한국인들은 급속한 경제개발과 도시화로 인해 마당에서 식물을 가꾸던 오랜 관습을 잃어버렸고, 젊은 세대일수록 땅의 기억은 존재하지 않는다. 부모 세대의 정원문화는 이제 시간이 흘러 인테리어와 힐링이 결합하며 젊은 세대사이에 홈가드닝(interior gardening)이라는 새로운 트렌드로 자리잡았다.
Sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã khiến người Hàn Quốc quên đi thói quen chăm sóc cây trong vườn nhà vốn đã có từ lâu. Thế hệ càng trẻ càng ít có dịp tiếp xúc với đất trồng hơn. Giờ đây, văn hóa làm vườn từ thời bố mẹ theo thời gian đã dần hòa hợp với những yếu tố khác như nội thất, nhu cầu chữa lành và trở thành xu hướng mới của giới trẻ – đó là trồng cây trong nhà (interior gardening).
서울 마포구에 사는 직장인 박은진(36) 씨는 코로나 19 사태 이후 재택근무가 늘어나며 홈가드닝에 관심을 가지기 시작했다. 처음에는 사회적 거리두기로 인한 무료한 집콕 생활에 작은 활력이 필요해 화분을 하나 샀던 것이, 이제는 베란다를 가득 초록 식물로 채웠다. 요즘 그는 식물들이 없던 집안에서 어떻게 생활했나 싶을 정도로 바뀐 분위기에 만족하고 있다. 그는 “코로나 19로 불안하고 우울했는데, 식물을 돌보며 마음이 편안해서 안정감이 든다”고 말한다.
Park Eun-jin (36 tuổi), nhân viên văn phòng sống tại Mapo-gu, Seoul đã bắt đầu quan tâm đến trồng cây trong nhà kể từ khi cô phải làm việc từ xa thường xuyên do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ban đầu cô mua một chậu cây chỉ là để tạo thêm chút sức sống cho không gian tẻ nhạt trong nhà vì giãn cách xã hội. Vậy mà giờ đây, ban công nhà cô đã ngập tràn màu xanh của cây cỏ. Cô vô cùng hài lòng với bầu không khí mới này đến mức đã tự hỏi làm thế nào mình có thể sống trong ngôi nhà không có cây xanh suốt thời gian qua. “Tôi đã từng cảm thấy bất an và lo lắng vì dịch COVID-19, nhưng sau đó tôi tìm được cảm giác thoải mái và an tâm mỗi khi tự mình chăm sóc cây cỏ”, cô Park cho biết.
서울 성동구의 워킹맘 김경선(39) 씨는 우연히 가드닝 원데이클래스를 듣고 식물에 빠졌다. 부모 세대가 정원에서 즐기던 가드닝만을 생각하던 그녀는 이토록 다양하고 트렌디한 실내 가드닝의 종류가 있는지 처음 알았다고 한다. 집에서 함께 키우는 강아지와 고양이가 무작정 풀을 뜯어 씹기 때문에 그들에게 무해한 식물들을 골라서 가꾼다. 그럼에도 불구하고 그녀가 키울 수 있는 식물의 종류는 무척 많다. “요즘 주말 농장이나 유치원에 갈 수 없는 아이들을 위해 베란다에서 작은 식물 키우기로 시작했는데 인테리어 효과에도 좋다”며 코로나가 끝나면 오프라인 클래스에 등록해서 본격적인 플랜테리어를 배울 예정이라고 한다.
Là một working-mom sống ở Seongdong-gu, Seoul, Kim Kyung-sun (39 tuổi) đã say mê cây cối sau khi tình cờ tham dự lớp học một ngày về trồng vườn. Cứ ngỡ chăm sóc cây xanh là thú vui chỉ dành cho người ở tuổi bố mẹ mình, cô Kim chia sẻ đây là lần đầu tiên biết được nhiều cách trồng cây trong nhà đa dạng và hợp thời như thế. Vì chó và mèo nuôi ở nhà hay cắn và nhai cây lá nên cô cần cân nhắc trồng những loại cây không gây hại cho chúng. Dù vậy, vẫn có rất nhiều sự lựa chọn thích hợp. “Tôi bắt đầu trồng các loại cây nhỏ ở ban công để những đứa trẻ dạo này không thể đi đến trường mẫu giáo hay nông trại cuối tuần có thể chăm sóc chúng, và cây xanh cũng giúp làm đẹp không gian nội thất trong nhà”, cô Kim cho biết. Cô cũng chia sẻ thêm về dự định sẽ đăng ký khóa học trực tiếp về planterior sau khi dịch COVID-19 kết thúc.
10여 년 전 은퇴세대를 중심으로 불기 시작한 홈가드닝 붐이 점점 중장년층에서 젊은층으로 확산되는 추세다. ‘팜린이’라는 신조어도 이들을 일컫는 단어다. 농사를 뜻하는 영어‘farm’과 children의 한국어 ‘어린이’를 결합한 것으로 원래는 레알팜이라는 모바일 소셜 네트워크 게임의 입문자를 일컫는 용어였지만, 최근에는 홈가드닝을 시작하는 초보자를 뜻하는 애칭으로 더 널리 쓰이게 됐다. 국민 77.2%가 아파트를 포함한 공동주택에 사는 주거문화를 감안한다면, 마당 없는 콘크리트집에서 나고 자란 젊은 세대가 손에 흙을 묻히며 식물을 가꾸기 시작했다는 변화는 의미가 크다.
Trào lưu trồng cây trong nhà xuất hiện cách đây khoảng 10 năm chủ yếu ở những người nghỉ hưu. Ngày nay, phong trào này đang bùng nổ, mở rộng đối tượng từ tầng lớp trung niên đến giới trẻ. “Pamrini” là từ vựng mới dùng để chỉ những người này. Đây là sự kết hợp giữa từ “farm” (nông trại) trong tiếng Anh và từ “eorini” (어린이, trẻ em) trong tiếng Hàn. “Pamrini” vốn là thuật ngữ trong Real Farm – một game mạng xã hội trên điện thoại – để chỉ những người chơi mới, nhưng gần đây được sử dụng rộng rãi như một tên gọi thân mật dành cho những người mới bắt đầu việc trồng cây trong nhà. Xét về văn hóa nhà ở Hàn Quốc, có đến 77,2% dân số sinh sống trong nhà tập thể (bao gồm chung cư). Việc thế hệ trẻ sinh ra và trưởng thành trong những ngôi nhà bê tông không có sân vườn, bắt đầu tay lấm lem đất và chăm sóc cây xanh quả là một sự thay đổi có ý nghĩa to lớn.
보타닉 트렌드 Xu hướng BOTANIC
2018년 10월 식물원과 공원을 결합한 서울 최초의 ‘보타닉 공원’ 서울식물원(Seoul Botanic Park)이 문을 열었고, 개장 2년반 만에 누적 관람객 1천만 명을 돌파했다. 코로나 시국을 감안하면 무척 높은 수치다. 나는 여기서 이 일대 상업시설들 명칭이 온통 ‘보타닉’ 일색이 된 현상에 주목했다. 인근의 아파트뿐 아니라, 호텔, 예식장, 식당, 커피숍, 복덕방, 당구장, 병원, 편의점까지 많은 시설들이 이 단어를 상호에 달고 있다.
Tháng 10 năm 2018, Vườn Bách thảo Seoul (Seoul Botanic Park) – công viên bách thảo đầu tiên của thành phố kết hợp giữa hai mô hình vườn thực vật và công viên – chính thức mở cửa. Chỉ trong hai năm rưỡi, nơi đây đã đón hơn 10 triệu lượt khách tham quan. Đây là con số rất cao nếu xét đến tình hình dịch bệnh hiện nay. Cá nhân người viết để ý nhiều hơn đến hiện tượng từ “botanic” có mặt trong tên gọi của tất cả cơ sở kinh doanh ở khu vực này. Không chỉ những chung cư gần đó mà cả khách sạn, trung tâm tổ chức tiệc cưới, quán ăn, tiệm cafe, văn phòng môi giới bất động sản, phòng chơi bida, bệnh viện, cửa hàng tiện lợi đều có từ này trên bảng hiệu.
올해 초 금융 중심가 여의도에는 서울에서 제일 큰 규모의 백화점 ‘더현대’가 문을 열었다. 이곳은 전체 영업면적 가운데 49%를 실내정원과 고객 휴식공간으로 채웠다. 상품이 빼곡한 진열대로 가득 찼던 기존의 백화점과는 전혀 다른 모습으로, 백화점 인테리어의 새로운 경향을 제시했다. 실상은 롯데·신세계·현대가 각축을 벌이는 ‘빅3’ 백화점 업계가 몇 년 전부터 ‘가드닝 디스플레이’로 눈에 보이지 않는 경쟁을 해온 결과였다.
Đầu năm nay, “The Hyundai” – trung tâm thương mại có quy mô lớn nhất Seoul – đã khai trương tại Yeouido, trung tâm tài chính của thành phố. 49% tổng diện tích kinh doanh của cửa hàng được sử dụng để bài trí cây xanh và không gian nghỉ ngơi cho khách. “The Hyundai” đã cho thấy xu hướng mới trong thiết kế nội thất trung tâm thương mại khi sở hữu diện mạo hoàn toàn khác biệt so với hình ảnh những sản phẩm được trưng bày chật kín ở các trung tâm trước đây. Trên thực tế, đây là kết quả của sự cạnh tranh ngầm bằng hình thức “trưng bày cây xanh” giữa ba “ông lớn” trong lĩnh vực kinh doanh trung tâm thương mại là Lotte, Shinsegae và Hyundai.
따라서 코로나 전부터 서서히 뿌리를 확장해온 보타닉 트렌드가 코로나와 만나 본격적인 홈가드닝 열풍을 만들어냈다고 말할 수 있다. 지난 1월, 국내 대형 쇼핑몰 롯데마트에 따르면 가드닝 상품군 매출은 코로나 시국에 따른 전체 매출의 급감에도 불구하고 2019년 17.6% 성장에 이어 2020년에도 18.7%로 상승세를 이어갔다. 특히 집콕 생활이 본격화된 2020년 한 해 동안 화분과 화병 매출은 각각 46.5%, 22.3% 증가했다. 온라인 쇼핑 플랫폼 인터파크에 따르면, 2020년 하반기 가드닝 관련 매출액은 지난해 같은 기간보다 32% 신장했다. 이는 단순히 국내만의 현상이 아니다. 미국의 설문조사기관 Advance Monthly Retail Trade Survey에 따르면 팬데믹 이후 미국 내 대부분의 소매판매 업종이 급격한 매출 감소세를 겪었으나, 홈가드닝 분야는 10% 가까운 성장률을 기록했다. 이 시장이 최근 몇 년간 5%내외의 증가율을 보였던 것에 비하면 눈에 띄는 변화라고 할 수 있다.
Theo đó, có thể nói rằng, xu hướng botanic đã bắt rễ và dần lan tỏa từ trước khi COVID-19 xuất hiện; đến lúc dịch bệnh xảy ra thì xu hướng này chính thức tạo nên trào lưu trồng cây trong nhà. Theo thống kê được công bố vào tháng 1 năm nay của Lotte Mart – một hệ thống trung tâm mua sắm lớn ở Hàn Quốc – doanh số bán ra nhìn chung giảm mạnh do ảnh hưởng của COVID-19, nhưng sức mua đối với các sản phẩm trồng cây lại có xu hướng tăng cao, đạt 17,6% vào năm 2019 và lên đến 18,7% vào năm 2020. Đặc biệt, mức tiêu thụ của hai mặt hàng chậu cây và bình hoa lần lượt tăng 46,5% và 22,3% trong năm 2020 cũng là khoảng thời gian người dân được quy định phải giãn cách xã hội tại nhà. Theo nền tảng mua sắm trực tuyến Interpark, doanh thu từ các sản phẩm trồng cây trong nửa cuối năm 2020 tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Hàn Quốc. “Bản điều tra trước tình hình bán lẻ” (Advance Monthly Retail Trade Survey) của một cơ quan tại Mỹ cho thấy phần lớn ngành bán lẻ ở nước này đều đang đối mặt với sự sụt giảm mạnh về doanh số; tuy nhiên, các mặt hàng chăm sóc cây xanh lại ghi nhận mức tăng trưởng gần 10%. Đây được xem là sự thay đổi đáng chú ý khi so sánh với mức tăng trưởng trên dưới 5% của thị trường này trong những năm qua.
플랜테리어와 반려식물 PLANTERIOR VÀ “CÂY THÚ CƯNG”
홈가드닝 열기는 코로나 19가 낳은 또 다른 현상인 ‘플랜테리어’와도 연결된다. 플랜트(plant)와 인테리어(interior)의 합성어인 이 용어는 최근 인테리어 시장의 뜨거운 감자로 떠올랐고, 코로나 19와 맞물려 폭발적인 수요를 창출했다. 2020년 12월 농림수산식품교육문화정보원(農林水産食品敎育文化情報院, Korea Agency of Education, Promotion & Information Service in Food, Agriculture, Forestry & Fisheries)이 발표한 ‘화훼 소비 트렌드에 대한 빅데이터 분석 결과’를 보면 화훼산업 과 꽃 관련 온라인 관심도는 2019년 코로나 이전과 비교해 약 10.3% 증가했다. 이 보고서에 따르면 코로나 이후 화훼 분야 소비 트렌드는 ‘반려식물 및 플랜테리어’로 나타났다.
Trào lưu trồng cây trong nhà cũng có mối liên hệ với một hiện tượng mới xuất hiện trong thời dịch COVID-19, đó là planterior. Được ghép từ “plant” (cây cối) và “interior” (nội thất), thuật ngữ này trở thành từ khóa “nóng” của thị trường nội thất, tạo ra sự bùng nổ về nhu cầu trồng cây gắn liền với tình hình dịch bệnh. Theo “Kết quả phân tích dữ liệu lớn về xu hướng tiêu dùng cây cảnh” do Viện Giáo dục, Văn hóa và Thông tin về Thực phẩm, Nông lâm, Thủy sản Hàn Quốc (Korea Agency of Education, Promotion & Information Service in Food, Agriculture, Forestry & Fisheries) công bố tháng 12 năm 2020, mức độ quan tâm trực tuyến về công nghiệp cây cảnh và hoa đã tăng khoảng 10,3% so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2019. Báo cáo này khẳng định xu hướng tiêu dùng trong lĩnh vực cây cảnh sau đại dịch chính là planterior và “cây thú cưng”.
하나금융경영연구소가 지난 해 12월 카드 매출 데이터의 분석 결과를 담아 발표한‘코로나19가 가져온 소비 행태의 변화’ 보고서에도 같은 현상이 나타나고 있다. 화원·화초의 2020년 1~2월 매출이 전년도에 견줘 각각 8%, 10% 줄었다가 3월부터 회복세로 돌아섰는데, 코로나의 위험성이 커지고 사회적 거리두기와 재택근무가 일상화되기 시작했던 시기와 맞물린다. 이후 매출은 4월부터 10월까지 매달 최소 4%에서 최대 30%까지 증가했다. 이 보고서는 말미에 “플랜테리어에 대한 관심이 증가하며 화원·화초의 매출이 늘었다”고 분석했다.
Kết quả tương tự cũng đã được trình bày trong báo cáo “Sự thay đổi hình thái tiêu dùng do ảnh hưởng của COVID-19” của Viện Nghiên cứu Quản lý Tài chính Hana, công bố vào tháng 12 năm ngoái kèm với kết quả phân tích dữ liệu doanh thu thẻ ngân hàng. Doanh số bán ra của hoa và cây cảnh trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020 giảm lần lượt 8%, 10% so với năm ngoái và hồi phục trở lại từ tháng 3, cũng là khoảng thời gian nguy cơ dịch bệnh gia tăng khiến mọi người bắt đầu giãn cách xã hội và làm việc tại nhà thường xuyên hơn. Từ tháng 4 đến tháng 10, doanh số tiếp tục tăng mỗi tháng tối thiểu 4% và tối đa 30%. Bài báo cáo kết luận: “Đã có nhiều người quan tâm đến planterior hơn, mức độ tiêu thụ hoa và cây cảnh cũng tăng cao”.
홈가드닝은 코로나 이후 사회적 거리두기로 인한 개인의 이슈와 맞물려 플랜테리어 문화를 본격적으로 확장시켰다. 이와 동시에 우리 삶에 익숙해진 또 하나의 중요한 키워드가 바로 ‘반려식물’이다. BTS를 비롯한 여러 연예인들이 자신들이 기르는 식물을 SNS를 통해 공유하고 반려식물이라는 단어를 언급하면서 대중의 관심도 증가했다. 이제는 단순히 1인 가구나 노령층의 외로움을 달래주는 정도에 그치지 않고 폭넓은 관심을 유발하고 있다.
Việc trồng cây trong nhà đã thực sự khiến cho văn hóa planterior lan tỏa rộng rãi, trở nên phù hợp với những vấn đề cá nhân phát sinh do giãn cách xã hội trong tình hình dịch COVID-19. Đồng thời, còn có một từ khóa quan trọng đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, chính là “cây thú cưng”. Sự quan tâm của công chúng đối với từ khóa này càng tăng lên khi nhiều nghệ sĩ trong đó có nhóm nhạc BTS đã chia sẻ lên mạng xã hội hình ảnh cây mình nuôi dưỡng và gọi chúng là “cây thú cưng”. Giờ đây, trồng cây trong nhà không chỉ là thú vui của những người sống độc thân hay người cao tuổi nhằm xoa dịu cảm giác cô đơn, mà đó còn là trào lưu đang thu hút sự quan tâm rộng rãi trong cộng đồng.
관련 산업의 성장 Sự phát triển của các ngành nghề liên quan
해외에서도 여러 기업들이 기존에 없던 다양한 서비스와 제품들을 출시하며 적극적으로 홈가드닝 시장에 진출하고 있다. 중국의 로봇 제조 스타트업인 빈크로스(Vincross)는 반려식물에 로봇 기술을 접목해 반려 동물처럼 움직이는 로봇 반려식물을 개발했다. 오스트리아의 스타트업인 하버트(Herbert)는 반려식물의 인테리어 기능을 강조한 수직공간에서 자라는 반려식물 시스템을 개발했는데, 포닉스 시스템(Ponix Systems)으로 불리는 이 방식은 액자와 같이 실내 벽면에서 수직으로 반려식물을 키울 수 있는 서비스다. 이 외에도 집을 비워야 할 때 반려식물을 맡길 수 있는 반려식물 전용 호텔 서비스나 반려식물을 치료해주는 병원이 등장했는가 하면, 반려식물의 각종 증상에 대한 진단과 처방을 온라인으로 제공하는 서비스도 있다.
Ở nước ngoài, nhiều công ty cho ra mắt các dịch vụ, hàng hóa đa dạng hoàn toàn mới và đang tích cực tiến vào thị trường cây trồng trong nhà. Vincross, một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất rô-bốt của Trung Quốc đã phát triển sản phẩm “cây thú cưng” rô-bốt có thể chuyển động y hệt động vật nuôi bằng phương pháp cấy ghép kỹ thuật rô-bốt vào thực vật. Một công ty khởi nghiệp ở Áo là Herbert đã đề cao chức năng trang trí nội thất của “cây thú cưng” thông qua việc nghiên cứu hệ thống trồng cây theo không gian thẳng đứng có tên gọi là Hệ thống Ponix (Ponix Systems), giúp chúng ta có thể trồng cây dọc theo bức tường bên trong nhà tựa như treo khung ảnh. Ngoài ra, bạn có thể mang cây của mình đến những khách sạn chuyên trông giữ “cây thú cưng” trong trường hợp phải vắng nhà hoặc sử dụng dịch vụ chẩn đoán triệu chứng và kê đơn trực tuyến của những bệnh viện dành cho “cây thú cưng” khi chúng “bị bệnh”.
국내에서는 집에서 직접 키워 먹을 수 있는 식물재배기 렌탈 사업이 호황이다. 발명진흥회 지식재산평가센터가 내놓은 ‘국내 식물재배기 시장 전망’ 자료에 따르면 지난 2019년 100억원 수준이었던 식물재배기 시장 규모는 2023년 5000억원 규모로 확대될 전망이다. 관련 전시 산업도 활발하다. 올해 초 국립세종수목원에서는 특별전시회 ‘안녕, 나의 반려식물-Hello, My Houseplant’가 열렸고, 서울의 복합문화공간 피크닉의 전시장에서는 10월까지 ‘정원 만들기-Gardening’전시가 계속된다.
Ở Hàn Quốc, dịch vụ cho thuê máy trồng cây để khách hàng có thể tự trồng và tiêu thụ thực phẩm từ cây xanh ngay tại nhà đang phát triển mạnh mẽ. Theo tài liệu “Triển vọng phát triển thị trường nội địa của máy trồng cây” của Trung tâm Thẩm định Sở hữu Trí tuệ, Hiệp hội Phát triển Sáng chế Hàn Quốc, quy mô thị trường của sản phẩm này được kỳ vọng sẽ mở rộng hơn từ 10 tỷ won vào năm 2019 lên đến 500 tỷ won vào năm 2023. Các ngành triển lãm có liên quan cũng hoạt động rất sôi nổi. Một buổi triển lãm đặc biệt có tên là “Xin chào, cây thú cưng của tôi” (Hello, My Houseplant) đã được tổ chức tại Vườn Thực vật Quốc gia Sejong vào đầu năm nay. Chương trình triển lãm “Làm vườn” (Gardening) cũng đang diễn ra đến tháng 10 tại không gian văn hóa phức hợp Piknic, Seoul.
심리학자 스티븐 카플란(Stephen Kaplan)은 인간이 축적된 정식적 피로를 회복하기 위해 본능적으로 자연을 찾는다는 ‘주의력 회복 이론(Attention Restoration Theory)’을 주장했다. 식물은 세로토닌을 분비해 불안과 우울감을 덜어주는 효과가 있다. 홈가드닝의 매력에 빠진 사람들은 식물이 주는 치유의 능력을 경험했다. 코로나 19사태가 끝난 후에도 홈가드닝이 새로운 라이프스타일로 자리잡아 갈 것이라 예측된다.
Nhà tâm lý học Stephen Kaplan đã đưa ra “Thuyết phục hồi sự chú ý” (Attention restoration theory), trong đó nói rằng để xua tan cảm giác mệt mỏi tích lũy trong cơ thể, theo bản năng, con người sẽ tìm đến tự nhiên. Cây xanh giúp cơ thể người tiết ra hormone serotonin, làm giảm cảm giác bất an và lo âu. Những người say mê công việc trồng cây trong nhà chắc hẳn đã được trải nghiệm sức mạnh chữa lành của thực vật. Xu hướng này được dự đoán sẽ trở thành một phong cách sống mới ngay cả khi dịch COVID-19 đã kết thúc.
홈가드닝은 코로나 이후 사회적 거리두기로 인한 개인의 이슈와 맞물려 플랜테리어 문화를 본격적으로 확장시켰다. 이와 동시에 우리 삶에 익숙해진 또 하나의 중요한 키워드가 바로 ‘반려식물’이다. Việc trồng cây trong nhà đã thực sự khiến cho văn hóa planterior lan tỏa rộng rãi, trở nên phù hợp với những vấn đề cá nhân phát sinh do giãn cách xã hội trong tình hình dịch COVID-19. Đồng thời, còn có một từ khóa quan trọng đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta, chính là “cây thú cưng”.