신안의 섬: ‘흑산’의 발견 – Quần đảo Sinan: Khám phá ‘Núi Đen’

0
554

흑산도는 한국인들에게 흔히 옛 왕조시대 유배의 땅으로 인식된다. 그러나 실은 천혜의 자연조건을 갖추고 동북아지역 국제 해상 교통의 요지로 오랜 세월 중요한 역할을 해왔던 국토의 서남단 변경이다. Đối với người Hàn Quốc, Heuksando (Hắc Sơn đảo) được xem là hòn đảo của “chốn lưu đày” trong thời đại của những vương triều xa xưa. Nhưng trên thực tế, đây là vùng biên cương đã từng đóng vai trò quant rọng trong một thời gian dài, với những điều kiện thiên nhiên thuận lợi và vị trí địa lý trọng yếu nằm trên trục giao thông hàng hải quốc tế của vùng Đông Bắc Á.

Làng Sa-ri có cảng mang hình ảnh ấm cúng, được kiến tạo bởi một chuỗi những bãi đá, được gọi là Bãi đá bảy anh em, xem như là nơi chắn sóng tự nhiên. Xem nơi này như phòng thí nghiệm của mình, Jeong Yak-jeon đã viết cuốn “Huyền Sơn Ngư Phổ”.
Làng Sa-ri có cảng mang hình ảnh ấm cúng, được kiến tạo bởi một chuỗi những bãi đá, được gọi là Bãi đá bảy anh em, xem như là nơi chắn sóng tự nhiên. Xem nơi này như phòng thí nghiệm của mình, Jeong Yak-jeon đã viết cuốn “Huyền Sơn Ngư Phổ”.

1997년 6월 15일, ‘동아지중해호’로 명명된 소박한 대나무 뗏목 한 척이 남중국 저장성 해안가를 떠났다. 동국대학교 윤명철(Yoon Myung-chul 尹明喆) 교수의 주도로 한국과 중국의 해양학자들이 기획한 이 뗏목 탐험대의 목적은 고대인들이 이용했을 것으로 유추해온 이른바 ‘표류 항해’를 실험하는 것이었다. 육지를 떠난 뗏목은 해류와 남서풍을 타고 북동쪽으로 흘러갔다. 항해 중에 태풍을 만나기도 했다. 17일 만에 이들이 도착한 곳은 흑산도였다.

Vào ngày 15 tháng 6 năm 1997, một chiếc bè tre mộc mạc được đặt tên là Đông Á Địa Trung Hải đã rời khỏi bờ biển thuộc tỉnh Chiết Giang của phía nam Trung Quốc. Cuộc thám hiểm đã được một nhóm các nhà hải dương học người Hàn Quốc và Trung Quốc lên kế hoạch và tiến hành, dẫn đầu là giáo sư Yoon Myung-chul của trường Đại học Dongguk ở Seoul, với mục đích thực nghiệm “cuộc hải hành trôi dạt” bằng phương tiện mà người xưa đã dùng. Chiếc bè rời khỏi đất liền, theo dòng hải lưu và gió tây nam đã trôi theo hướng đông bắc. Trong cuộc hải hành, chiếc bè gặp một cơn bão. Sau 17 ngày trôi dạt, nơi mà đoàn thám hiểm đến được chính là đảo Heuksando.

바람과 조류의 기착지 – Nơi tạm dừng trong những chuyến hành trình của gió và các loài chim
이 표류 탐험은 두 가지 고정 관념을 깨뜨렸다. 우선 현대 과학의 도움 없이 자연 조건만으로도 대륙과 반도 사이의 교류가 가능했다는 것을 실증했다. 이로써 동력선도 없고 항해술도 제대로 익히지 못했던 고대인들이 과연 바다를 건너 다닐 수 있었을까 하는 현대인의 의구심을 잠재웠다. 또 하나는 대륙과의 교류가 위험한 바다보다는 안전한 육로를 통해서 이루어졌을 것이라는 막연한 대륙 중심의 사고를 뒤바꿔 놓았다. 이는 한국인의 선조인 동이족들이 반도와 대륙으로 둘러싸인 동아시아의 지중해를 누비며 중국, 일본, 남방과 교역을 하고 때로는 바다에서 전쟁을 벌이던 해양 문화 민족이었다는 주장에 큰 설득력을 주었다.

Chuyến thám hiểm trôi dạt này đã phá vỡ hai định kiến. Thứ nhất, nó đã chứng minh được khả năng giao lưu giữa lục địa và bán đảo trong điều kiện tự nhiên thuần túy mà không cần đến sự hỗ trợ của khoa học hiện đại. Từ đó, loại trừ những nghi ngờ của con người hiện đại về khả năng vượt biển của người cổ đại chưa từng biết đến thuyền máy và khoa học hàng hải. Thứ hai, nó đã đảo ngược quan điểm trước đó lấy lục địa làm trung tâm cho rằng: sự giao lưu giữa lục địa và bán đảo chủ yếu được tiến hành trên những tuyến đường bộ an toàn hơn so với tuyến đường biển đầy hiểm nguy. Chuyến thám hiểm đã đưa ra những bằng chứng mang tính thuyết phục cao về giả thuyết cho rằng Tộc Dongyi (Đông Di), tổ tiên của người Hàn, là một dân tộc có nền văn hóa hải dương. Tổ tiên của họ đã qua lại vùng Địa Trung Hải của Đông Á được bao bọc bởi lục địa và bán đảo, giao thương với Trung Quốc, Nhật Bản và phương Nam. Đôi khi họ còn tham gia vào các trận hải chiến.

이 표류 탐험은 한 차례 더 시도되었다. 뗏목의 궤적은 10-14세기까지 고려와 송나라 사람들이 이용하던 남방 항로와 거의 일치했다. 필리핀 북부에서 발원해 북동진한 쿠로시오 해류의 한 지류는 대만을 거쳐 제주도로 북상하다 양쪽으로 갈라진다. 다시 그 한 지류는 한반도의 서해 연안을 따라 북상해 요동과 산동 반도를 돌아 남하하다가 항저우만 부근에서 다시 북동쪽으로 돌아 한반도 쪽으로 흐른다. 이들은 이 해류를 이용했으며, 늦봄부터 초여름까지는 남서풍을, 10월과 11월에는 북동풍의 계절풍을 기다려 대륙과 반도를 오가며 고기도 잡고, 장사도 했던 것이다.

Một cuộc thám hiểm trôi dạt khác đã được tiến hành nối tiếp. Lộ trình của chiếc bè gần như đồng nhất với tuyến đường biển phương Nam mà người Goryeo và người nước Tống đã đi qua từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 14. Một nhánh của dòng hải lưu Kuroshio bắt nguồn từ phía bắc Philippines và chảy đến vùng đông bắc, đi ngang qua Đài Loan, đã chảy lên phía bắc đến đảo Jeju rồi lại tách ra làm hai nhánh. Trong đó, một nhánh chảy dọc theo vùng duyên hải biển Tây của bán đảo Hàn đi lên phía bắc, chạy vòng qua bán đảo Liêu Đông và Sơn Đông xuống phía nam rồi lại chảy vòng qua hướng đông bắc gần vịnh Hàng Châu, đến bán đảo Hàn. Người xưa đã tận dụng dòng hải lưu này và chờ đợi gió mùa tây nam từ cuối xuân đến đầu hè và gió mùa đông bắc vào tháng Mười và tháng Mười Một để qua lại vùng biển giữa lục địa và bán đảo, đánh bắt cá và giao thương.

<송사宋史> ‘고려전(高麗傳)’에는 이 이동 경로를 다음과 같이 기록하고 있다.
“명주(明州) 정해(定海)에서 바람을 타고 3일 간 바다를 항해한 뒤 다시 5일 뒤 흑산에 도착, 고려 국경으로 들어갔다. 흑산에서 크고 작은 여러 섬들과 수많은 암초들 사이를 지난 뒤 배의 속도를 더 높여 7일 만에 예성강에 도달했다.”

Trong phần “Cao Ly Điển” của quyển “Songshi” (Lịch sử nhà Tống), con đường di chuyển này đã được ghi lại như sau: “Từ Định Hải ở Minh Châu, thuyền chúng tôi theo gió ra biển mất ba ngày, rồi đi tiếp năm ngày trên biển mới đến được Hắc Sơn, tiến vào vùng biên giới Goryeo. Từ Hắc Sơn, thuyền chúng tôi đã đi qua nhiều hòn đảo và những bãi đá lớn nhỏ, sau đó tăng tốc đi tiếp bảy ngày mới đến sông Yeseong.”

Choe Ik-hyeon, viên quan vào cuối triều đại Joseon đã bị đày đến đảo Heuksan vì chống đối Hiệp ước Ganghwa với Nhật Bản năm 1876. Ông được tưởng nhớ vì lòng yêu nước và đóng góp cho giáo dục thiếu niên địa phương. Tên của ông được khắc trên bia kỷ niệm ở làng Cheonchonri. Hòn đá phía sau tấm bia có dòng chữ được khắc bởi Choe, khẳng định rằng lãnh thổ Hàn Quốc độc lập có lịch sử lâu dài.
Choe Ik-hyeon, viên quan vào cuối triều đại Joseon đã bị đày đến đảo Heuksan vì chống đối Hiệp ước Ganghwa với Nhật Bản năm 1876. Ông được tưởng nhớ vì lòng yêu nước và đóng góp cho giáo dục thiếu niên địa phương. Tên của ông được khắc trên bia kỷ niệm ở làng Cheonchonri. Hòn đá phía sau tấm bia có dòng chữ được khắc bởi Choe, khẳng định rằng lãnh thổ Hàn Quốc độc lập có lịch sử lâu dài.

명주(明州)는 주산군도(舟山群島)를 거느린 양자강 하구에 자리 잡은 옛 도시로 지금의 닝보[寧波]다. 화북 쪽의 요나라(거란)와 금나라(여진)의 위세에 눌려 동아시아에서 종주국의 지위를 상실한 송나라가 대외 무역의 중심을 점차 동남 연해로 옮기면서 새로운 교역의 중심지가 된 곳이다. 당나라로 유학을 떠났다 신라 무역선을 타고 돌아온 일본의 승려 엔닌[圓仁]이 『입당구법순례행기(入唐求法巡禮行記)』에서 9세기 중엽에 이미 흑산도에 300에서 400가구가 살고 있었다고 전하니, 10세기 이후 남방 항로의 길목이자 중간 기착지로 변모한 뒤의 흑산도에는 훨씬 더 많은 규모의 사람들이 살았을 것이다.

Bài viết liên quan  한옥, 처마 끝의 손님 - Hanok, vị khách dưới mái hiên

Minh Châu (Mingzhou), nay là Ninh Ba (Ningbo), là một thành phố người Hoa xưa nằm tại cửa sông Dương Tử, nhìn ra quần đảo Chu Sơn (Zhoushan). Khi nhà Tống mất địa vị tôn chủ ở Đông Á do sự lớn mạnh của nhà Liêu và nhà Tấn ở phía Bắc Trung Quốc, trung tâm giao thương dần dần chuyển về vùng duyên hải Đông Nam, và Minh Châu đã trở thành trung tâm thương mại mới.
Theo Ennin (794-864), một nhà sư người Nhật đã lên một chiếc tàu buôn Silla để trở về Nhật sau khi du học ở nhà Đường, trong cuốn “Nitto guho junrei koki” (Nhập Đường Cầu Pháp Tuần Lễ Hành Ký) đã ghi lại rằng vào khoảng thế kỷ thứ 19 có khoảng 300 đến 400 hộ gia đình trên đảo Heuksan. Từ sau thế kỷ thứ 10, đảo Heuksan đã nằm trên hải trình phương Nam và trở thành nơi dừng chân cho những chuyến hải trình này. Từ đó, dân số trên đảo tăng với quy mô đáng kể.

그런가 하면 조선 후기 학자 이중환(1690-1756)의 <택리지>에는 영암 바닷가를 신라 때 당나라로 조공하러 가는 배가 떠나던 곳으로 소개하면서, “이곳에서 하루 가면 흑산도에 이르고, 거기서 또 하루 가면 홍도에 이르고, 다시 하루를 더 가면 가거도에 이르는데 여기서 북동풍을 만나 3일이면 중국 대주(台州) 영파부(寧波府) 정해(定海)에 도착한다”고 명주로 가는 뱃길을 상술하고 있다. 당나라에서 문명(文名)을 떨치던 신라인 최치원이 11세에 당나라로 유학을 떠난 길도, <표해록(漂海錄)>(1488)을 남긴 조선인 최부(崔溥)가 42명의 일행과 함께 제주에서 풍랑을 만나 표류하다 명나라로 떠내려간 길도 바로 이 바닷길이다. 그러나 오랜 세월 천혜의 조건을 갖추고 국제적인 해상 교통의 요지로 그 지위를 누려왔음에도 불구하고 한국인들이 마음속에 그리는 흑산도는 그다지 진취적이지도 않고 풍요롭지도 않다.

Mặt khác, trong cuốn “Taengniji” (Trạch Lí Chí) của học giả Yi Junghwan (Lý Trọng Hoán, 1690-1756) thời Joseon hậu kỳ, đã giới thiệu bãi biển Yeongam như là một điểm khởi hành của tàu Silla đi triều cống nhà Đường: “Từ Yeongam đi một ngày thì đến đảo Heuksan. Từ đó, đi thêm một ngày nữa thì đến Heungdo. Nếu đi một ngày nữa thì đến Gageodo. Tại đây, nếu gặp gió đông bắc và đi tiếp trong ba ngày sẽ đến Định Hải, Ninh Ba Phủ, Đài Châu, Trung Hoa”. Và sau đó tường thuật con đường mà tàu đi đến Minh Châu. Ngoài ra, đó cũng là tuyến đường sang nhà Đường du học vào năm 11 tuổi của Choe Chi-won (Thôi Trí Viễn), học giả thời Silla nổi tiếng ở triều nhà Đường; và cũng là bến xuất phát sang nhà Thanh sau khi bị trôi dạt vào đảo Jeju do cơn bão lớn của Choe Bu (Thôi Phổ) – người Joseon tác giả của “Pyohaerok” (Phiêu Hải Lục, 1488) – cùng với 42 người khác.

Tuy nhiên, dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi và nằm ở vị trí địa lý trọng yếu trên con đường giao thương hàng hải quốc tế nhưng hình ảnh đảo Heuksan trong lòng người dân Hàn Quốc không mang tính phiêu lưu mạo hiểm cũng không màu mỡ.

Trường Sachon, nơi Jeong Yak-jeon đã dạy cho trẻ em trong làng trong thời gian ông đi đày, đã được xây lại trên sườn đồi ở làng Sa-ri.
Trường Sachon, nơi Jeong Yak-jeon đã dạy cho trẻ em trong làng trong thời gian ông đi đày, đã được xây lại trên sườn đồi ở làng Sa-ri.

‘검은 산’, ‘검은 바다’ – “Núi Đen” và “Biển Đen”
많은 한국인들은 흑산도라는 지명을 들으면 먼저 유배지를 떠올린다. 송나라 사신 서긍도 『고려도경』에 “고려에서 큰 죄인이지만 죽음을 면한 사람 대부분은 이곳으로 유배되어 온다.”고 적고 있으니 흑산도는 오래 전부터 꽤나 알려진 유배지였던 모양이다. 그러나 조선시대 이후로 적어도 수적인 면에서는 제주도나 거제도가 앞섰다. 게다가 조선 초기 벼슬아치 4명 가운데 1명이 유배를 당했다는 통계도 있는 걸 보면 아마 유배지로 쓰였다는 사실이 섬에 오점이 되지는 않았으리라. 어쨌거나 흑산도를 세상에 알리는 데 이바지한 이는 19세기 초 이곳에 유배를 온 정약전(1758-1816)이다.

Mỗi khi nghe đến Heuksan, tức “Núi Đen”, gợi nhắc cho nhiều người Hàn Quốc về chốn lưu đày. Xu Jing, một sứ thần nhà Tống, đã viết trong cuốn “Gaoli tujing” (Cao Ly Đồ Kinh) rằng: “Hầu hết những người phạm trọng tội của Goryeo được miễn tội chết đã bị đày đến nơi này”. Do vậy, đảo Heuksan từ xa xưa đã được biết đến như một chốn lưu đày. Tuy nhiên, trong suốt triều đại Joseon, đảo Jeju và đảo Geoje đã vượt hơn đảo Heuksan về số lượng người bị lưu đày. Ngoài ra, số liệu thống kê cứ bốn quan chức của Joseon vào thời kỳ đầu thì có một người bị lưu đày đến đây. Điều này cho thấy sự thực rằng Heuksando có bị ghi là chốn lưu đày cũng không hẳn là sai. Dù sao chăng nữa, Jeong Yak-jeon (1758–1816) chính là người đã làm cho Heuksando thu hút được nhiều sự chú ý hơn khi ông bị lưu đày nhiều năm trên đảo vào đầu thế kỷ thứ 19.

정약전과 약종, 약용 형제는 총명하고 재능이 많아 정조의 총애를 받으며 관리로 출세했다. 특히 이들은 유학은 물론이고 서양 학문과 사상에도 개방적이었으며 천주교를 신봉하기까지 하였다. 그러다 천주교를 용인하던 정조가 사망한 이듬해인 1801년 천주교에 대한 박해가 시작되자 정약종은 순교를 당했고 정약전과 정약용은 각각 유배를 가게 되었다. 정약전은 죽음을 맞을 때까지 16년 동안 당시 소흑산이라 불리던 우이도에 9년, 오늘날의 흑산도인 대흑산에서 7년을 살았다.

 Anh em nhà họ Jeong – Yak-jeon, Yak-jong và Yak-yong – thông minh và tài năng nên được sự sủng ái của vua Jeongjo và trở thành quan lại. Đặc biệt, họ không những giỏi về Nho học mà còn cởi mở với học vấn và tư tưởng phương Tây, thậm chí họ còn tin theo Thiên Chúa giáo. Tuy nhiên sau khi vua Jeongjo, người đã dung nhận Thiên Chúa giáo, băng hà vào năm 1801, Thiên Chúa giáo bắt đầu bị bài xích, Jeong Yak-jong bị tử hình vì đạo, còn hai người Jeong Yak-jeon và Jeong Yak-yong bị lưu đày. Trong suốt 16 năm lưu đày, trước khi chết, Jeong Yak-jeon đã sống chín năm ở Uido, nơi được mệnh danh là “Tiểu Hắc Sơn”, và bảy năm ở “Đại Hắc Sơn”, chính là đảo Heuksan hiện nay.

흑산도를 떠올리는 한국인들의 마음속에는 역사의 몇 장면들이 겹쳐 있다. 고려를 무너뜨리고 새로 들어선 조선은 왜구의 출몰을 이유로 흑산도 주민들을 모두 영산포로 강제 이주시킴으로써 흑산도를 절해고도로 만들었다. 이른바 공도(空島) 정책이다. 이로써 15세기 이후 동아시아 해상 교역은 붕괴되었으며 흑산도는 역사의 무대에서 사라졌다. 유럽인들이 대항해 시대를 준비하던 때에 조선과 명나라는 오히려 폐쇄의 길로 돌아선 것이다.

Hình ảnh Heuksando trong lòng người Hàn Quốc gắn liền với một số sự kiện lịch sử. Joseon, vương triều đã lật đổ nhà Goryeo, cưỡng chế toàn bộ người dân đảo Heuksan di trú sang Yeongsanpo với lý do đánh đuổi giặc Oa Khấu Nhật Bản. Chính sách cưỡng chế di dân này đã biến Heuksando thành hòn đảo bị cô lập giữa biển khơi. Đây còn được gọi là “chính sách đảo trống”. Chính sách này đã chấm dứt việc giao thương trên biển vùng Đông Á từ sau thế kỷ thứ 15. Và đảo Heuksan hoàn toàn biến mất khỏi vũ đài lịch sử. Joseon và nhà Minh đã chọn con đường đóng cửa, cô lập trong khi người phương Tây đang chuẩn bị bước vào Thời đại Khám Phá.

Bài viết liên quan  (P2) 한류 - Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (P2)

이 섬에 다시 사람들이 모여든 것은 임진왜란 이후인 17세기부터다. 일본과 힘겨운 전쟁을 치르면서 지방의 통제력이 현저히 약화되자 사회의 온갖 차별과 속박에서 벗어나 새로운 땅을 찾아 돌아다닌 이들에게 섬은 자유롭게 숨어살기에 좋은 ‘땅’이었다. 생활 여건은 어려웠지만 수천 년 동안 그랬듯이 적어도 자연은 사람을 차별하지 않았다. 섬을 여행하다 만나는 입도조(入島祖) 기념비의 주인공들은 대개 이 시기에 들어와 자손을 퍼뜨린 이들이다. 그리고 19세기로 접어들면서 ‘삼정의 문란’으로 요약되는 학정과 그 ‘꼬리 칸’에 실린 섬사람들의 거칠고 핍박한 삶, 그리고 그들과 어울려 유배 생활을 했던 올곧은 선비에 대한 존경과 연민의 마음이 한데 뒤엉켜 어둡고 음울한 흑산의 신화를 만들어낸 것이다. 유배지에서조차 근해의 해산물을 조사하고 분류하여 <현산어보(玆山魚譜)>(일명 자산어보)라는 뛰어난 해양생물학 저서를 남긴 정약전을 주인공으로 한 다수의 문학작품들이 생산되는 것도 이런 까닭이다.

Từ sau biến cố lịch sử Nhâm Thìn Oa Loạn vào thế kỷ thứ 17, hòn đảo này đông người trở lại. Do quyền lực triều đình chi phối xuống các tỉnh đã suy yếu đáng kể sau nhiều năm chiến tranh với Nhật Bản, những người tìm cách thoát khỏi sự bất công xã hội và sự áp bức đã tìm ra hòn đảo hẻo lánh này và xem đây là nơi lý tưởng cho một cuộc sống ẩn dật và tự do. Mặc dù điều kiện sống còn rất khó khăn nhưng ít nhất tự nhiên cũng đối xử công bằng với mọi người. Hiện nay, những du khách đến với hòn đảo có thể tìm thấy những tấm bia kỷ niệm được khắc tên của những người dân định cư đầu tiên trên đảo. Những nhân vật này đến định cư ở đảo vào khoảng thế kỷ 17 và sinh con đẻ cái tại đây. Bước sang thế kỷ thứ 19, tình hình chính trị đen tối được miêu tả vắn tắt bằng khái niệm “hỗn loạn tam chính”, cuộc sống gian khổ và bị ngược đãi của những người sống trên đảo ở cực tây nam, cùng với sự tôn trọng và thông cảm đối với những nhà nho chính trực đang sống lưu đày ở chốn này và đối với những người dân trên đảo đã tạo nên huyền thoại về một Hắc Sơn đầy rối ren, ảm đạm và gian khổ. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa đã khiến đảo Heuksan trở thành huyền thoại. Đó chính là những tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ nhân vật chính là Jeong Yak-jeon, người đã nghiên cứu, phân loại các loại thủy hải sản ven biển của chốn lưu đày này để viết thành sách “Hyeonsan eobo” (Huyền Sơn Ngư Phổ) hay “Jasan eob”, một cuốn sách sinh vật hải dương học xuất sắc.

정약전은 <현산어보>의 서문에서 “흑산(黑山)이라는 이름은 어둡고 처량하여 매우 두려운 느낌을 주었으므로 집안사람들은 편지를 쓸 때 항상 흑산을 현산(玆山)이라 쓰곤 했다”고 적었다. 한국을 비롯한 동양 문화권에서 검은 색은 북쪽을 뜻한다. 남방항로의 한 가운데를 흑수양(黑水洋)이라고 부르는 것은 남중국에서 보았을 때 북쪽 바다이기 때문이다. <고려도경>에도 “흑수양은 곧 북해양(北海洋)이다.”라고 못 박고 있다. 자연히 흑산(黑山)은 북쪽의 산이고, 북동쪽으로 흐르는 쿠로시오 해류의 한자어 역시 ‘흑조(黑潮)’다. 다만 검을 흑(黑)자에는 ‘어둡다’, ‘잘못되다’라는 부정적인 뜻이 담겨 있으므로 ‘멀다’, ‘아득하다’, ‘심오하다’라는 뜻을 가진 검을 현(玆)자로 대체한 이의 마음을 헤아려볼 수 있다. 흑산에 대한 이런 일련의 연상은 개별적인 듯이 보이지만 보편적이고, 개인적이면서도 동시에 사회적이란 점에서 지금의 한국인들의 바람과 삶의 태도를 반영한다.

Trong lời nói đầu cho cuốn sách “Huyền Sơn Ngư Phổ”, Jeong Yak-jeon đã viết rằng: “Vì cái tên Heuksan có vẻ tối tăm và ảm đảm nên mang đến cho người ta cảm giác rất lo lắng, bồn chồn. Vì thế, khi những người vợ viết thư thì thường gọi Heuksan là “Hyeonsan” (Huyền Sơn)”. Trong văn hóa phương Đông, bao gồm Hàn Quốc, màu đen tượng trưng cho hướng bắc. Vùng biển ở giữa đường biển phương nam được gọi là “đại dương nước đen” bởi nó chính là vùng biển phía bắc khi nhìn từ Nam Trung Quốc. Trong cuốn “Cao Ly Đồ Kinh” , “đại dương nước đen” chính là bắc hải dương. Về mặt tự nhiên, “Heuksan” (Hắc Sơn = Núi Đen) là núi phía bắc. Dòng hải lưu ấm chảy đến biển đông bắc, tiếng Hán cũng gọi là hắc triều. Tuy nhiên, chữ heuk (hắc = đen) còn có nghĩa tiêu cực là tối tăm và tội lỗi, cho nên thay chữ heuk bằng chữ hyeon (huyền = đen) với ý nghĩa xa xăm, hẻo lánh, sâu thẳm để giảm bớt cảm giác nặng nề. Những liên tưởng xoay quanh từ heuksan (hắc sơn) mang ý nghĩa vừa đặc thù vừa phổ biến, phản ánh thái độ sống của người Hàn Quốc hiện nay về mặt cá nhân và xã hội.

Heuksando bao phủ trong sương mù nhìn từ đảo Jangdo gần kề.
Heuksando bao phủ trong sương mù nhìn từ đảo Jangdo gần kề.

패총과 고인돌 – Đống vỏ sò và ngôi mộ đá
그렇다면 흑산도에서는 언제부터 사람이 살았을까? 그들은 왜 이곳에 왔을까? 이런 질문들은 몇몇 사람이 남긴 얼마 안 되는 문자에 얽매이는 고리타분한 역사시대의 상상력을 훌쩍 뛰어넘는다. 학자들은 마지막 빙기인 뷔름 빙기를 지나 온대성기후가 시작되는 BC 2만 5000년경에 오늘날과 같은 기후조건이 형성되었다고 한다. 빙하가 녹기 직전이었으니 이때의 해수면은 지금보다 약 140m나 낮았다. 그 무렵의 흑산도의 해안선을 상상해보라. 가거도, 홍도, 영산도, 장도, 상태도, 하태도 등 296개 유•무인도로 이루어진 흑산군도는 하나의 땅덩어리였을 것이고, 한반도는 대륙은 물론 일본열도와도 잇닿아 있었을 것이다.

Con người đã sống ở đảo Heuksan từ bao giờ? Và tại sao người ta lại đến hòn đảo này? Những câu hỏi thế như thế vượt xa trí tưởng tượng về một thời đại lịch sử xa xưa bị giới hạn trong văn tự mới được con người sáng tạo sau này. Các học giả cho rằng điều kiện khí hậu giống như ngày nay đã được hình thành vào 25.000 năm trước Công Nguyên, khi kỷ băng hà Würm – kỷ băng hà cuối cùng – chấm dứt, chuyển sang khí hậu ôn đới. Đó là thời kỳ trước khi băng tan nên mực nước biển thấp hơn bây giờ khoảng 140 mét. Hãy tưởng tượng đường duyên hải của Heuksando vào khoảng thời gian đó! Quần đảo Heuksando gồm 296 hòn đảo lớn nhỏ, cả có người ở và không người ở – bao gồm Gageodo, Hongdo, Yeongsando, Jangdo, Sangtaedo, và Hataedo – là một vùng đất, trong khi bán đảo Hàn Quốc cũng nối liền với quần đảo của Nhật Bản.

기후가 따듯해지니 해변으로 나가 물고기를 잡으며 살아갔을 것이다. 모험심이 강한 이들은 가장 유용한 식량인 고래를 따라 이동했을 것이고, 일행 중에 볍씨를 가진 이들도 있었으리라. 고인돌은 농경문화와 관련이 깊다. 동아시아 지역에는 고인돌이 중국의 절강성과 산동반도, 요동지방, 그리고 한국의 서해연안에 환상형으로 퍼져있다. 흑산도 여객선 터미널에서 멀지 않은 죽항리 지역에서 발견된 패총과 그 위쪽 진리 언덕에 열을 이루고 있는 남방식 지석묘군들은 그걸 몸으로 증명하고 있다. 해수면이 오늘날 수준에 도달한 것은 불과 4,000년 전의 일이다.

Khi khí hậu trở nên ấm áp, con người ra bãi biển đánh bắt cá để sinh sống. Những con người thích mạo hiểm đã chọn cuộc sống di động theo cá voi, một trong những nguồn thức ăn quý giá tại thời điểm đó. Trong số những người cùng đi, có vài người mang theo giống lúa. Những ngôi mộ đá có liên quan chặt chẽ đến văn hóa nông nghiệp. Ở Đông Á, những ngôi mộ đá phân bố xung quanh khu vực rộng lớn từ tỉnh Chiết Giang đến bán đảo Sơn Đông và Liêu Đông của Trung Quốc và bờ biển phía tây của Hàn Quốc. Đống vỏ sò được tìm thấy trong khu vực Jukhang-ri của đảo Heuksan, không xa bến phà, và khu mộ đá theo phong cách phương Nam trên sườn đồi ở Jin-ri đã chứng minh điều này. Thời kỳ nước biển dâng đến mức như ngày nay chỉ mới cách đây khoảng 4.000 năm.

Tháp đá ba tầng và đèn đá trên Thiền Viện Vô Tâm tự. Tháp đá được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 và hoạt động đến thế kỷ thứ 14.
Tháp đá ba tầng và đèn đá trên Thiền Viện Vô Tâm tự. Tháp đá được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 và hoạt động đến thế kỷ thứ 14.

그 4000년 동안 이용해 온 포구가 오늘의 흑산항이다. 다시 역사시대로 돌아와 1000년 전의 기록을 들춰보자. “흑산은 백산 동남쪽에 있어 서로 바라볼 정도로 가깝다. 처음 바라보면 매우 높고 험준하다. 가까이 다가가면 첩첩이 쌓인 산세를 볼 수 있다. 앞의 작은 봉우리 가운데가 동굴같이 비어 있고 양쪽 사이에 움푹 들어간 곳이 있는데 배를 감출 수 있을 정도이다.”(<고려도경>) 고인돌이 있는 진리(鎭里)는 수군진(水軍鎭)이 있던 마을에서 유래된 지명이다.

Cảng được sử dụng trong suốt 4.000 năm đó chính là cảng Heuksan. Hãy đi ngược dòng lịch sử tìm lại những ghi chép của 1.000 năm trước! “Heuksan (Hắc Sơn) rất gần với Baeksan (Bạch Sơn) ở phía đông nam. Chúng gần đến nỗi có thể nhìn thấy nhau. Mới nhìn trông có vẻ rất cao và hiểm trở, khi đến gần có thể thấy được địa hình đồi núi trùng trùng điệp điệp. Giữa đỉnh núi nhỏ phía trước có một khoảng trống và sâu thẳm trông như hang động đủ để giấu một chiếc thuyền.” (trích Cao Ly Đồ Kinh). Jin-ri, nơi có mộ đá, là địa danh xuất phát từ ngôi làng có căn cứ hải quân.

이처럼 천연의 양항인 흑산항은 오늘날에도 어업 기지로서 먼 바다로 나가는 배들의 보급과 휴식, 바람의 대피처 역할을 하고 있다. 이곳을 중심으로 4~10월까지는 고기잡이배들이 모여들고, 70년대까지 성행했던 파시는 아니어도 대규모 어시장이 벌어진다. 전갱이•고등어•조기•상어•갈치•홍어 같은 물고기가 많이 잡히는데 특히 흑산도 홍어는 한국인들이 귀하게 여기는 특별한 음식으로 값도 비싸다.

Cảng Heuksan là một cảng tự nhiên thuận lợi, cho đến ngày nay, vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngư nghiệp, làm nơi tiếp tế cho tàu thuyền đánh bắt cá xa bờ và làm nơi trú ẩn gió bão cho tàu thuyền trong thời tiết xấu. Đây là nơi tập trung các tàu đánh bắt cá từ tháng Tư đến tháng Mười hằng năm, và đã mở ra một thị trường cá quy mô lớn đến những năm 1970. Ở vùng nước ven biển, có thể đánh bắt được nhiều loài cá như cá thu ngựa, cá thu, cá đù, cá mập, cá hố, và cá đuối… Cá đuối đảo Heuksan được người Hàn Quốc xem là thức ăn đặc biệt quý giá và đắt tiền.

Một chuỗi các ngôi mộ đá ở Jin-ri cho thấy hòn đảo đã có người ở từ trước thời kỳ đồ đồng.
Một chuỗi các ngôi mộ đá ở Jin-ri cho thấy hòn đảo đã có người ở từ trước thời kỳ đồ đồng.

땅 길, 하늘 길 – Con đường dưới đất và con đường trên trời
흑산도를 일주하는 25.4km의 해안도로가 완공된 지는 불과 16년밖에 되지 않는다. 이 길을 닦는데 27년이나 걸렸을 만큼 산이 깊고 숲이 울창하다. 이런 이유로 흑산도의 크고 작은 마을들은 모두 접안이 가능한 포구를 끼고 있다. 물길이 훨씬 빠르고 안전하기 때문이다. 면사무소가 있는 진리에서 출발해 당산(堂山)을 지나 왼쪽 해안도로로 접어들면 가장 먼저 만나는 것이 관사지(館舍址)와 무심사 선원지(无心寺禪院址)다. 최근 지표조사를 통해 기록에만 있던 사신들이 묵었다는 관사 터가 확인되었고, 석탑과 석등으로 절터임을 짐작해오다 무심사선원(无心寺禪院)이라 새겨진 수키와 편을 수습함으로써 절의 이름이 무심사선원(无心寺禪院)임을 알게 되었다고 한다. 이곳에서 바다를 오가는 이들이 무사와 안녕을 빌었을 것이다. 굽이굽이 고갯길을 오르면 9세기 초에 해상왕 장보고(?-846)가 외적의 침입을 막기 위해 쌓았다는 상라산 반월성을 지난다. 그 정상에 봉화대와 제사 터가 있다. 모두 흑산도가 해상 무역의 근거지였음을 확인하게 하는 해양 문화의 흔적들이다.

Vì địa hình núi sâu và rừng rậm nên phải mất 27 năm mới có thể dọn dẹp thông thoáng để mở ra con đường ven biển dài 25,4 km dẫn đến đảo Heuksan. Con đường ven biển này được hoàn công chỉ mới 16 năm. Vì thế, các ngôi làng lớn nhỏ trên đảo Heuksan đều nằm dọc theo cảng, nơi thuyền bè có thể neo đậu vì đường thủy nhanh và an toàn hơn. Nếu xuất phát từ Jin-ri, nơi có văn phòng xã, đi qua đồi Dangsan rồi tiến vào con đường ven biển bên trái thì đầu tiên ta sẽ gặp di tích Quán xá và Thiền Viện cổ Musimsa. Thông qua những tài liệu khảo sát gần đây đã xác minh được Quán xá từng là nơi các sứ thần được ghi trong sử sách nghỉ lại; và việc thu thập được một mảnh mái ngói có khắc tên “Musimsa Seonwon”, cùng với tháp đá và đèn đá, đã xác nhận rằng nơi này đúng là di tích ngôi chùa mang tên Musimsa Seonwon (Vô Tâm tự Thiền Viện). Có thể trước đây người ta đã cầu nguyện cho ngư dân và những người đi biển được bình an vô sự tại ngôi chùa này. Từ đây, con đường dốc quanh co ngang qua Banwolsong (Bán Nguyệt thành) trên núi Sangna được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 9 bởi Jang Bo-go, một anh hùng biển cả huyền thoại được biết đến như là “Vua của biển cả”, để ngăn chặn sự xâm lược của giặc. Trên đỉnh có tháp đèn hiệu và nơi thờ cúng. Tất cả những gì đã nêu trên đều là dấu vết của một nền văn hóa hải dương giúp ta có thể xác nhận Hueksando đã từng là căn cứ địa của mậu dịch trên biển.

정약전이 사촌서당(沙村書堂)을 짓고 마을 아이들을 가르쳤다는 사리마을을 향해 가다 보면 병풍처럼 바다를 막아선 채 줄기차게 따라오는 긴 섬이 있다. 이 섬이 장도(長島)다. 장도 정상에는 도서지역에서는 드물게 이탄층으로 된 산지습지가 있어 이 섬 주민들에게 깨끗한 식수를 제공해줄 뿐만 아니라 500여 종의 생물들의 서식지 역할을 하고 있다. 한때 목장이 될 뻔한 이곳을 마을사람들이 사들여 관리해오다 2005년에 그 가치를 인정받아 람사르 습지로 등록되었다.

Nếu đi về hướng làng Sa-ri, nơi Jeong Yak-jeon đã xây trường Sachon để dạy trẻ em trong làng, ta gặp một hòn đảo dài như một bức bình phong chắn tầm nhìn ra đại dương. Đảo này là Jangdo. Trên đỉnh Jangdo có một vùng đầm lầy được kiến tạo từ các lớp than bùn hiếm có trên khu vực đảo nên không những cung cấp nước uống sạch cho cư dân trên đảo mà còn đóng vai trò là môi trường sống cho hơn 500 loài sinh vật. Đã có lần đất ở đây suýt bị lấy làm nơi chăn nuôi gia súc. Dân làng đã mua lại và quản lý khu đất này. Đến năm 2005 giá trị sinh thái của khu đất này được công nhận và được đưa vào danh sách Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế).

지난 해 말 흑산도에 활주로 1.2km의 미니 공항을 신설하겠다는 정부의 발표로 한때 흑산도의 땅값이 들썩였다고 한다. 계획대로 2020년까지 공항이 완공되면 서울에서 50인승 프로펠러 항공기로 흑산도까지 한 시간이면 갈 수 있다. 점점이 늘어선 흑산군도를 발밑으로 내려다보며 환호성을 지르는 신혼부부들을 볼 날도 머지않은 듯하다.
“중국 사신의 배가 도착하면 밤에는 산 정상에서 봉화를 밝힌다. 여러 산들이 차례로 서로 호응하여 왕성까지 이르는데, 이것이 이 산에서부터 시작된다.”(<고려도경>)
당신은 어떤 풍경이 더 마음에 드는가?

Năm ngoái, khi chính phủ công bố sẽ xây dựng một sân bay nhỏ với đường băng 1,2 km trên đảo Heuksan thì giá đất đã tăng vọt. Nếu sân bay được hoàn thành vào năm 2020 theo kế hoạch thì chỉ mất một tiếng để đi máy bay 50 chỗ ngồi từ Seoul đến Heuksando. Không còn bao lâu nữa sẽ đến ngày các cặp vợ chồng mới cưới hét lên sung sướng khi từ trên máy bay nhìn xuống thấy quần đảo Heuksan trải dài trên biển.
Theo “Cao Ly Đồ Kinh”: “Khi chiếc tàu của sứ thần Trung Quốc đến, một ngọn lửa được thắp sáng trong tháp đèn hiệu trên đỉnh núi và một loạt phản ứng của những ngọn núi khác, từng cái một, cho đến khi tín hiệu đến cung điện hoàng gia. Chuỗi tín hiệu bắt đầu ngay từ ngọn núi này.”
Đối với bạn còn có cảnh nào thích hơn cảnh này nữa không?

이창기 (Lee Chang-guy, 李昌起) 시인, 문학평론가
Lee Chang-guy: Nhà thơ, Nhà phê bình Văn học
Ảnh: Ahn Hong-beom
Dịch: Lưu Thụy Tố Lan

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here