không gian vừa mở vừa riêng biệt. Ngoài ra, công trình còn sử dụng loại gạch đồng nhất xuyên suốt bên ngoài và nền sàn bên trong của tòa nhà giúp giảm đi rào cản tâm lý của mọi người khi bước vào bên trong.
가능성에 대한 탐구 – KHÁM PHÁ CÁC KHẢ NĂNG
성수동에서는 현재 신축 공간에도 붉은 벽돌을 활용하고 있다. 2021년 오픈한 생각공장은 성수동에 자리 잡은 수많은 지식산업센터들 중 하나로 연면적 2만여 평 규모로 지어졌다. 애초에 옛 성수동 공장 단지의 건축적 맥락을 이어가려는 생각으로 붉은 벽돌을 적극적으로 사용했다. 업무동 저층부와 상가동 전체를 붉은 벽돌로 마감했는데, 이는 업무 공간과 상업 공간이라는 서로 다른 용도의 공간을 이어주는 매개가 되기도 한다. 새것과 헌것 사이의 연결성을 위해 의도적으로 벽돌을 사용한 것이다. 또한 건물 내부에도 2층 높이의 벽면을 붉은 벽돌과 유리벽돌로 채워 과거에서 미래로의 전환을 내포하는 공간으로 조성했다.
Ở Seongsu-dong hiện nay, người ta sử dụng gạch đỏ trong cả công trình xây dựng mới. Thought Factory (tạm dịch: Nhà máy Tư duy) khai trương vào năm 2021 với tổng diện tích sàn khoảng 20.000 pyeong (hơn 66.000m2), là một trong nhiều trung tâm công nghiệp thông minh nằm ở Seongsu-dong. Ngay từ đầu, công trình tích cực sử dụng gạch đỏ với mục đích tiếp nối bối cảnh kiến trúc khu nhà máy Seongsu-dong xưa. Các tầng dưới của khu văn phòng và toàn bộ khu thương mại được hoàn thiện bằng gạch đỏ cũng đóng vai trò cầu nối cho các không gian khác nhau trong khu văn phòng và khu thương mại. Gạch được sử dụng có chủ đích tạo ra tính kết nối giữa cái mới và cái cũ. Ngoài ra, bên trong tòa nhà có bức tường cao hai tầng được ốp gạch đỏ và gạch thủy tinh mang hàm ý là không gian chuyển tiếp từ quá khứ đến tương lai.
이처럼 각기 다른 방식과 전략으로 붉은 벽돌을 활용하여 지어지는 주요한 상업 공간, 오피스 공간, 공공 공간들은 성수동의 과거와 현재를 잇는 물리적 매개로서 성공적인 도시 재생에 기여하고 있다. 도시의 역사적 맥락을 이해하고 존중하며, 장소의 고유한 풍경 언어를 계승하고 있다는 점에서 의미가 있다. 하지만 한편으로 데이비드 레더배로우(David Leatherbarrow)와 모센 모스타파비(Mohsen Mostafavi)가 공저 『표면으로 읽는 건축(Surface Architecture)』에서 지적했듯이 역사에 대한 향수로 과거의 형태를 모방하여 디자인하는 것은 다양한 재료와 시공 방식이 제공하는 새로운 기회를 저버리는 일이 될 수도 있다. 건축 재료로서의 구법과 그 가능성을 계속해서 탐구해 나갈 필요도 있을 것이다. 그럴 때 성수동의 과거와 현재의 연결이 단순히 표피적인 이미지에 머무르지 않고, 더욱 지속 가능한 도시 재생으로 이어질 수 있을 것이다.
Bằng cách này, các không gian thương mại, không gian văn phòng và không gian công cộng chủ yếu được xây bằng gạch đỏ theo những phương thức và chiến lược riêng biệt như một trung gian vật lý kết nối quá khứ và hiện tại, đang góp phần tái tạo thành công đô thị ở Seongsu-dong. Điều này có ý nghĩa ở sự hiểu biết và tôn trọng bối cảnh lịch sử của thành phố, cũng như kế thừa ngôn ngữ cảnh quan độc đáo của nơi đây. Thế nhưng mặt khác, trong cuốn sách “Kiến trúc bề mặt” của David Leatherbarrow và Mohsen Mostafavi cùng viết đã chỉ ra rằng việc thiết kế và mô phỏng các hình thức của quá khứ do hoài niệm về lịch sử có thể khiến nhà thiết kế bỏ qua các cơ hội mới trong phương pháp xây dựng và vật liệu đa dạng khác cung cấp. Có lẽ vẫn cần phải tiếp tục khám phá các phương pháp cũ và tính khả thi của vật liệu xây dựng. Khi đó, sợi dây liên kết quá khứ và hiện tại của Seongsu-dong sẽ không dừng lại ở hình ảnh bề ngoài hời hợt mà có thể tạo ra sự tái tạo đô thị bền vững hơn.
박세미(Park Semi, 朴世美) 건축 저널리스트
Park Semi- Nhà báo chuyên mục Kiến trúc
Dịch. Phùng Thị Thanh Xuân