홍대: 트렌드를 만들어 내는 힘 – Hongdae: Sức mạnh tạo xu hướng

0
133

홍대 앞은 한마디로 정의하기 어려운 다양성을 지닌 지역이다. 하지만 그 모든 특성을 관통하는 하나의 특징이 있다. 당대의 문화를 선도한다는 점이다. 홍대 앞에서 자생적으로 발생한 문화는 새로운 트렌드가 되어 다른 지역으로 전파되곤 했다. 이 점에서 홍대 앞은 일반적인 대학가와 뚜렷이 구별된다.

Khu vực trước Hongdae khó có thể định nghĩa bằng một từ. Tuy nhiên, có một đặc điểm bao trùm: khu vực này đã đi tiên phong cho nền văn hóa của thời đại mình. Nền văn hóa đời một cách tự phát khu vực trước Hongdae đã trở thành xu hướng mới và lan rộng sang các khu vực khác. Ở điểm này, Khu vực trước Hongdae rõ ràng khác biệt với những khu vực đại học thông thường.

사진은 홍익문화공원(Hongik Cultural Park) 맞은편에 위치한 벽화 거리의 초입. 홍익대학교의 지하 캠퍼스 건설로 인해 홍익대 담장에 그려진 벽화들은 최근 사라졌지만, 나머지 한쪽인 주택가 담벼락의 벽화들은 아직 남아 있다. 이 벽화들은 거리미술전의 일환으로 제작되었다. Trong ảnh là lối vào phố tranh tường đối diện Công viên Văn hóa Hongik. Những bức tranh vẽ trên tường của Đại học Hongik gần đây đã biến mất do quá trình xây dựng khuôn viên ngầm của Đại học Hongik, nhưng những bức tranh trên các bức tường còn lại của khu dân cư vẫn còn sót lại. Những bức tranh tường này được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố. ⓒ Han Jung-hyun
사진은 홍익문화공원(Hongik Cultural Park) 맞은편에 위치한 벽화 거리의 초입. 홍익대학교의 지하 캠퍼스 건설로 인해 홍익대 담장에 그려진 벽화들은 최근 사라졌지만, 나머지 한쪽인 주택가 담벼락의 벽화들은 아직 남아 있다. 이 벽화들은 거리미술전의 일환으로 제작되었다. Trong ảnh là lối vào phố tranh tường đối diện Công viên Văn hóa Hongik. Những bức tranh vẽ trên tường của Đại học Hongik gần đây đã biến mất do quá trình xây dựng khuôn viên ngầm của Đại học Hongik, nhưng những bức tranh trên các bức tường còn lại của khu dân cư vẫn còn sót lại. Những bức tranh tường này được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố. ⓒ Han Jung-hyun

전형적인 주거 지역이었던 홍대 앞은 1955년 홍익대학교가 현재 위치로 이전하면서 변화의 물꼬가 트였다. 1961년 미술대학(Hongik Art College), 1972년 산업미술대학원(Graduate School of Industrial Art)이 건립되면서 학교 주변에 미대생들의 작업실이 들어서기 시작했다. 이 작업실들은 예술가들의 아지트가 됨으로써 사적인 공간을 넘어 정형화되지 않은 일종의 복합문화공간으로 기능했다.

Khu vực trước Hongdae (cách gọi tắt của Hongik Daehakgyo, nghĩa là Đại học Hongik – chú thích của người dịch) – vốn là khu dân cư điển hình – bắt đầu chuyển mình khi Đại học Hongik chuyển đến địa điểm hiện tại vào năm 1955. Kể từ khi Trường Đại học Nghệ thuật Hongik (Hongik Art College) thành lập vào năm 1961 và Viện Sau đại học Mỹ thuật Công nghiệp (Graduate School of Industrial Art) thành lập vào năm 1972, phòng làm việc của sinh viên Khoa Mỹ thuật bắt đầu được mở ra xung quanh trường. Là nơi lui tới của các nghệ sĩ, những phòng làm việc này không chỉ là không gian riêng tư mà còn là một dạng không gian văn hóa phức hợp không được tiêu chuẩn hóa.

예컨대 문화예술 작품과 사회적 이슈에 대한 자발적 토론이 이루어졌고, 때로는 기성 문화를 비판하는 퍼포먼스가 벌어지기도 했다. 어떤 곳은 갤러리로, 또 다른 곳은 카페로 변모하기도 했으며, 밤에는 클럽이 되기도 했다. 한마디로 작업실은 그 어떤 제약 없이 상상력과 아이디어를 실험해 볼 수 있는 공간이었다.

Văn hóa phòng làm việc trước Hongdae đã thu hút các nghệ sĩ, người hoạch định chương trình, trí thức, đồng thời dần dần đặt nền móng cho một nền văn hóa thay thế. Bầu không khí như vậy là hình ảnh điển hình của Hongdae giữa và cuối thập niên 1990. Không gian và con người trước Hongdae, quá trình giao lưu và trao đổi của họ đã dẫn đến các xu hướng văn hóa phù hợp với môi trường xã hội đang chuyển biến nhanh chóng.

이러한 홍대 앞 작업실 문화는 예술가, 기획자, 지식인들을 모여들게 만들었으며 대안 문화의 토대를 서서히 만들어 나갔다. 이러한 분위기가 1990년대 중후반 홍대 앞의 전형적인 모습이다. 홍대 앞을 구성하는 공간과 사람, 이들의 교류와 소통은 빠르게 변화하는 사회 환경과 맞물려 문화적 트렌드를 이끌게 되었다.

Ví dụ, tại đây đã diễn ra các cuộc thảo luận tự phát về các tác phẩm văn hóa nghệ thuật và các vấn đề xã hội, và đôi khi cũng diễn ra các buổi biểu diễn thể hiện sự phê phán đối với nền văn hóa nằm ở vị trí trung tâm. Một số nơi biến thành phòng trưng bày, số khác biến thành quán cà phê và ban đêm biến thành câu lạc bộ. Tóm lại, phòng làm việc là không gian người ta có thể thử nghiệm trí tưởng tượng và ý tưởng mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Bài viết liên quan  국립중앙박물관, 올해 400만 명 찾아 - Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc đã đón hơn 4 triệu khách tham quan trong năm nay

2007년 개관한 KT&G 상상마당 홍대(KT&G SangSang Madang Hongdae, 想像广場)는 영화관, 공연장, 갤러리 등을 갖춘 복합문화공간이다. 예술가들에게는 창작 활동 지원을, 일반인들에게는 문화 향유 기회를 제공한다. 홍대 앞 중심가에 위치하고 있다. Khai trương năm 2007, KT&G Sangsang Madang Hongdae là không gian văn hóa phức hợp bao gồm rạp chiếu phim, phòng biểu diễn và phòng trưng bày. Nơi đây hỗ trợ cho các nghệ sĩ trong hoạt động sáng tác và tạo cơ hội thưởng thức văn hóa cho những người dân. KT&G Sangsang Madang Hongdae tọa lạc trước Hongdae. ⓒ Han Jung-hyun
2007년 개관한 KT&G 상상마당 홍대(KT&G SangSang Madang Hongdae, 想像广場)는 영화관, 공연장, 갤러리 등을 갖춘 복합문화공간이다. 예술가들에게는 창작 활동 지원을, 일반인들에게는 문화 향유 기회를 제공한다. 홍대 앞 중심가에 위치하고 있다. Khai trương năm 2007, KT&G Sangsang Madang Hongdae là không gian văn hóa phức hợp bao gồm rạp chiếu phim, phòng biểu diễn và phòng trưng bày. Nơi đây hỗ trợ cho các nghệ sĩ trong hoạt động sáng tác và tạo cơ hội thưởng thức văn hóa cho những người dân. KT&G Sangsang Madang Hongdae tọa lạc trước Hongdae. ⓒ Han Jung-hyun
라이카시네마(Laika Cinema)는 2021년 문을 연 연희동 최초의 예술영화관이다. 안드레이 타르코프스키나 에릭 로메르 등 거장들의 대표작을 비롯해 대형 영화관에서는 좀처럼 보기 어려운 작품성 높은 영화들을 상영한다. Quang cảnh phòng trưng bày của Mass Action - triển lãm cá nhân của Chanmin Jeong - triển lãm được chọn tham gia Cuộc thi của các nghệ sĩ không gian thay thế LOOP năm 2023. Mỗi năm, Không gian thay thế LOOP, không gian thay thế đầu tiên của Hàn Quốc xuất hiện từ năm 1999, chọn ra các nghệ sĩ có những góc nhìn độc đáo về các vấn đề đương đại và mời họ tham gia các chương trình triển lãm. ⓒ Không gian thay thế LOOP
라이카시네마(Laika Cinema)는 2021년 문을 연 연희동 최초의 예술영화관이다. 안드레이 타르코프스키나 에릭 로메르 등 거장들의 대표작을 비롯해 대형 영화관에서는 좀처럼 보기 어려운 작품성 높은 영화들을 상영한다. Quang cảnh phòng trưng bày của Mass Action – triển lãm cá nhân của Chanmin Jeong – triển lãm được chọn tham gia Cuộc thi của các nghệ sĩ không gian thay thế LOOP năm 2023. Mỗi năm, Không gian thay thế LOOP, không gian thay thế đầu tiên của Hàn Quốc xuất hiện từ năm 1999, chọn ra các nghệ sĩ có những góc nhìn độc đáo về các vấn đề đương đại và mời họ tham gia các chương trình triển lãm. ⓒ Không gian thay thế LOOP

거리의 예술화 – Tranh nghệ thuật đường phố

1990년대 홍대 앞은 상반된 모습을 띠는 지역이었다. 대안 문화의 중심지이긴 했지만, 다른 한편으로는 일명 피카소 거리를 중심으로 소비문화가 확산됐다. 피카소 거리는 홍익대학교 정문 왼쪽에서 극동방송 건물 뒤편까지 이어지는 약 400미터 길이의 골목길을 말한다. 이곳은 당시 고급스러운 카페와 패션 브랜드 숍들이 즐비했던 압구정동(狎鷗亭洞) 로데오 거리에 빗대 피카소 거리로 불렸다. 카페와 유흥 업소들이 피카소 거리를 장악하면서 기존 홍대 앞의 문화적∙예술적 정체성이 흔들리게 되었고, 이에 대한 우려와 비판의 목소리가 점점 커졌다. 이에 따라 홍대 앞 고유의 문화를 지키려는 움직임이 촉발됐는데, 대표적인 사례가 홍익대학교 미대생들을 중심으로 한 거리미술전(Street Art Exhibition)이다.

Vào thập niên 1990, trước Hongdae là một khu vực của những diện mạo trái ngược nhau. Một mặt, đây là trung tâm của những kiểu văn hóa mới mẻ nhưng mặt khác, văn hóa tiêu dùng lại lan rộng trên một con phố có tên là Picasso. Phố Picasso là một ngõ hẻm dài khoảng 400 mét chạy từ phía bên trái cổng chính của Đại học Hongik đến phía sau Tòa nhà Phát thanh Viễn Đông. Nơi này được gọi là Phố Picasso theo tên Phố Rodeo ở Apgujeong-dong, nơi có nhiều quán cà phê sang trọng và cửa hàng thời trang hàng hiệu vào thời điểm đó. Khi các quán cà phê và cơ sở giải trí chiếm lĩnh Phố Picasso, bản sắc văn hóa và nghệ thuật hiện Hongdae thời bấy giờ bị lung lay, đồng thời, tiếng nói thể hiện sự quan ngại và phê phán đối với điều này ngày càng trở nên mạnh mẽ. Do đó, phong trào bảo tồn nét văn hóa độc đáo trước Hongdae đã được khơi dậy, và một ví dụ tiêu biểu cho phong trào này là Triển lãm Nghệ thuật Đường phố (Street Art Exhibition) do sinh viên ngành mỹ thuật Đại học Hongik tổ chức.

1993년부터 시작된 거리미술전은 학교 밖을 벗어나 홍대 지역 곳곳에서 주민들과 함께 진행하는 미술 행사이다. 거리미술전의 일환으로 조성된 것이 바로 벽화 거리이다. 거리에 예술적 색채가 덧입혀지면서 홍대 지역은 머물고 싶은 곳으로 변화했다. 또한 벽화 작업에 주민들이 적극적으로 참여함으로써 지역 공동체 회복에도 중요한 역할을 담당하였다. 이를 모범 사례로 이후 전국 곳곳에서 지역 정체성을 쇄신하기 위한 방안의 일환으로 벽화 조성 작업이 확산되었다.

Triển lãm Nghệ thuật Đường phố, bắt đầu từ năm 1993, là một sự kiện nghệ thuật vượt khỏi phạm vi trường học và được tổ chức ở cả những nơi có người dân sinh sống trong khu vực trước Hongdae. Phố tranh tường được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố. Khi màu sắc nghệ thuật bao trùm lên các đường phố, khu vực Hongdae đã trở thành một nơi mà người ta không muốn rời đi. Ngoài ra, cư dân còn tích cực tham gia vào công việc vẽ tranh tường, đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục cộng đồng địa phương. Như một hình mẫu, vẽ tranh tường sau đó đã lan rộng khắp đất nước như một phương án nhằm đổi mới bản sắc khu vực.

Bài viết liên quan  한국 자연의 아름다움 담아낸 영화 ‘무경계’ - Thiên nhiên Hàn Quốc qua từng góc quay trong “No Boundary”

대안 문화 공간 – Không gian văn hóa thay thế

국내 대안 공간은 다양하고 복합적인 요인 속에서 1990년대 후반 태동되었다. 우선적으로 국제 외환 위기의 영향이 컸는데, 미술 시장이 불황을 겪으면서 젊은 작가들이 작품을 선보일 수 있는 기회가 줄어들었다. 또한 다원화된 문화예술 환경 변화의 요인도 컸다. 이전에는 볼 수 없었던 실험적이고 창의적인 작품들이 활발히 등장했지만, 기존 공간들은 이러한 작품들을 모두 수용할 수 없었다.

Không gian thay thế của Hàn Quốc được thai nghén vào cuối thập niên 1990 trong bối cảnh có nhiều yếu tố đa dạng và phức tạp. Trước hết, khi thị trường nghệ thuật suy thoái do tác động của cuộc khủng hoảng ngoại hối quốc tế, cơ hội để các nghệ sĩ trẻ trưng bày tác phẩm của mình giảm đi. Ngoài ra, môi trường văn hóa nghệ thuật thay đổi theo chiều hướng đa dạng hóa cũng là một yếu tố quan trọng. Những tác phẩm mang tính thử nghiệm và sáng tạo chưa từng thấy trước đây đang xuất hiện một cách phong phú trong khi không gian hiện tại không thể chứa hết những tác phẩm này.

이러한 시대적 요청에 의해 자생적으로 대안 공간이 형성되었고, 1999년 홍대 앞에 한국 최초의 대안 공간인 대안공간 루프(Alternative Space LOOP)가 들어섰다. 젊은 작가들의 새롭고 실험적인 작품을 발굴 및 지원하고, 국외 작가와의 교류와 연계를 모색하는 것이 설립 취지였다. 이곳을 시작으로 여러 대안 공간들이 문을 열기 시작했다.

Không gian thay thế đã được hình thành một cách tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại, và vào năm 1999, Không gian thay thế LOOP (Alternative Space LOOP) – không gian thay thế đầu tiên tại Hàn Quốc – đã được xây dựng trước Hongdae. Mục đích thành lập của Không gian thay thế LOOP là nhằm phát hiện và hỗ trợ các tác phẩm mới và mang tính thử nghiệm của các nghệ sĩ trẻ, đồng thời tìm kiếm sự trao đổi và kết nối với các nghệ sĩ nước ngoài. Bắt đầu từ đây, nhiều không gian thay thế bắt đầu được hình thành.

대안공간 루프의 탄생이 보다 중요한 의미를 갖는 이유는 1990년대 홍대 앞을 관통하는 대안 문화의 깊이와 저변을 확장하는 역할을 담당했기 때문이다. 이곳은 예술 작품을 소수의 소유물로 바라보지 않고, 시민 모두가 공유하는 공공적이며 공동체적 성격을 지닌 것으로 간주했다. 이러한 시각을 바탕으로 예술가들이 제안하는 사회적, 문화적, 예술적 이슈들을 관람객들과 공유하는 데 노력을 기울였다. 한마디로 예술의 경계와 벽을 허물었던 것이다.

Sự ra đời của Không gian thay thế LOOP có ý nghĩa quan trọng hơn bởi nó đã góp phần mở rộng chiều sâu và nền móng của nền văn hóa thay thế đã thâm nhập vào Hongdae vào thập niên 1990. Tại đây, các tác phẩm nghệ thuật không được coi là tài sản của một số ít người mà là thứ gì đó có tính chất chung và cộng đồng của tất cả người dân. Xuất phát từ quan điểm này, người dân đã nỗ lực chia sẻ các vấn đề xã hội, văn hóa và nghệ thuật mà các nghệ sĩ đề xuất với khách tham quan. Nói tóm lại, không gian này đã phá vỡ mọi ranh giới và rào cản về nghệ thuật.

2023년 대안공간 루프의 작가 공모전에 선정된 정찬민(Chanmin Jeong, 鄭讚珉)의 개인전 < 행동 부피(Mass Action) > 전시장 모습. 1999년 국내 최초의 대안 공간으로 출발한 대안공간 루프(Alternative Space LOOP)는 매년 동시대 이슈를 독창적 시각으로 선보이는 실험적인 예술가들을 선정해 기획 전시를 열고 있다. Trong ảnh là lối vào phố tranh tường đối diện Công viên Văn hóa Hongik. Những bức tranh vẽ trên tường của Đại học Hongik gần đây đã biến mất do quá trình xây dựng khuôn viên ngầm của Đại học Hongik, nhưng những bức tranh trên các bức tường còn lại của khu dân cư vẫn còn sót lại. Những bức tranh tường này được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố. ⓒ Han Jung-hyun - 대안공간 루프
2023년 대안공간 루프의 작가 공모전에 선정된 정찬민(Chanmin Jeong, 鄭讚珉)의 개인전 < 행동 부피(Mass Action) > 전시장 모습. 1999년 국내 최초의 대안 공간으로 출발한 대안공간 루프(Alternative Space LOOP)는 매년 동시대 이슈를 독창적 시각으로 선보이는 실험적인 예술가들을 선정해 기획 전시를 열고 있다. Trong ảnh là lối vào phố tranh tường đối diện Công viên Văn hóa Hongik. Những bức tranh vẽ trên tường của Đại học Hongik gần đây đã biến mất do quá trình xây dựng khuôn viên ngầm của Đại học Hongik, nhưng những bức tranh trên các bức tường còn lại của khu dân cư vẫn còn sót lại. Những bức tranh tường này được tạo ra như một phần của triển lãm nghệ thuật đường phố. ⓒ Han Jung-hyun – 대안공간 루프
2018년 개관한 복합문화공간 연남장(Yeonnamjang, 延南㙊)은 연희동 일대에서 활동하는 다양한 분야의 창작자들을 위한 작업실이자 쇼케이스 공간이다. 콘텐츠에 따라 1층 카페 공간을 뮤지컬 무대, 전시장 등 다목적으로 활용한다. Khai trương năm 2018, Không gian Văn hóa Phức hợp Yeonnamjang là phòng làm việc và không gian trưng bày dành cho những người sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hoạt động tại khu vực Yeonhui-dong. Không gian quán cà phê ở tầng một được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sân khấu nhạc kịch, phòng trưng bày, v.v. ⓒ Han Jung-hyun
2018년 개관한 복합문화공간 연남장(Yeonnamjang, 延南㙊)은 연희동 일대에서 활동하는 다양한 분야의 창작자들을 위한 작업실이자 쇼케이스 공간이다. 콘텐츠에 따라 1층 카페 공간을 뮤지컬 무대, 전시장 등 다목적으로 활용한다. Khai trương năm 2018, Không gian Văn hóa Phức hợp Yeonnamjang là phòng làm việc và không gian trưng bày dành cho những người sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau hoạt động tại khu vực Yeonhui-dong. Không gian quán cà phê ở tầng một được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như sân khấu nhạc kịch, phòng trưng bày, v.v. ⓒ Han Jung-hyun

최초의 아트 마켓 – Chợ nghệ thuật đầu tiên

한국과 일본에서 동시에 열렸던 2002년 FIFA 월드컵은 다양한 문화 행사와 축제의 활성화를 가져왔다. 홍대 앞에서도 지역 내 장소들을 어떻게 활용할 것인지에 대한 논의가 일어났다. 그즈음 서울시와 마포구가 홍대 앞 일정 구역을 ‘걷고싶은거리(Hongdae Culture Street, 弘大文化街)’로 지정했는데, 그 길 중심에 위치한 장소가 흔히 ‘홍대 놀이터’라 부르는 홍익대학교 건너편 어린이 공원이었다. 홍대 앞에서 활동하는 예술가, 기획자들이 주축이 되고, 문화예술 분야의 작가들이 모여 이 공간의 발전적인 활용 방안을 모색했다. 그 결과 이곳에는 2002년 5월 국내 최초의 수공예품 시장인 희망시장(Rainbow Art Market)이 열리게 되었다. 소수의 인원만 이용하던 놀이터가 아트 마켓의 거점이 됨으로써 해당 공간은 활성화될 수 있었다.

Được tổ chức đồng thời ở Hàn Quốc và Nhật Bản, FIFA World Cup 2002 đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều sự kiện và lễ hội văn hóa khác nhau. Các cuộc thảo luận cũng diễn ra để bàn về cách tận dụng các địa điểm trong khu vực trước mặt Hongdae. Vào khoảng thời gian đó, thành phố Seoul và quận Mapo-gu đã chỉ định một khu vực nhất định trước Đại học Hongik là “Phố Văn hóa Hongdae” và trung tâm của con phố ấy là công viên dành cho trẻ em đối diện Đại học Hongik, thường được gọi là “Sân chơi Hongdae”. Các nghệ sĩ và nhà tổ chức hoạt động trước Hongdae là thành phần chủ đạo còn các nghệ sĩ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tập trung lại để tìm cách tận dụng không gian này. Kết quả là Chợ Hy vọng (Rainbow Art Market) – chợ thủ công mỹ nghệ đầu tiên của Hàn Quốc đã được thành lập tại đây vào tháng 5 năm 2002. Nhờ được sử dụng một cách thường xuyên và hiệu quả, sân chơi vốn chỉ thu hút được một số ít người đã trở thành trung tâm của chợ nghệ thuật.

희망시장은 그동안 홍대 앞 여러 공간에서 산발적으로 진행되던 벼룩시장을 정기적인 문화예술 행사로 정착시켰다는 점에서 의미가 있다. 당시 국내에서는 이러한 아트 마켓을 좀처럼 볼 수 없었기 때문에 자연스레 입소문이 났고, 시장이 열리는 매주 일요일 오후마다 사람들로 북적였다. 희망시장은 일상적인 장소가 창작과 유통의 거점으로 기능할 수 있다는 것을 보여줬다.

Chợ Hy vọng có ý nghĩa quan trọng ở chỗ nó đã biến chợ trời vốn được tổ chức lẻ tẻ ở nhiều không gian khác nhau trước Hongdae thành sự kiện văn hóa và nghệ thuật định kỳ. Lúc bấy giờ, vì những chợ nghệ thuật như vậy rất hiếm thấy ở Hàn Quốc, người ta, một cách tự nhiên, đã truyền tai nhau về nơi này, và vì thế khi được mở cửa vào chiều chủ nhật hằng tuần, chợ vô cùng tấp nập. Chợ Hy vọng cho thấy rằng những địa điểm hàng ngày có thể trở thành những trung tâm sáng tạo và phân phối.

희망시장은 이후 아트 마켓이 전국적으로 확산하는 데 큰 영향을 미쳤다. 현재는 홍대 앞 놀이터가 아닌 실내 한 스튜디오로 장소를 옮겼지만, 예술의 생산과 소비를 직접 연결하는 장으로서 그 역할은 계속되고 있다.

Sau này, Chợ Hy vọng đã có ảnh hưởng lớn đến quá trình chợ nghệ thuật được mở rộng trên toàn quốc. Hiện tại, đã được dời đến studio trong nhà chứ không còn là một sân chơi trước Hongdae nhưng Chợ Hy vọng vẫn tiếp tục đóng vai trò là nơi kết nối trực tiếp giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nghệ thuật.

살롱 문화 트렌드 – Xu hướng văn hóa salon

2000년대 접어들어 홍대 지역에는 카페 문화가 본격적으로 형성되었다. 홍대 앞 카페 문화는 다른 지역과 다른 양상을 보였다. 단순히 음료를 마시고 여가 시간을 보내는 장소가 아니라 유사 분야의 사람들이 이야기를 나눌 수 있는 공간, 문화예술적인 영감을 얻을 수 있는 공간이었다. 현재 유행하고 있는 살롱 문화가 이미 이 시기 홍대 앞에 형성되었던 셈이다.

Bước vào thập niên 2000, văn hóa quán cà phê đã chính thức hình thành tại khu vực Hongdae. Văn hóa quán cà phê trước Hongdae cho thấy những khía cạnh khác biệt với những khu vực khác. Quán cà phê không chỉ đơn giản là nơi để uống nước và giải trí mà còn là không gian để những người hoạt động trong cùng lĩnh vực có thể trò chuyện, là không gian tìm kiếm cảm hứng văn hóa, nghệ thuật. Có thể nói văn hóa salon phổ biến hiện nay đã được hình thành tại Hongdae trong thời kỳ này.

그래서 대개의 카페 내부에는 큰 테이블이 있었고, 언제든지 즉흥 공연 무대가 만들어질 수 있도록 악기와 소품들이 비치되어 있었다. 또한 문화예술 분야의 소식을 알 수 있는 다양한 리플릿들이 항시 놓여 있었고, 종종 소규모의 프리마켓이 열리기도 했다. 이러한 홍대 앞 살롱 문화의 대표적인 공간은 2004년 문을 연 이리(Yri)카페이다. “음악, 미술, 글쓰기, 영화 등 우리는 가리지 않고 존중합니다”라는 모토를 내건 이리카페는 자유로운 분위기를 지향한다. 전시와 낭독회, 공연, 세미나 등의 프로그램들을 통해 살롱문화를 확장하고 있다. SNS 발달과 함께 다양한 취향이 세분화되는 현 시점에서 살롱 문화를 지향하는 공간의 힘을 홍대 앞 카페에서도 확인할 수 있다.

Vì thế, trong hầu hết các quán cà phê đều có một chiếc bàn lớn, các nhạc cụ và đạo cụ để có thể tạo ra một sân khấu biểu diễn ngẫu hứng bất kỳ lúc nào. Ngoài ra, khu vực này luôn có sẵn các tờ rơi với tin tức trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Các chợ trời quy mô nhỏ đôi khi cũng được tổ chức tại đây. Một không gian tiêu biểu cho văn hóa salon này trước Hongdae là Yri Café mở cửa vào năm 2004. Với phương châm “Chúng tôi tôn trọng âm nhạc, nghệ thuật, viết lách, phim ảnh, v.v.”, Yri Cafe hướng đến một bầu không khí tự do. Yri Cafe đang mở rộng văn hóa salon thông qua các chương trình như triển lãm, đọc sách, biểu diễn và hội thảo. Tại các quán cà phê phía trước Hongdae, chúng ta cũng có thể nhìn thấy được sức mạnh của không gian theo hướng văn hóa salon ở thời điểm hiện tại – khi thị hiếu của con người ngày càng trở nên phân hóa cùng với sự phát triển của mạng xã hội.

이리카페(Yri Cafe)는 홍대 지역에 거주하는 예술가들의 아지트로 출발했으며 낭독회, 전시회, 연주회 등 다양한 문화예술 행사가 열리는 복합문화공간으로 거듭났다. 2004년 서교동에서 문을 열었고, 2009년 상수동 현재 위치로 이전해 지역을 대표하는 문화 공간으로 자리 잡았다. Khởi đầu là nơi lui tới của các nghệ sĩ sinh sống tại khu vực Hongdae, Yri Cafe đã phát triển thành không gian văn hóa phức hợp - nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật khác nhau như đọc sách, triển lãm và biểu diễn âm nhạc. Được khai trương tại Seogyo-dong năm 2004 và chuyển đến địa điểm hiện nay tại Sangsu-dong năm 2009, Yri Cafe trở thành không gian văn hóa đại diện cho khu vực. ⓒ Han Jung-hyun
이리카페(Yri Cafe)는 홍대 지역에 거주하는 예술가들의 아지트로 출발했으며 낭독회, 전시회, 연주회 등 다양한 문화예술 행사가 열리는 복합문화공간으로 거듭났다. 2004년 서교동에서 문을 열었고, 2009년 상수동 현재 위치로 이전해 지역을 대표하는 문화 공간으로 자리 잡았다. Khởi đầu là nơi lui tới của các nghệ sĩ sinh sống tại khu vực Hongdae, Yri Cafe đã phát triển thành không gian văn hóa phức hợp – nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật khác nhau như đọc sách, triển lãm và biểu diễn âm nhạc. Được khai trương tại Seogyo-dong năm 2004 và chuyển đến địa điểm hiện nay tại Sangsu-dong năm 2009, Yri Cafe trở thành không gian văn hóa đại diện cho khu vực. ⓒ Han Jung-hyun

박민하(Park Min-ha, 朴泯河) 한신대학교 디지털영상문화콘텐츠학과 강사
한정현(Han Jung-hyun, 韓鼎鉉) 포토그래퍼
Park Min-ha – Giáo sư Khoa Nội dung văn hóa kỹ thuật số và thị giác
Ảnh. Han Jung-hyun
Dịch. Thân Thị Thúy Hiền

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here