외신이 주목한 한국의 ‘지속 가능한 성장’ 노력 – Truyền thông quốc tế chú ý đến chính sách tăng trưởng bền vững của Hàn Quốc

0
16
▲베트남 VTV1의 응우옌 티 프엉 탄 기자(왼쪽)와 일본 교도통신의 미쓰야마 마사카즈 기자가 지난달 26일 서울 중구 코시스센터에서 코리아넷과 인터뷰를 마친 뒤 사진 촬영을 위해 포즈를 취하고 있다. Biên tập viên Nguyễn Thị Phương Thanh (bên trái) cho các bản tin thời sự trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam và nhà báo Masakazu Mitsuyama của hãng thông tấn Kyodo News (Nhật Bản) đã có buổi phỏng vấn với cổng thông tin điện tử Korea.net tại Trung tâm KOCIS, quận Jung-gu, thành phố Seoul vào ngày 26/9/2024. (Ảnh: Lee Kyoung Mi / Korea.net - 이경미 기자 km137426@korea.kr)
▲베트남 VTV1의 응우옌 티 프엉 탄 기자(왼쪽)와 일본 교도통신의 미쓰야마 마사카즈 기자가 지난달 26일 서울 중구 코시스센터에서 코리아넷과 인터뷰를 마친 뒤 사진 촬영을 위해 포즈를 취하고 있다. Biên tập viên Nguyễn Thị Phương Thanh (bên trái) cho các bản tin thời sự trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam và nhà báo Masakazu Mitsuyama của hãng thông tấn Kyodo News (Nhật Bản) đã có buổi phỏng vấn với cổng thông tin điện tử Korea.net tại Trung tâm KOCIS, quận Jung-gu, thành phố Seoul vào ngày 26/9/2024. (Ảnh: Lee Kyoung Mi / Korea.net – 이경미 기자 km137426@korea.kr)

지속 가능한 성장을 위해 세계는 2015년 9월 미국 뉴욕에서 열린 유엔총회에서 경제, 사회, 환경 등 17개 분야의 ‘지속가능발전목표(SDGs)’를 채택했다.

Tháng 9 năm 2015, các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) trong 17 lĩnh vực cụ thể như kinh tế, xã hội và môi trường tại khóa họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở thành phố New York, Mỹ.

각국이 2030년까지 목표 달성을 위해 힘쓰고 있는 가운데 한국 역시 탄소중립∙녹색성장 기본법을 바탕으로 기후위기 대응에 나서고, 환경·사회·지배구조(ESG) 경영에 관심을 높여가는 등 다양한 분야에서 지속 가능한 발전을 위해 노력하고 있다.

Trong bối cảnh nhiều quốc gia nỗ lực không ngừng để hoàn thành 17 SDGs đến năm 2030, Hàn Quốc cũng thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững ở nhiều lĩnh vực khác nhau bằng cách đồng hành cùng quốc tế ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao sự quan tâm đến bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị).

이러한 한국의 모습을 세계는 어떻게 보고 있을까? Thế giới nhìn Hàn Quốc như thế nào?

코리아넷은 한국의 ‘지속 가능한 성장’과 이를 이뤄가는 ‘지역사회 가치’를 취재하기 위해 방한한 일본 교도통신의 미쓰야마 마사카즈 기자와 베트남 VTV1의 응우옌 티 프엉 탄 기자를 지난달 26일 서울 중구 코시스센터에서 만났다.

Để lắng nghe ý kiến của các phương tiện truyền thông quốc tế đối với các chính sách tăng trưởng bền vững do Chính phủ Hàn Quốc đẩy mạnh, cổng thông tin điện tử Korea.net đã thực hiện buổi phỏng vấn với Biên tập viên Nguyễn Thị Phương Thanh (bên trái) cho các bản tin thời sự trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam và nhà báo Masakazu Mitsuyama của hãng thông tấn Kyodo News (Nhật Bản) vào ngày 26/9 tại Trung tâm KOCIS, quận Jung-gu, thủ đô Seoul.

이들은 지난달 22일부터 28일까지 한국식품산업클러스터, 람사르 고창 갯벌 센터, 미래 폐자원 거점수거센터 등을 둘러봤다.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc kéo dài từ ngày 22 đến ngày 28 tháng trước, họ đã tham quan Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc (Korea National Food Cluster) ở thành phố Iksan, tỉnh Jeollabuk-do; Trung tâm bãi triều Ramsar Gochang (Ramsar Gochang Tidal Flat Center) ở huyện Gochang-gun, tỉnh Jeollabuk-do; và Trung tâm thu gom rác thải tương lai (Future Waste collection Center) ở thành phố Siheung, tỉnh Gyeonggi-do.

▲ 외신 기자들이 지난달 24일 전북특별자치도 익산시 한국식품산업클러스터진흥원을 방문해 기업 지원 시설인 식품패키징센터를 취재하고 있다. Các biên tập viên và nhà báo từ phương tiện truyền thông quốc tế đã tham quan Trung tâm đóng gói thực phẩm nằm ở trụ sở chính của Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc (Korea National Food Cluster), thành phố Iksan, tỉnh Jeollabuk-do vào ngày 24/9/2024. (Ảnh: Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc - 한국식품산업클러스터진흥원)
▲ 외신 기자들이 지난달 24일 전북특별자치도 익산시 한국식품산업클러스터진흥원을 방문해 기업 지원 시설인 식품패키징센터를 취재하고 있다. Các biên tập viên và nhà báo từ phương tiện truyền thông quốc tế đã tham quan Trung tâm đóng gói thực phẩm nằm ở trụ sở chính của Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc (Korea National Food Cluster), thành phố Iksan, tỉnh Jeollabuk-do vào ngày 24/9/2024. (Ảnh: Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc – 한국식품산업클러스터진흥원)

그 중에 지속 가능 성장을 향한 노력이 가장 엿보였던 곳으로 두 기자 모두 한국식품산업클러스터를 꼽았다. 이곳은 국내 첫 식품 산업 단지. 정부가 식품산업의 마케팅과 수출을 지원하고 있으며 다양한 식품 관련 기업∙연구소가 자리잡고 있다. 단지는 혁신적인 연구와 생산으로 한국 식품 산업의 발전에 기여하고 있다.

Cả BTV Phương Thanh và nhà báo Mitsuyama đều lựa chọn Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc là nơi có thể chứng kiến rõ nhất những nỗ lực của Chính phủ Hàn Quốc để đạt được sự tăng trưởng bền vững. Đưa vào hoạt động chính thức từ năm 2011, đây là khu công nghiệp thực phẩm đầu tiên trong nước, có nhiệm vụ hỗ trợ tiếp thị và xuất khẩu của ngành công nghiệp thực phẩm. Với sự phối hợp giữa các công ty và viện nghiên cứu về thực phẩm, nơi này đang góp phần mạnh mẽ phát triển ngành công nghiệp thực phẩm của Hàn Quốc.

Bài viết liên quan  정동, 근대를 향한 꿈과 좌절의 여운 - Phố Jeongdong: Dư âm của khát khao và nỗi đau thời cận đại

미쓰야마 기자는 “정부 주도로 식품 분야를 발전시키고자 하는 강한 의지를 느꼈다” 며 “작은 회사부터 대기업까지 모두 참여할 수 있는 포괄적인 지원 시스템이 인상적”이라고 말했다. 특히 식품 산업을 K-팝과 같은 한국문화와 연계해 수출 확대로 이어지게 하는 것은 한국만이 할 수 있는 방식이라고 짚었다.

Chia sẻ với Korea.net, nhà báo Mitsuyama đã cho biết: “Tôi đã cảm thấy ý chí mạnh mẽ để phát triển ngành thực phẩm dưới sự dẫn đầu của chính phủ. Tôi đặc biệt ấn tượng với hệ thống toàn diện cho phép sự tham gia của từ các công ty nhỏ đến các công ty lớn”. Anh cũng cho rằng Hàn Quốc là nước duy nhất có thể kết nối ngành thực phẩm với nội dung văn hóa như K-pop và dẫn đến việc mở rộng hoạt động xuất khẩu.

탄 기자는 단지 내 ‘식품패키징센터’에 주목했다. 포장지를 개선해 강도를 높여 최소한으로 사용할 수 있게 만들고, 스티로폼 대신 종이로 보냉박스를 만들어 재활용이 가능하도록 한 점 등 한국의 친환경 포장 방식을 높이 평가했다.

Tiếp đó, cô Phương Thanh đề cập đến Trung tâm đóng gói thực phẩm nằm ở trụ sở chính của Cụm thực phẩm quốc gia Hàn Quốc, đánh giá cao các phương pháp đóng gói thân thiện với môi trường như tăng độ cứng của các loại bao bì để sử dụng tối thiểu và sử dụng hộp giấy giữ lạnh thay vì thùng xốp.

▲ 유네스코 세계유산에 등재된 고창 갯벌을 지난달 25일 찾은 외신 기자들이 갯벌에 관한 생태관광해설사의 설명을 듣고 있다. Các biên tập viên và nhà báo từ phương tiện truyền thông quốc tế đã được hướng dẫn về bãi triều ở huyện Gochang-gun (tỉnh Jeollabuk-do), nơi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2021. (Ảnh: Văn phòng huyện Gochang-gun - 고창군)
▲ 유네스코 세계유산에 등재된 고창 갯벌을 지난달 25일 찾은 외신 기자들이 갯벌에 관한 생태관광해설사의 설명을 듣고 있다. Các biên tập viên và nhà báo từ phương tiện truyền thông quốc tế đã được hướng dẫn về bãi triều ở huyện Gochang-gun (tỉnh Jeollabuk-do), nơi được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2021. (Ảnh: Văn phòng huyện Gochang-gun – 고창군)

지속 가능한 성장을 위한 지역사회의 의미와 역할에 대해서도 이야기를 나눴다. 인터뷰 전날 방문한 전북 고창군 갯벌에서 지역사회의 가치를 생각하게 됐다는 탄 기자. 어업에 종사하는 주민뿐 아니라 마을의 어린이들까지 모든 사회 구성원이 갯벌 보존에 기여하는 모습에 놀랐다고 전했다.

Bài viết liên quan  교통카드 안 찍어도 자동결제···내년 서울 버스·지하철 ‘태그리스’ - Thành phố Seoul sẽ áp dụng hệ thống giao thông không cần thẻ từ năm sau

Cũng trong buổi phỏng vấn, nữ BTV chia sẻ cô đã suy ngẫm về giá trị của các xã hội địa phương, khi chứng kiến cả ngư dân lẫn trẻ em ở ngôi làng đều đồng hành trong quá trình bảo tồn bãi triều ở huyện Gochang-gun, tỉnh Jeollabuk-do.

미쓰야마 기자 역시 “갯벌의 보존이나 환경정화를 위한 작업을 지역 주민들이 먼저 시작했다는 이야기를 들었다” 며 지역 사회의 주체적 노력이 중요하다고 강조했다. 지속 가능한 성장을 위해서는 정부가 지시하는 하향식(Top-down) 보다는 지역 주민이 주도적으로 참여하는 상향식(Bottom-up)으로 접근하는 것이 중요하다고.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực từ cộng đồng địa phương, anh Mitsuyama nói rằng để đạt được sự tăng trưởng bền vững, cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) do các cư dân dẫn đầu sẽ quan trọng hơn cách tiếp cận từ trên xuống (top-down) của chính phủ.

그런 의미에서 고창 갯벌이 지역의 가치를 발견하고 지역 사회가 자율적으로 이끌어가는 성공적인 예라고 미쓰야마 기자는 봤다. “자주성∙자립성을 가진 지역이라는 건 어떤 문제가 발생해도 해결할 수 있는 회복탄력성(Resilience)이 강하다는 뜻”이라며 이를 고창에서 확인했다고 그는 설명했다.

Nhà báo cũng gọi bãi triều ở huyện Gochang-gun là một ví dụ nổi bật trong việc khám phá ra giá trị của xã hội địa phương và khả năng lãnh đạo tự chủ. “Một khu vực tự chủ và tự lực có khả năng phục hồi mạnh mẽ để giải quyết mọi vấn đề”, anh Mitsuyama chia sẻ.

▲ 한국의 '지속 가능한 성장'에 대해 취재하고 있는 미쓰야마 마사카즈 기자(왼쪽)와 응우옌 티 프엉 탄 기자. Nhà báo Masakazu Mitsuyama của hãng thông tấn Kyodo News (bên trái, Nhật Bản) biên tập viên Nguyễn Thị Phương Thanh cho các bản tin thời sự trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam đã có chuyến thăm Hàn Quốc để đưa tin về chính sách tăng trưởng bền vững ở nước này. (Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc - 문화체육관광부)
▲ 한국의 ‘지속 가능한 성장’에 대해 취재하고 있는 미쓰야마 마사카즈 기자(왼쪽)와 응우옌 티 프엉 탄 기자. Nhà báo Masakazu Mitsuyama của hãng thông tấn Kyodo News (bên trái, Nhật Bản) biên tập viên Nguyễn Thị Phương Thanh cho các bản tin thời sự trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam đã có chuyến thăm Hàn Quốc để đưa tin về chính sách tăng trưởng bền vững ở nước này. (Ảnh: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc – 문화체육관광부)

탄 기자는 베트남으로 돌아가면 “한국은 기술 강국인 만큼 한국의 지속 가능 성장을 위한 기술 개발과 성과를 집중적으로 보도할 예정”이라고 밝혔다. 그러면서 취재와는 별개로 청계천과 서울광장에서 접한 서울야외도서관이 너무 좋았다며 계속 감탄하기도 했다. 도시와 자연이 잘 어우러지는 공간에서 책을 읽으면 시민의 정신 건강에도 도움이 될 것 같다며 부러워했다.

BTV Phương Thanh bật mí về kế hoạch đưa tin thời sự sau khi về Việt Nam: “Vì Hàn Quốc là một cường quốc về công nghệ nên mình sẽ chú ý đến các quá trình phát triển công nghệ những thành tựu trong tăng trưởng bền vững của Hàn Quốc”.

Ngoài ra, cô ca ngợi Thư viện ngoài trời Seoul được lắp đặt tại suối Cheonggyecheon và quảng trường Seoul Plaza, nói rằng việc đọc sách trong sự hòa hợp cân bằng giữa không gian đô thị và thiên nhiên sẽ rất có ích cho sức khỏe tinh thần.

이번 방문을 통해 지금까지 잘 몰랐던 한국을 알게 돼 기자로서 시야도 넓어졌다는 미쓰야마 기자는 “일본에서 관심이 많은 한국의 식품 수출과 배터리 재활용을 기사로 쓰려 한다”고 전했다.

Anh Mitsuyama cho biết chuyến thăm lần này đã mở rộng tầm nhìn với tư cách là một nhà báo. “Tôi có kế hoạch viết bài báo về xuất khẩu thực phẩm của Hàn Quốc, thu hút nhiều sự quan tâm ở Nhật Bản, và quá trình tái chế pin”.

서울 = 이경미 기자 km137426@korea.kr
Bài viết từ Lee Kyoung Mi, km137426@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here