전라북도 고창 일대는 아름다운 자연 경관과 가슴저린 슬픈 역사를 간직한 고장이다. 빨간 동백꽃이 핀 이른 봄 날, 한국 농민운동의 큰 발자취가 남아 있는 땅으로 시인 이산하가 달려갔다.
Huyện Gochang thuộc tỉnh Jeonlabuk là nơi vừa mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng vừa lưu giữ những kí ức lịch sử đau thương. Một ngày xuân sớm, khi những đóa sơn trà nở rộ, nhà thơ Lee San-ha đã tìm đến miền đất vẫn còn nhiều dấu tích của cuộc khởi nghĩa nông dân Triều Tiên này.
수천 년 내려 온 인류의 문명과 문화가 코로나 19 한 방으로 휘청거린다. 보이지도 않고 소리도 없는 적이 첨단미사일 못지 않게 무섭다는 것을 실감하고 있다. Nền văn minh và văn hóa nhân loại tạo dựng suốt mấy nghìn năm qua đã bị lung lay trong tích tắc vì đại dịch COVID-19. Ta cảm nhận được kẻ địch vô hình, vô thanh này thật sự đáng sợ, đáng sợ không kém một loại tên lửa tối tân.
오늘 이 순간에도 우리는 속수무책으로 이 전대미문의 상황을 견디어 나가고 있다. 가족이나 친구들이 죽어도 다가가 눈을 감겨줄 수 없다. 얼굴을 보며 꽃을 바칠 수도 없다. 코로나 19는 자유도 슬픔도 용납하지 않는다. 어쩌면 그동안 자유를 방종으로 기만하며 살아온 우리의 삶에 대한 강력한 경고일 것이다. 슬픔도 마찬가지다. 그동안 타인의 슬픔이나, 또는 나의 슬픔을 이용해 잇속을 챙긴 일이 없었나 돌이켜 볼 일이다. ‘메멘토 모리’– 이 무력한 순간에 가슴에 새기고 싶은 문구다.
Hôm nay, chính thời khắc này, ta đang đối mặt với hoàn cảnh chưa từng có trong lịch sử mà không thể đưa ra kế sách. Người thân, bạn bè qua đời đi chăng nữa, ta cũng không thể đến gần vuốt mắt cho họ. Ta cũng không thể về nhìn mặt họ lần cuối và tiễn họ một đóa hoa. COVID-19 không cho phép ta tự do hay buồn bã. Đây có lẽ là lời cảnh cáo đanh thép đến cuộc sống vốn xem nhẹ tự do của con người. Nỗi buồn cũng thế. Ta được dịp nhìn lại xem thời gian qua mình có lợi dụng nỗi buồn của người khác hay của chính mình để trục lợi hay không? “Memento Mori”là câu thành ngữ mà tôi muốn khắc cốt ghi tâm vào thời điểm lực bất tòng tâm này.
혁명의 씨앗 Hạt giống của cách mạng
고창으로 떠나기 며칠 전부터 잠을 설쳤다. 13부작 미국 드라마 <스파르타쿠스(斯巴达克斯)>>에 푹 빠진 탓이다. 코로나로 인한 사회적 거리두기 덕분이었다. 그렇지 않았으면 혼자 넷플릭스의 세계에 탐닉할 일도 없었을 것이다.
Vài ngày trước chuyến đi Gochang, tôi ngủ không trọn giấc vì mải theo dõi bộ phim “Spartacus” dài 13 tập của Mĩ. Đó cũng là nhờ quy định giãn cách xã hội do COVID-19. Nếu không, chắc sẽ không có chuyện tôi một mình đắm chìm trong thế giới phim ảnh của Netflix.
서울 용산역에서 출발한 KTX 고속열차가 1시간 40분 만에 광주 송정역에 도착했다. 코로나 사태로 승객이 줄자 목적지 근처인 정읍역을 건너뛰었다. 마중 나온 후배 차에 실려 거꾸로 고창을 거쳐 고부를 향해 달렸다. 고창읍내로 들어가는 로터리 홍보전광판이 ‘한반도 첫 수도 고창 방문을 환영합니다. 사계절 아름다운 선운산, 동학농민혁명(1894 東學農民革命) 성지’라며 손짓하고 있었다. 그렇다. 여기는 조선 후기 19세기 말 동학농민혁명의 깃발이 처음 펄럭였던 곳이다. 그리고 그 전사들의 피와 뼈가 묻힌 무덤이다. 전광판 옆에 ‘복분자, 장어 특산품 원산지’, ‘전봉준(1855~1895 鄭鳳俊) 장군 동상건립 모금운동에 적극참여 부탁드립니다’라는 현수막들도 보였다. 정부기관에서 공식적으로 세운 전봉준 동상이야 여러 개 있다. 그러나 이번에는 지역 민간인들의 자발적 참여로 만든다는 의미인 듯했다.
Chuyến tàu cao tốc KTX xuất phát từ ga Yongsan, Seoul chỉ mất 1 tiếng 40 phút để đến ga Songjeong, Gwangju. Lượng khách đi tàu giảm do dịch COVID-19 khiến tàu bỏ qua ga Jeongeup vốn dĩ gần với điểm đến của chúng tôi hơn. Được người em khóa sau đưa xe ra đón, lên xe tôi cùng cậu đi ngược về Gochang, hướng đến Gobu. Bảng quảng cáo điện tử ở vòng xoay tiến vào thị trấn Gochang đang vẫy chào với dòng chữ “Chào mừng quý vị đến với Gochang – thủ đô đầu tiên của Bán đảo Triều Tiên – quê hương của núi Seonunsan bốn mùa xinh đẹp, cái nôi của Phong trào Nông dân Đông học (Nông học Nhân dân Cách mệnh, 1894) ”. Đúng vậy. Đây là địa phương đầu tiên giương cao ngọn cờ khởi nghĩa của Cuộc Cách mạng Nông dân Đông học vào thời kỳ cuối triều đại Joseon cuối thế kỷ 19. Và cũng là nơi chôn cất máu xương của các nghĩa binh hi sinh. Cạnh bảng điện tử, vài băng rôn ghi khẩu hiệu “Quê hương của đặc sản phúc bồn tử và lươn”, “Mong quý vị tích cực quyên góp xây dựng tượng Tướng quân Jeon Bong-jun (Trịnh Phụng Tuấn, 1855-1895). Tính ra tượng Tướng quân Jeon Bong-jun do chính phủ chính thức xây dựng đã rất nhiều. Nhưng lần này có vẻ người dân địa phương tự nguyện quyên góp.
승용차가 넓은 들판을 지나 한 작은 기와집 앞에 멈췄다. 전북 정읍시 고부면 신중리 죽산마을 송두호(1829~1895 宋斗浩)의 집이다. 대문은 없고 오른쪽 콘크리트 기둥에 ‘동학농민혁명 모의장소’라는 커다란 글자가 보였다. 이 집이 바로 조선을 뒤흔든 농민혁명의 씨앗이 처음 뿌려진 곳이다. 위로 솟는 것들 중에서 가장 위대한 게 씨앗이다. 그 씨앗을 뿌리며 새로운 세상을 꿈꾸는 이들이 있었다. 그리고 서로 눈빛을 보며 결사항전을 약속했다. 그 결의의 결정체가 전봉준, 손화중(1861~1895 孫華仲), 김개남(1853~1895 金開男) 등 22명의 이름이 적힌 한 장짜리 ‘사발통문(沙鉢通文)’이다. 사발통문이란 주동자가 드러나지 않도록 사발을 엎어놓고 그린 원을 중심으로 둥글게 서명해 지지자들에게 알리는 것을 말한다. 사람들이 둥글게 앉으면 지위고하를 판단하기 어렵다. 중세 유럽의 원탁회의와 유사하다.
Xe đi qua cánh đồng rộng lớn rồi dừng lại trước một ngôi nhà mái ngói nhỏ. Đây là nhà của Song Du-ho (Tống Đẩu Hạo, 1829-1895) ở làng Juksan, Sinjung-ri, Gobu-myeon, thành phố Jeongeup, tỉnh Jeonllabuk. Nhà không cổng, cột xi măng bên phía phải ghi dòng chữ lớn “Nơi tái hiện Cuộc Cách mạng Nông dân Đông học”. Nơi đây đã ươm mầm hạt giống đầu tiên của cuộc cách mạng nông dân làm rung chuyển Triều Tiên lúc bấy giờ. Trong những thực thể bung mình vươn lên, hạt mầm chính là thực thể vĩ đại nhất. Đó những con người vừa gieo những hạt mầm vừa ấp ủ giấc mơ về một cuộc sống mới tươi đẹp. Họ giao ước, quyết tâm chiến đấu đến cùng. Kết tinh của quyết tâm này chính là tờ “Sa bát Thông văn” ghi tên 22 nông dân đồng lòng vì nghĩa lớn trong đó có thể kể đến Jeon Bong-jun, Son Hwa-jung (Tôn Hoa Trọng, 1861-1895), Kim Gae-nam (Kim Khai Nam, 1853-1895). “Sa bát Thông văn” là việc ký tên xung quanh vòng tròn được vẽ từ chiếc bát úp và cho những người ủng hộ biết cốt không để lộ ai là thủ lĩnh. Sẽ khó phân biệt thứ bậc cao thấp khi mọi người ngồi thành vòng tròn. Hình thức này giống với hội nghị bàn tròn thời Trung Cổ Châu Âu.
이 사발통문은 동학농민혁명이 우발적인 사건이 아니라 오랜 폭정에 항거하기 위한 풀뿌리 민중의 계획적인 사건이었음을 증명한다. 이 문서에 적힌 4개의 행동지침도 감영을 함락하고 서울로 향하자는 일종의 전쟁 선포였다. 그런데 이 혁명군의 극비문서가 사라지지 않고 지금까지 남아있다는 건 기적에 가깝다. 53년 전 이 마을에 사는 송준섭(宋俊燮)씨의 집 마루 밑에 묻혀 있던 것이 우연히 발견되었다. 당시 혁명이 실패하자 정부 진압군이 여기는 ‘역적의 마을’이라 하여 마을 주민을 무차별 학살하고 집은 불태워버렸다. 사발통문은 누군가 몰래 매장해서 살아남은 것이다.
Sa bát Thông văn đã chứng minh Cuộc Cách mạng Nông dân Đông học không phải là sự kiện ngẫu nhiên mà là sự kiện mang tính kế hoạch của người dân nhằm chống lại chế độ chính trị hà khắc kéo dài. Bốn phương hướng hành động được viết trong tài liệu này như một lời tuyên bố chiến tranh nhằm chiếm đóng quan nha, tiến về Seoul. Quả là kì tích khi tài liệu tuyệt mật này của quân khởi nghĩa không những không bị mất mà còn được giữ lại đến ngày nay. 53 năm trước, người ta tình cờ phát hiện nó được chôn dưới nền nhà ông Song Jun-seop (Tống Tuấn Tiếp) – một người dân trong làng. Thời đó, khi khởi nghĩa nông dân thất bại, triều đình gọi nơi đây là “làng phản nghịch” và điều quân đến tàn sát dân làng, đốt tất cả nhà dân. Sa bát Thông văn đã được ai đó bí mật chôn xuống nền nhà nên vẫn còn tồn tại đến bây giờ.
이 집의 바로 앞집이 나를 안내하는 후배의 할아버지가 살던 집이었다. 후배가 계속 두 집을 번갈아 보았다. 눈빛이 젖어갔다. 가슴에 파문이 이는 듯했다. 내가 굳이 여기를 먼저 찾은 이유는 126년 전에 참수당한 한 혁명가의 숨결부터 찾아 묵념하고 싶었기 때문이다. 그곳에서 얼마 안 떨어진 곳에 ‘동학혁명모의탑’이 보였다. 사발통문 서명자들의 후손들이 건립한 것이다. 거기서 또 얼마 안 떨어진 곳에 ‘동학농민군위령탑’이 있다. 이름 없이 죽은 수십만 무명용사들을 기리는 탑이다. 고부의 1차봉기(반정부투쟁)는 성공했으나 공주 우금치(牛禁峙)의 2차봉기(항일독립투쟁)는 참패를 당했다. 조선군과 일본군의 총에 농민군은 전멸했다. 죽창과 총은 애당초 싸움이 될 수 없었다.
Ngôi nhà phía trước ngôi nhà này chính là nhà của ông nội người em khóa dưới đang dẫn đường cho tôi. Cậu cứ nhìn đi nhìn lại hai ngôi nhà và rồi ánh mắt ngấn lệ. Chắc có sóng cuộn trong lòng. Vì muốn đến nơi nhà cách mạng bị xử trảm cách đây 126 năm từng sống và dành một phút mặc niệm cho ông nên tôi nhất định phải tìm về ngôi nhà này trước tiên. Tại đây, có thể thấy “Tháp tái hiện Cuộc Khởi nghĩa Đông học” cách đó không xa. Tháp được dựng lên bởi con cháu của những người đã kí tên vào Sa bát Thông văn. Gần đó là “Tháp tưởng niệm Quân khởi nghĩa Đông học”. Tháp tưởng nhớ hàng chục ngàn nghĩa quân vô danh đã hi sinh thân mình trong cuộc chiến. Cuộc nổi dậy lần thứ nhất ở Gobu (cuộc nổi dậy chống triều đình) thành công, tuy nhiên, cuộc nổi dậy lần thứ hai ở Ugeumchi (Ngưu Cấm Trĩ) (Cuộc khởi nghĩa độc lập chống lại Nhật Bản) lại thảm bại. Nghĩa quân nông dân bị tiêu diệt hoàn toàn dưới ngọn súng của quân Triều Tiên và Nhật Bản. Vốn dĩ ngay từ đầu giáo mác tre nứa không thể đương đầu với súng đạn.
위령탑 앞에 하얀 쌀밥 한 그릇이 놓여 있다. 밥을 위해 굶주린 농민들이 곡괭이와 낫을 높이 들었다. 마스크를 나누어 쓰듯 함께 나누어 먹어야하는 게 밥이다. 광활한 들판을 보니 서울로 진군하는 동학농민군과 로마로 진군하는 스파르타쿠스 전사들이 겹쳐졌다. 두 혁명은 참수되었다. “빈손을 쥐면 주먹이 돼”라고 외치며 싸웠던 ‘스파르타쿠스’의 노예들. 그들이 그토록 갈망하던 노예해방을 이루고 자유를 얻었는데도 자조적으로 내뱉는 절규가 내 가슴을 찢어놓았다. “돈이 없으면 자유도 없어.” 그렇다. 밥 없는 자유는 죽음이다. 밥을 굶을 자유밖에 없는 약자들은 여전히 노예다. 수천 년이 흐른 지금도 그때와 크게 다르지 않다. 다만 현대판 노예는 발의 족쇄가 마음의 족쇄로 바뀌었을 뿐이다.
Có một bát cơm trắng được đặt trước tháp tưởng niệm. Để có cơm ăn, người nông dân cơ cực đã giơ cao cái cuốc, lưỡi liềm. Thứ mà người ta phải san sẻ với nhau để ăn chính là miếng cơm, cũng như việc chúng ta chia nhau từng chiếc khẩu trang để dùng như bây giờ. Nhìn ra cánh đồng rộng lớn, tôi thấy hình ảnh nghĩa quân nông dân Đông học tiến về Seoul và đoàn chiến binh Spartacus tiến về Rome chồng lên nhau. Cuối cùng cả hai cuộc khởi nghĩa đều bị truy sát. Những nô lệ của “Spartacus” đã hét vang khẩu hiệu “Nắm chặt bàn tay không sẽ thành quả đấm!” và quyết chiến đến cùng. Tuy họ đã hiện thực hóa giấc mơ giải phóng nô lệ bấy lâu và giành được tự do nhưng tiếng thét của họ làm tôi tan nát trái tim. “Không có tiền, ắt không có tự do.” Thật vậy. Tự do mà không có miếng cơm không khác nào cái chết. Những kẻ yếu có tự do mà phải chịu chết đói thì mãi chỉ là nô lệ. Ngay cả bây giờ, hàng ngàn năm đã trôi qua, chân lí này không nhiều thay đổi. Chỉ khác là ở nô lệ phiên bản hiện đại, xiềng xích trói buộc đôi chân đã được thay bằng xiềng xích giam hãm tâm hồn mà thôi.
바다가 주는 선물 Món quà của biển
이런 생각이 꼬리를 물자 가슴이 막혔다. 터널 속에 갇힌 듯 답답했다. 고창의 고인돌 유적지로 가다가 무거운 돌이 내 가슴을 누를 것 같아 선운사(禪雲寺) 쪽으로 방향을 바꾸었다. 고요한 절에 가서 나를 가라앉히고 마음속의 먼지도 씻어내고 싶었다. 그러나 막상 도착하니 절은 동백꽃을 보러온 사람들로 넘쳤다. 동백꽃은 도솔암(兜率庵) 바위 절벽의 마애불과 함께 선운사의 대표적인 두 상징이다.
Ý nghĩ này ập đến làm lòng tôi thắt lại. Cảm giác ngột ngạt như thể đang mắc kẹt trong đường hầm. Như có tảng đá nặng đè lên lồng ngực, chúng tôi đổi hướng rẽ về phía chùa Seonunsa (Thiện Vân Tự) khi đang trên đường đến khu di tích mộ đá Gochang. Tôi muốn đến một ngôi chùa yên tĩnh để tĩnh tâm và gột rửa bụi trần trong suy nghĩ. Thế nhưng khi đến nơi, chùa đã chật kín người đến ngắm hoa sơn trà. Hoa sơn trà cùng với tượng Phật trên vách đá Dosol-am (Đâu Suất Am) là hai biểu tượng tiêu biểu của chùa Seonunsa.
선운사는 577년 백제의 검단(黔丹)스님과 신라의 의운(義雲)스님이 서로 뜻을 모아 창건했다. 당시 두 나라는 전쟁 중이어서 피난민들이 많았다. 비록 적국의 국민이었으나 두 스님은 난민들을 구제하기 위해 힘을 모아 절을 지어 공동체생활을 했다. 굶주린 백성들의 생계를 해결하고 고아들을 거둬 공부시켰다. 그래서 이 절은 원래 난민구제소였다. 약 1300년 뒤 농민군이 도솔암 마애불 앞에서 거사성공을 기도한 것도 그런 맥락이었다. 이런 생각을 하며 대웅전 뒤편의 울창한 붉은 동백숲 사이로 오가는 스님들을 물끄러미 바라보았다.
Chùa Seonunsa được xây dựng năm 577 bởi nhà sư Geomdan (Kiềm Đan) của vương quốc Baekje (Bách Tế) và nhà sư Uiun (Nghĩa Vân) của vương quốc Silla. Thời điểm đó, hai nước đang trong giai đoạn giao chiến nên nhiều người phải đi lánh nạn. Tuy đến từ hai vương quốc đối đầu nhưng hai nhà sư đã đồng lòng, hợp sức dựng chùa giải cứu đoàn người lánh nạn và tạo nơi sinh hoạt chung cho họ. Nơi đây đã giải quyết nơi ăn chốn ở cho bá tính đói khổ và tập trung trẻ mồ côi lại dạy học. Do đó, ngôi chùa này vốn là trung tâm cứu trợ những người dân tị nạn. Cũng vì lẽ đó, 1,300 năm sau, nghĩa quân đã tìm đến tượng Phật ở Dosol-am để cầu nguyện sự thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa. Nghĩ thế rồi tôi chăm chú nhìn các nhà sư đang đi lại giữa rừng sơn trà nở đỏ rực xum xuê phía sau chính điện của chùa.
절에서 나와 바닷가로 달렸다. 부안의 변산반도 격포항(格浦港)이 마주 보이는 동호해수욕장과 구시포 해수욕장의 명사십리(明沙十里)였다. 1km 이상 직선으로 펼쳐진 고운 백사장을 따라 수백 년 된 소나무숲이 울창하다. 새싹 같은 봄바람이 불어올 때마다 솔향에 귀를 씻었다. 솔숲의 바람소리는 찻물 끓는 소리와 닮았다.
Rời chùa, chúng tôi chạy về phía biển. Điểm đến là bãi cát Myeongsasipni (Minh Sa Thập Lý) nằm giữa bãi tắm Dongho và bãi tắm Gusipo, đối diện cảng Gyeokpo (Cách Phổ) ở bán đảo Byeonsan, Busan. Dọc theo bãi cát trắng mịn trải dài thẳng tắp hơn 1km là rừng thông xanh bạt ngàn có tuổi đời hàng thế kỉ. Mỗi khi gió xuân tươi như mầm non xanh biếc thổi qua, tâm hồn tôi lại được tưới mát bởi hương thông. Gió từ rừng thông thổi ra tí tách như tiếng ấm trà đang đun.
백사장 너머 갯벌이 아득히 펼쳐져 있다. 우리나라 서해는 세계 어느 바다보다도 조수간만의 차가 크기로 유명하다. 매일처럼 바다가 육지가 되고 육지가 바다가 되는 일이 반복된다. 내가 서 있는 지금은 바다가 육지다. 드넓게 펼쳐진 갯벌을 보니 바다 한 잎을 떼어내 염전을 만든 사람이 떠올랐다. 임진왜란(1592~1598) 때 이순신(1545~1598 李舜臣) 장군은 전쟁군수품이 바닥나자 해변 한 자락을 떼어내 큰 가마솥을 만들고 바닷물을 부어 증발시켰다. 그렇게 대량 생산된 소금을 팔아 수천 톤의 군량미를 마련했다. 그는 탁월한 전투지휘관이자 영민한 경영자였다.
Xa xa là bãi triều trải rộng tít tắp tận ngoài khơi. Vùng biển phía Tây Hàn Quốc vốn nổi tiếng bởi nước triều chênh lệch lớn, lớn hơn bất kì vùng biển nào trên thế giới. Đều đặn hằng ngày, biển trở thành đất liền và đất liền trở thành biển. Nơi tôi đang đứng vốn là đất liền tạo thành do triều xuống. Nhìn bãi triều trải dài tít tắp, tôi lại nghĩ đến những người chặn dòng nước biển để làm vựa muối ngày xưa. Trong Chiến tranh Nhâm Thìn (1592 ~ 1598), khi quân nhu cạn kiệt, Tướng Yi Sun-shin (Lý Thuấn Thần, 1545 ~ 1598) đã ra lệnh ngăn một vạt biển, đắp lò nung lớn, đổ nước biển vào và nung cho nước bốc hơi để làm muối. Cứ thế muối được sản xuất hàng loạt, được đem đi bán và đổi lại hàng ngàn tấn quân lương cho binh sĩ. Tướng Yi Sun-shin vừa là một vị tướng xuất chúng vừa là một nhà kinh doanh đại tài.
이곳 바닷물은 염도가 높아서 피부병과 신경통 환자들의 해수욕이나 모래찜질 장소로 유명하다. 주변에 대규모 염전이 많은 것도 그 때문이다. 소나무숲에서 하염없이 바다를 바라보는데 갑자기 맨발로 긴 백사장을 걷고 싶은 충동이 일어났다. 신발과 양말을 벗고 걸었다. 맨살이 차가운 모래에 닿을 때마다 새로운 감각기관이 생겨나는 듯 경이로운 느낌이었다. 그렇게 백사장을 산책하는 사이 석양이 지기 시작했다. 저녁노을은 동백꽃이 떨어지기 직전처럼 관능적이었고 장엄했다.
Nơi đây nổi tiếng là nơi tắm biển hoặc chườm cát cho những bệnh nhân bị bệnh ngoài da hay bệnh về dây thần kinh do nước biển có độ mặn cao. Đó cũng là lý do tại sao xung quanh có rất nhiều ruộng muối lớn. Đứng tại rừng thông nhìn lơ đễnh ra biển, tôi bỗng nảy ra ý định muốn đi chân trần trên bãi cát trắng dài. Tôi cởi giày và tất rồi cứ thế bước đi. Mỗi khi đôi chân trần chạm vào cát lạnh, một cảm giác khác lạ tìm đến như thể có giác quan mới sinh ra. Giữa lúc ấy, hoàng hôn bắt đầu buông. Bóng chiều tà gợi cảm và hùng vĩ như những đóa sơn trà nở bung rực rỡ trước khi lìa cành.
저녁식사는 고창 땅을 밟은 이상 풍천장어 구이와 복분자 술을 먹어야 한다. 이 지역의 명물인‘풍천장어’는 바다와 민물이 만나는 곳에서 잡아 특히 건강식으로 이름이 높다. 번화가가 아닌‘아는 사람만 간다’는 들판의 외딴 곳에 있는 한 식당으로 갔다. 정원과 실내 모두 넓은 ‘형제수산 풍천장어’집이었다. 주인이 직접 구워주는 참숯불 생장어구이는 양념장이 남달랐다. 소스에 들어간 재료가 한약 약초, 곡물 효소, 약초술 등 무려 200여 가지가 넘는다고 한다. 계절따라 달리 나오는 반찬의 식재료도 모두 유기농 재배이다. 직접 담근 복분자 술도 혀를 갖고 놀았다. 장어와 술이 어우러져 성장판이 다시 열릴 것 같은 맛이었다.
Một khi đã đặt chân đến Gochang, bữa tối nhất định phải ăn món lươn Pungcheon nướng và rượu phúc bồn tử. Đặc sản “lươn Pungcheon” được đánh bắt ở vùng nước biển và nước ngọt giao nhau nên càng được biết đến là thức ăn bổ dưỡng. Chúng tôi tìm đến một nhà hàng không đặt ở trung tâm sầm uất mà nằm tách biệt trong một cánh đồng “chỉ những người biết mới đến”. Nhà hàng có tên “Hải sản Anh em, Lươn Pungcheon” có vườn và không gian trong nhà rộng rãi. Món lươn được chủ quán nướng trực tiếp trên than hoa với gia vị ướp khác hoàn toàn những nơi khác. Tính riêng nước sốt đã có hơn 200 thành phần gồm các loại như thảo dược, men ngũ cốc, rượu thảo mộc… Nguyên liệu các món ăn kèm cũng thay đổi theo mùa, tất cả đều được trồng hữu cơ. Cả rượu phúc bồn tử do chủ quán tự tay ngâm cũng đánh thức vị giác người uống một cách kì lạ. Vị của lươn và rượu hòa quyện tạo thành vị ngon khiến chúng tôi sung sức như được trẻ và khỏe ra thêm một lần nữa.
꽃이 져야 열매가 맺어지듯 아름다움을 버려야 새 생명이 탄생한다. 새삼 봄비에 젖어가는 저 들판의 새싹들이 경이롭다. 이번 여행은 새로운 풍경을 찾은 게 아니라 새로운 눈을 갖는 여행이었다. Như hoa phải tàn thì cây mới kết trái, cái đẹp phải bị thay thế thì sự sống mới có thể bắt đầu. Những mầm non trên cánh đồng ướt đẫm mưa xuân trông thật diệu kì. Chuyến đi này không phải là hành trình khám phá miền đất với cảnh sắc mới lạ mà là hành trình tìm về miền đất cũ với cái nhìn mới mẻ hơn.
고인돌 군집 Nghĩa trang đá
다음날 아침 일찍 읍내의 고인돌 전시장을 둘러보고 대산면으로 갔다. 천연의 역사가 살아있는 원형 그대로의 고인돌을 대면하고 싶었다. 마을 입구에서 대산 중턱으로 올라가는 오솔길마다 고인돌 천지였다. 커다란 산 하나가 야외 선사 박물관이었다. 고인돌마다 번호가 매겨져 있었고 위로 올라갈수록 숫자가 낮아졌다. 산꼭대기의 1호까지 보고 싶었지만 너무 지쳐서 포기했다.
Sáng hôm sau, chúng tôi xuất phát sớm đi xem triển lãm mộ đá trong thị trấn và di chuyển về vùng Daesan. Tôi muốn tận mắt nhìn những ngôi mộ đá hình tròn vẫn còn giữ trong mình lịch sử ngàn năm của tự nhiên. La liệt những ngôi mộ đá khắp các đường mòn từ đầu làng lên sườn đồi Daesan. Cả ngọn núi lớn trở thành bảo tàng tiền sử ngoài trời. Các ngôi mộ đều được đánh số, càng lên cao số càng nhỏ dần. Chúng tôi muốn xem ngôi mộ số một trên đỉnh núi, nhưng cuối cùng đành từ bỏ vì kiệt sức.
전 세계 고인돌의 60퍼센트가 몰려 있는 한반도에서도 고창 유적은 1천 여 기에 달하는 가장 큰 군집을 이루고 있다. 그리고 형식도 독특하고 다양해서 고인돌 축조과정의 변천사를 밝히는 중요한 자료로 2000년에 유네스코 세계문화유산으로 등재되었다. 고창은 군 전체가 문화유산이라고 해도 과언이 아니다. 2013년에는 아름다운 자연환경과 생물자원의 다양성을 인정받아 군 전체가 유네스코 ‘생물권보존지역’으로 지정되었다.
Ngay cả trên bán đảo Hàn – nơi tập trung 60% mộ đá trên thế giới, di tích Gochang tạo thành một quần thể mộ đá lớn nhất với hơn 1.000 ngôi mộ. Do hình thức đa dạng và độc đáo, nơi đây là di tích quan trọng làm rõ lịch sử phát triển của kĩ thuật xây dựng mộ đá và đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2000. Có lẽ không quá lời nếu cho rằng toàn bộ khu vực Gochang là di sản văn hóa. Năm 2013, UNESCO đã chỉ định toàn bộ huyện Gochang là “Khu dự trữ sinh quyển” do môi trường tự nhiên tươi đẹp và sự đa dạng của các nguồn tài nguyên sinh vật được công nhận.
오후에 지친 다리를 끌고 학원농장의 청보리밭으로 갔다. 아직은 철이 이르지만 매년 4월이 되면 인근의 유채꽃까지 활짝 피어 한 해 수십만이 찾아 오는 관광 명소이다. 파릇파릇 어린 싹이 돋아나는 밭뚝 사이로 걸어 나오며 이제 고창 여행을 마무리할 생각을 하는데 갑자기 비가 내리기 시작했다. 꽃이 져야 열매가 맺어지듯 아름다움을 버려야 새 생명이 탄생한다. 새삼 봄비에 젖어가는 저 들판의 새싹들이 경이롭다. 이번 여행은 새로운 풍경을 찾은 게 아니라 새로운 눈을 갖는 여행이었다.
Buổi chiều, chúng tôi lê đôi chân đã thấm mệt đến cánh đồng lúa mạch xanh tươi của nông trường Hagwon. Tuy chưa vào mùa lúa chín, nhưng cứ đến tháng 4 khi hoa cải gần đó nở rộ, nơi đây trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút hàng trăm nghìn khách tham quan mỗi năm. Đi giữa bờ ruộng nơi những chồi non xanh tươi mơn mởn đang đâm chồi nảy lộc, tôi định kết thúc chuyến du lịch Gochang thì bỗng nhiên trời đổ mưa. Như hoa phải tàn thì cây mới kết trái, cái đẹp phải bị thay thế thì sự sống mới mới có thể bắt đầu. Những mầm non trên cánh đồng ướt đẫm mưa xuân trông thật diệu kì. Chuyến đi này không phải là hành trình khám phá miền đất với cảnh sắc mới lạ mà là hành trình tìm về miền đất cũ với cái nhìn mới mẻ hơn.
이산하(Lee San-ha 李山河) 시인
Lee San-ha Nhà thơ
Ảnh: Ahn Hong-beom
Hoàng Thị Trang dịch,