경복궁 서쪽 마을인 서촌(西村)은 매우 유서 깊은 지역이다. 조선 시대(1392~1910)에는 왕족이나 사대부 등 권력자들이 거주했고, 중인들의 문화 활동이 이 지역을 중심으로 펼쳐졌다. 근대에 들어와서는 수많은 문인과 예술가들이 서촌에 발자취를 남겼다.
Nép mình bên mạn tây Cung Gyeongbok, ngôi làng Seochon là vùng đất thấm đẫm lịch sử. Vào thời Joseon (1392-1910), những người quyền thế như bậc vương giả và quan lại cư ngụ ở đây và các hoạt động văn hóa của tầng lớp trung nhân (tầng lớp ở giữa giới quý tộc và thường dân) diễn ra xung quanh khu vực này. Khi bước vào thời hiện đại, Seochon trở thành nơi ghi dấu ấn của biết bao văn nhân và nghệ sĩ.

서촌은 한국의 전통 지리학(풍수지리)상 좋은 터이며, 경관적으로 매우 아름다운 곳이다. 북쪽에 백악(白岳, 북악), 서쪽에 인왕산(仁王山)이 있으며, 동쪽은 경복궁(景福宮), 남쪽은 사직단(社稷壇)의 앞길이 경계가 된다. 또 서촌의 한가운데엔 인왕산과 백악의 여러 계곡 물을 아우른 백운동천이 남북으로 흐른다. 백운동천은 옛 서울의 중심 하천인 청계천의 제1 상류다. 인왕산 쪽엔 수성동(水聲洞)과 옥류동(玉流洞), 청풍계(淸風溪), 백운동(白雲洞) 등 아름다운 계곡이 많다.
Seochon vừa là vùng đất tốt xét về mặt phong thủy (học thuyết địa lý truyền thống của Hàn Quốc), vừa là nơi phong cảnh rất hữu tình. Nơi đây được bao quanh bởi núi Bukak uy nghiêm ở phía bắc, núi Inwang hùng vĩ ở phía tây, Cung Gyeongbok (cung điện chính của vương triều Joseon) nguy nga ở phía đông và con đường dẫn đến tế đàn Sajik linh thiêng ở phía nam.
Ở trung tâm Seochon, dòng suối Baekundongcheon chảy theo hướng bắc-nam, kết hợp nước từ các thung lũng của núi Inwangsan và Baekak. Baekundongcheon là nhánh thượng nguồn đầu tiên của Cheonggyecheon – dòng suối trung tâm của Seoul thời xưa. Ở phía Inwangsan còn có nhiều thung lũng đẹp như Suseongdong (水聲洞), Okryudong (玉流洞), Cheongpunggae (淸風溪) và Baekundong (白雲洞).
서촌은 서울에서 가장 오래된 동네 가운데 하나다. 서울에서 가장 오래된 동네는 세 곳인데, 서촌과 북촌(北村), 향교동(鄕校洞, 현재의 종로 3가 일대)이다. 고려(高麗) 때인 1068년 현재의 경복궁 북쪽 부분과 청와대(靑瓦臺) 일대에 고려 남경(南京, 남쪽 수도)의 행궁(임시 궁궐)이 지어졌다. 서촌과 북촌은 행궁의 바로 옆이므로 고려 때부터 동네가 형성됐을 것이다.
Ngoài ra, Seochon là một trong những khu dân cư lâu đời nhất của Seoul. Vào năm 1068, dưới triều đại Goryeo (918-1392), một hành cung (cung điện tạm thời) được xây dựng trên phạm vi mà hiện nay là phần phía bắc của Cung Gyeongbok và toàn bộ khu vực Cheong Wa Dae (Nhà Xanh). Tọa lạc ngay cạnh hành cung, Seochon được cho là đã phát triển thành một ngôi làng kể từ thời điểm này.
서촌이 역사에 본격적으로 등장한 것은 경복궁이 지어지면서부터다. 이성계(李成桂)는 1392년 고려를 무너뜨리고 조선(朝鮮)을 세웠다. 그리고 1395년 수도를 고려의 수도였던 개성(開城)에서 현재의 서울로 옮겼다. 이성계가 서울로 수도를 옮길 때 처음 지어진 궁궐이 경복궁이었고, 경복궁은 조선의 가장 중요한 궁궐이었다. 경복궁이 지어지자 자연스럽게 경복궁의 동쪽과 서쪽, 남쪽에 관련 국가기관과 민간 주거지가 형성됐다.
Seochon thực sự bước vào dòng chảy lịch sử kể từ khi Cung Gyeongbok được xây dựng. Taejo (Thái Tổ, trị vì 1392-1398), vị vua khai quốc triều Joseon sau khi lật đổ triều Goryeo, đã dời đô về phủ Hanyang, tức Seoul ngày nay vào năm 1394, và hoàn thành cung điện vào năm sau đó. Ngay khi Cung Gyeongbok được xây xong thì một cách tự nhiên, các cơ quan triều đình và khu dân cư đã hình thành xung quanh. Trong thời kỳ Joseon, Seochon được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, trong đó, Jangdong hay Jangui-dong được sử dụng rộng rãi nhất.

왕들의 탄생지 – Vùng đất “đế vương chung hội”
조선 초기에 서촌에서 가장 유명한 장소는 3대 왕인 태종(太宗) 이방원(李芳遠)의 집이었다. 현재의 서울 종로구(鐘路區) 통인동(通仁洞) 일대에 있던 이방원의 사저에선 4명의 왕이 나왔다. 태종 이방원이 이곳에 집을 지었고, 그곳에서 아들 세종(世宗)과 손자 문종(文宗), 세조(世祖)가 태어났다. 왕세자는 궁궐에 살므로 사저가 있을 수 없다. 태종과 그 아들, 손자들이 사저에 살았던 것은 애초 그들이 왕위 계승자가 아니었기 때문이다.
Địa điểm nổi tiếng nhất ở Seochon trong những ngày đầu triều đại Joseon là tư dinh của Taejong (Thái Tông, trị vì 1400-1418) Yi Bang-won (Lý Phương Viễn), con trai thứ năm của vua Taejo (Thái Tổ). Tại dinh thự này, được cho là nằm ở phường Tongin-dong, quận Jongno-gu ngày nay, có đến bốn vị vua đã chào đời, bao gồm bản thân Taejong, con trai ông và hai cháu trai. vốn dĩ các thái tử sống trong cung nên không thể có tư dinh. Trong khi đó, Taejong và các con cháu của ông sống ở tư dinh. Điều này cho chúng ta biết rằng họ không phải là người thừa kế ngai vàng ngay từ đầu.
태종 이방원이 여기서 쿠데타를 일으켰고, 그가 왕이 되면서 그 아들과 손자들이 모두 왕이 될 수 있었다. 특히 태종의 아들 세종은 조선 역사상 가장 위대한 업적을 남겼다. 세종은 한글을 만들었고, 영토를 넓혔으며, 과학기술을 발전시켰다. 태종의 집은 세종 이후 사라졌는데, 대체로 시민단체 참여연대(參與連帶)에서 통인시장(通仁市場)에 이르는 넓은 지역을 차지하고 있었던 것으로 보인다.
Vậy mà, con trai của Yi Bang-won là Sejong (Thế Tông, trị vì 1418-1450), cùng các cháu trai là Munjong (Văn Tông, trị vì 1450-1452) và Sejo (Thế Tổ, trị vì 1455-1468) – những người được hạ sinh tại trú thất này – đã lần lượt lên ngôi vua. Lý do là bởi Yi Bang-won đã âm mưu soán ngôi và giành được ngai vàng. Sejong, con trai của vua Taejong, đã để lại thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử Joseon. Vua Sejong đã tạo ra Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn), mở rộng lãnh thổ và phát triển khoa học công nghệ.
조선 초기에 서촌은 경복궁 바로 옆이어서 태종과 세종뿐 아니라, 많은 왕족이 살았다. 태종의 형 정종(定宗)과 태종의 배다른 동생 이방번(李芳蕃), 세종의 형 효령대군(孝寧大君)과 세종의 아들 안평대군(安平大君)이 모두 서촌에 살았다. 특히 안평대군의 집에선 조선 전기에 가장 유명한 풍경화인 <몽유도원도(夢遊桃園圖)>가 그려졌다. 안평대군이 꾼 꿈을 당대 최고의 화가 안견(安堅)이 그렸다. 이 그림은 임진왜란 때 일본군에 약탈돼 현재 일본의 덴리대학(天理大学) 도서관에 보관돼 있다.
Vào thời sơ kỳ Joseon, không chỉ vua Taejong và vua Sejong mà còn nhiều thành viên hoàng thất sống ở Seochon. Một trong số đó là Anypyeong Daegun (An Bình Đại quân, thời Goryeo và Joseon, tước hiệu “đại quân” thường phong cho con trai do vương phi chính thất hạ sinh – chú thích của người dịch), con trai của vua Sejong. Tư dinh của ông là nơi ra đời bức họa sơn thủy nổi tiếng Mongyu dowondo (Mộng du đào viên đồ, tạm dịch: bức họa giấc mơ đến thăm vườn hoa anh đào) – tác phẩm tiêu biểu cho hội họa nửa đầu triều đại Joseon. Đây chính là bức tranh mà Anpyeong Daegun đã nhờ họa sĩ vĩ đại nhất đương thời, An Gyeon, khắc họa lại giấc mộng thần tiên của mình. Hiện tác phẩm này được lưu trữ tại thư viện Đại học Tenri ở Nhật Bản.

장동 김씨 세거지 – Nơi sinh sống của thế tộc Kim ở Jangdong
조선 때 서촌에선 가장 유명한 사대부(士大夫, 학자 정치인)는 김상헌(金尙憲)이다. 그 자신이 성공한 사대부였을 뿐 아니라, 그의 후손들이 조선 후기에 최대의 권력 가문을 만들었기 때문이다. 그 집안은 바로 ‘장동 김씨(壯洞 金氏)’인데, 김상헌과 김상용(金尙容) 형제가 장동(현재의 서촌)에 살았기 때문에 붙여졌다. 이 집안은 조선 후기에 가장 강력했던 당파인 서인과 그 주류인 노론의 핵심이었다. 조선 후기 이 집안에서 15명의 정승과 35명의 판서가 나왔다.
Trong thời Joseon, học giả và chính khách nổi tiếng nhất sống ở Seochon là Kim Sang-heon (金尙憲). Ông không chỉ là một vị quan quyền lực mà còn là tổ tiên của gia tộc Kim Jang-dong (壯洞 金氏), một trong những dòng họ có ảnh hưởng nhất thời hậu kỳ Joseon. Kim Sang-heon và anh trai ông, Kim Sang-yong (金尙容), sống ở Jang-dong (nay thuộc Seochon), nên dòng họ này được gọi là Kim Jang-dong. Họ thuộc phái Nho học bảo thủ Noryeon, có ảnh hưởng lớn trong chính trị. Trong thời kỳ hậu Joseon, gia tộc này có tới 15 tể tướng và 35 quan thượng thư.
(Kim Sang-heon từng được tái hiện trong phim Nam Hán Sơn thành (The Fortress) công chiếu năm 2017 của đạo diễn Hwang Dong-hyuk, người nổi tiếng với loạt phim gốc Netflix Trò chơi con mực (Squid Game). Vai diễn do nam diễn viên Kim Yoon-seok thủ vai chính là Kim Sang-heon. Trong phim, Kim Sang-heon kiên định với lập trường mạnh mẽ của mình, nói rằng đất nước phải chiến đấu chống lại cuộc tấn công của nhà Thanh, Trung Quốc.
김상헌은 그의 정치적 영향력뿐 아니라, 그가 쓴 여러 시와 글로 서촌을 유명하게 만들었다. 그는 「근가십영(近家十詠)」에서 서촌의 명승지인 백악과 인왕산, 청풍계, 백운동, 대은암(大隱巖), 회맹단(會盟壇), 세심대(洗心臺) 등을 노래했다. 또 인왕산에 대한 답사기를 썼고, 청나라에 잡혀가 있던 시절에 서촌의 집을 그리워하는 시도 썼다.
Kim Sang-heon không chỉ để lại dấu ấn chính trị mà còn nổi tiếng với thơ ca. Trong tập thơ Cận gia thập vịnh (近家十詠), ông ca ngợi những danh thắng ở Seochon như Baekak, Inwangsan, Cheongpunggae, Baekundong, Daeuneom (大隱巖), Hoemaengdan (會盟壇) và Sesimdae (洗心臺). Họa sĩ Jeong Seon (鄭敾), một trong những bậc thầy hội họa phong cảnh Joseon, cũng sống ở Seochon và đã vẽ nhiều bức tranh về khu vực này, bao gồm Tranh tám cảnh Jang-dong (壯洞八景帖) và Inwang Jeseong-do (仁王霽色圖).

정치 권력을 쥔 장동 김씨들은 문화도 주도했다. 김상헌의 증손자인 김창업(金昌業)과 김창흡(金昌翕)은 조선 후기 최고의 풍경화가인 정선(鄭敾)을 후원했다. 서촌에 살았던 정선은 그 보답으로 김상헌의 형인 김상용의 집을 그린 < 청풍계 >라는 작품을 7점이나 남겼다. 또 장동 김씨의 터전이었던 장동 일대를 그린 < 장동팔경첩(壯洞八景帖) >을 2벌이나 남겼다. 정선은 말년에 조선 후기에 가장 유명한 풍경화이자 서촌을 대표하는 그림인 < 인왕제색도(仁王霽色圖) >를 그렸다.
Gia tộc họ Kim ở Jangdong, những người nắm giữ quyền lực chính trị, cũng là những người dẫn dắt nền văn hóa. Kim Sang-heon (김상헌) có hai chắt trai là Kim Chang-eop (김창업) và Kim Chang-heup (김창흡), những người đã bảo trợ cho Jeong Seon (정선), họa sĩ phong cảnh vĩ đại nhất của triều đại Joseon vào cuối thời kỳ Joseon.
Jeong Seon, người từng sống ở Seochon, đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách vẽ bảy bức tranh về ngôi nhà của Kim Sang-yong (김상용), anh trai của Kim Sang-heon, với tựa đề Thanh Phong Khê (청풍계). Ngoài ra, ông cũng vẽ hai bộ tranh Jangdong Bát Cảnh Tập (장동팔경첩), mô tả khu vực Jangdong, nơi gia tộc Kim từng sinh sống.
Vào cuối đời, Jeong Seon đã sáng tác bức tranh phong cảnh nổi tiếng nhất của thời kỳ hậu Joseon, đồng thời cũng là tác phẩm tiêu biểu cho Seochon: Nhân Vương Tễ Sắc Đồ (인왕제색도), khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ của núi Inwang sau cơn mưa.
조선 후기에 가장 뛰어난 왕이었던 영조(英祖)는 왕이 되기 전 서촌 남부의 창의궁(彰義宮)에서 살았다. 그는 왕이 된 뒤에도 이곳을 자주 방문했으며, 창의궁 시절에 대한 8편의 시를 썼다. 또 신분이 낮았던 자신의 어머니를 모신 사당 육상궁(毓祥宮, 현재의 칠궁)을 역시 서촌 북부에 마련해 자주 방문했다. 조선 후기에 가장 유명한 사대부 예술가였던 김정희(金正喜)도 서촌 남부의 월성위궁(月城尉宮)에 살았다. 그의 증조부가 영조의 사위였기 때문이다. 김정희는 여기서 자라 조선 최고의 글씨로 이름을 떨쳤다.
Vua xuất sắc nhất của triều đại Joseon vào cuối thời kỳ Joseon, Anh Tổ (영조), đã sống tại Xương Nghĩa Cung (창의궁) ở phía nam Seochon trước khi lên ngôi. Ngay cả sau khi trở thành vua, ông vẫn thường xuyên ghé thăm nơi này và đã viết tám bài thơ về thời gian sống tại Xương Nghĩa Cung. Ngoài ra, ông đã xây dựng lăng thờ Lục Tường Cung (毓祥宮, nay là Thất Cung) ở phía bắc Seochon để tưởng nhớ mẹ mình, người có địa vị thấp trong xã hội, và thường xuyên viếng thăm nơi này.
Một trong những nghệ sĩ quý tộc nổi tiếng nhất vào cuối triều Joseon là Kim Jeong-hui (김정희), người cũng sống tại Nguyệt Thành Vệ Cung (月城尉宮) ở phía nam Seochon. Điều này là do cụ cố của ông từng là con rể của Anh Tổ. Kim Jeong-hui đã trưởng thành tại đây và trở thành một trong những bậc thầy thư pháp vĩ đại nhất của triều đại Joseon.
조선 후기엔 상업의 발달, 계급의 완화에 따라 서촌의 중남부에 살던 하급 관리 중인(中人)들의 문학 활동도 활발해졌다. 중인들은 여러 시모임을 만들어 장동 김씨와 사대부들이 터를 잡고 있던 옥류동 일대에서 함께 문학 활동을 벌였다. 중인들끼리 만든 시모임도 있었고, 사대부와 함께 만든 시모임도 있었다. 가장 유명한 시모임은 천수경(千壽慶)과 장혼(張混)이 이끌었고, 이들은 여러 권의 시집을 발간했다.
Trong khi đó, với sự phát triển thương nghiệp và sự nới lỏng của chế độ thân phận vào cuối thời Joseon, địa vị xã hội của tầng lớp jungin (trung nhân làm quan lại cấp thấp) sống ở phía nam và trung tâm Seochon ngày càng cao lên. Khi cơ hội tiếp cận giáo dục tăng lên, họ bắt đầu tiếp thu nền văn hóa tinh hoa của yangban (giới quan lại quý tộc), thành lập một số thi xã và cùng nhau tham gia các hoạt động văn học ở khu vực Ogin-dong gần núi Inwang – đại bản doanh của gia tộc Kim ở Jangdong và các quan đại thần khác. Thi xã nổi tiếng nhất trong số đó là Songseogwon Sisa. Songseogwon Sisa đóng vai trò quan trọng trong việc giúp dòng văn học trung lưu (do tầng lớp trung nhân dẫn dắt) bén rễ trong xã hội Joseon, nơi văn học của giới quý tộc là trung tâm. Thi xã này đã xuất bản nhiều tập thơ và hoạt động sôi nổi cho đến đầu thế kỷ XIX, dẫn đầu thời kỳ hoàng kim của dòng văn học trung lưu.
조선이 망한 뒤 일제 강점기엔 대표적 매국노인 이완용(李完用)과 윤덕영(尹德榮), 고영희(高永喜) 등이 서촌에 대저택을 짓고 살았다. 특히 윤덕영은 옥류동의 2만여평 터에 건축 면적 800평의 서양식 주택을 지었는데, 이 집은 당시 조선의 개인 집 가운데 가장 컸다. 해방과 화재 등으로 인해 윤덕영의 대규모 서양식 주택과 대규모 전통 주택(한옥) 본채는 사라졌다. 그러나 그의 딸과 사위가 살던 서양식 집(현재 박노수미술관)과 그의 첩이 살던 한옥은 아직 남아 있다.
근대의 흔적 – Dấu ấn thời cận đại

해방 뒤 서촌에서 일어난 가장 중요한 사건은 1960년 4.19 시민혁명이다. 당시 부정 선거를 항의하려고 이승만(李承晩)이 있던 경무대(景武臺, 현재의 청와대)로 몰려든 학생과 시민에게 경찰이 총을 쏘면서 혁명에 불이 붙었다. 시민들이 경찰의 총에 쓰러진 곳이 현재의 효자로(孝子路)와 청와대 분수대 광장 일대였다. 또 군사 정부의 독재자 박정희(朴正熙)는 1979년 10월26일 현재의 무궁화 동산에 있던 보안 가옥(안가)에서 측근이었던 김재규(金載圭)의 총에 맞아 숨졌다. 서촌에 살았던 대표적 정치인은 2대 국회의장과 대통령 후보를 지낸 신익희(申翼熙)이며, 기업인으로는 현대의 정주영(鄭周永) 회장이 살았다.
Trong và sau thời Nhật chiếm đóng, Seochon là nơi hoạt động của nhiều nhà thơ, tiểu thuyết gia và họa sĩ tài năng – những người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử văn học và hội họa Hàn Quốc. Những nhà văn tiêu biểu sống ở Seochon trong thời Nhật thuộc có thể kể đến như Yi Sang (1910-1937) với các bài thơ, tiểu thuyết và tùy bút đầy tính tiên phong, hay Yi Yuksa (1904-1944) và Yun Dong Ju (1917-1945) được biết đến rộng rãi như những nhà thơ kháng Nhật. Họa sĩ Gu Bonung (1906-1952) – bạn của Yi Sang, họa sĩ Lee Quede (1913-1965) – người toát ra năng lượng tự sự mạnh mẽ trên tranh, và họa sĩ Lee Jung Seob (1916-1956) – người vẽ nên những bức tranh thấm đẫm chất trữ tình đồng quê thưở ấu thơ, cũng từng hoạt động ở Seochon.
Sự kiện quan trọng nhất xảy ra ở Seochon sau giải phóng là Cách mạng 19 tháng 4 (năm 1960). Cuộc cách mạng bùng lên khi cảnh sát nổ súng vào sinh viên và người dân đang diễu hành đến Gyeongmudae (nay là Cheong Wa Dae), Phủ tổng thống thời Rhee Syngman, để phản đối hành vi gian lận bầu cử. Nơi người dân ngã xuống dưới làn đạn của cảnh sát nay là khu vực xung quanh Quảng trường Đài phun nước Cheong Wa Dae và con đường Hyoja-ro.
조선 때부터 북촌과 함께 서울에서 가장 좋은 주거지였던 서촌은 박정희 군사 정부 시절을 거치면서 점점 쇠퇴했다. 청와대에 대한 경비가 강화되면서 서촌 일대에 대한 통제가 심했기 때문이다. 또 1970년대 서울의 강남(江南) 개발이 본격화하면서 가장 좋은 주거지가 서촌과 북촌 등 강북에서 강남 쪽으로 옮겨갔다. 1987년 민주화 이후 서촌에 대한 여러 규제가 완화되고 2010년 전통 주택에 대한 지원이 시작되면서 서촌은 자연과 역사, 문화가 잘 갖춰진 서울의 인기 방문지 중의 하나가 됐다.
Từng là nơi sinh sống tốt nhất ở Seoul cùng với làng Bukchon dưới triều đại Joseon, Seochon dần suy tàn dưới thời chính quyền quân sự của Park Chung-hee vào những năm 1960-1970. Nguyên nhân là do khi an ninh tại Cheong Wa Dae được tăng cường, việc kiểm soát khu vực Seochon trở nên nghiêm ngặt hơn. Nhiều quy định hạn chế đối với Seochon đã được nới lỏng sau quá trình dân chủ hóa năm 1987, và bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ bảo tồn nhà ở truyền thống được triển khai vào năm 2010 đã góp phần đưa Seochon trở thành một trong những điểm đến được yêu thích nhất Seoul, nơi giao hòa giữa thiên nhiên, lịch sử và văn hóa.

김규원(KIM Kyuwon, 金圭元) 한겨레21 선임기자
KIM Kyuwon– Phóng viên cao cấp Tuần báo Hankyoreh21
Ảnh. Choi Tae-won
Dịch. Nguyễn Trung Hiệp