충주, 풍경과 삶이 어우러진 이상향 – Đường đến địa đàng trần gian

0
1100
Chungju và Danyang thuộc tỉnh Chungcheongbuk nằm trải dài theo con sông Namhan chảy qua khu vực nội địa miền Trung với những vách đá và phong cảnh kì bí. “중앙탑”, hay “Tháp Trung tâm” của Chungju là một di tích có từ thời Silla thống nhất Tam Quốc vào thế kỷ thứ 7 và ngày nay, nó trở thành kiến trúc biểu tượng cho khu vực trung tâm về mặt địa lí của bán đảo Hàn.

비가 소복소복 내렸다. Mưa rơi nặng hạt.
옛이야기처럼 내리는 비는 여행자에게 반가운 선물이다. 산과 들이, 꽃과 나무가 촉촉한 빗 속에 고요히 스며들 때 여행자의 마음도 잠시 삶의 그물에서 놓여난다.
고속도로를 벗어나 충주시 중앙탑면으로 들어서는 길목에 차를 세웠다. 깊게 숨을 들이키며 마음 속으로 인사를 했다. 한 도시에 들어서는 순간 심호흡을 하는 것은 내 여행의 묵은 버릇이다. 고통과 환희, 슬픔과 그리움, 꿈과 절망. 이 땅에서 대대로 살아온 사람들의 삶의 흔적들이 이 공기 속 어딘가 떠돌고 있다 생각하면 마음이 경건해진다. 오래전부터 나는 한 도시가 지닌 최고의 문화유산은 그 도시를 떠도는 공기라고 생각했다.

Như người xưa thường nói, mưa là một món quà chào đón du khách. Khi những ngọn núi và cánh đồng, hoa cỏ và cây cối lặng lẽ hoà quyện trong cơn mưa ướt át, du khách cũng sẽ tạm thời thoát ra khỏi mạng lưới cuộc sống hằng ngày.
Ra khỏi đường cao tốc, tôi đỗ xe dọc theo con đường nhỏ dẫn vào trong huyện Jungangtap, thành phố Chungju. Hít một hơi thật sâu, tôi gửi lời chào thầm lặng đến nơi này. Hít thở thật sâu khi vừa bước vào một thành phố nào đó là một thói quen từ lâu của tôi. Dấu vết cuộc sống của những con người đã sống trên vùng đất này từ thế hệ này sang hệ khác- nỗi đau và niềm vui, u buồn và nhung nhớ, ước mơ và tuyệt vọng, tất cả đều như bay lơ lửng đâu đó trong không khí. Khi nghĩ đến điều này, lòng tôi trở nên kính cẩn tôn nghiêm. Đã từ lâu, tôi luôn cho rằng di sản văn hoá vĩ đại nhất của thành phố chính là bầu không khí bay lơ lửng trong thành phố đó.

충주 사람들은 자신들이 사는 도시를 중원(中原)이라 부르길 좋아한다(예전에는 실제로 중원군이 있었지만 1995년 충주시에 통합되었다). 지리적・역사적으로 한반도의 중심에 자리하고 있다는 자부심에서 비롯된 것이다. 여행자가 충주에서 두 밤만 묵고 나면 이 생각은 쉬 이해된다. 남한강을 따라 형성된 이 도시를 둘러싸고 있는 것은 묵은 탑과 비이다.

Người dân Chungju thích gọi thành phố mình là Jungwon (Trung Nguyên – trước đây từng có quận Jungwon và đến năm 1995, quận này được sát nhập vào thành phố Chungju). Họ tự hào vì Chungju là trung tâm địa lí và lịch sử của bán đảo Hàn. Chỉ cần nghỉ lại hai đêm ở Chungju, bất kỳ du khách nào cũng sẽ cảm nhận được điều này. Bao quanh thành phố được hình thành dọc theo sông Namhan là những tháp đá và tấm bia cổ xưa.

탑과 비의 도시 Thành phố của bia đá và chùa tháp
중원에서 나의 첫 참배 대상은 고구려비였다. 지금은 새 행정 지명에 따라 공식 명칭이 충주고구려비이지만 여전히 사람들은 중원고구려비라고 더 많이 부르고 있는데, 남한 지역에 남아 있는 유일한 고구려 석비이다. 이 비는 지금의 만주 남부에서 건국한 고구려가 한반도 중부까지 영역을 확장한 5세기 중후반에 건립된 것으로 추정된다. 표면에 새겨진 글귀를 보면 “고구려와 신라가 형제와도 같은[여형여제(如兄如弟)] 관계였으며 고구려왕이 신라왕과 신하들에게 의복을 하사했다”라고 하여 당시 고구려와 신라의 관계를 엿볼 수 있다.

Nơi đầu tiên tôi đến thăm ở Jungwon là bia đá Goguryeo. Mặc dù tên gọi chính thức theo địa danh hành chính hiện nay là bia đá Chungju Goguryeo, nhiều người dân địa phương vẫn có thói quen gọi nó là bia đá Jungwon Goguryeo. Đây là bia đá duy nhất của vương quốc cổ đại của Goguryeo còn lại ở Hàn Quốc. Bia đá này được dựng lên vào nửa sau thế kỉ thứ 5 khi Goguryeo, vương quốc được thành lập ở phía nam Mãn Châu, mở rộng lãnh thổ của mình ra đến tận miền trung bán đảo Hàn. Phần chữ khắc trên bia đá ghi rằng “Quan hệ giữa Goguryeo và Silla giống như anh em [Như huynh như đệ (如 兄如弟)], vua Goguryeo ban tặng y phục cho vua Silla và các hạ thần của ông”, cho thấy được mối quan hệ giữa Goguryeo và Silla thời đó.

충주고구려비는 남한 지역에 남아 있는 유일한 고구려시대 석비이다. 5세기에 건립된 것으로 추정되며 높이는 2.03m이다 Bia đá Goguryeo ở Chungju là di tích Goguryeo duy nhất còn lại ở Hàn Quốc. Bia đá này cao 2,03 mét, được dựng lên vào thế kỷ thứ 5.

충주고구려비 전시관은 고구려 역사 교육관의 기능을 하고 있었다. 3D 컴퓨터로 복원된 안악3호분(북한 국보 28호, 현 황해남도 안악군 소재) 벽화에는 고구려의 정예병사인 개마무사(鎧馬武士)의 모습이 선명하다. 말에 쇠로 된 갑옷을 입히고 역시 갑옷으로 중무장한 개마무사는 공격 때 적진을 돌파하는 돌격대였고 방어 때 적의 공격을 막는 방호벽 역할을 했다. 전성기의 고구려는 5만 명 이상의 개마무사를 보유했다고 한다. 서양사에는 이보다 훨씬 뒤인 1221년 페르시아와 몽고의 전투 기록에 처음 개마가 등장한다.

Phòng trưng bày bia đá Chugnju Goguryeo cũng là nơi để giáo dục lịch sử Goguryeo. Trên bức bích hoạ quận Anak số 3 (quốc bảo Bắc Hàn số 28, thuộc quận Anak, tỉnh Hwanghaenam hiện nay) được phục hồi bằng đồ họa máy tính 3D là hình ảnh rất rõ nét của các kị binh tinh nhuệ của Goguryo, gọi là “gaemamusa” (khải mã vũ sĩ). Các kị binh này mình mặc áo giáp, cưỡi ngựa cũng được khoác áo giáp thép, lúc thì xông pha tấn công trận địa của địch, lúc thì xếp trận phòng ngự ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù. Goguryeo thời hoàng kim được cho là có lực lượng lên đến hơn 50.000 kị binh. Trong lịch sử phương Tây, những chiến binh ngựa mặc áo giáp đầu tiên xuất hiện trong trận chiến giữa Ba Tư và Mông Cổ vào năm 1221, tức sau đó rất lâu.

고구려가 한때는 신하로, 한때는 동생으로 여겼던 신라에게 망한 것은 668년의 일이다. 중원 거리에 우뚝 서 있던 고구려비가 그 이후 어떤 대접을 받았을 것인가 짐작하기란 그리 어렵지 않다. 박해를 염려한 고구려 유민들이 이 비를 땅에 묻었을 거라 생각하는 이도 있고 비문이 뭉개진 채 대장간의 밑돌로 망치질과 풀무질을 견디어냈을 거라 추측하는 이도 있다.

Bài viết liên quan  1750년 프랑스에서 제작된 고지도···독도·한국해 표기 - Đảo Dokdo và biển Hàn Quốc xuất hiện trên một bản đồ châu Âu từ thế kỷ 18

Năm 668, Goguryeo bị diệt vong bởi Silla, vùng lân cận mà nó từng xem là thuộc hạ, là huynh đệ. Không khó tưởng tượng ra bia đá Goguryeo nằm ngay giữa con đường Jungwon sau đó phải chịu số phận như thế nào. Một số người cho rằng người dân tị nạn Goguryeo đã chôn tấm bia này dưới đất vì lo ngại nó sẽ bị vùi dập, một số khác suy đoán rằng có thể nó đã từng được dùng làm miếng đá lót trong lò rèn, chịu đựng không biết bao nhiêu lần búa đập và thổi hơi trong tình trạng những dòng chữ khắc trên bia bị biến dạng.

중원에서의 두 번째 참배를 위해 탑평리 7층석탑으로 걸음을 옮겼다. 충주 사람들은 이 탑을 중앙탑이라 부르기 좋아한다. 아예 탑의 면소재지 명칭을 중앙탑 면으로 바꾸었다. 오랜 전쟁 끝에 삼국을 통일한 신라는 자랑스러운 새 나라의 기상을 상징하여 국토의 한가운데에 이 탑을 세웠다. 해질 무렵 나는 이 탑을 세 바퀴 돌았다. 횟수에 의미가 있는 것은 아니었지만 고구려와 신라 백제 세 나라를 생각했다. 세 나라는 서로 각축하며 문물과 역사의 발전을 꿈꾸었지만 최종 승자는 신라였다. 탑을 도는 동안 알 수 없는 신비한 에너지가 탑으로부터 스미어 나오는 느낌을 받았다.

Tôi dời bước đến tháp đá 7 tầng ở Tappyeong-ri, điểm tham quan thứ hai tôi muốn đến ở Jungwon. Người dân Chungju thích gọi tháp này là Jungangtap (Tháp trung tâm) nên đã đổi tên hành chính của huyện thành huyện Jungangtap (Jungangtap- myeon). Thống nhất Tam quốc sau cuộc chiến tranh dài, Silla cho dựng lên tháp này ngay giữa lãnh thổ của mình, tượng trưng tinh thần kiêu hãnh của vương quốc mới. Khi hoàng hôn buông xuống, tôi bước vòng quanh tháp ba lần. Con số này không có ý nghĩa gì đặc biệt, chỉ là tôi đang suy nghĩ về ba vương quốc Goguryeo, Silla và Baekje. Cả ba vương quốc cạnh tranh khốc liệt với nhau, theo đuổi giấc mơ tạo nên lịch sử và nền văn minh tiên tiến, rồi người chiến thắng cuối cùng là Silla. Khi đi vòng quanh tháp, tôi cảm nhận được một nguồn năng lượng huyền bí không thể giải thích được từ đó tỏa ra.

옛 탑으로부터 스미어 나오는 에너지를 나는 사랑한다. 인도 카주라호의 돌로 만든 스투파(석탑) 그늘 아래 앉아 한나절에 30편의 시를 쓴 적이 있고 아그라의 타지마할 곁에서 역시 수십 편의 시를 하루에 쓴 적이 있다. 묵은 탑 그늘을 돌면 오랜 세월 이 탑을 돌며 꿈꾸고 노래했던 사람들의 숨결이, 그 냄새가 느껴진다.
Tôi yêu năng lượng từ trong tháp cổ tỏa ra. Tôi từng ngồi dưới bóng mát của một stupa (phù đồ) ở đền Khajuraho – Ấn Độ và sáng tác ra 30 bài thơ chỉ trong nửa ngày. Tương tự như vậy, tôi cũng đã viết 30 bài thơ tại ngôi đền Taj Mahal ở Agra trong một ngày. Dạo bước dưới bóng ngôi tháp cổ, tôi cảm nhận được hơi thở và mùi hương của những con người cũng từng ấp ủ giấc mơ, cất tiếng hát ca khi dạo bước xung quanh tháp.

충주호를 따라 단양으로 가는 강변길에서는 기암괴석을 스치며 흘러가는 남한강을 한눈에 내려다볼 수 있다. 유람선을 타면 단양팔경을 가까이에서 모두 감상할 수 있다. Con đường dọc theo hồ Chungju đến Danyang đi qua những cảnh quan núi đá vôi đầy quyến rũ và khung cảnh quanh co ngoạn mục của sông Namhan. Du khách có thể đi phà để ngắm cận cảnh 1 “Tám tuyệt cảnh của Danyang”.

꽃 피는 밤에 빗소리를 노래함 Đêm hoa nở tấu khúc tiếng mưa
탄금대는 이 지역의 역사지리적 의미를 새길 수 있는 또 하나의 장소다. 552년 신라 진흥왕 때 우륵(于勒)이라는 사내가 귀화한다. 그는 신라의 남쪽, 예악을 중시한 가야라는 작은 나라에 살며 12줄을 지닌 악기를 만들었고 12개의 아름다운 곡을 만들었다. 12줄은 일 년 열두 달을 상징하는 것이었다. 신라의 왕은 그를 손님으로 받아들여 중원에 머물게 하였으며 음악의 기초를 가르치게 하였다. 탄금대는 우륵이 가야금을 연주한 바위다. 굽이치는 남한강의 절경과 우륵의 가야금 연주는 절묘하게 어울렸을 것 같다. 국가를 지배하는 이념으로 예악을 숭상하게 한 옛 왕들의 처사가 따스하다. 이상향이란 무엇인가. 예나 지금이나 인간 삶의 큰 가치는 변함없는 것이다.

Tangeumdae (Đàn cầm đài) cũng là một nơi khắc dấu ý nghĩa lịch sử địa lý của khu vực này. Năm 552, dưới thời trị vì của vua Jinheung, một chàng trai tên là Ureuk đến định cư tại Silla. Anh sống ở Gaya, một tiểu quốc phía nam của Silla, nơi rất xem trọng âm nhạc và lễ nghi. Ở đó, anh đã phát minh ra một cây đàn 12 dây và sáng tác ra 12 khúc nhạc tuyệt vời. 12 dây đàn tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Vua Silla nồng nhiệt chào đón anh và cho anh lưu lại Jungwon để dạy kiến thức âm nhạc nền tảng cho các đồ đệ của mình. Tangeumdae chính là tảng đá nơi Ureuk gảy đàn Gayageum tấu khúc hoan ca. Tuyệt cảnh sông Namhan quanh co uốn lượn và tấu khúc đàn Gayageum của Ureuk hoà quyện vào nhau một cách kì lạ. Điều đáng trân quí ở đây là các vị vua cổ xưa đã đề cao nghi lễ và âm nhạc như một công cụ để trị vì đất nước. Tôi tự hỏi như thế nào là địa đàng trần gian. Thời xưa hay ngày nay, giá trị tôn vinh cao nhất của cuộc sống con người vẫn không hề thay đổi.

충주에는 무학시장이라 불리는 상설시장이 있다. 시장은 발려진 생선뼈의 모습을 지니고 있다. 척추에 해당하는 긴 통로가 있고 좌우로 가시들이 펼쳐진다. 척추를 따라 걷다 샛길을 찾아들고 이 과정을 반복하다 길을 잃어버렸다. 저자거리를 구경하다 길을 잃는 것은 그럴 듯하지만 차를 세워놓은 곳을 알 수 없으니 문제였다. 헤매다가 반선재라는 한옥집을 보았다. UN 사무총장을 지낸 반기문 씨가 유년시절을 보낸 집이라 한다. “반듯하고 착하게 살자”는 꿈이 담긴 집이란다. 시장 안에서 길을 찾지 못한 내가 마침내 선택한 방법은 시장 밖으로 나와 둘레를 한 바퀴 도는 것이었다. 두 시간 만에 차를 찾았을 때 반가움과 시장기가 한꺼번에 찾아왔다. 칼국수집의 아낙이 칼국수에 밥 한 공기를 더 내밀었다. 내 배가 많이 고픈 것을 안 것이다.

Bài viết liên quan  [Đọc - Dịch] 우리 아이의 안전한 학교생활 어떻게 할까요? Làm thế nào để con đến trường an toàn?

Tại Chungju, có một nơi gọi là chợ Muhak (Vũ hạc). Đây là một cái tên rất đẹp vì những người ghé qua chợ, thương nhân hay khách hàng đều như biến thành những con hạc nhảy múa vui ca. Chợ Muhak có hình dáng như một cái xương cá, với một lối đi ngay giữa tạo giống như xương cột sống và các lối nhỏ phân nhánh sang trái phải như các xương nhỏ hai bên. Tôi đi theo lối chính thì gặp một đường rẽ nhỏ và quá trình này lặp đi lặp lại khiến tôi lạc lối. Bị lạc lối khi lang thang dạo chợ là chuyện rất bình thường, nhưng vấn đề là tôi không tìm ra được chỗ mình đã đậu xe. Loanh quanh một hồi, tôi chợt thấy một ngôi nhà cổ truyền thống có tên là Banseonjae. Đây là ngôi nhà nơi cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon trải qua thời ấu thơ của mình, nó chứa đựng ước mơ “sống ngay thẳng và lương thiện”. Không tìm được đường trong chợ, cuối cùng tôi phải chọn cách thoát ra ngoài chợ rồi đi một vòng quanh bên ngoài. Sau hai tiếng đồng hồ tôi cũng tìm ra được xe của mình, niềm vui và cơn đói cùng lúc ùa đến. Người phụ nữ phục vụ ở quán mì mang đến cho tôi một tô mì và một chén cơm trắng, như thể bà ấy biết tôi đang đói.

사람이 살아가는 모습이 없다면 절경은 한쪽의 아름다움밖에 지니지 못한다. 자연이 지닌 아름다움은 그곳에 넋을 부린 사람들의 숨결이 있을 때 이상향의 모습을 지니는 것이다. Nếu không có bóng dáng cuộc sống con người, tuyệt cảnh cũng chỉ mang vẻ đẹp không hoàn mĩ. Vẻ đẹp thiên nhiên chỉ trở thành địa đàng trần gian khi chứa đựng hơi thở của những con người gửi gắm linh hồn mình.

여관의 창을 열고 밤새 빗소리를 들었다.
Tôi mở cửa sổ phòng trọ và lắng nghe tiếng mưa rả rích cả đêm.
신라나 고구려의 옛 사람들 중에도 밤새 창을 열고 빗소리를 들었던 이가 있었을 것이다. 지금은 사라지고 없는 우륵의 12곡 중에도 혹 빗소리를 노래한 곡이 있지 않았을까. 꽃 피는 밤에 빗소리를 노래함. 있었을 것 같다. 비는 아침에도 자박자박 내린다. Người thời Silla và Goguryeo, chắc chắn cũng có người mở cửa sổ lắng nghe tiếng mưa suốt đêm như tôi. Trong 12 tấu khúc của Ureuk không còn tồn tại trên đời này, chắc phải có tấu khúc tiếng mưa trong đêm hoa nở. Sáng hôm sau, mưa vẫn rơi nhẹ nhàng và lặng lẽ.

희고 푸른 바위 봉우리들이 마치 힘차게 싹 터 오르는 죽순을 연상시킨다는 옥순봉은 단양팔경 중에서도 뛰어난 절경으로 꼽힌다. Tên của đỉnh núi này là Oksunbong (Ngọc duẩn phong: đỉnh núi măng tre) vì những tảng đá màu trắng trắng xanh xanh nhô lên không trung giống như cây măng tươi. Đây là một trong “Tám tuyệt cảnh của Danyang” được đánh giá cao nhất.

옛 나루터에서 Ở bến phà xưa
강을 낀 599번 지방도로를 따라 목계나루로 향했다. 이 나루에는 조선시대부터 남한강 물길의 제일 큰 장이 섰다. 서해와 동해의 물산의 교류가 이루어지고 충청 강원 경상 세 도의 세곡선이 물길을 따라 흘렀다. 3월부터 11월까지 뱃길이 열렸는데 7, 8월 물이 많은 철에는 큰 상선도 오르내렸다 한다. 물길을 따라 서울로 가는 길은 12-15시간이 걸렸으며 물길을 거슬러 목계로 오는 데는 5일에서 2주일이 걸렸다 한다. 조선시대에 800호가 모여 살았고 100여 척의 상선이 머물렀다니 나루의 규모를 짐작할 수 있다. 옛 나루터의 언덕에는 신경림 시인의 <목계장터> 시비가 서 있다.

Lái xe trên đường số 599 dọc theo dòng sông, tôi hướng đến bến phà Mokgye. Từ thời Joseon, ở bến phà này đã mọc lên cái chợ lớn nhất dọc theo sông Namhan. Giao thương hàng hoá của biển đông và biển tây diễn ra ở đây, những chiếc thuyền chở ngũ cốc đóng thuế của ba tỉnh Chungcheong, Gangwon và Gyeongsang lần lượt theo dòng nước rời cảng. Đường thủy mở cửa từ tháng 3 đến tháng 11. Vào tháng 7 và tháng 8, khi mùa nước dâng cao, các tàu buôn lớn cũng cập bến tại đây. Thời đó, tuyến đường thủy từ đây đến Seoul mất từ 12 đến 15 tiếng, và mất từ 5 ngày đến 2 tuần nếu đi ngược dòng để trở về Mokgye. Thời Joseon, có khoảng 800 hộ gia đình sinh sống và hơn 100 thuyền buôn thường xuyên neo đậu ở đây, qua đó ta có thể thấy được quy mô của bến cảng nơi này. Trên ngọn đồi ở bến cảng có dựng một tấm bia ghi khắc lại bài thơ “Chợ Mokgye” của nhà thơ Shin Kyung-rim.

조선시대 남한강 수운의 중심이었던 목계나루에서는 요즘 관광객들을 위한 강배 타기 체험 프로그램이 운영되고 있다. Bến cảng Mokgye, trung tâm vận chuyển đường thuỷ trên sông Namhan trong triều đại Joseon. Hiện nay, nó là điểm xuất phát của các du thuyền ngắm cảnh trên sông phục vụ cho khách du lịch.

하늘은 날더러 구름이 되라 하고
땅은 날더러 바람이 되라 하네
청룡 흑룡 흩어져 비 개인 나루
잡초나 일깨우는 잔바람이 되라네
뱃길이라 서울 사흘 목계나루에
아흐레 나흘 찾아 박가분 파는
가을볕도 서러운 방물장수 되라네
산은 날더러 들꽃이 되라 하고
강은 날더러 잔돌이 되라 하네
Trời muốn tôi thành mây
Đất muốn tôi thành gió
Một làn gió thoảng
đánh thức cỏ dại trên bến phà
khi mây tan mưa tạnh
Thành người bán rong u sầu
trong ánh nắng thu
ba ngày đi thuyền từ Seoul
đến bến phà Mokgye
bán phấn hương ngày thứ tư và thứ chín
Núi muốn tôi thành cánh hoa dại
Sông muốn tôi thành hòn đá lăn.
– Trích bài thơ “Chợ Mokgye” của Shin Kyung-rim

유람선으로 도담삼봉을 지나 상류로 200m쯤 거슬러 올라가면 왼쪽 강변으로 마치 강을 품은 바위 굴과도 같은 석문이 모습을 드러낸다. Khi phà đi từ Dodam Sambong về phía thượng nguồn khoảng 200 mét, ở bên trái bờ sông, du khách có thể nhìn thấy một vòm đá tựa như một lối vào hang động ôm lấy mặt nước.

운이 좋았다. 이곳에는 매월 네 번째 토요일에 리버마켓이 선다. 내가 목계에 들어선 날이 그날이었다. 일종의 벼룩시장인 셈인데 파는 물건은 모두 수제품이었다. 물건들이 다 내 마음을 붙들었다. 한글과 한자로 두 개의 도장을 팠는데 몹시 마음에 들었다. 청국장과 된장, 유자잼을 샀으며 목각인형과 손지갑을 샀다. 열쇠고리 같은 기념품도 몇 개 사는 동안 지갑이 비었다. 손으로 물건을 만드는 사람의 마음을 한마디로 표현하면 ‘정성’이 될 것이다. 정성을 다하는 사람은 어질고 어진 사람은 남에게 해를 끼치지 않는다. 좋은 세상을 만드는 바탕이라 할 것이다. 그들은 내게 4월이면 나루가 유채꽃으로 덮인다고 내년 4월에 꼭 다시 오라고 했다. 충주호의 유람선 충주호를 따라 단양으로 가는 강변길의 아름다움을 어떻게 말할 수 있을까. 길은 강변을 따라 끝없이 이어진다. 시작이 있는 모든 존재들은 끝을 지니기 마련이다. 보슬비 속에 이어지는 길은 포근하고 따스하다. 한없이 가도 끝을 만날 수 없을 것 같다. 한 시간쯤 달려 장회나루에서 차를 멈춘다. 오래전부터 이 나루에서 충주호 유람선을 타고 싶었다. 그런데 빗방울이 굵어진다. 유람선이 다닐 수 있을까 생각했는데 의외로 승객들이 많다. 배를 가득 채운다.

Bài viết liên quan  입법부,행정부,사법부, 독립기관, 지방자치단체 - Hành chính, lập pháp, tư pháp, Cơ quan độc lập, Chính quyền địa phương

Tôi đã gặp may. Chợ bến sông họp chợ vào thứ bảy tuần thứ tư mỗi tháng. Đúng vào ngày tôi đến Mokgye. Đây là một dạng chợ trời, tất cả hàng hóa đều được làm bằng tay. Tôi thích tất cả mọi thứ ở chợ này. Tôi mua hai con dấu, một cái khắc chữ Hàn và một cái khắc chữ Hán, tôi thích cả hai. Sau đó, tôi mua hai loại tương đậu cheonggukjang và doenjang (hai loại tương để nấu canh, loại đầu có mùi nặng hơn), mứt thanh yên, tượng gỗ điêu khắc nhỏ và một cái ví cầm tay. Đến lúc mua thêm mấy vật lưu niệm như móc khoá, ví tôi đã trống không. Nếu chỉ dùng một từ để diễn đạt tấm lòng của những người làm đồ thủ công, tôi nghĩ đó là từ “jeongseong”, có nghĩa là đặt cả trái tim vào những gì bạn đang làm. Người làm việc bằng cả trái tim thì thường hay nhân hậu, người nhân hậu thì không làm hại ai bao giờ. Họ là những người tạo nên nền tảng cho một thế giới tươi đẹp. Họ nói đến tháng tư, bến cảng sẽ tràn ngập hoa cải dầu vàng, bảo tôi tháng Tư năm nhớ sau quay lại. Đi du thuyền trên hồ Chungju Thật khó để diễn tả bằng lời vẻ đẹp của con đường dọc theo bờ hồ Chungju đến Danyang. Con đường dọc theo bờ sông cứ như trải dài vô tận. Mọi tồn tại có khởi đầu chắc chắn phải có kết thúc. Con đường hiện dần ra trong cơn mưa bụi thật ấm áp. Có vẻ như đi mãi cũng không bao giờ kết thúc. Khoảng một tiếng sau, tôi dừng xe ở bến phà Janghoe. Đã từ lâu, tôi muốn đi thuyền ngắm cảnh hồ Chungju từ bến phà này nhưng mưa lại bắt đầu nặng hạt. Tôi tự hỏi không biết thuyền có thể rời bến được không, nhưng thật ngoài dự đoán, hành khách đã lên đầy thuyền.

단양팔경 중에서도 제일 절경이라는 구담봉과 옥순봉을 제대로 볼 수 있을까? 조선 시대에 단원 김홍도와 겸재 정선은 이곳의 경치를 보며 진경산수화를 그렸고 퇴계 이황을 비롯한 선비들은 이곳의 경치가 중국의 소상팔경보다 뛰어나다고 적었다. 그러나 비는 그칠 줄을 모른다. 우산을 쓰고 유람선 객실 밖으로 나갔다. 물안개와 비구름이 깊게 스미어 절경을 볼 수 없으니 아쉬움이 크다. 단 한번의 여행으로 어찌 천하의 절경을 만날 수 있을 것인가. 1980년대 신경림 시인의 시 <목계나루>를 처음 읽었을 적부터 보고 싶었던 두 봉우리와의 만남은 다음 기회로 미룰 수밖에.

Tôi tự hỏi trong “Danyang bát cảnh”, liệu tôi có thể ngắm nhìn rõ hai cảnh quan tuyệt vời nhất là đỉnh núi Gudambong và Oksunbong hay không?Hai thiên tài hội hoạ thời Joseon là Kim Hong-do (hiệu là Danwon – Đàn Viên) và Jeong-seon (hiệu là Gyeomjae –Khiêm Trai) từng vẽ lại tuyệt cảnh sông núi nơi này và nhà nho Yi Hwang (Lý Hoảng) đã ghi lại rằng phong cảnh nơi này thậm chí còn tuyệt đẹp hơn cả “Tiêu Tương bát cảnh” (8 cảnh đẹp ở Tiêu Tương) của Trung Quốc. Trời vẫn mưa không dứt. Tôi cầm ô, bước ra boong tàu. Mưa, sương mù, và mây làm cho tôi không thể nhìn rõ được phong cảnh tuyệt vời này. Chỉ còn lại niềm nuối tiếc. Chỉ với một chuyến đi thì làm sao ngắm được hết tuyệt cảnh trần gian này kia chứ? Cuộc gặp gỡ của tôi với hai đỉnh núi, nơi tôi luôn muốn đến ngay khi đọc bài thơ “Bến phà Mokgye” của nhà thơ Shin Kyung-rim vào những năm 1980, phải chờ đến cơ hội lần sau.

“내가 세상 어디에서도 볼 수 없던 절경” “Một khung cảnh tuyệt vời mà tôi chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới”
강변길을 따라 달리는 동안 빗줄기가 가늘어졌다. 눈앞에 도담삼봉이 들어온다. 남한강 상류의 물굽이에 세 개의 바위 봉우리가 솟구쳐 있다. 19세기 말 이곳을 찾은 유명한 여행자가 있었다. 영국 왕립지리학회 회원인 이사벨라 버드 비숍 여사였다. 그는 여행기 <한국과 이웃나라들>에 이곳의 아름다움을 이렇게 적었다.

Khi xe chạy dọc theo đường bờ sông, mưa cũng ngớt dần. Dodam Sambong (đảo có ba đỉnh núi đá) hiện ra trước mắt tôi. Ba đỉnh núi đá trồi lên trên mặt nước ở khúc uốn thượng nguồn sông Namhan. Một du khách người Anh nổi tiếng đã từng đến đây vào cuối thế kỷ 19. Bà Isabel- la Bird Bishop, hội viên Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh, mô tả vẻ đẹp nơi đây trong nhật kí du hành của mình “Korea và những nước láng giềng” như sau:

“한강의 아름다움은 도담에서 그 절정을 이룬다. 낮게 깔린 강변과 우뚝 솟은 절벽. 그 사이 푸른 언덕배기에 서 있는 처마가 낮고 지붕이 갈색인 집들이 그림처럼 줄지어 있는데 내가 세상 어디에서도 볼 수 없던 절경이었다.”
비숍 여사가 본 풍경은 두 가지다. 도담의 그림 같은 풍경과 언덕배기의 초가집들.
사람이 살아가는 모습이 없다면 절경은 한쪽의 아름다움밖에 지니지 못한다. 자연이 지닌 아름다움은 그곳에 넋을 부린 사람들의 숨결이 있을 때 이상향의 모습을 지니는 것이다. 지금은 초가집 대신 몇 개의 비닐하우스들과 현대식 집들이 언덕배기에 자리하고 있다.

“Vẻ đẹp của sông Hán (Hangang) kết thúc ở Dodam tạo nên một phong cảnh thật tuyệt vời. Bờ sông thấp trải rộng và vách núi đá cao sừng sững. Ở giữa đó, trên đỉnh đồi xanh ngát, các ngôi nhà với mái nhà màu nâu và mái hiên hơi thấp xếp hàng liền nhau như tranh vẽ. Đó là tuyệt cảnh mà tôi chưa từng nhìn thấy ở bất cứ nơi đâu trên thế gian này.”
Bà Bishop đã nhìn thấy hai thứ: phong cảnh như tranh vẽ của Dodam và những ngôi nhà tranh trên đỉnh đồi. Nếu không có bóng dáng cuộc sống con người, tuyệt cảnh cũng chỉ mang vẻ đẹp không hoàn mĩ. Vẻ đẹp thiên nhiên chỉ trở thành thiên đàng trần gian khi chứa đựng hơi thở của những con người gửi gắm linh hồn mình. Ngày nay, một số ngôi nhà tranh trên đỉnh đồi đã được thế chỗ bằng nhà lồng kính và nhà kiểu hiện đại.

도담에서 가파른 산기슭 계단을 300m쯤 오르고 다시 100m를 내려가면 석문(石門)이 나타난다. 바위 굴 사이로 푸르게 흐르는 한강의 모습이 보인다. 자연이 지닌 이상 세계의 품격이 있다. 교통이 불편하기 이를 데 없었을 19세기 말 비숍 여사는 어떻게 이곳까지 찾아왔을까. 요즘 여행자의 내공으로는 생각할 수 없는 일이다. 강마을의 불빛들이 하나둘 켜지기 시작했다. 빗 기운 속에 반짝이는 마을의 불빛들이 아름다웠다.

도담삼봉은 남한강 상류 한가운데 세 개의 기암으로 이뤄진 섬이다. Dodam Sambong là một hòn đảo có ba đỉnh núi đá nằm giữa dòng thượng lưu của sông Namhan.

Ở Dodam, sau khi leo lên các bậc thang thẳng đứng lên dốc núi khoảng 300 mét rồi đi xuống lại khoảng 100 mét thì du khách sẽ thấy một cổng đá. Giữa các hang động, chúng ta có thể nhìn thấy dòng nước sông Hán xanh xanh chảy qua. Thế giới lý tưởng của thiên nhiên mang một phẩm chất nhất định. Tôi băn khoăn không biết bà Bishop đã tìm đến đây bằng cách nào vào cuối thế kỷ 19, khi giao thông còn chưa thuận tiện. Đây là điều dường như không tưởng đối với một người đi du lịch thời nay. Ánh đèn trong làng lần lượt được thắp lên, chiếu sáng lấp lánh thật đẹp trong mưa.

곽재구 시인
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Nguyễn Ngọc Trâm Oanh

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here