고택과 리조트, 노포와 트렌디한 식당, 목조다리와 최신식 보트 …. 도시 곳곳에 과거와 현재가 한데 뒤섞여 있지만 그 모습이 조화롭다. 익숙하면서도 낯선 풍경에 취해 걸음을 옮기다 보면 하회(河回)마을과 고택, 그리고 서원에 발길이 닿는다. 그곳에서 옛 선조들의 발자취를 좇다 보면 왜 안동이 한국 정신문화의 수도라 불리는지 이유를 알게 된다.
Những ngôi nhà cổ và các khu resort nghỉ dưỡng, những cửa hàng cổ kính và các nhà hàng hợp xu hướng, những chiếc cầu gỗ và những chiếc thuyền đời mới… quá khứ và hiện tại tồn tại đan xen ở nhiều nơi trong thành phố, nhưng quang cảnh lại rất hài hòa. Say đắm trước khung cảnh vừa quen thuộc vừa xa lạ, rảo nhịp bước chân, tôi đến làng Hahoe với những ngôi nhà cổ và seowon. Tại vùng đất này, cứ theo dấu chân của tổ tiên, ta sẽ nhận ra lý do vì sao Andong lại được gọi là thủ đô văn hóa tinh thần của Hàn Quốc.
하회마을 입구에서 ‘엘리자베스 2세 여왕이 안동을 방문한 1999년, 그날을 영원히 잊지 않겠습니다’라는 근조 플래카드를 발견했다. 잠시 시간 여행자가 된 기분이 들었다. 당시 김대중(Kim Dae-jung 金大中, 1924~2009) 대통령의 초청으로 한국에 오게 된 여왕은 “가장 한국적인 모습을 보고 싶다”라고 말했고, 그녀의 질문에 대한 답이 ‘안동’이었다. Tại lối vào của làng Hahoe, tôi bắt gặp một tấm băng rôn tưởng nhớ với nội dung: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên ngày Nữ hoàng Elizabeth II đến thăm Andong vào năm 1999”. Trong khoảnh khắc, tôi có cảm giác mình là nhà du hành thời gian. Đến thăm Hàn Quốc theo lời mời của Tổng thống lúc bấy giờ là ông Kim Dae-jung (1924-2009), Nữ hoàng đã từng nói: “Tôi muốn chiêm ngưỡng hình ảnh đậm chất Hàn Quốc nhất”. Và câu trả lời cho yêu cầu của bà chính là “Andong”.
여왕이 안동으로 간 까닭은? – Tại sao Nữ hoàng đến Andong?
자신의 73번째 생일에 안동에 도착한 여왕은 배우 류시원의 에스코트를 받으며, 담연재(澹然齋)에서 안동 국시와 편육, 찜, 탕, 안동 소주를 곁들인 한국식 생일상을 받았다. 류시원의 생가가 담연재라는 것과 그가 조선 중기 문신인 류성룡(柳成龍 1542~1607) 선생의 13대 후손이라는 건 그 당시 뉴스를 보고 알게 되었다.
Đến Andong vào đúng dịp sinh nhật lần thứ 73, Nữ hoàng được diễn viên Ryu Si-won hộ tống và được thiết đãi tiệc sinh nhật đúng kiểu Hàn Quốc tại Damyeonjae (Đạm Nhiên Trai) với món mì Andong trứ danh ăn kèm thịt luộc thái mỏng, món hấp, món hầm và rượu soju Andong. Xem tin tức, tôi mới biết ngôi nhà nơi diễn viên Ryu Si-won sinh ra và lớn lên chính là Damyeonjae và anh cũng chính là hậu duệ đời thứ 13 của vị quan văn ở trung kì triều đại Joseon mang tên Ryu Seong-ryong (Liễu Thành Long, 1542-1607).
푸른색 모자를 쓴 여왕은 하회별신굿탈놀이를 관람하고, 고추장과 김치를 담그는 모습을 지켜보았다. 풍산 류(柳) 씨 문중의 고택인 충효당(忠孝堂)을 방문했을 때는 한국식 예법에 따라 신발을 벗고 맨발로 방 안으로 들어가 주위 사람들을 놀라게 하기도 했다. 또 고려 말에 지어진 사찰 건물이자 현존하는 최고의 목조건물로 알려진 봉정사(鳳停寺) 극락전(極樂殿) 앞 돌탑에서 여왕이 돌멩이 하나를 올려놓았을 때는 돌탑이 무너질까 봐 그녀를 지켜보던 사람들이 마음을 졸였으며, 여왕에게 정성스럽게 돌탑을 쌓는 건 소원을 빌어 복을 받기 위해서라는 것을 알려주기도 했다. 그 당시 여왕은 어떤 소원을 빌었을까?
우리가 안동이라는 도시를 이해하기 위해 필요한 것도 조선이라는 500년 왕조를 흐르는 DNA가 유교였다는 사실이다. 조선이 유교를 국가의 핵심 통치 이념으로 선택하는 순간, 한국적 것이라 부를 수 있는 수많은 ‘정서’와 ‘예법’들이 탄생했다. 한국에선 ‘가부장’이라 부르는 남성 중심의 문화나 손윗사람을 존중하는 ‘장유유서’ 문화가 그렇다.
Nữ hoàng đội chiếc mũ màu xanh lam, thưởng thức kịch mặt nạ Hahoe Byeolsingut và quan sát các công đoạn làm tương ớt và kim chi. Đến thăm Chunghyodang (Trung Hiếu Đường), ngôi nhà cổ của dòng họ Ryu vùng Poongsan, bà đã khiến mọi người xung quanh ngạc nhiên khi cởi giày và đi chân trần theo nghi thức của người Hàn Quốc. Đồng thời, Nữ hoàng cũng đã đến thăm chùa Bongjeong (Phụng Đình), vốn là ngôi chùa bằng gỗ được xây dựng vào cuối triều đại Goryeo còn tồn tại đến tận ngày nay trong tình trạng tốt nhất. Khi Nữ hoàng đặt viên đá lên tháp đá ước trước điện Geungnak (Cực Lạc), mọi người cho bà biết ý nghĩa của việc cung kính đặt viên đá lên tháp đá là để ước nguyện và nhận được nhiều phước lành vừa chăm chú theo dõi lo sợ tháp đá sẽ đổ. Không biết khi đó nữ hoàng đã ước điều gì? Để hiểu về thành phố Andong, chúng ta cần biết rằng DNA xuyên suốt của triều đại Joseon kéo dài hơn 500 năm chính là Nho giáo. Thời điểm triều đại Joseon chọn Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị cốt lõi, vô số “tình cảm” và “nghi thức” có thể xem là mang tính Hàn Quốc đã ra đời. Có thể kể đến tư tưởng “đàn ông làm trụ cột gia đình” – lấy nam giới làm trung tâm hay “tôn ti trật tự” – tôn kính người lớn tuổi là những ví dụ điển hình của nét văn hóa đậm chất Hàn Quốc.
안동은 퇴계(退溪) 이황(李滉 1502~1571)과 서애(西厓) 류성룡이라는 영남학파의 대가들이 태어난 곳이며, 한국 유교의 원형을 간직한 도시다. 또 한국에서 유네스코 세계 문화유산이 가장 많은 곳이기도 하다. 내가 여왕의 ‘안동 루트’를 처음 언급한 것 역시 귀한 손님을 맞이하는 호스트가 고심 끝에 찾아낸 한국 정신의 정수가 안동이었기 때문이다. 그리고 ‘하회마을’은 그 여정의 출발로 정답에 가깝다.
Andong là quê hương của Toegye (Thoái Khê) Yi Hwang (Lý Hoảng, 1502-1571) và Seoae (Tây Nhai) Ryu Seong-ryong, những bậc gạo cội của học phái Yeongnam (Lĩnh Nam học phái – một trường phái Tân Nho giáo hoạt động chính ở vùng Yeongnam vào triều đại Joseon), đồng thời cũng là thành phố còn lưu giữ hình thức nguyên thủy của Nho giáo Hàn Quốc. Đây cũng là nơi có nhiều Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận nhất tại Hàn Quốc. Tôi đề cập đến “Chuyến thăm Andong” của Nữ hoàng Elizabeth trước bởi vì Andong là tinh hoa của tinh thần Hàn Quốc mà có lẽ nước chủ nhà đã vắt óc suy nghĩ mới tìm ra để làm quà đón tiếp vị khách quý từ phương xa. Và “Làng Hahoe” chắc hẳn là đáp án chuẩn nhất để làm điểm khởi đầu cho chuyến thăm này.
한국의 정신의 정수 – Tinh hoa tinh thần của Hàn Quốc
하회마을은 중요민속문화재 제122호로 지정됐고, 국보 2점과 보물 4점, 민속문화재 11점 등이 보존된 민속 마을이다. ‘하회’는 물이 돌아 흐른다는 뜻으로 낙동강 상류인 화천이 ‘S’자 모양으로 감싸 안고 흐르는 데서 유래한다. 이곳은 태극 모양 혹은 연꽃이 물에 떠 있는 모습을 띠고 있어, 예부터 풍수지리적으로 좋은 땅으로 여겨졌다.
Làng Hahoe được công nhận là Di sản văn hóa Dân tộc quan trọng số 122, đồng thời là làng dân tộc lưu giữ 2 bảo vật cấp quốc gia, 4 bảo vật và 11 Di sản văn hóa Dân tộc. “Hahoe” có nghĩa là nước chảy quay vòng, bắt nguồn từ thực tế Hwacheon – thượng nguồn của sông Nakdong – uốn quanh và chảy theo hình chữ “S”. Làng có hình dạng giống hình thái cực hoặc hoa sen nổi trên mặt nước nên từ xa xưa đã được coi là vùng đất lành theo thuật phong thủy.
어딜 가나 한국의 오래된 마을은 비슷한 모습을 하고 있는데, 안동이 늘 마음에 와닿았던 건 시간이 박제된 거대한 박물관이 아니라, 지금도 사람이 살고 있는 삶의 터전이라는 점이다. 화경당(和敬堂), 양진당(養眞堂) 같은 고택 표지판을 따라 걷다 보면 밭에 가지런히 심어 놓은 열무, 상추가 보이고 대문 앞에 걸린 우유 배달 주머니를 만나는 것처럼 말이다.
Đi đâu thì làng cổ Hàn Quốc cũng đều có diện mạo giống nhau, nhưng tôi luôn ấn tượng ở chỗ Andong không phải là một bảo tàng khổng lồ với thời gian ngưng đọng, mà là nơi hoạt động sống của con người vẫn đang không ngừng tiếp diễn. Men dọc theo bảng hiệu của các ngôi nhà cổ như Hwageongdang (Hòa Kính Đường) và Yangjindang (Dưỡng Chân Đường), du khách sẽ bắt gặp những hàng củ cải và xà lách trồng thẳng tắp trên đồng, cũng như những chiếc túi giao sữa treo lủng lẳng trước cổng nhà.
하회마을에서 멀리 않은 곳에 앞서 말한 류성룡의 병산 서원(陶山 書院)이 있다. 서원은 교육 기관이다. 공자(孔子 (B.C.551~B.C.479), 맹자(孟子 (B.C.372~B.C.289)에 익숙지 않은 젊은 세대에게 직관적으로 설명하자면 전국 최고의 ‘1등 스타 강사’가 운영하던 조선 최고의 기숙 학원 정도라 말할 수 있겠다. Cách làng Hahoe không xa là Byeongsan Seowon của Ryu Seong-ryong đã được giới thiệu ở trên. Seowon vốn là cơ sở giáo dục của người xưa. Để giải thích một cách trực quan cho thế hệ trẻ vốn không quen thuộc với Khổng Tử (551 – 479 TCN) và Mạnh Tử (372 – 289 TCN), có thể nói đây là trung tâm đào tạo nội trú tốt nhất vào triều đại Joseon, được vận hành bởi những “giáo viên ngôi sao hạng nhất” trên cả nước.
영남학파의 두 거장, 서애 류성룡의 제자들이 모였던 곳이 ‘병산 서원’이고, 퇴계 이황의 제자들이 성리학(性理學)에 용맹정진했던 곳이 도산 서원(陶山 書院)이다. Học phái Yeongnam có hai vĩ nhân lớn là Seoae Ryu Seong-ryong và Toegye Yi Hwang. Trong đó, học trò của Seoae Ryu Seong-ryong thường tề tựu ở Byeongsan Seowon còn học trò của Toegye Lee Hwang lại trui rèn kiến thức Tính lý học ở Dosan Seowon.
병산 서원은 한국 서원 건축의 백미라 평가 받는다. 서원 누마루인 만대루(晩對樓)에 오르면 유유히 흐르는 낙동강 물줄기와 병풍처럼 두른 산이 만들어 내는 장관을 볼 수 있다.
Byeongsan Seowon được đánh giá là tuyệt mĩ của kiến trúc seowon Hàn Quốc. Bước lên Mandaeru (Mãn Đối Lầu) vốn là Numaru của seowon (maru: khoảng sàn rộng giữa các gian chính trong nhà truyền thống hanok; numaru: maru được xây cao hơn thông thường, tạo cảm giác như một chiếc lầu hoặc gác trong nhà truyền thống hanok), du khách có thể chiêm ngưỡng tuyệt tác thiên nhiên như một tranh vẽ tạo nên bởi sông Nakdong êm đềm xuôi dòng và các dãy núi bao quanh.
도산 서원은 병산 서원보다 규모 면에서 더 장대하다. 특이한 점은 퇴계 이황이 생전에 강학하던 서당과 퇴계 이황 사후에 제자들이 그의 학덕을 기리고자 세운 서원이 한 공간에 남아 있다는 것이다. 서원으로 들어서면 퇴계 이황의 제자들이 머물며 공부한 서당 기숙사인 ‘농운정사(隴雲精舍)’를 직접 볼 수도 있고, 서원으로 올라가면 여러 사람이 모여 강론을 하거나 큰 회합을 개최했던 전교당(典敎堂)에 앉아 안동의 잔잔한 풍경을 관망할 수도 있다.
Dosan Seowon có quy mô lớn hơn Byeongsan Seowon. Nơi này đặc biệt ở chỗ cả thư đường nơi Toegye Yi Hwang học tập lúc sinh thời và seowon được học trò của ông lập nên nhằm tôn vinh công đức của thầy đều còn tồn tại trong cùng một không gian. Vào trong seowon, du khách sẽ tận mắt quan sát Nongunjeongsa (Lũng Vân Tinh Xá) vốn là thư đường nội trú nơi học trò của Toegye Yi Hwang lưu lại học tập. Bước lên bậc và ngồi ở Jeongyodang (Điển Giáo Đường), du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh yên bình của Andong. Nơi này thường tổ chức những cuộc hội họp lớn hay tập trung đàm luận của những nho sinh.
시간적 여유가 있다면, 미리 도산서원 선비문화 수련원 홈페이지에서 ‘선비문화 체험’을 예약해 체험해 보는 것도 좋다. 조선시대의 유생들이 입었던 유복을 입고, 서원과 퇴계 종택, 이육사 문학관 등을 탐방한 후, 은은한 달빛 아래 퇴계 명상길을 산책하는 1박 2일 코스 프로그램으로 인기가 많다.
Thư thả thời gian, du khách nên đặt chỗ và trải nghiệm “văn hóa Seonbi” qua trang web của Trung tâm thực hành văn hóa Seonbi thuộc Dosan Seowon. Khóa học hai ngày một đêm mang đến cơ hội trải nghiệm mặc trang phục Nho sinh thời Joseon; khám phá không gian seowon và thăm nhà chính của Toegye, bảo tàng Văn học Yi Yuk-sa và tản bộ con đường Thiền định Toegye dưới ánh trăng huyền ảo rất được du khách yêu thích.
식도락의 도시 – Thành phố của tận hưởng thú vui ẩm thực
나는 어느 지역을 가든 근처 시장에 들른다. 시장 특유의 분위기를 살펴보면 그 도시의 활력 지수를 짐작할 수 있기 때문이다. 안동에는 몇 개의 큰 시장이 있는데, 그중 구 시장은 갈비 골목과 찜닭 골목 그리고 맘모스 제과라는 오래된 지역 빵집 등 미식로드로도 유명하다.
Đến khu vực nào tôi cũng tranh thủ ghé qua chợ gần đó. Vì chỉ cần quan sát bầu không khí riêng của chợ, chúng ta có thể đoán được sức sống của khu vực đó. Andong có vài khu chợ lớn, trong đó Gusijang (chợ Cũ) nổi tiếng với những con đường nhiều hàng quán ngon như phố galbi (sườn), phố jjimdak (món gà nấu với gia vị chính là xì dầu cùng sợi miến và nhiều loại rau củ khác nhau như cà rốt, khoai tây, hành tây…) và cửa hàng bánh lâu đời của địa phương có tên Mammoth.
미식가에게 안동은 며칠을 여행해도 성에 차지 않을 전통 음식의 성지다. 개인적으로 필자는 보통의 칼국수보다 면발이 얇아 국물 위에서 나풀거리는 ‘안동국시’를 정말 좋아한다. 부드러운 목 넘김 때문에 꿀꺽꿀꺽 잘 넘어가 평소보다 늘 더 많이 먹게 된다는 단점을 제외하면 몇 번을 먹어도 질리지 않을 맛이다. 어울려 술 마시기를 좋아하는 한국인들에게 빼놓을 수 없는 음식인 국밥은 한국 식문화에서도 매우 중요하다.제철 무와 한우를 잔뜩 넣어 시원한 맛이 일품인 ‘안동 국밥’ 역시 남녀노소를 불문하고 많은 이들에게 사랑받는 메뉴 중 하나다.
Đối với những người sành ăn, Andong là thánh địa của ẩm thực truyền thống, thưởng thức trong vài ngày vẫn không cảm thấy thỏa mãn. Cá nhân tôi thực sự thích Andong guksi, loại mì có sợi mỏng hơn so với kalguksu (món mì có sợi được làm bằng bột mì, dùng chày cán mỏng và thái lát mỏng bằng dao) thông thường và nổi lên trên lớp nước dùng. Đây là món ăn thơm ngon, ăn vài lần cũng không chán ngoại trừ nhược điểm sợi mì mềm dễ nuốt khiến thực khách ăn nhiều hơn bình thường. Đồng thời, ngoài ra còn có món gukbap (món ăn gồm cơm bỏ vào món canh nấu sẵn) vốn là món không thể thiếu đối với người Hàn Quốc nào có sở thích nhâm nhi rượu. Món Andong gukbap tuyệt ngon với củ cải đúng mùa và thịt bò nội địa (Hanwoo) cũng là một trong những thực đơn được nhiều người Hàn Quốc yêu thích không phân biệt tuổi tác, giới tính.
안동 정중앙에 위치한 전통시장인 구시장에는 안동하면 빼놓을 수 없는 안동찜닭집 30여 곳이 몰려 있는 찜닭 거리가 있어 원조의 맛을 즐길 수 있다. Tại chợ Cũ – khu chợ truyền thống nằm ở trung tâm thành phố Andong – có khu phố tập trung hơn 30 nhà hàng chuyên bán món Andong jjimdak giúp du khách thưởng thức hương vị nguyên bản của món ăn này.
관광객에게 유명한 안동 먹거리 중 하나는 안동 찜닭이다. 구 시장은 찜닭 골목으로도 유명한데, 본래는 통닭 골목이었다. 1980년대 프렌차이즈 양념치킨이 유행하면서 상권이 죽자 상인들이 자구책을 찾아 개발한 것이 매콤짭짤한 간장 양념에 윤기가 흐르는 당면과 각종 채소를 넣어 푸짐하게 조리한 찜닭이다. 이는 전국에 안동 찜닭 열풍을 불러일으키기도 했다.‘간고등어’ 역시 바다에서 먼 내륙 지역까지 생선을 상하지 않게 가져오기 위한 선조들의 지혜가 축적된 안동의 대표적 음식이다.
Một trong những ẩm thực Andong nổi tiếng với du khách là món Andong jjimdak. Khu chợ Cũ có phố jjimdak, ban đầu nơi này là phố chuyên bán món gà quay hoặc rán nguyên con. Thập niên 1980 rộ lên phong trào nhượng quyền món gà chiên tẩm gia vị, những người buôn bán mất lợi thế kinh doanh đã tìm ra cách tự cứu lấy mình. Đó chính là phát minh ra món jjimdak có sợi miến óng ánh và thịnh soạn với nhiều loại rau trong lớp gia vị đậm đà làm từ nước tương có vị cay và mặn. Điều này cũng làm dấy lên cơn sốt món Andong jjimdak trên khắp Hàn Quốc. Ngoài ra, món “cá thu muối” cũng là một món ăn tiêu biểu của Andong, thể hiện trí tuệ của tổ tiên người Hàn Quốc giúp giữ cá tươi ngon trong suốt quá trình đưa cá từ biển khơi vào đất liền.
며칠을 먹어도 즐거울 향토 음식이 즐비하지만, 이제껏 보지 못한 새로운 음식을 맛볼 수도 있다. 지역 젊은이들이 고향 음식을 재해석한 ‘안동 고등어 파스타’나 ‘간고등어 버거’ 등은 미식의 쾌락을 극대화한다. 구 시장의 매력은‘올드 앤 뉴’가 다채롭게 섞여 고여있지 않고 흐른다는 것이다.
Vẫn còn hàng dài món ăn truyền thống địa phương đủ thưởng thức trong vài ngày, nhưng du khách có thể trải nghiệm các món mới chưa từng thấy trước đây. Các món như “pasta cá thu Andong” hay “hamburger cá thu muối” được đầu bếp trẻ địa phương biến tấu từ đặc sản quê hương, cực đại hóa niềm vui thú đến từ ẩm thực. Nét hấp dẫn của chợ Cũ là “cũ và mới” đan xen đầy màu sắc, vận động rất hài hòa không xung đột.
식사를 든든히 했다면 멀지 않은 곳에 있는 월영교 산책은 최고의 선택이다. 이곳엔 캄캄한 밤, 강 아래로 번지는 아련한 불빛만큼이나 절절한 ‘원이 엄마’의 이야기가 얽혀있다. 이곳에서 원이라는 아이와 배 속의 아이를 두고 먼저 떠난 남편에 대한 안타까운 마음과 그리움, 원망이 빼곡히 적힌 아내의 편지가 발견되었다고 한다.
Lựa chọn tuyệt vời nhất sau khi dùng bữa chính là đi dạo trên cầu Woryeong cách đó không xa. Trong đêm tối, câu chuyện kể về “mẹ của Woni” vang lên da diết như ánh trăng mờ ảo lan tỏa dưới lòng sông. Tương truyền tại đây, người ta đã tìm thấy bức thư của một người vợ viết về sự tiếc nuối, nỗi nhớ và lòng oán hận đối với người chồng đã bỏ lại cô cùng đứa con tên Won và đứa trẻ trong bụng.
연인과 함께 방문했다면 ‘문 보트’를 타고 월영교 아래에서 낙동강 유람을 하는 것도 추천한다. 특히 이 주위에는 신축 호텔과 한옥 리조트 같은 다양한 숙박 시설과 주토피움, 유교랜드 같은 위락 시설이 밀집해 있어 고즈넉한 고택의 매력과는 전혀 다른 안동을 즐길 수 있다.
Nếu đến cùng người yêu, đi “thuyền mặt trăng” (moon boat) du ngoạn sông Nakdong dưới cầu Woryeong cũng là một hoạt động đáng để trải nghiệm. Đặc biệt, xung quanh khu vực này tập trung nhiều nơi lưu trú như khách sạn mới và khu resort hanok cùng nhiều khu vui chơi giải trí như vườn bách thú Zootopium và khu trải nghiệm Nho giáo (Confucian Land), giúp du khách tận hưởng một Andong hoàn toàn khác biệt vốn đã làm mê hoặc lòng người bởi những ngôi nhà cổ yên bình.
전통과 현대의 교류 – Giao thoa giữa truyền thống và hiện đại
얼마 전 라스베이거스를 다녀왔다. 나는 그곳에서 한때 화려했지만 낡아가는 도시의 흥망성쇠를 본 듯했다. 과거와 다를 것 없는 ‘화산 쇼’나 ‘분수 쇼’는 마치 초췌해진 중년의 쓸쓸한 뒷모습을 보는 것 같은 기분이 들었고, 극도의 화려함을 자랑하던 시저스 팰리스 호텔이나 벨라지오 호텔 역시 기력이 다한 것 같았다.여전히 관광객은 많았지만, 급격히 노쇠한 이 도시를 떠올리자 안동의 변화된 모습이 다시금 새롭게 다가왔다.
Cách đây không lâu tôi đã đến thăm Las Vegas. Có lẽ tôi đã chứng kiến sự hưng thịnh và suy tàn của thành phố phồn hoa một thời đang ngày càng già cỗi. Xem những show diễn “Volcano Show” hay “Fountain Show” chẳng thay đổi gì so với quá khứ, khiến tôi có cảm giác như đang nhìn vào tấm lưng cô độc của một người đàn ông trung niên ngày càng tiều tụy. Khách sạn Caesars Palace và khách sạn Bellagio vốn tự hào là đỉnh cao hoa lệ của thành phố giờ đây cũng dần mất đi sức sống. Khách du lịch vẫn nhiều nhưng khi nghĩ về thành phố đang suy tàn với tốc độ chóng mặt này diện mạo thay đổi của Andong lại đem đến cho tôi một cảm giác mới mẻ.
내가 처음 안동 하회마을을 방문한 건 20여 년 전이다. 내 기억이 맞는다면, 당시 돈을 받는 매표소나 마을 입구까지 운행하는 셔틀버스 같은 편의 시설도 없었다. 하지만 ‘다이내믹 코리아’라는 한국관광공사의 영문 슬로건이 실감 날 정도로 마을은 (둘러보기 편한 방식으로) 완벽히 재편돼있었다. 특히 마을 입구로 가기 전 ‘하회세계탈박물관’은 메인 음식을 먹기 전 입맛 돋우는 애피타이저처럼 한국인들에게 익숙한 웃는 얼굴의 하회탈(국보 121)과 다양한 세계 민속 탈이 장식돼 있어 흥미로웠다.
Lần đầu tiên tôi đến thăm làng Hahoe Andong là khoảng 20 năm trước. Nếu không nhầm thì khi đó vẫn chưa có phòng bán vé tham quan hay các tiện ích như xe buýt đưa đón đến tận cổng làng. Tuy nhiên, ngôi làng đã thay da đổi thịt hoàn hảo (sang cách thuận tiện cho du khách dạo quanh ngắm cảnh) đến mức tôi cảm nhận rõ ý nghĩa của khẩu hiệu tiếng Anh “Dynamic Korea” (tạm dịch: Hàn Quốc năng động) do Tổng công ty Du lịch Hàn Quốc đề ra. Đặc biệt, Bảo tàng Mặt nạ Thế giới Hahoe đặt trước cổng vào làng trưng bày mặt nạ Hahoe (quốc bảo số 121) với khuôn mặt cười quen thuộc của người Hàn Quốc và nhiều mặt nạ dân tộc truyền thống trên thế giới mang đến sự thú vị chính như cách món khai vị kích thích vị giác của thực khách trước khi thưởng thức món chính trong bữa ăn.
나는 안동을 둘러보며 이것이야말로 한국적인 특징이라 생각했다. 머물지 않고 움직이는 것, 새로운 이야기를 발굴하고 개선점을 찾는 것 말이다. 오래된 길 위에 낡은 노포와 트렌디한 레스토랑이 어울려 있고, 안동댐 건설로 수몰될 위기에 처한 고택을 옮겨 현대식 한옥 호텔로 부활시키는 역동성 말이다. 한국은 결코 잠들지 않는 곳이라는 의미는 다양한 맥락으로 읽힐 테지만, 나는 그것이 이 작고 고요한 동방의 나라를 세계 10위 권의 경제 대국으로 만든 힘이라 믿는다. 안동은 그런 의미에서 전통이 여전히 살아 움직이는 도시다.
Dạo quanh Andong, tôi cho rằng chính điều này mới là nét đặc trưng đậm chất Hàn Quốc. Đó là sự xê dịch, không đứng yên tại chỗ; luôn khám phá những câu chuyện mới và tìm kiếm những điểm cần cải thiện. Đó chính là nét hài hòa giữa những cửa hàng xưa cũ và những nhà hàng thời thượng trên những con đường lâu đời hay chính sự linh hoạt trong việc dời những ngôi nhà cổ có nguy cơ bị chìm do xây dựng đập Andong và hồi sinh chúng thành khách sạn hanok theo phong cách hiện đại. Ý nghĩa của câu nói “Hàn Quốc là đất nước không bao giờ ngủ” có thể được hiểu theo nhiều ngữ cảnh khác nhau, nhưng tôi tin rằng đó chính là sức mạnh đã khiến đất nước nhỏ bé, thanh bình ở phương Đông này trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 thế giới. Theo nghĩa này, Andong chính là thành phố nơi truyền thống vẫn còn tồn tại và chuyển động không ngừng.
백영옥(Baek Young-ok 白榮玉)소설가
Baek Young-ok, Nhà văn
이민희(Lee Min-hee 李民熙) 사진작가
Ảnh. Han Jung-hyun
Dịch. Hoàng Thị Trang