간접 복사열을 활용해 방바닥을 덥히는 온돌은 서양은 물론 인근의 중국이나 일본과도 차별되는 독창적 난방 방식이다.
Làm nóng sàn nhà bằng cách sử dụng nhiệt bức xạ gián tiếp, ondol là hệ thống sưởi ấm độc đáo của Hàn Quốc khác hẳn với các nước phương Tây, cũng như hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản.
Một phòng khách của ngôi nhà cổ gia tộc Jang Heung-hyo (hiệu là Gyeongdang, 1564–1633), một nhà Nho học trung kỳ Joseon, tại Andong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Sàn nhà của căn phòng ondol thường được đánh bóng với dầu đậu nành sau khi dán một lớp giấy hanji dày (giấy truyền thống) trên lớp đất sét. Đồ nội thất được đặt xa nhất khỏi chỗ đun nóng.
중장년층 이상의 많은 한국인들은 온돌에 대한 유사한 추억을 지니고 있다. 한겨울 밖에서 꽁꽁 언 몸을 따끈한 아랫목에서 녹이던 일, 늦게 귀가하는 아버지를 위해 저녁 밥이 식지 않도록 밥그릇을 이불로 덮어 아랫목에 소중히 두었던 일 — 이런 추억들이 담겨 있는 온돌 문화가 국가무형문화재로 지정된 데는 여러 이유가 있다.
Nhiều người Hàn Quốc thuộc tầng lớp trung lão niên có những kỷ niệm giống nhau về ondol. Chẳng hạn nằm dưới sàn nhà để làm ấm cơ thể sau khi ra ngoài về giữa mùa đông lạnh giá, hay cẩn trọng đặt bát cơm tối dành cho người cha hay về nhà trễ xuống sàn nhà và dùng tấm chăn phủ lên để không bị nguội. Chứa đựng những kỷ niệm đẹp như thế, văn hóa ondol có nhiều lý do để được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
한반도의 신석기 시대 유적에서 그 초기 형태를 찾아볼 수 있는 온돌은 긴 역사를 통해 방바닥에 앉아서 생활하는 한국인의 주거 방식을 결정지은 주된 요인이다. 유형의 온돌이 아닌 ‘온돌 문화’가 중요 무형문화유산으로 지정된 이유는 그것이 한반도 전역에서 오늘날까지 전해 내려오는 공동의 생활 문화이기 때문이다.
Tại nhiều di tích thuộc thời kỳ đồ đá mới trên bán đảo Hàn, người ta phát hiện được dấu tích của ondol ở hình thức sơ khai và thấy rằng trải qua thời gian dài lịch sử, ondol chính là yếu tố chính quyết định cách thức sinh hoạt trên sàn nhà của người Hàn Quốc. “Văn hóa ondol”, chứ không phải loại hình ondol, được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể trọng yếu là do nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng được lưu truyền từ xưa đến nay trên toàn bán đảo Hàn.
한국인에게 온돌이 시작되는 부엌은 특별히 의미 있는 장소였다. 그곳은 신이 모셔진 제단이고, 정화의 장소이며, 가족의 생명을 이어주는 음식이 만들어지고, 추운 겨울을 따뜻하게 해 주는 불이 살아 숨 쉬는 곳이다. 온돌은 예로부터 불을 다루는 솜씨가 뛰어났던 한국인이 만들어 낸 전통 주거 문화의 정수이다.
Đối với người Hàn Quốc, gian bếp – nơi khai sinh ra ondol – là không gian có ý nghĩa rất đặc biệt. Bếp là nơi có bàn thờ thần, chỗ thanh lọc, đồng thời là nơi thắp lên và giữ ngọn lửa nấu thức ăn nuôi cả gia đình và giúp mùa đông lạnh giá trở nên ấm áp. Ondol là nét tinh túy trong văn hóa cư trú truyền thống của người Hàn Quốc, những người có kỹ năng sử dụng lửa tuyệt vời.
아궁이와 벽난로 – Agung-i và lò sưởi
부엌에서 불이 앉혀진 곳, 불을 지피는 구멍인 아궁이는 벽난로 입구처럼 불을 피우는 장소이지만, 벽난로보다 훨씬 복잡한 구조와 기능을 갖는다.
Là nơi cung cấp lửa trong nhà bếp, agung-i (bếp lò, không gian nhóm lửa) tuy là nơi đốt lửa như lò sưởi nhưng có cấu tạo và công năng phức tạp hơn hẳn so với lò sưởi.
Trong ngôi nhà truyền thống Hàn Quốc, gian bếp gắn với phòng chính. Không khí nóng từ agung-i (lò sưởi hoặc bếp lửa) của nhà bếp chảy vào các đường ống dẫn khí dưới sàn nhà để làm ấm căn phòng.
한국의 아궁이는 벽난로와 달리 그 안쪽이 방으로 연결되어 있으며, 온돌이라는 난방 장치를 가지고 있다. 온돌은 아궁이에서 땐 불의 열기로 그 열이 공기 중에 전도되어 실내를 덥히는 복사 난방 방식이다. 그에 반해 벽난로는 공기를 직접 덥히는 대류 난방 방식이다. 그래서 벽난로는 방바닥 위에 있고, 온돌은 아궁이가 방바닥보다 아래에 있다. 복사 난방은 대류 난방에 비해 열효율이 높아서 넓은 공간을 보다 쉽게 덥힐 수 있고, 실내 온도의 분포가 비교적 균등하며, 대류가 자연스러워 바닥의 먼지가 위로 올라가지 않는다.
Khác hẳn với lò sưởi, agung-i của Hàn Quốc được kết nối với các phòng và có một hệ thống sưởi được gọi là ondol. Ondol là cách sưởi ấm bức xạ, theo quy trình dùng lửa trong lò làm ấm sàn nhà, từ sàn nhà nhiệt sẽ lan tỏa trong không khí và làm nóng bên trong phòng. Ngược lại, lò sưởi là hệ thống sưởi đối lưu làm ấm không khí trực tiếp. Vì vậy, lò sưởi thường được bố trí bên trên, còn ondol lại có agung-i nằm dưới sàn nhà. Sưởi ấm bức xạ có hiệu suất nhiệt cao hơn sưởi ấm đối lưu, vì vậy nó có thể dễ dàng làm nóng một không gian rộng lớn, phân bố đều nhiệt trong phòng nên dễ chịu hơn, và vì dòng đối lưu nhiệt rất tự nhiên nên bụi dưới sàn cũng không bị bay lên trên.
복사 난방 형태는 세계 여러 지역에 퍼져 있다. 유럽에는 핀란드의 스모크 사우나가 있고, 러시아에도 페치카가 있다. 한국의 온돌과 유사한 난방 방식으로는 중국의 하북 지역부터 동북 지역까지 두루 퍼져 있던 ‘캉(坑)’이 있다. 캉은 방의 어느 한 부분만 온돌을 들인 것으로 넓은 침대 정도의 크기다. 이러한 복사 난방 방식과 대류 난방 방식을 통틀어 한국의 온돌과 비교할 때 드러나는 가장 큰 차이는 온돌은 난방을 할 때 연기가 방 안에 생기지 않는다는 점이다.
Mô hình sưởi ấm bức xạ được sử dụng nhiều nơi trên thế giới. Có thể kể đến hình thức xông hơi khói (smoke sauna) ở Phần Lan, hay lò pechka (lò sưởi bằng than) ở Nga. Hệ thống sưởi được sử dụng từ Hà Bắc đến Đông Bắc Trung Quốc gọi là “kēng (坑)” (hay kang) cũng có nét tương đồng với ondol của Hàn Quốc . Kēng có kích thước bằng một chiếc giường rộng, chỉ sưởi ấm được một phần nào đó của căn phòng mà thôi. Cách thức sưởi ấm này cũng kết hợp giữa sưởi ấm bức xạ và sưởi ấm đối lưu nhưng nếu so sánh với ondol của Hàn Quốc thì điểm khác biệt lớn nhất chính là ondol không tạo ra khói trong phòng khi đốt nóng.
구조와 원리 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
방 바깥에서 불을 피워 방 안을 덥힌다는 점에서 온돌은 특이한 난방 형식이다. 그렇기 때문에 까다로운 작업들이 전제된다. 불의 열기를 외부에 뺏기지 않고 고스란히 아궁이 안쪽의 공간으로 흘러들어 갈 수 있도록 보존하고 유도해야 하기 때문이다.
Việc đốt lửa từ bên ngoài và làm nóng bên trong phòng chính là cách thức sưởi ấm độc đáo của ondol. Do đó đòi hỏi thao tác lắp đặt phải thật kỹ càng. Vì phải làm sao để nhiệt khi đốt phải được lưu giữ lại và lưu thông bên trong lò đốt (agung-i) chứ không được thoát ra ngoài.
난방을 할 때 열을 모으는 일과 연기를 빼내는 일을 동시에 하는 것은 모순되는 일이다. 온돌은 이 모순을 방바닥의 하부에 집열(集熱)과 배연의 기능을 겸한 시설을 두어 해결한다. 즉, 방바닥 아래에 크게 세 가지 장치를 둔다. 아궁이, 고래, 굴뚝 입구가 그것이다. 방바닥 아래에 설치하는 불의 길을 ‘고래’라고 한다. 고래는 아궁이에서 지피는 불의 열기를 방바닥에 골고루 퍼지게 하기 위해 나란히 만든 여러 개의 골이다. 아궁이에 피운 불이 고래를 지나면서 밑에서부터 방바닥을 데우고, 연기는 굴뚝을 통해 빠져 나간다. 대체로 폭이 약 20㎝ 정도 되는 고래는 보통 벽돌을 쌓아서 만드는데, 굴뚝을 향해 비스듬히 올라가며 나란히 뻗어 있다. 이 고래와 고래를 가르는 벽돌 담을 지지대로 하여 두께 5~8㎝ 정도의 돌판으로 방바닥 전체를 덮고, 그 위에 진흙을 발라 방의 위아래 공간을 완전히 분리한다. 이 돌판을 ‘구들’이라고 한다. 고래를 따라 불이 지나가고, 불길 위로 모이는 연기가 구들 바로 아래에서 소용돌이치며 굴뚝 쪽으로 흐르게 된다.
온돌은 단지 난방만을 위한 시설이 아니다. 아무리 불길을 잘 다룬다 하더라도 아궁이가 방 바깥에 있으므로 새는 열기가 있기 마련이다. 그래서 방 옆에 바로 붙어 있는 부엌에 아궁이를 두고 불에서 새어 나오는 열기로 조리를 했다.
Khi sưởi ấm, vừa phải giữ nhiệt vừa phải thải khói cùng một lúc là việc vô cùng mâu thuẫn. Tuy nhiên ondol có đủ thiết bị vừa gom giữ nhiệt vừa thải khói được lắp dưới sàn nhà nên có thể giải quyết mâu thuẫn này. Ngoài agung-i (lò đốt), dưới sàn nhà người ta lắp hai thiết bị lớn là gorae (ống dẫn nhiệt) và gaejari gần ống khói. Gorae là mạng ống dẫn gồm nhiều ống song song để đưa nhiệt tạo ra từ đốt lò lưu thông lan tỏa đều đặn dưới sàn nhà. Lửa đốt trong lò agung-i theo đường ống đi bên dưới làm ấm sàn nhà, còn khói thoát ra ngoài qua ống khói. Phần lớn các đường ống có chiều rộng khoảng 20 cm và được xây bằng gạch, cùng hướng về phía ống khói và trải dài song song nhau. Để ngăn cách chúng, người ta xây bức tường gạch dọc theo, cũng là trụ chống đỡ cho các đường ống này, đồng thời dùng những phiến đá có độ dày 0,3 cm lắp đầy toàn bộ mặt sàn rồi đắp bùn lên trên để phân chia rõ ràng không gian phía trên và dưới phòng. Những phiến đá lát này có tên gọi là gudeul, khi lửa chạy qua ống dẫn, khói thoát ra từ đây sẽ xoáy tròn dưới gedeul rồi bay lên hướng ống khói.
방바닥이 고루 따뜻해지기 위해서는 불 기운이 퍼지는 고래와 열을 전달하는 구들을 제대로 놓는 것이 무엇보다 중요하다. 고래는 대개 벽돌을 직선, 또는 부채살 모양으로 쌓아 만든다. 이 벽돌 담 위로 고래를 덮는 구들을 까는데, 일반적으로 아궁이 쪽에는 두꺼운 돌을 놓고 아궁이와 멀어질수록 얇은 돌을 놓는다.
Để đảm bảo phân phối nhiệt, việc bố trí các đường ống dẫn dưới sàn (gorae) và các tấm sàn đá (gudeul) cũng vô cùng quan trọng. Các ống dẫn khí nóng thường được làm bằng gạch xếp chồng lên nhau thành một đường thẳng hoặc theo hình quạt. Các tấm đá thường dày hơn ở gần lò sưởi và mỏng hơn ở phía xa.
온돌은 열을 보존하는 기능이 우수하여 추위가 심한 한겨울 저녁에 한번 불을 때면 그 다음 날 아침까지 방 안에 온기가 유지되었다. 잘 놓은 구들은 장작 대여섯 개 정도를 때서 사흘 동안 온기를 유지하기도 했다. 지리산에 있는 칠불사(七佛寺)의 선방 아자방(亞字房)은 한 번에 0.5톤의 장작을 땔 수 있었고, 그렇게 한번 불을 지펴 놓으면 방바닥과 벽의 온기가 무려 100일이나 갔다고 한다.
Ondol không chỉ đơn thuần là thiết bị sưởi ấm. Vì lò đốt ở bên ngoài căn phòng, nên dù đường truyền có tốt đến mấy cũng sẽ phát sinh hiện tượng rò rỉ nhiệt. Do đó, chủ nhà thường đặt những chiếc lò đốt bên trong gian bếp sát cạnh phòng nhằm tận dụng nhiệt rò rỉ để nấu ăn. Người Hàn Quốc đốt lò vào mùa đông để sưởi ấm, tuy nhiên cả mùa mưa dầm trong hè thì họ cũng đốt lửa trong lò để hong khô không khí ẩm. Vì ondol giữ nhiệt rất tốt nên dù chỉ đốt lửa một lần duy nhất vào tối mùa đông thật lạnh thì nhiệt độ trong phòng vẫn được duy trì đến tận sáng hôm sau. Nếu dùng năm sáu thanh củi để đốt thì những phiến đá gudeul lót sàn có thể duy trì nhiệt độ trong suốt ba ngày. Tại Á tự phòng (亞字房), nơi tu tập của chùa Chilbu (Thất Phật tự) trên núi Jirisan có thể đốt được 0,5 tấn củi một lần, họ cho biết với một lần đốt lửa như vậy nhiệt độ của sàn và tường có thể giữ ấm được khoảng 100 ngày.
온돌은 이처럼 한번 불을 때면 적은 연료로도 오래 그 온기를 유지할 수 있으나 불이 꺼지고 열기가 식으면 외부에 노출된 아궁이와 굴뚝으로 찬 공기가 스며들어 고래 내부에 습기가 맺히게 된다. 고래에 습기가 오래 머물면 불을 지펴도 불길을 잘 끌어들여 주지 않아 더 많은 연료가 필요하게 된다. 이런 단점을 보완하기 위해 굴뚝 쪽 구들 개자리 부근의 적당한 위치에 항아리를 묻어서 고래 내부에 맺히는 습기를 받는다. 항아리에 고인 습기는 고래 내부에 다시 불이 들어가면 그 열기로 증발한다. 그래서 더운 여름에도 장마철이면 아침, 저녁으로 아궁이에 불을 지펴서 방 안뿐 아니라 구들 아래 눅눅한 공기를 말렸다.
Chỉ với một lần đốt và ít nguyên liệu, ondol có thể duy trì nhiệt độ rất lâu, tuy nhiên, khi lửa tắt và nhiệt nguội đi thì không khí lạnh sẽ đi vào lò đốt agung-i và ống khói đặt bên ngoài, việc này sẽ khiến cho mặt ngoài của đường ống bị ẩm. Nếu bị ẩm quá lâu thì khi đốt lửa, gorae sẽ không thể truyền lửa tốt nên tốn nhiều nhiên liệu hơn. Để khắc phục nhược điểm này, người ta tạo một chỗ hõm gọi là gaejari ở vị trí hợp lý phía dưới ống khói để thu hút độ ẩm bên trong các ống dẫn khí. Hơi ẩm đọng lại trong hố sẽ bốc hơi khi luồng nhiệt lại lưu thông qua đường ống. Nếu nhìn thoáng qua thì gaejari chẳng khác gì một chỗ trống bị lõm xuống giữa đường ống dẫn hơi nóng và ống khói, thế nhưng chính không gian trống đó lại tạo ra tác dụng động lực học cho luồng không khí dưới sàn nhà.
예전에는 집에서 기르는 개가 종종 아궁이 쪽 고래의 개자리에 들어가 한겨울 밤의 추위를 피하기도 했다. 아침에 무심코 아궁이에 불쏘시개를 넣으면 개자리에서 자던 개가 놀라 아궁이 안에서 뛰쳐나와 달아나기도 했다.
그래서 사람들은 아궁이에 불을 지피기 전에 막대기 같은 것으로 아궁이 안을 두드려 빈 것을 확인한 후에 불을 넣었다.
Vì tác dụng như vậy nên ngày xưa, nhiều loài chó nuôi trong nhà hay tìm cách chui vào hố gaejari gần phía lò để tránh cái lạnh của đêm đông. Cũng có những buổi sáng, người ta nhóm bếp làm cho chú chó đang ngủ giật mình và phóng vọt ra khỏi lò. Những lúc như thế cả người lẫn chó đều giật mình. Do đó, trước khi đốt lò, người Hàn Quốc thường dùng gậy gõ vào lò để kiểm tra xem có chú chó nào đang ngủ trong đó hay không rồi mới nhóm lửa.
Ngôi nhà cổ của Sim Ho-taek, một người giàu có từng sử dụng bút danh Songso, ở huyện Cheongsong, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Ngôi nhà được xây vào khoảng năm 1880, là một kiểu nhà đặc trưng của gia đình quý tộc thời hậu kỳ Joseon. Mỗi phòng đều kết nối với agung-i nên được sưởi ấm, còn gian sảnh giữa nhà, ở bên ngoài thì không.
아궁이에 불을 지피면 불길이 고래를 따라 안쪽으로 흘러 들어가면서 구들을 데워 방 안 공기가 대류 현상을 일으키게 되며, 연기는 굴뚝을 통해 빠져 나간다.
Khi lửa được đốt trong lò, không khí nóng và khói di chuyển theo các đường ống dẫn dưới sàn nhà. Các phòng được làm ấm bằng nhiệt tỏa dưới sàn nhà, trong khi khói được dẫn ra ngoài thông qua một ống khói.
온수 난방의 시조 Khởi nguồn của sưởi ấm bằng nước nóng
온돌 문화가 국가 지정 무형문화재가 된 것은 전통 온돌이 점차 사라지고 있기 때문이기도 하다. 오늘날 거의 대부분의 한국 주택 온돌에는 아궁이가 없고, 그 자리에 온수 보일러가 들어섰다. 불길을 끌어들여 흐르게 했던 고래 대신에 온수 파이프를 깔아 방바닥을 데운다. 대단위 아파트 단지에서는 중앙 난방 방식으로 수백 또는 수천 가구에 온수 난방을 제공한다.
Văn hóa ondol được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là do ondol truyền thống đang dần dà mất đi. Theo thời gian, lò đốt agung-i của ondol không còn được sử dụng trong gia đình Hàn Quốc nữa mà thay vào đó là lò hơi nước nóng. Người Hàn Quốc cũng dùng đường ống dẫn nước nóng để làm nóng sàn thay cho đường ống dẫn nhiệt gorae ngày trước. Ở các khu chung cư lớn thường lắp đặt hệ thống sưởi ấm bằng nước nóng theo phương thức trung tâm cho hàng trăm, hàng nghìn căn hộ.
온돌에서 영감을 받아 온수 난방을 처음 만든 사람은 뜻밖에도 미국의 건축가 프랭크 로이드 라이트이다. 근대 건축의 거장 중 한 사람인 그가 한국의 온돌을 만난 것은 1914년 겨울 일본 도쿄에서였다.
데이코쿠호텔 설계를 의뢰한 오쿠라 기하치로(大倉喜八郞)는 일본 다다미방에서 추위에 떨고 있는 라이트를 어떤 방으로 안내했다. 그는 라이트에게 그 방을 ‘코리안 룸’이라고 설명했는데, 이곳은 일제가 경복궁에서 탈취해 간 조선 왕세자의 거처 자선당(資善堂)이었다. 한옥은 목재와 목재를 끼워 맞춰서 짓는 목구조 방식이기 때문에 해체와 복원이 자유롭다. 라이트는 그곳에서 기적 같은 일을 경험했다고 술회한다.
“바닥에 무릎을 꿇고 앉았는데 정말 말로 표현할 수 없는 그런 훈훈함이 감돌았다. 눈에 보이는 난방 시설도 없었고, 이것으로 난방이 되는구나 하고 바로 알 수 있을 만한 그 어떤 것도 없었다. 그건 정말이지 난방 여부의 문제가 아니라 하나의 기후적 사건이었다.”
Người đầu tiên phát minh ra phương pháp sưởi ấm bằng cách dùng đường ống dẫn nước nóng làm ấm sàn nhà là kiến trúc sư người Mỹ Frank Lloyd Wright. Ông vốn được xem là bậc thầy trong giới kiến trúc sư cận đại và ông tiếp cận với ondol là vào mùa đông năm 1914 tại Tokyo, Nhật Bản.
Okura Kihachiro (大倉喜八郞), người đã giao cho Wright thiết kế khách sạn Imperial đã đưa ông đến một căn phòng khi phát hiện ra ông đang run rẩy vì lạnh trên sàn của phòng trải chiếu tatami.
“Tôi có cảm giác như mùa xuân đến vậy… Khi gập gối ngồi dưới sàn nhà, cảm giác ấm áp khó tả bằng lời bao trùm lấy tôi. Tôi không nhìn thấy bất cứ thiết bị sưởi ấm nào, cũng không có dấu hiệu gì để tôi có thể suy đoán. Như thể không phải nhờ hệ thống sưởi ấm mà chính thời tiết tự nhiên ấm áp vậy.”
“기온이 갑자기 바뀐 것 같았다. 결코 커피 때문이 아니었다. 마치 봄이 온 듯했다. 우리는 곧 몸이 따뜻해지고 다시 즐거워졌다. 바닥에 무릎을 꿇고 앉았는데 정말 말로 표현할 수 없는 그런 훈훈함이 감돌았다. 눈에 보이는 난방 시설도 없었고, 이것으로 난방이 되는구나 하고 바로 알 수 있을 만한 그 어떤 것도 없었다. 그건 정말이지 난방 여부의 문제가 아니라 하나의 기후적 사건이었다.” – 『Frank Lloyd Wright: An Autobiography』, 「Gravity Heat」, 1943년 증보판 ‘코리안 룸’에서 이 ‘기후적 사건’을 경험한 라이트는 당시에 이미 실용화되었던 전기 라디에이터의 구불구불한 파이프를 펴서 데이코쿠 호텔의 바닥에 깔았다. 이것이 온수 난방의 시작이었고, 이후 라이트는 여러 건축물에 이 방식을 적용했다.
“Nhiệt độ như được thay đổi đột ngột. Không phải vì cà phê. Tôi có cảm giác như mùa xuân đến vậy. Chúng tôi thấy ấm và vui trở lại. Khi gập gối ngồi dưới sàn nhà, cảm giác ấm áp khó tả bằng lời bao trùm lấy tôi. Tôi không nhìn thấy bất cứ thiết bị sưởi ấm nào, cũng không có dấu hiệu gì để tôi có thể suy đoán, “À, thì ra sưởi ấm được là nhờ vào cái này đây!”. Như thể không phải nhờ hệ thống sưởi ấm mà chính thời tiết tự nhiên ấm áp vậy.” (– trích “Gravity Heat”, trong Frank Lloyd Wright: An Autobiography”, tái bản năm 1943).
Okura giải thích với Wright đó là phòng Korea (Korean Room), là phòng riêng dành cho Thái tử Joseon khi người này chạy trốn khỏi cung Gyeongbok trong thời Nhật chiếm đóng. Vì căn phòng như một ngôi nhà truyền thống của Korea, được xây theo cách thức ghép gỗ lại với nhau nên rất dễ tháo lắp. Wright cho biết bản thân ông đã trải qua kỳ tích ở đây.
Lúc bấy giờ, Wright sau khi trải qua “hiện tượng thời tiết” trong phòng Korea đã cho đường ống nước chằng chịt của bộ tản nhiệt điện đi khắp dưới sàn của khách sạn Imperial. Đó chính là khởi đầu của phương pháp sưởi ấm bằng nước nóng, về sau Wright còn áp dụng phương pháp này trong nhiều công trình kiến trúc khác.
치유의 공간 Không gian chữa bệnh
온돌방은 ‘치유의 공간’이기도 하다. 연기가 없는 복사 난방 방식은 축농증이나 폐렴 등 기관지 질병을 예방하는 데 도움이 되고, 신경통이나 관절염의 통증을 가라앉히는 데도 큰 효과가 있다. 흔히 감기에 걸렸을 때 따끈한 아랫목에 누워 이불을 푹 덮고 땀을 흘리고 나면, 막힌 코가 뻥 뚫리고 고열도 가라 앉는다. 그런가 하면 고된 노동으로 지친 몸도 온돌방에서 푹 자고 나면 다음 날 아침에는 거뜬해진다. 온돌은 산후 조리에도 탁월한 효과를 갖는다.
이런 현상들은 아궁이에서 불을 땔 때 돌과 황토에서 방사되는 원적외선이 우리 몸 깊숙이 열을 전달해 온열 치료 효과를 나타내기 때문인 것으로 알려졌다. 원적외선은 신체의 면역력을 높여 자연 치유력을 회복시켜 준다. 또한 공기로 전해지는 열보다 피부에 직접 닿는 열이 혈액 순환을 돕는 원리이기도 한데, 현대식 온수 난방에서도 온돌의 전통적 치유 효과를 유지하기 위한 과학적 실험과 노력이 꾸준히 계속되고 있다.
Những kết quả này đã được giải thích bởi thực tế là tia hồng ngoại bức xạ phát ra từ những viên đá và sàn đắp bùn khi căn phòng được sưởi ấm, hơi nóng sẽ thấm vào cơ thể chúng ta và có tác dụng trị liệu tăng thân nhiệt. Nhiệt trực tiếp chạm vào da giúp lưu thông máu hơn là nhiệt trong không khí, và tia hồng ngoại bức xạ sẽ giúp gia tăng độ miễn dịch của cơ thể, giúp phục hồi khả năng tự chữa bệnh của cơ thể. Đây là lý do vì sao các thí nghiệm khoa học và những nỗ lực nhằm tiếp tục kết hợp những ảnh hưởng tốt cho sức khỏe của ondol với hệ thống sưởi hiện đại.