음식에서 세탁물까지 일상을 영위하는 데 필요한 모든 것이 배달로 해결되는 세상에서 그 편리함을 마다하기는 어렵다. 그러나 아직은 배달을 사치로 여기는 구세대와 새로운 라이프스타일의 자연스러운 향유로 여기는 젊은 세대 사이에 가치관의 차이가 존재하는 것도 사실이다.
Trong một thế giới mà chuyển phát tận nhà có thể giải quyết mọi nhu cầu của cuộc sống, từ đồ ăn cho đến đồ giặt, thật khó phủ nhận tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên trong thực tế, quan niệm về vấn đề này giữa thế hệ trước và thế hệ trẻ ngày nay có nhiều khác biệt. Trong khi người lớn coi việc giao hàng là điều xa xỉ, giới trẻ lại chấp nhận nó như một phần tự nhiên của lối sống mới.
세상에 또? 자고 일어나 주방에 나와 보니 식탁 위에 먹다 남은 닭발과 주먹밥이 어지럽게 놓여 있었다. 잔뜩 화가 나 쓰레기통 뚜껑을 열었다. 예상대로 일회용 배달 용기가 가득 들어 있었다. 내가 잠든 사이 아이들이 야식을 배달시켜 먹은 것이 틀림없었다. 거실 벽 시계는 오전 6시 30분을 가리키고 있었다. 부글부글 화가 끓어올랐으나 그렇다고 아이들을 깨우기엔 너무 이른 시간이었다. 그동안 미뤄 두었던 일들을 처리할 요량으로 아침 일찍 일어났건만 맥이 탁 풀리고 말았다.
Trời đất! Lại nữa?! Ngủ dậy và bước ra bếp, trước mắt tôi là cảnh chân gà và cơm nắm ăn còn thừa ngổn ngang trên bàn. Tôi tức giận và mở nắp thùng rác. Đúng như dự đoán, thùng rác ngập ngụa hộp, túi đựng thức ăn dùng một lần. Chắc chắn khi tôi ngủ, bọn trẻ đã gọi đồ ăn khuya. Đồng hồ treo tường phòng khách lúc này chỉ 6 giờ 30 phút sáng. Mặc dù cơn giận trong tôi đang bừng bừng, nhưng giờ còn quá sớm để đánh thức lũ trẻ. Vốn định dậy sớm giải quyết công việc tồn đọng thời gian qua, nhưng mới sáng ra, tôi đã mất cả hứng.
아까우니 할 수 없지 뭐. 나는 남은 음식들을 전자레인지에 돌리고 냉장고에서 깍두기를 꺼냈다. 화가 풀리지 않은 상태에서도 닭발은 꿀맛이었고, 주먹밥도 내가 만든 것보다 훨씬 맛이 좋았다. 맛있는 걸 먹어서 그런지 이 상황이 방금 전과는 사뭇 다르게 해석되기 시작했다. 그래, 아이들이 내 생각해서 내 몫은 남겨 뒀잖아? 몰래 시켜 먹고 완전 범죄를 저지를 작정이었다면 뒤처리를 말끔하게 해 놨겠지. 덕분에 아침 식사 준비에서 해방되었잖아?
Tiếc của nên cũng chẳng còn cách nào khác, tôi cho chỗ thức ăn thừa vào lò vi sóng hâm lại, rồi lấy kkakdugi (một loại kim chi làm từ củ cải xắt hạt lựu) trong tủ lạnh ra. Mặc dù chưa hết bực bội nhưng chân gà thì quả thật ngon tuyệt, vị của cơm nắm cũng vừa miệng hơn hẳn so với thức ăn tôi làm. Có lẽ được ăn ngon nên tôi bắt đầu lý giải tình huống vừa rồi khác hẳn lúc nãy. Cũng đúng, chẳng phải bọn trẻ nghĩ đến mẹ nên mới để phần đồ ăn cho mình đó sao? Nếu bọn nhỏ cố ý lén gọi đồ về ăn, thì ắt hẳn chúng đã dọn dẹp sạch sẽ chứ. Cũng nhờ vậy mà mình được rảnh tay khỏi chuẩn bị bữa sáng đó thôi?
닭발로 화가 치밀었다가 닭발로 화가 풀린 나는 음식물 쓰레기를 버리기 위해 현관문을 열었다. 문이 잘 열리지 않았다. 있는 힘껏 문을 밀자 문틈 사이로 택배 상자가 보였다. 뭐지? 배송업체에서 갖다 놓은 신선 식품들 같았다. 후다닥 상자를 들고 들어왔다. 생연어와 소스, 스테이크 고기와 손질된 채소, 새우장까지! 식품들은 반조리 상태여서 포장을 뜯어 재료 위에 소스를 뿌리거나 전자레인지에 돌리기만 하면 되는 것들이었다. 이 녀석들이 진짜! 집에서 만들어 먹을 수 있는 음식들까지 전부 주문한단 말이야?
Nổi cáu với chân gà, rồi cũng nhờ chân gà mà cơn giận nguôi ngoai, tôi mở cửa đi vứt rác. Cửa bị mắc kẹt. Đang khi lấy hết sức đẩy, qua khe cửa, tôi phát hiện có gói hàng. Gì vậy nhỉ? Có vẻ như đây là các thực phẩm tươi sống mà công ty vận chuyển đã mang đến. Tôi vội vàng bê gói hàng vào nhà. Cá hồi sống kèm nước sốt, thịt bò bít-tết, rau được nhặt sẵn, và có cả saeujang (tôm ướp nước tương)! Đây là những thực phẩm đã được sơ chế nên chỉ cần xé bao bì, rưới nước sốt lên nguyên liệu hay cho vào lò vi sóng quay là có thể ăn liền. Mấy cái đứa này thật là! Chúng đặt mua toàn những món nhà có thể làm được là sao?
불만 또는 갈등 – Bất mãn và bất đồng
내가 20~30대였을 때는 어쩌다 한 번 주문해 먹는 짜장면이나 치킨을 제외하고 음식을 집에서 시켜 먹는다는 것은 상상조차 해 본 적이 없었다. 음식 만들기는 당연히 주부의 역할이었기 때문이다. 결혼을 하고 두 아이를 낳아 키울 때는 아직 인터넷이나 배달 산업이 발달하지 않아 분유나 기저귀 같은 생필품을 사기 위해서는 매주 직접 마트에 가야 했다. 두 아이를 자동차 뒷좌석에 태우고 마트에 도착한 뒤에는 카트에 아이들을 앉힌 채 장을 봤다. 카트에 담긴 산더미 같은 생필품들을 트렁크에 옮기려면 정말 힘이 들었다.
Khi ở độ tuổi đôi ba mươi, tôi thậm chí chưa từng tưởng tượng rằng mình sẽ ở nhà gọi đồ về ăn, trừ một lần gọi mì tương đen hay món gà. Bởi tôi nghĩ, việc nấu nướng đương nhiên là vai trò của người nội trợ. Sau khi kết hôn, giai đoạn sinh và nuôi hai đứa con, thời mà internet hay ngành nghề giao hàng còn chưa phát triển, mỗi tuần tôi phải ra siêu thị mua các sản phẩm cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày như sữa bột và tã cho con. Đặt hai con của mình ở băng ghế sau xe, đến siêu thị, tôi mua sắm trong khi các con ngồi trên xe đẩy hàng. Thật sự vật vã để chuyển cả núi hàng nhu yếu phẩm từ xe đẩy vào cốp xe.
그래서 쌀이나 고추장, 생수처럼 무거운 것들을 온라인으로 주문할 수 있게 되었을 때 주부의 무거운 짐에서 해방된 듯한 기분까지 들었다. 그러니까 내게 배달은 마트에서 살 수 있는 ‘상품’들을 발품 팔지 않고 편리하게 구매하는 행위를 의미한다. 반면에 아이들은 달랐다. 거의 모든 종류의 생필품은 물론 음식까지 스마트폰 앱으로 주문한다. 최근에는 줄 서서 기다렸다가 먹는다는 유명 레스토랑의 음식들까지 퀵배달 서비스로 시켜 먹고 있다. 족발과 보쌈, 곱창, 떡볶이에 스파게티까지! 바야흐로 아이들은 ‘배달의 시대’를 한껏 누리고 있다.
Vì vậy, khi có thể đặt mua trực tuyến các món hàng nặng, chẳng hạn như gạo, tương ớt, và nước uống đóng chai, tôi thậm chí cảm thấy như được giải thoát khỏi gánh nặng của công việc nội trợ. Nên đối với tôi, giao hàng tận nhà được hiểu là hành động mua những sản phẩm ở siêu thị một cách tiện lợi mà không phải vất vả đi lại. Còn đối với bọn trẻ thì ngược lại. Chúng đặt mua qua ứng dụng điện thoại hầu như đủ các loại mặt hàng nhu yếu phẩm cho đời sống và cả đồ ăn. Gần đây, thậm chí đồ ăn của nhà hàng nổi tiếng mà phải xếp hàng dài chờ, người ta cũng đặt dịch vụ giao hàng nhanh. Chân giò và thịt luộc, lòng non, bánh gạo xào cay và thậm chí cả mì ý! Ngày nay, lớp trẻ đang thỏa sức hưởng thụ “thời giao hàng tận nhà”.
아이들이 유명 맛집들의 음식을 주문한 뒤 내게 이것 먹어 봐라, 저것 먹어 봐라 하며 권할 때마다 이상하게도 나는 불만이 쌓여 갔다. 집에서 직접 만들어 먹으면 돈을 아낄 수 있는데, 왜 굳이 비싼 배달료까지 지불하면서 시켜 먹는단 말인가? 그래서 나의 배달이 효율성을 위한 ‘선택’이라면 아이들의 배달은 그저 ‘사치’로 여겨졌다. 이런 생각 때문에 나는 배달 음식들을 앞에 놓고 마냥 좋아할 수가 없다. 때로는 내가 구시대 아줌마처럼 느껴지기도 하지만.
Cứ mỗi lần bọn trẻ gọi đồ ăn từ những nhà hàng nổi tiếng, rồi bảo tôi nếm thử món này dùng thử món kia, thì lạ thay, tôi lại thấy khó chịu. Nếu tự nấu ở nhà có thể tiết kiệm được tiền, hà cớ gì cứ phải tiêu tốn cả một khoản phí giao hàng đắt đỏ để gọi đồ về ăn? Cho nên, việc giao hàng với tôi là một “sự lựa chọn” vì tính hiệu quả, thì trường hợp bọn trẻ đơn giản chỉ được coi là tiêu pha “xa xỉ”. Với quan niệm như vậy, tôi không thể có cảm tình với đồ ăn giao đến trước mặt. Mặc dù, đôi khi tôi thấy mình có cách nghĩ như một bà cô già của thế hệ cũ.
아침밥이 순식간에 – Bữa sáng ăn liền
배달되어 온 신선 식품들을 내려다보며 이런저런 생각을 하는 사이 딸아이가 방문을 열고 나왔다. Nhìn số thực phẩm tươi được giao đến, tôi đang miên man với suy nghĩ này ý nghĩ nọ thì con gái mở cửa bước ra.
“우와! 진짜 빨리 왔네? 엄마! 내가 엄마 아침밥 차려 주려고 엄마 좋아하는 새우장까지 주문했거든요.” “Ồ! Hàng đến nhanh vậy sao? Mẹ! Con định làm bữa sáng cho mẹ nên đã đặt món tôm nước tương mà mẹ thích.”
딸아이가 호들갑을 떨었다. 그러면서 잘 손질되어 포장된 채소들은 물에 씻어 채반에 담아 놓고, 스테이크는 에어프라이어에 넣고, 새우장은 접시에 담았다. Con gái với bộ dạng lúng ta lúng túng. Sau đó, nó rửa sạch rau đã được nhặt sẵn, để lên khay, cho thịt bò bít tết vào nồi chiên không dầu, còn tôm nước tương thì xếp vào đĩa.
“엄마! 내가 자주는 못 해 줘도 가끔 이렇게 엄마 아침밥 차려 줄게요. 내가 그러려고 시계 알람까지 맞춰 놨다니까. 그런데 엄마 이 사이트 진짜 너무 좋지? 여기가 다른 데보다 값은 조금 비싸도 정말 신선하다고 소문났더라고요. 엄마가 드실 거라서 좀 비싸도 특별히 주문했어. 어때요? 아들보다 딸이 훨씬 낫지?”
“Mẹ! Mặc dù không thể làm được thường xuyên, nhưng thỉnh thoảng con sẽ chuẩn bị bữa sáng cho mẹ thế này. Con còn cài báo thức đồng hồ để dậy làm đó. À mẹ này, trang web này thực sự quá tốt đúng không? Con nghe nói đồ ở đây thật sự rất tươi, mặc dù giá có đắt hơn so với những nơi khác một chút. Vì đồ mua cho mẹ dùng nên dù giá cao một chút con vẫn đặt. Thế nào mẹ? Có con gái tốt hơn con trai nhiều đúng không?”
딸아이는 엄마에게 아침밥을 차려 준다는 사실에 무척 뿌듯해했다. 그 웃는 얼굴에 대고 “야! 아침밥까지 배달을 시켜 먹는단 말이야!”라고 잔소리를 할 수는 없었다. 나는 잔뜩 구겨져 있던 표정을 풀며 억지로 미소를 지은 뒤 식탁 앞에 앉았다.
Con gái cảm thấy rất hồ hởi vì có thể làm bữa sáng cho mẹ nó. Đối diện với khuôn mặt đang tươi cười đó, tôi không thể buông lời cằn nhằn “Này! Ngay cả đồ ăn sáng mà cũng gọi giao hàng à!” Giãn vẻ mặt cau có, tôi gượng mỉm cười rồi ngồi vào bàn.
“엄마! 이 새우장이 그냥 새우장이 아니야. 강남에 정말 유명한 일식집이 있는데 그 집 새우장을 그대로 배달해 주는 거라고. 엄마는 비싸서 절대로 안 사 먹을 거 아니까, 내가 주문해 드린 거라구요. 이건 얼마냐, 저건 얼마냐, 따지지도 묻지도 말고 그냥 맛있게만 드세요. 알았죠?”
“Mẹ à! Món saeujang này không phải là tôm nước tương bình thường đâu. Ở Gangnam có một nhà hàng Nhật rất nổi tiếng, và họ giao món tôm từ chính nhà hàng đó. Con biết là mẹ sẽ không bao giờ mua vì nó đắt, nên con đã đặt cho mẹ. Mẹ đừng tính toán hỏi cái này bao nhiêu, cái kia bao nhiêu nữa mà cứ dùng ngon miệng thôi. Được không mẹ?”
나보다 나를 더 잘 아는 딸아이는 내가 또 괜한 낭비를 했다고 야단칠까 봐 미리부터 내 입을 막았다. 빨리 먹어 보라는 성화에 못 이겨 그 유명하다는 새우장을 얼른 입에 넣었다. 생강이 들어갔는지 알싸하면서 느끼하지 않고 비린 맛도 전혀 없었다. 게다가 새우살이 입에서 살살 녹았다.
Đứa con gái hiểu mẹ nó hơn cả tôi hiểu chính mình, sợ bị mắng vì lại vung tay lãng phí nên ngay từ đầu nó đã biết cách làm cho mẹ không thể nói. Con gái cứ giục tôi ăn thử, tôi liền cho vào miệng món tôm ngâm nước tương trứ danh. Dường như trong món ăn có gừng, nên vị vừa thơm nồng vừa không ngấy và hoàn toàn không bị tanh. Thêm vào đó thịt tôm ngon tan chảy trong miệng.
솔직히 말해 나는 아직 음식까지 주문해 먹는 것은 내키지 않는다. 그러나 혼자 살거나 요리가 서툰 이들에게는 배달이 더 합리적인 선택이 될 수 있을 것이다. 재료를 준비하고 만들고 뒤처리하는 시간을 아껴 다른 일을 할 수 있으니까.
Thành thật mà nói, tôi vẫn không có tư tưởng ngay đến đồ ăn mà cũng gọi đặt hàng. Tuy nhiên, đối với những người sống một mình hoặc không thạo việc nấu nướng, giao hàng có lẽ là sự lựa chọn hợp lý. Vì chúng ta có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị vật liệu, chế biến và dọn dẹp để làm việc khác.
이상한 엄마 – Người mẹ kỳ quặc
그래, 쓸데없는 데 돈을 낭비한 것도 아니고 내 아침밥 차려 주려고 용돈 아껴서 사 준 음식인데, 이걸 마다하면 내가 진짜 이상한 엄마지, 이럴 때는 무조건 맛있게 먹어야지. 이것저것 차려 놓은 음식들을 맛보고 있는데 휴대폰이 울렸다.
Cũng đúng, đây không phải tiêu xài lãng phí, mà là đồ ăn con gái bớt tiền tiêu vặt để làm bữa sáng cho mẹ, nếu từ chối, tôi quả là người mẹ kỳ quặc. Những lúc thế này phải ăn thật ngon một cách vô điều kiện. Khi tôi đang nếm thử hết món này đến món kia thì điện thoại reo.
“얘! 명랑아! 네가 쌈채소 보냈니? 이런 걸 왜 보냈어? 요새 채소 값 싸서 그냥 마트 가서 사 먹으면 되는데, 뭐 이런 것까지 다 보냈니?” “Này! Myoung-lang! Cháu gửi rau cuộn hả? Sao lại gửi mấy thứ này? Rau dạo này rẻ nên cần thì ra chợ mua là được rồi, đâu phải gửi cả những thứ thế này?”
인천에 사는 큰이모에게 걸려온 전화였다. Là điện thoại từ một người bác của tôi đang sống ở Incheon.
“이모! 저도 한 상자 사서 먹어 봤는데 주문받은 뒤에 바로 포장해서 그런지 아주 싱싱하더라구요. 그리고 마트에서 구할 수 없는 채소들도 많아요. 이모는 돈 아낀다고 이런 채소는 절대 안 사드실 거 아니까 제가 보내드린 거예요. 그냥 맛있게 드세요!”
“Bác ơi? Cháu cũng mua một thùng ăn thử thế nào, chắc vừa nhận đơn hàng là họ đóng gói ngay nên rau rất tươi. Và cũng có nhiều loại không kiếm được ngoài chợ. Cháu biết bác sẽ chẳng bao giờ bỏ tiền ra mua mấy thứ này nên cháu gửi biếu bác ạ. Bác cứ dùng ngon miệng nhé!”
내 말에 큰이모는 “진짜 생전 처음 보는 채소들이야. 그리고 너무 싱싱해. 좋기는 너무 좋은데 네가 돈 써서 어떡하냐”면서 미안해하셨다. 큰이모는 몇 번인가 더 고맙다는 말을 되풀이하시고, 나는 몇 번인가 더 괜찮다고 대답한 뒤에야 우리의 통화는 끝이 났다. 식탁 맞은편에서 그 모습을 보고 있던 딸아이가 빙그레 웃었다.
Nghe thế, bác tôi ái ngại nói, “Đúng là từ thời cha sinh mẹ đẻ đến nay bác mới thấy các loại rau này lần đầu. Và chúng rất tươi. Tốt thì tốt đấy, nhưng tốn tiền của cháu thì làm thế nào”. Bác cả lặp đi lặp lại lời cảm ơn vài lần, và tôi cũng nói thêm rằng không sao đến mấy lần cuộc gọi giữa chúng tôi mới kết thúc. Cô con gái nãy giờ ở kia bàn ăn thấy thế liền bật cười.
“와! 우리 엄마도 이제는 배달 주문을 제대로 할 줄 아시네.” “Chà! Bây giờ mẹ đã biết gọi hàng giao tận nhà đàng hoàng luôn.”
“엄마라고 뭐 주문도 못 하는 줄 아니?” “Con tưởng ngay cả đặt mua hàng mẹ cũng không biết à?”
나는 딸아이를 흘겨보며 깔깔깔 웃었다. Tôi lườm lườm con gái và cười hỉ hả.
고백 – Bộc bạch
솔직히 말해 나는 아직 음식까지 주문해 먹는 것은 내키지 않는다. 그러나 혼자 살거나 요리가 서툰 이들에게는 배달이 더 합리적인 선택이 될 수 있을 것이다. 재료를 준비하고 만들고 뒤처리하는 시간을 아껴 다른 일을 할 수 있으니까. 또한 식사 준비가 대부분 주부들에게 일방적으로 부과된 가사 노동이라는 점에서 음식 배달은 여성의 짐을 덜어 주고 가정 내 민주화를 가져다주는 촉매제가 될 수도 있다. 남편들은 자신의 식사를 위해 아내의 손을 빌리는 대신 먹고 싶은 것을 주문해서 먹으면 된다.
Thành thật mà nói, tôi vẫn không có tư tưởng ngay đến đồ ăn mà cũng gọi đặt hàng. Tuy nhiên, đối với những người sống một mình hoặc không thạo việc nấu nướng, giao hàng có lẽ là sự lựa chọn hợp lý. Vì chúng ta có thể tiết kiệm thời gian chuẩn bị vật liệu, chế biến và dọn dẹp để làm việc khác. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng chuẩn bị bữa ăn là việc nhà, và chủ yếu là nhiệm vụ của các bà nội trợ, thì dịch vụ giao đồ ăn có thể giữ vai trò chất xúc tác làm giảm bớt gánh nặng cho người phụ nữ, đồng thời đem đến sự dân chủ hóa trong gia đình. Các ông chồng muốn ăn gì có thể gọi giao hàng, thay vì phải nhờ tay vợ.
세대 사이에‘배달 사용의 원칙’이 아직은 다르지만 어느덧 자연스러운 일상이 되어 가고 있는 이 새로운 ‘문화’가 시대의 축복이 되기를 바라며, 나는 이제 막 노릇노릇 구워져 나온 스테이크를 한입 가득 넣었다. Giữa các thế hệ, mặc dù “nguyên tắc sử dụng giao hàng tận nhà” còn khác biệt, nhưng tôi mong nét “văn hóa” mới đang trở nên quen thuộc trong đời sống thường nhật này là phúc của thời đại. Vừa nghĩ thế, tôi vừa cho vào miệng một miếng bít tết nướng vàng ruộm.
이명랑(Lee Myoung-lang 李明娘) 소설가
Lee Myoung-lang Nhà văn
Dịch. Mai Kim Chi