커피 한 잔의 여유 – Sự thư thái trong một tách cà phê

0
233

러시아 사람들이 처음으로 한국에 올 때 놀라는 것 중에 하나는 바로 한국의 특유의 커피 문화다. 한국은 아시아권 나라이기 때문에 다 차를 마신다는 편견을 갖고 들어오는데 차 많이 마시지 않을뿐더러 커피를 남미나 미국보다 더 많이 마신다는 상당히 놀라운 반응이 저절로 나오는 편이다.

Khi những người Nga lần đầu tiên đến với Hàn Quốc, một trong những điều gây ngạc nhiên là văn hoá cà phê độc đáo của Hàn Quốc. Người nước ngoài đến đây với suy nghĩ rằng vì Hàn Quốc thuộc châu Á nên tất cả đều uống trà. Thế nhưng không chỉ không uống trà, mà việc người Hàn Quốc còn uống cà phê nhiều hơn Nam Mỹ hay Mỹ khiến cho tôi quả thực rất bất ngờ.

통계 자료도 한국인들이 커피를 정말 많이 마신다는 사실을 역시 뒷받침해 준다. 2013년에 나온 농림축산식품부 통계 자료를 보면 한국사람들은 전 세계 국가 중에 커피를 제일 많이 마시는 나라 중 하나로 꼽혔다. 평균 한국인은 비율로 봤을 때 일주일에 먹는 김치보다 마시는 커피가 더 많다는 사실도 놀랍다. 미국에서 본점을 둔 스타벅스사의 통계 자료도 보면 미국 시장 외에 스타벅스 지점이 제일 많은 국가는 바로 2백84점을 두고 있는 대한민국이다. 2013년 기준으로 한국 내에서 커피의 65만7천 톤이 소비되었다고 한다. 전 세계에서 인구 대비 소비량 비율로 따지면 압도적인 1위다. 과연 전통적이지도 않은 음료를 왜 그렇게 많이 마실까.

Tài liệu thống kê cũng củng cố cho sự thật là người Hàn Quốc uống rất nhiều cà phê. Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc năm 2013, Hàn Quốc được xếp vào một trong những quốc gia uống cà phê nhiều nhất trên thế giới. Bình quân người Hàn Quốc uống cà phê trong một tuần nhiều hơn ăn kimchi. Theo thống kê của Starbucks, Hàn Quốc là nước có nhiều chi nhánh của Starbucks nhất, với số lượng 284 cửa hàng. Năm 2013, 657.000 tấn cà phê được tiêu thụ tại Hàn Quốc. Nếu xét tỷ lệ lượng tiêu thụ cà phê với dân số, Hàn Quốc quả thực đã chiến thắng áp đảo. Điều này dẫn đến thắc mắc rằng: Tại sao người Hàn Quốc uống nhiều cà phê, một loại đồ uống không phải truyền thống như thế.

Bài viết liên quan  주한 외국인과 떠나는 유네스코 문화유산 탐방 - Khám phá di sản văn hóa trên khắp mọi nơi ở Hàn Quốc

한국에서 커피는 단순한 음료가 아닌 문화다. 직장인들은 점심을 먹고 커피를 마시는 이유가 단지 카페인을 섭취하기 위해서가 아니라 커피 한 잔을 하면서 이야기를 나눌 수 있는 시간적 여유을 위해서다. 사무실 회의든 비즈니스 파트너 미팅이든 친구들끼리 만남이든 커피는 항상 바탕을 깔고 간단하게 음료수를 즐기는 시간보다 훨씬 중요한 사회적 역할을 하고 있다. 쉽게 말하자면, 커피를 마시는 이유는 커피를 마시기 위해서가 아니다.

Cà phê tại Hàn Quốc không đơn thuần là đồ uống, mà là một nét văn hoá. Người làm văn phòng uống cà phê sau giờ ăn trưa không chỉ đơn giản là tiếp thụ lượng cafein mà là sự thư thái, vừa thưởng thức một tách cà phê vừa trò chuyện với nhau. Trong các cuộc họp công ty, gặp gỡ đối tác hay bạn bè, cà phê luôn được đặt trên bàn, nó đóng vai trò trong việc tạo ra bầu không khí cho các tương tác xã hội quan trọng hơn là thời gian thưởng thức đồ uống đơn thuần. Nói một cách dễ hiểu, uống cà phê không phải để uống cà phê.

한국은 외식 문화가 아주 발달되어 있다. 친구나 직장 동료와 만날 때 러시아와 반대로 집으로 초대하기보다 식당이나 카페에 가서 노는 것은 보편적이다. 그러다 보니까 카페가 많이 생기고 커피를 마시면서 이야기를 편하게 할 수 있는 공간이 많이 만들어졌다. 이런 문화를 잘 이용해 커피를 마시는 문화가 자연스럽게 한국 문화에서 고정 자리를 잡은 것 같다. 서울 시내에 있는 커피전문점들은 유독 점심 시간에 사람들로 붐빈다. 점심을 먹고 커피를 꼭 마시는 코스가 한국 직장인에게 어느덧 자연스럽고 하루의 필수적인 일이 되어 버렸다. 그것도 커피값이 밥값보다 더 비쌀 수 있음에도 불구하고 말이다.

Văn hoá ăn ở bên ngoài rất phổ biến ở Hàn Quốc. Không như người Nga mời bạn bè về nhà, khi người Hàn Quốc gặp đồng nghiệp hay bạn bè, họ thường đi đến quán ăn hay hàng cà phê. Do đó, đất nước này có rất nhiều cửa hàng cà phê, là không gian có thể vừa uống vừa trò chuyện một cách thoải mái. Văn hoá uống cà phê đã chiếm vị trí cố định trong văn hoá Hàn Quốc một cách tự nhiên. Các cửa hàng cà phê ở trung tâm Seoul luôn đông đúc vào giờ nghỉ trưa. Việc ăn trưa xong và uống cà phê đã trở thành một hoạt động thường ngày không thể bỏ qua đối với nhân viên văn phòng Hàn Quốc. Mặc dù tiền cà phê còn đắt đỏ hơn tiền ăn trưa.

Bài viết liên quan  결혼이민자 사회진출 돕는다···여가부, 직업교육훈련 운영 - Chính sách dành cho người nhập cư theo diện kết hôn

한국 카페는 정말 다양하고 디자인이 특이한 곳들이 많다. 명동이나 홍대와 같이 사람이 많은 동네에 가 보면 50미터도 안 되는 짧은 거리에서 카페가 5개까지 있을 수도 있다. 그러나 각각 실내 디자인이나 메뉴가 서로 다르다. 특이하거나 독특한 서비스를 제공해야 이와 같은 치명적인 경쟁 환경에서 살아 남을 수 있기 때문이다.

Các cửa hàng cà phê tại Hàn Quốc rất đa dạng và có thiết kế độc đáo. Nếu đến những nơi đông người như Myeongdong hay Hongdae, bạn có thể thấy có đến năm quán cà phê trên đoạn đường ngắn chưa đầy 50m. Tuy nhiên, mỗi cửa hàng có thiết kế bên trong và thực đơn khác nhau. Đó là bởi vì, phải đưa ra cho khách hàng dịch vụ độc đáo, mới lạ thì mới có thể tồn tại được trên thị trường cà phê đầy tính cạnh tranh như thế.

한국 카페의 또 다른 매력은 바로 친고객 서비스 환경이다. 노트북을 꺼내서 커피를 마시면서 카페에서 일하는 사람은 많다. 나도 이 글을 지금 쓰는 곳은 집이 아니고 집 근처에 있는 카페다. 이럴 줄 알고 일부러 코드를 꼽을 수 있도록 전원을 설치해 주는 카페도 많다. 이를 러시아나 미국에서는 찾아 보기 힘든 것이다. 나도 카페에서 친구들과 수다를 떨면서 몇 시간을 보낸 적 있다. 다시 말하자면, ‘카페’라는 곳은 단지 음료를 즐기는 단순한 장소보다 사회적인 역할을 하고 있다고 말할 수 있을 것 같다.

Sức thu hút khác của cửa hàng cà phê Hàn Quốc còn nằm ở môi trường dịch vụ thân thiện với khách hàng. Có rất nhiều người mang máy tính xách tay, uống cà phê và làm việc. Nơi tôi viết bài này cũng không phải ở nhà, mà là một quán cà phê gần nhà. Các cửa hàng cà phê đã chuẩn bị sẵn ổ điện để khách hàng có thể sử dụng. Đấy là dịch vụ hiếm thấy tại Nga hay Mỹ. Tôi cũng đã từng trò chuyện với bạn bè trong quán cà phê hàng giờ đồng hồ. Nói một cách khác, quán cà phê không chỉ là một địa điểm thưởng thức đồ uống thông thường, mà đóng vai trò mang tính xã hội.

Bài viết liên quan  한중 외교장관 "고위급 교류 공감대” - Hàn Quốc - Trung Quốc nhất trí tăng cường trao đổi cấp cao giữa hai nước

러시아에 있었을 때 전혀 안 마시던 커피는 한국에 오고 나서 습관이 들었다. 대학교를 다녔을 때 수업 들으러 가는 길에 커피 한 잔, 직장에 다녔을 때 점심 시간에 꼭 한 잔, 프리랜서를 하는 지금에도 아침에 한 잔 꼭 마시는 것은 내 일상의 뗄래야 뗄 수 없는 부분이 되었다. 얼마 전에 나온 연구 결과에 따르면 커피는 하루에 두 잔 정도 마시면 알츠하이머병 예방에 있어서 도움이 될 수 있다고 한다. 그렇다면 우리가 향기 나는 따뜻한 커피 한 잔으로 오늘 하루도 시작해 보는 건 어떨까.

Khi còn ở Nga, tôi hầu như không uống cà phê, nhưng sau khi đến Hàn Quốc, cà phê đã trở thành thói quen của tôi. Một cốc cà phê mua trên đường đi học, một cốc cà phê vào giờ nghỉ trưa, và một cốc cà phê vào mỗi sáng khi làm việc như một người tự do hiện nay, đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của tôi. Theo một kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, uống hai cốc cà phê mỗi ngày sẽ giúp ích cho việc ngăn ngừa căn bệnh Alzheimer. Vậy thì, chúng ta hãy bắt đầu một ngày bằng một cốc cà phê ấm nóng thơm lừng nhé.

이 글은 러시아 출신 방송인 일리야 벨랴코프씨가 직접 한국어로 썼다.
Ilya Belyakov là một người Nga thường xuyên xuất hiện trên truyền hình Hàn Quốc, anh đã viết bài này bằng tiếng Hàn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here