돌잔치로 알아보는 한국의 풍습 – Phong tục Hàn Quốc qua ngày lễ ‘doljanchi’

0
141

한국에는 아기의 첫 번째 생일을 맞이하여 치르는 ‘돌잔치’란 행사가 있다. 외국인에게 이 행사는 특히 인상 깊으며, 때로는 결혼식보다 더 화려하게 느껴지기도 한다. 하지만 더욱 놀라운 것은 돌잔치는 한국식 육아에서 빙산의 일각이라는 사실이다.

Hàn Quốc có phong tục tổ chức tiệc mừng sinh nhật đầu tiên của đứa bé, gọi là “doljanchi”. Đối với người nước ngoài, tiệc mừng này đặc biệt gây ấn tượng và tạo cảm giác có phần linh đình hơn cả lễ kết hôn. Tuy nhiên, điều ngạc nhiên hơn cả là phong tục “doljanchi” chỉ là một phần của tảng băng lớn.

한국에서 출산, 아이의 첫 생일 등을 축하하는 방식은 언뜻 보면 서양에서 하는 것과 비슷해 보일 수 있다. 하지만 더 자세히 관찰해 보면 유일무이한 차이점이 있다는 것을 알게 된다.

Nếu nhìn thoáng qua có lẽ sẽ thấy cách thức chúc mừng việc sinh nở, sinh nhật đầu tiên của em bé có lẽ giống với Tây phương. Thế nhưng, nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt độc đáo.

우선 북미와 남미 일부 지역 사람들이 즐기는 ‘베이비 샤워’는 한국에 존재하지 않는다. 한국은 출산과 관련된 행사를 아기가 태어난 뒤로 아껴둔다. 이것은 의학이 발달되기 전 많은 여성들이 임신, 출산 중 사망할 확률이 높았기 때문에 그랬을 것이다.

Đầu tiên, phong tục “Baby shower” của người khu vực Bắc Mỹ hay Nam Mỹ không tồn tại ở Hàn Quốc. Hàn Quốc dành để tổ chức các tiệc mừng liên quan đến sinh nở sau khi em bé ra đời. Đó có lẽ là bởi tỷ lệ cao số phụ nữ qua đời trong khi mang thai, sinh nở vào thời y học chưa phát triển.

유아 사망률이 높았던 과거에는 아기의 첫 생일이 특별했다. 20세기 이전에는 경제가 상대적으로 덜 개발된 상태였고 보건시설 또한 기본적인 수준이었다. 이런 환경에 태어난 아기들은 첫 일년을 채우지 못하는 경우가 많았다.

Tương tự, khi tỷ lệ trẻ nhỏ tử vong cao như trước đây thì sinh nhật đầu tiên của em bé đặc biệt có ý nghĩa. Trước thế kỷ 20, Hàn Quốc nằm trong tình trạng kinh tế kém phát triển và cơ sở y tế mới ở mức sơ sài. Bởi vậy có nhiều trường hợp những đứa trẻ sinh ra trong môi trường này không qua nổi đầy năm.

하지만 돌잔치를 치르는 이유에는 숨겨져 있는 의미들이 더 많다. 조선시대 (1392-1910)에는 지배계층인 양반만이 아이의 첫 생일을 공개적으로, 성대하게 축하할 수 있었다. 평민이 계급이 높은 양반보다 더욱 화려하게 돌잔치를 하는 것은 상상할 수도 없는 일이었다. 따라서 서민들은 주로 집에서 소박하게 돌잔치를 했다.

Bài viết liên quan  79주년 광복절 맞아 떠나는 역사 여행지 4곳 - Tham quan 4 địa điểm mang tính lịch sử nhân dịp Ngày Gwangbokjeol

Tuy nhiên, còn nhiều ý nghĩa khác ẩn giấu trong việc tổ chức tiệc doljanchi. Vào thời Joseon (1392-1910), chỉ các gia đình yangban thuộc tầng lớp cai trị mới có thể chúc mừng sinh nhật đầu tiên của đứa trẻ một cách công khai và quy mô lớn. Đối với tầng lớp thường dân có thân phận thấp hơn, việc tổ chức một bữa tiệc doljanchi hào nhoáng là một điều không tưởng tượng nổi. Do vậy, những người dân thường làm doljanchi một cách đơn giản tại nhà.

1900년대로 접어들면서 과거의 신분제도는 사라졌지만, 새로운 사회에 형성된 중산층이 양반의 행사였던 돌잔치를 하나의 전통으로 발전시켜서 오늘날의 행사가 된 것이다.

Bước vào những năm 1900, chế độ thân phận trong quá khứ đã tan biến, nhưng tầng lớp trung lưu mới được hình thành trong xã hội mới đã biến tiệc doljanchi của tầng lớp yangban trong quá khứ thành lễ nghi hiện đại.

현대사회에서 구경할 수 있는 돌잔치는 양반집의 화려함과 평민의 소박함을 동시에 연출한다. 예를 들어 양반집의 전통은 아기가 잔칫날 입는 복장에서 볼 수 있다. 여자아이의 생일인 경우 ‘굴레’나 ‘조바위’ 모자를 씌우는데, 굴레는 옛 양반의 상징이고 조바위는 오직 지배층 여성만이 쓸 수 있는 모자였다.

Tiệc doljanchi ngày nay thể hiện đồng thời sự hào nhoáng của gia đình yangban và sự đơn giản của gia đình thường dân. Nét truyền thống trong gia đình yangban có thể thấy được ở trang phục đứa bé mặc trong ngày lễ. Với sinh nhật của bé gái, người lớn đội cho em bé mũ “gulle” hay “jobawi”, là những vật tượng trưng cho yangban và chỉ có nữ giới thuộc tầng lớp cai trị xưa kia đội.

반면 돌잔치에서 아이의 장래 운명을 점치는 ‘돌잡이’는 농민들의 풍습이다. 돌잡이는 돌상에 여러 물건을 차려 놓고 아이에게 마음대로 물건을 골라잡게 하는 이벤트다. 흔히 돈, 바늘, 실, 책 등이 준비된다. 이중 아이가 어떤 물건을 고르는가로 그 아이의 운명을 점치는 것이다. 돈은 사업적 감각을, 바늘은 재주를, 실은 장수(長壽)를, 책은 지성을 뜻한다.

Trái lại, trong tiệc doljanchi còn có phong tục của người nông dân là “doljabi” để dự đoán về tương lai của đứa trẻ. Doljabi là phong tục bày các đồ vật trên bàn và để cho em bé chọn lấy món đồ mình thích. Thường thì sẽ có các món đồ như tiền, cây kim, sợi chỉ, và sách. Trong đó, đứa bé nhặt đồ vật nào thì đó chính là tiên đoán cho vận mệnh của đứa bé. Tiền có ý nghĩa làm kinh doanh, cây kim là tài năng, sợi chỉ là sống lâu và sách là trí tuệ.

Bài viết liên quan  한국 김치의 비밀 "유대감의 맛" - Những bí mật về Kimchi của Hàn Quốc: Hương vị của tinh thần cộng đồng

오늘날에도 가족들은 돌잔치 당일 아침, 아기의 출산과 성장을 관장하는 삼신(三神)에게 올릴 음식을 준비하고 기도를 드린다. 이 의식은 서기 372년 불교가 한국에 도착하기 전부터 따른 풍습으로 보인다.

Ngày nay, vào sáng ngày làm doljanchi, các gia đình Hàn Quốc chuẩn bị đồ ăn để dâng lên và cầu khấn đến thần Samsin, vị thần trông coi việc ra đời và lớn lên của đứa trẻ. Nghi thức này bắt đầu từ trước khi Phật giáo vào Hàn Quốc từ năm 372 SCN.

서양에서는 돌잔치 같은 행사가 없는 대신 아기의 탄생, 그리고 어린이가 어른이 되는 과정에서 거치는 통과의례를 기념한다. 천주교와 유대교가 이런 행사를 중요시한다. 천주교에서는 아기가 태어나면 세례식을 하고 아이가 7살이 되는 해에 첫 영성체를 받게 한다. 반면 유대교에서는 남자 아기가 태어난 지 8일 째 되는 날 할례 의식을 치른 후 브리스(Bris) 라는 기념식을 한다. 또 아이의 13번째 생일에는 바 미츠바 (Bar Mitzvah)라는 성년식을 크게 연다.

Ở phương Tây tuy không có phong tục như doljanchi, nhưng các lễ nghi tập trung vào sự ra đời và quá trình đứa trẻ trở thành người lớn. Đạo Thiên Chúa và người Do Thái coi trọng các lễ nghi này. Người theo đạo Thiên Chúa tổ chức lễ rửa tội sau khi em bé chào đời và nhận thánh thể vào năm 7 tuổi. Trái lại, người Do Thái có tập tục cắt bao quy đầu cho bé trai được 8 ngày tuổi gọi là lễ Bris. Sau đó, họ làm nghi lễ Bar Mitzvah (trưởng thành) khi đứa bé lên 13 tuổi.

서양문화와 한국문화가 다른 점은 돌잔치뿐만이 아니다. 한국에서는 아기의 백일도 중요하다. 이 행사도 일종의 가족모임이지만 백일 잔치에도 전통 민속 문화를 엿볼 수 있다.

Văn hoá Hàn Quốc và phương Tây không chỉ khác nhau ở doljanchi. Hàn Quốc cũng rất coi trọng ngày baekil, ngày lễ mừng em bé được 100 ngày tuổi. Đây là một ngày hội của gia đình, nhưng cũng có các nét văn hoá dân gian.

돌잔치와 비슷하게 백일 날 부모들은 삼신께 아이의 건강을 빌며 기도를 드린다. 또 흰색과 붉은색으로 만든 떡을 상에 차린다. 색에는 상징적인 의미가 담겨있다. 흰색은 아기의 순수함을 나타내고, 붉은색은 악령을 내쫓는 역할을 한다.

Cũng giống doljanchi, vào ngày baekil, các gia đình cũng đồ ăn dâng lên thần Samsin và cầu xin sức khoẻ cho em bé. Bánh gạo tteok màu trắng hoặc đỏ được bày lên bàn tiệc. Mỗi màu bánh có ý nghĩa riêng. Màu trắng thể hiện sự tinh khôi của em bé, còn màu đỏ đóng vai trò xua đuổi linh hồn ma quỷ.

Bài viết liên quan  발우공양 - Bình Bát Cung Dưỡng, Bữa ăn trong Phật giáo Hàn Quốc

한국에서는 출산과 관련된 특이한 산후 조리법이 있다. 서양에서는 산후조리원을 찾아보기 힘들지만, 대부분의 한국 여성들은 출산 후 산후조리원에서 약 2주 간 몸조리를 한다.

Liên quan đến sinh nở, Hàn Quốc có cách chăm sóc đặc biệt. Nếu như người phương Tây khó tìm đến các trung tâm chăm sóc sau sinh thì hầu hết phụ nữ Hàn Quốc đều ở trong các trung tâm này khoảng hai tuần để chăm sóc sức khoẻ sau sinh.

산후조리원에서는 전문 의료진과 간호사들이 출산을 한 여성들에게 기초 육아법을 알려준다. 여성들은 여기서 몸조리를 하고 엄마가 될 준비를 전문가들의 도움을 받으며 하게 된다.

Tại trung tâm chăm sóc sau sinh, đội ngũ y tế chuyên ngành và các điều dưỡng hướng dẫn cho các bà mẹ sau sinh cách chăm sóc trẻ cơ bản. Các bà mẹ được chăm sóc sức khoẻ sau sinh và được giúp đỡ từ các chuyên gia để bước vào con đường làm mẹ.

한국과 서양의 육아 전통은 매우 다르다. 한국에서 태어난 아기가 첫 해를 보내면서 치르게 되는 여러 잔치는 샤머니즘에서 영향을 받긴 했지만 핵심은 세속적이다. 기념행사를 하는 시기도 독특하다. 첫 해에는 행사가 많아도, 아기가 태어나기 전이나 아이가 자라면서 치르는 특별한 행사는 드물다.

Truyền thống chăm sóc trẻ nhỏ của Hàn Quốc và phương Tây rất khác nhau. Tại Hàn Quốc, kể từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi tròn một tuổi, có rất nhiều các nghi lễ chịu ảnh hưởng từ Shaman giáo. Thời gian tổ chức các ngày lễ cũng rất đặc biệt. Năm đầu tiên sau khi đứa trẻ ra đời có rất nhiều nghi thức, nhưng hiếm có các sự kiện vào thời gian trước đó hay khi đứa trẻ lớn lên.

한국사회가 나라의 긴 종교적, 외교적 역사를 어떻게 견뎌냈는지 알고 싶다면 한국에서만 존재하는 육아 관습에 대해 알아보자. 흥미로운 사실들을 발견하게 될 것이다.

Nếu muốn biết xã hội Hàn Quốc đã trải qua chiều dài lịch sử tôn giáo, ngoại giao thế nào, bạn hãy tìm hiểu về phong tục tập quán về truyền thống chăm sóc trẻ nhỏ chỉ có tại Hàn Quốc. Bạn chắc hẳn sẽ phát hiện ra nhiều điều thú vị.

영국 출신의 팀 알퍼는 10년째 한국에 거주하며 작가 겸 자유기고가로 활동하고 있다. Tim Alper là tác giả viết bài tự do người Anh đã sống ở Hàn Quốc 10 năm qua.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here