노잼도시 대전의 재발견 – Khám phá lại thành phố Daejeon tẻ nhạt

0
13

한반도에서 대전광역시는 중심에 있다. 위에서 내려오거나 아래에서 올라가도 그렇다. 게다가 주요 고속도로와 철도 노선이 교차하는 교통의 요지이기도 하다. 그래서 예부터 지금까지 대전은 한반도 교통의 길목이자, 중심에 있다.

Daejeon nằm ở trung tâm bán đảo Triều Tiên. Điều này đúng bất kể ta tính từ trên xuống hay từ dưới lên. Ngoài ra, đây cũng là đầu mối giao thông nơi các tuyến cao tốc và đường sắt chính giao nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, Daejeon là cửa ngõ giao thông của bán đảo Triều Tiên và nằm ở vị trí trung tâm.

ⓒ 대전관광공사 - Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc
ⓒ 대전관광공사 – Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc

편리한 교통 입지는 이곳에 한국 최대의 과학연구단지가 자리잡는 계기로 작용했다. 인재를 모으는 데 유리하고, 여러 지역의 공업단지와 연계하기 좋으며, 근처 금강(錦江)에서 용수를 끌어다 쓰기에도 좋은 입지였기 때문이다. 그렇게 들어선 것이 1970년대 초반 첫 삽을 뜬 대덕(大德)연구단지, 지금의 대덕연구개발특구(INNOPOLIS DAEDEOK)다.

Vị trí giao thông thuận tiện là lý do khiến khu nghiên cứu khoa học lớn nhất Hàn Quốc được đặt tại đây. Đó là vì vị trí này thuận lợi để thu hút nhân tài, kết nối tốt với các khu công nghiệp ở nhiều địa phương và cũng là nơi dễ dàng lấy nước từ sông Geumgang gần đó về sử dụng. Khởi đầu việc này vào đầu những năm 1970 là Khu Nghiên cứu Daedeok, nay là Đặc khu Nghiên cứu và Phát triển Daedeok (INNOPOLIS DAEDEOK).

한국 최대 과학의 도시 – Thành phố khoa học lớn nhất Hàn Quốc

1984년에 설립돼 오늘에 이르고 있는 한국과학기술원(KAIST)은 한국 과학 발전의 초석 역할을 해오고 있다. 또한 1993년에 개최된 대전엑스포는 한국인들 사이에서 ‘대전하면 과학’을 떠올리게 하는 기폭제가 되었다. 특히 대전엑스포에는 세계 108개국, 33개 국제기구, 국내 200여 개 기업이 참가해 88서울올림픽만큼이나 성대하게 치뤄졌다. 당시 학생이었다면 학교단체여행으로 대전엑스포를 방문한 덕에 대전엑스포 ‘꿈돌이’는 한때 모르는 사람이 없을 정도로 인기를 누렸다. 대전 도심을 가로지르는 갑천 위의 엑스포다리는 당시의 추억을 여전히 전하고 있으며, 새로운 랜드마크로 떠오른 엑스포 과학공원은 대전시민들의 쉼터로, 엑스포 한빛탑은 야경 명소로 인기다.

Được thành lập từ năm 1984 đến nay, Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) giữ vai trò là nền tảng cho sự phát triển của khoa học công nghệ Hàn Quốc. Ngoài ra, Daejeon Expo được tổ chức vào năm 1993 chính là yếu tố khiến người Hàn Quốc hễ cứ “nhắc đến Daejeon là nghĩ đến khoa học”. Đặc biệt, vì Daejeon Expo quy tụ 108 quốc gia, 33 tổ chức quốc tế và hơn 200 công ty trong nước tham gia nên nó được tổ chức quy mô như Thế vận hội Seoul Olympic 1988. Hội chợ này nổi tiếng đến mức nếu là học sinh vào thời điểm đó, không ai không biết đến linh vật Kumdori của Daejeon Expo nhờ những chuyến tham quan tập thể do các trường tổ chức. Cầu Expo bắc qua sông Gapcheon chảy ngang trung tâm thành phố Daejeon là nơi lưu giữ những kỷ niệm về ngày ấy. Công viên Khoa học Expo, hiện đang nổi lên như một cột mốc mới, cũng là nơi nghỉ chân của người dân Daejeon và tháp Expo Hanbit trở thành một điểm ngắm cảnh đêm được yêu thích.

대전엑스포93 기념관과 엑스포과학공원의 상징인 한빛탑, 물빛광장 음악분수 등이 있는 엑스포과학공원은 대전 시민의 휴식처이자 야경 명소가 되었다. Nhà Lưu niệm Daejeon Expo 93 và Tháp Hanbit là biểu tượng của Công viên Khoa học Expo, Công viên Khoa học Expo với đài nhạc nước Quảng trường Mulbit... đã trở thành nơi nghỉ ngơi và là điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng của người dân Daejeon. © Tổng Công ty Du lịch Daejeon - 신정식
대전엑스포93 기념관과 엑스포과학공원의 상징인 한빛탑, 물빛광장 음악분수 등이 있는 엑스포과학공원은 대전 시민의 휴식처이자 야경 명소가 되었다. Nhà Lưu niệm Daejeon Expo 93 và Tháp Hanbit là biểu tượng của Công viên Khoa học Expo, Công viên Khoa học Expo với đài nhạc nước Quảng trường Mulbit… đã trở thành nơi nghỉ ngơi và là điểm ngắm cảnh đêm nổi tiếng của người dân Daejeon. © Tổng Công ty Du lịch Daejeon – 신정식

2022년 12월말 기준, 현재 대덕에 위치한 연구기관 및 기업은 2,397개에 이르며, 국내외 특허 출원 건수만 119,683건에 달한다. 대덕연구개발특구는 한국 과학경쟁력을 끌어올리는 데 핵심적인 역할을 수행해온 구심점이자 이러한 과학 발전은 한국 경제를 성장시키는 견인차 역할을 했다 해도 과언이 아니다.

Tính đến cuối tháng 12 năm 2022, có 2.397 viện nghiên cứu và doanh nghiệp được đặt tại Daedeok, chỉ tính đến các sáng chế đã đăng ký đã có tới 119.683 hồ sơ trong và ngoài nước. Thật không quá lời khi nói rằng Đặc khu Nghiên cứu & Phát triển Daedeok là điểm trục đóng vai trò trọng tâm trong việc nâng cao sức cạnh tranh khoa học của Hàn Quốc, và sự phát triển khoa học này chính là đầu tàu thúc đẩy sự tăng tưởng của nền kinh tế Hàn Quốc.

대전에서 과학을 어렵지 않게 경험하고 싶다면 대덕연구개발특구 한복판에 자리한 국립중앙과학관을 방문하면 된다. 한국의 첫 우주발사체인 나로호를 실물 크기로 전시한 모형이 방문객들의 눈을 단박에 사로잡고, 로봇으로 재탄생한 대전 과학 엑스포의 마스코트였던 꿈돌이를 만나볼 수 있는 등 과거와 현재, 미래가 공존하는 공간에서 다양한 체험을 할 수 있다.

Nếu muốn trải nghiệm khoa học ở Daejeon, đơn giản nhất là bạn ghé thăm Bảo tàng Khoa học Quốc gia nằm ngay giữa Đặc khu Nghiên cứu và Phát triển Daedeok. Bạn sẽ được trải nghiệm đa dạng một không gian tồn tại cả quá khứ và hiện tại như mô hình tên lửa Naro đầu tiên được phóng lên vũ trụ của Hàn Quốc với kích thước bằng kích thước thật thu hút mọi ánh nhìn của du khách, hay có thể gặp gỡ linh vật Kumdori của Daejeon Expo một thời nay được tái xuất dưới hình dạng rô bốt.

과학이 즐거운 놀이가 되는 국립중앙과학관. 이곳에는 자연사, 인류, 천체, 과학기술,미래기술 등 과학을 흥미롭게 풀어낸 공간이 많다. Bảo tàng Khoa học Quốc gia là một nơi thú vị để chơi với khoa học. Có rất nhiều không gian khoa học ở đây như lịch sử tự nhiên, nhân loại, các thiên thể, khoa học công nghệ và công nghệ tương lai một cách thú vị.
과학이 즐거운 놀이가 되는 국립중앙과학관. 이곳에는 자연사, 인류, 천체, 과학기술,미래기술 등 과학을 흥미롭게 풀어낸 공간이 많다. Bảo tàng Khoa học Quốc gia là một nơi thú vị để chơi với khoa học. Có rất nhiều không gian khoa học ở đây như lịch sử tự nhiên, nhân loại, các thiên thể, khoa học công nghệ và công nghệ tương lai một cách thú vị.

밀가루가 낳은 새로운 음식문화 – Văn hóa ẩm thực mới được tạo ra bởi bột mì

대전의 음식문화는 밀가루와 함께 탄생하고 발전해왔다. 한국전쟁 이전까지는 한국 기후의 한계 탓에 메밀가루나 칡전분만이 이 땅에서 면을 만들 수 있는 거의 유이(唯二)한 재료였다. 그런데 밀가루라는 새로운 식재료가 출현한 것이다.

Bài viết liên quan  어느 길에 관한 명상 Mặc tưởng về một con đường (송광사와 선암사)

Văn hóa ẩm thực của Daejeon ra đời và phát triển cùng với bột mì. Trước Chiến tranh Triều Tiên, hầu như chỉ có bột kiều mạch và tinh bột sắn dây là hai nguyên liệu có thể được sử dụng để làm mì ở mảnh đất này do những hạn chế của khí hậu Hàn Quốc. Thế rồi một nguyên liệu thực phẩm mới được gọi là bột mì đã ra đời.

당시 한국은 전쟁으로 전 국토가 파괴되어 주식인 쌀이 매우 부족했다. 이에 따라 정부는 국민들의 허기진 배를 채우기 위해 미국이 원조한 밀이나 옥수수 등으로 만든 식량을 섞는 혼분식(混粉食)을 장려했다. 애초 쌀로 만드는 음식일지라도 무조건 밀가루로 만든 재료를 섞도록 했다. 한국내 어느 식당에서든 설렁탕이나 돼지국밥 등을 주문하면 밀가루로 만든 국수가 함께 말아져 나오는 것이 바로 이 시대의 흔적이다.

Vào thời điểm đó, toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc bị chiến tranh tàn phá, và gạo, lương thực chính, vô cùng thiếu thốn. Do đó, để lấp đầy những chiếc bụng đói của nhân dân, chính phủ đã khuyến khích các bữa ăn hỗn hợp trộn lẫn gạo với lương thực làm từ lúa mì và ngô, vốn là những thứ được Mỹ chi viện. Ngay cả những món ăn vốn làm từ gạo cũng buộc phải trộn với nguyên liệu làm bằng bột mì. Nếu bạn gọi món seolleongtang (canh xương bò) hay dwaejigukbap (cơm canh thịt lợn) tại bất kỳ nhà hàng nào ở Hàn Quốc thì món ăn luôn được kèm theo mì làm từ bột mì. Đó là dấu vết của thời kỳ xưa.

대전이 예부터 밀가루와 관련된 음식이 발전한 것은 부산항이나 인천항을 통해 들어온 미국산 밀을 제분해 전국으로 배송할 때 중간보관소 및 분기점 역할을 했던 교통 요지였기 때문이다. 더욱이 1960~1970년대 대전 서쪽의 서해안 간척사업 당시에는 노임을 미국이 원조한 밀가루로 지급했다. 그 밀가루를 현금으로 바꿔주던 교환장이 대전에 들어선 것도 한몫했다.

이처럼 풍성한 밀가루 공급으로 다채로운 음식문화를 꽃피웠는데 그 중 대표적인 것이 칼국수다. 칼국수는 익반죽해 썬 밀가루 면을 숙성 과정 없이 해산물, 또는 고기 육수를 베이스로, 채소와 함께 끓여 먹는 음식이다. 특히 육수와 고명, 면 굵기 등에 따라 다양한 변주가 가능하다.

Lý do các món ăn liên quan đến bột mì rất phát triển ở Daejeon từ xưa vì khu vực này là điểm giao thông quan trọng đóng vai trò là kho lưu trữ trung gian, và là điểm giao nhau khi lúa mì Mỹ nhập qua các cảng Busan hoặc Incheon được xay xát và vận chuyển đi cả nước. Hơn nữa, vào những năm 1960 ~ 1970, tại dự án lấn biển ở bờ biển phía tây Daejeon, người ta đã trả công lao động bằng bột mì do Mỹ viện trợ. Khu vực đổi bột mì thành tiền mặt được mở ở Daejeon cũng là từ việc này mà ra. Nguồn cung cấp bột mì dồi dào đã nảy sinh nền văn hóa ẩm thực đa dạng, và một trong những món tiêu biểu nhất trong số đó là mì kalguksu. Kalguksu là một món nhồi bột với nước sôi rồi thái sợi mà không cần ủ bột, ăn với nước dùng hải sản hoặc thịt nấu kèm rau củ. Đặc biệt, có thể biến tấu món khác nhau tùy vào nước dùng, nguyên liệu bày lên và độ dày của sợi mì.

지금은 전국 어디서나 만날 수 있는 칼국수가 최초로 탄생한 곳이 바로 대전이었다. 누가 최초로 만들었다는 기록은 없으나, 1960년대 들어 각종 미디어에 전국 최초로‘대전 칼국수’라는 이름이 오르내리기 시작했다. 그 명성을 뽐내듯 2023년 말 기준 대전에는 칼국수 전문점이 무려 727개에 달한다. 이는 인구 1만 명당 5개 꼴로, 전국 17개 광역자치단체 가운데 가장 많은 수치다. 이와 같은 대전의 칼국수 자부심은 2017년 이래 매년 10월마다 열리는 대전칼국수축제로 이어지고 있다.

Nơi ra đời món kalguksu đầu tiên, dù hiện món ăn này có thể được tìm thấy ở khắp nơi trong cả nước, chính là Daejeon. Tuy không có ghi chép về ai là người đầu tiên làm ra món này, nhưng vào những năm 1960, cái tên “Daejeon kalguksu” lần đầu xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông trên toàn quốc. Như thể để kế thừa danh tiếng ấy, tính đến cuối năm 2023, có tới 727 cửa hàng chuyên bán kalguksu mọc lên ở Daejeon. Nghĩa là cứ khoảng 10.000 người dân lại có 5 nhà hàng này, đây là con số cao nhất trong số 17 thành phố trực thuộc trung ương của cả nước. Niềm tự hào của Daejeon về kalguksu đã dẫn đến Lễ hội Daejeon Kalguksu được tổ chức vào tháng 10 hàng năm kể từ năm 2017.

칼국수가 최초로 탄생한 대전에는 다양한 칼국수 전문점이 있다. 사진은 사골과 멸치육수를 베이스로 한 칼국수이다. Ở Daejeon - nơi kalguksu lần đầu tiên được sinh ra, có nhiều cửa hàng chuyên bán kalguksu. Trong ảnh là món kalguksu nấu bằng nước dùng xương và nước dùng cá cơm.
칼국수가 최초로 탄생한 대전에는 다양한 칼국수 전문점이 있다. 사진은 사골과 멸치육수를 베이스로 한 칼국수이다. Ở Daejeon – nơi kalguksu lần đầu tiên được sinh ra, có nhiều cửa hàng chuyên bán kalguksu. Trong ảnh là món kalguksu nấu bằng nước dùng xương và nước dùng cá cơm.

대전을 대표하는 베이커리 – Cửa hàng bánh đại diện Daejeon

대전을 대표하는 것이 또 있다. 바로 2023년 연매출만 1,243억에 순이익 315억 원으로, 단일 베이커리로는 세계 최상급 실적을 쌓아가고 있는 성심당(聖心堂)이다.

Daejeon còn có một đại diện khác. Đó chính là cửa hàng bánh Sungsimdang với doanh thu hàng năm là 124,3 tỷ won và lợi nhuận ròng 31,5 tỷ won vào năm 2023. Đây là cửa hàng bánh đơn lẻ đang có doanh thu vào loại nhiều nhất thế giới.

성심당이 문을 연 것 역시 미국으로부터 밀 원조가 들어오기 시작한 1956년이었다. 앞서 1950년 벌어진 한국전쟁 당시 극적으로 월남한 이들 중에는 지금의 성심당을 창업한 부부도 있었다. 부부는 훗날 대전에 정착했는데, 당시 가톨릭 신부로부터 밀가루 두 포대를 받아 찐빵을 만들어 판 것이 성심당의 출발이 되었다.

Bài viết liên quan  다보탑(多寶塔)과 석가탑(釋迦塔) - Tháp Dabotap(多寶塔) và tháp Seokgatap(釋迦塔) của Hàn Quốc

Sungsimdang mở cửa vào năm 1956 khi bắt đầu có viện trợ lúa mì của Mỹ. Trước đó, trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, trong dòng người xuôi về miền Nam có cả đôi vợ chồng đã sáng lập ra cửa hàng bánh Sungsimdang. Hai vợ chồng sau đó định cư ở Daejeon, khi ấy họ được một vị linh mục Công giáo tặng hai bao bột mì và làm bánh hấp bán, đó chính là sự khởi đầu của Sungsimdang.

전쟁의 포연을 헤치고 창업한 빵집 답게 이들 눈에는 사회적 약자들이 남달리 보였다 한다. 팔고 남은 빵을 빈곤에 허덕이던 이들에게 매일 같이 베풀기 시작했다. 창업 이래 70년이 다 되어가는 지금까지도 남는 빵을 복지관에 기부하며, 기부할 빵이 부족하면 새로 만들기까지 할 정도다. 제품 개발에도 열심이다. 단팥빵의 달콤함과 소보로의 고소한 맛, 그리고 도너츠의 바삭한 느낌을 한 번에 맛볼 수 있는 튀김소보로 등 이전에 없던 제품들을 만들어냈다. 이 튀김소보로는 성심당을 대표하는 빵 중 하나로, 현재까지 무려 8천만 개가 넘는 판매량을 기록하고 있다.

Đúng với tinh thần cửa hàng bánh được mở thời khói lửa, trong mắt họ luôn có cách nhìn khác đối với những người yếu thế trong xã hội. Họ bắt đầu chia sẻ những chiếc bánh mì còn tồn lại mỗi ngày cho những người đang vật lộn với đói nghèo. Ngay cả bây giờ, gần 70 năm sau khi mở cửa hàng, bánh mì bán còn thừa vẫn được mang tặng cho các trung tâm phúc lợi, và họ thậm chí còn sản xuất thêm nếu không đủ bánh mì để tặng. Cửa hàng cũng chăm chỉ trong việc phát triển sản phẩm mới. Họ đã tạo ra những sản phẩm chưa từng có trước đây, ví dụ như loại bánh rán soboro ppang với vị ngọt của bánh đậu đỏ hòa quyện với vị bùi của lớp vụn bánh phủ soboro, lớp soboro rán này giúp ta thưởng thức được cảm giác giòn tan của bánh donut. Loại bánh này là một trong những loại bánh mì tiêu biểu của Sungsimdang và đang giữ kỷ lục số lượng bán ra hơn 80 triệu chiếc cho đến nay.

만약 대전 시내를 걷다가 수십 미터, 때로 수백 미터의 줄을 발견한다면 십중팔구 성심당 매장일 확률이 크다. 성심당 매장은 대전에만 있어 빵과 케이크를 맛보기 위해서는 의심의 여지 없이 무조건 대전으로 가야만 한다. 이 때문에 빵을 좋아하는 이른바 빵순이들의 퀵턴여행(바로 돌아오는 여행, 즉 짧은 당일치기 여행)으로도 이어지고 있다.

Nếu bạn đang đi dạo ở trung tâm Daejeon và nhìn thấy một hàng người xếp hàng dài hàng chục mét, đôi khi hàng trăm mét, thì rất có thể đó là Sungsimdang. Cửa hàng Sungsimdang chỉ có ở Daejeon, vì vậy nếu muốn nếm thử bánh mì và bánh ngọt, không nghi ngờ gì nữa, bạn phải đến tận Daejeon. Cũng vì lý do này mà những người yêu thích bánh mì đã tổ chức các chuyến du lịch đến Daejeon trong ngày (quick turn).

전국 최대의 칼국수 식당 수와 성심당 밖의 기나긴 대기 행렬은 절박했던 한국인들을 구제해낸 그 옛날의 밀가루가 이제는 ‘노맛 도시’ 대전을 ‘꿀맛 도시’로 재탄생시켰음을 증명하는 풍경이다. 오는 9월 28일부터 이틀 간 열릴 예정인 대전빵축제에서 대전 사람들의 이른바 ‘빵부심’을 확인할 수 있을 것이다.

Số lượng nhà hàng kalguksu lớn nhất quốc gia và hàng dài người xếp hàng bên ngoài Sungsimdang chính là hình ảnh chứng minh cho thực tế rằng bột mì từng là cứu tinh của người dân Hàn Quốc trong quá khứ – giờ đây đã biến Daejeon từ một thành phố “vô vị” thành một thành phố “ngọt ngào”. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy “niềm tự hào về bánh mì” của người dân Daejeon tại Lễ hội Bánh mì Daejeon được tổ chức trong hai ngày kể từ ngày 28 tháng 9.

대전의 명물인 성심당. 제철 과일이 산처럼 쌓인 시루케이크, 시그너처 빵 등을 구입하려 매일 인산인해를 이룬다. Sungsimdang - địa điểm nổi tiếng của Daejeon. Hàng ngày, từng đoàn người tìm đến mua những chiếc bánh siru với hoa quả theo mùa được xếp cao như núi, những chiếc bánh là biểu tượng của cửa hàng.
대전의 명물인 성심당. 제철 과일이 산처럼 쌓인 시루케이크, 시그너처 빵 등을 구입하려 매일 인산인해를 이룬다. Sungsimdang – địa điểm nổi tiếng của Daejeon. Hàng ngày, từng đoàn người tìm đến mua những chiếc bánh siru với hoa quả theo mùa được xếp cao như núi, những chiếc bánh là biểu tượng của cửa hàng.

과거와 현재가 공존하는 도시 – Thành phố cùng tồn tại quá khứ và hiện tại

이렇다 할 대표 관광지가 없어 그 동안 ‘노잼 도시’로 알려졌던 대전은 최근‘유잼 도시’로 변신하고 있다. 예컨대 20세기 초반부터 철도산업 종사자들이 모여 살았던 소제동 관사촌은 맛과 멋이 즐비한 거리로 자리매김하고 있다.

Daejeon lâu nay được biết đến như một thành phố thiếu hấp dẫn vì không có điểm đến du lịch tiêu biểu nhưng gần đây đang chuyển mình thành một “thành phố thú vị”. Ví dụ, khu nhà ở của công nhân ngành đường sắt Soje-dong từ đầu thế kỷ XX đã trở thành một khu phố đầy hương vị và phong cách.

물론 본래부터 사람들의 발길이 이어지는 곳은 아니었다. 전쟁과 신도시 개발로 소외된 이래 빈집만 2천 채가 넘는 곳이었다. 변화의 움직임은 2010년 한 예술가가 옛 철도원 관사를 문화공간으로 탈바꿈시키면서 시작되었다. 대전에서 유일하게 근대기의 추억을 간직하고 있는 이 지역의 가치에 주목한 것이다.

Tất nhiên, nơi đây vốn không phải là một nơi mọi người tìm đến. Đã có hơn 2.000 ngôi nhà bỏ trống từ sau khi bị lãng quên bởi chiến tranh cùng với sự phát triển vùng đô thị mới. Nơi ở của công nhân đường sắt này bắt đầu có sự chuyển biến vào năm 2010 khi một nghệ sĩ đã biến nơi đây thành không gian văn hóa. Người ta tập trung vào giá trị của khu vực này, nơi duy nhất ở Daejeon lưu giữ những ký ức về thời cận đại.

연극제와 노래자랑 등 예술 활동을 진행하면서 과거에 머물러 있던 관사들이 하나둘 갤러리나 카페, 레스토랑 등으로 바뀌어갔다. 골목 안으로 들어가보면 그 진가를 확인할 수 있다. 겉모습은 언뜻 낡고 허술해 보이지만 내부로 들어가면 울창한 대숲을 대문으로 삼은 카페부터, 온천탕을 옮겨온 것 같은 정원이 인상적인 레스토랑까지, 독특한 아이디어와 현대적인 디자인이 더해져 다른 지역에서는 경험하기 힘든 낯선 경관이 펼쳐진다.

Bài viết liên quan  외국인 성명 표기, ‘성-이름’ 순서로 - Chính phủ Hàn Quốc sửa đổi quy định về cách điền họ và tên của công dân nước ngoài

Khi các hoạt động nghệ thuật như lễ hội sân khấu và các cuộc thi ca hát được tổ chức, các tòa nhà còn lại trong quá khứ dần dần được sửa sang thành phòng tranh, quán cà phê và nhà hàng. Bạn sẽ thấy được giá trị thực sự khi đi vào bên trong các ngõ hẻm. Bên ngoài trông chúng cũ kỹ và tồi tàn, nhưng khi bước vào bên trong là những khung cảnh khác lạ mà ta khó có thể trải nghiệm ở các khu vực khác với những ý tưởng độc đáo và thiết kế hiện đại, từ quán cà phê với cổng là một rừng tre tươi tốt cho đến nhà hàng có khu vườn ấn tượng như thể là người ta di dời cả dòng suối nước nóng về.

이와 비슷한 공간인 테미오래도 있다. 1930년대 대전 원도심에 만들어진 근대건축물을 리모델링한 곳으로, 옛 충남도지사 공간을 비롯한 9개 관사를 활용해 대전의 근대 역사와 문화, 예술 전시를 볼 수 있는 복합문화 예술공간이다.

Ngoài ra còn có một không gian tương tự, đó chính là Temi Orae. Nơi này được cải tạo lại từ công trình kiến trúc cận đại được xây dựng ở trung tâm trước đây của Daejeon vào những năm 1930. Không gian văn hóa và nghệ thuật phức hợp này tận dụng chín tòa nhà công sở trước đây, bao gồm cả không gian của Phủ Thống đốc tỉnh Chungcheongnam-do. Tại đây, ta có thể thưởng lãm lịch sử, văn hóa và triển lãm nghệ thuật hiện đại của Daejeon.

소제동에 있는 옛 관사촌의 원형을 살려 만든 카페거리. 외관을 비롯해 지붕, 천장, 기둥 등 핵심 구조물은 그대로지만 각 스폿마다 색다른 개성과 취향으로 꾸며져 구경하는 재미가 있다. Con phố cà phê có hiện trạng ban đầu của khu nhà ở của nhà nước cũ nằm ở Soje-dong. Ngoại thất, mái nhà, trần nhà, cột trụ và các cấu trúc cốt lõi khác vẫn giữ nguyên, nhưng ở mỗi điểm đều được trang trí với cá tính và xu hướng độc đáo riêng khiến việc ngắm chúng cũng khá thú vị.
소제동에 있는 옛 관사촌의 원형을 살려 만든 카페거리. 외관을 비롯해 지붕, 천장, 기둥 등 핵심 구조물은 그대로지만 각 스폿마다 색다른 개성과 취향으로 꾸며져 구경하는 재미가 있다. Con phố cà phê có hiện trạng ban đầu của khu nhà ở của nhà nước cũ nằm ở Soje-dong. Ngoại thất, mái nhà, trần nhà, cột trụ và các cấu trúc cốt lõi khác vẫn giữ nguyên, nhưng ở mỗi điểm đều được trang trí với cá tính và xu hướng độc đáo riêng khiến việc ngắm chúng cũng khá thú vị.

문화와 어우러진 대전 – Daejeon – Thành phố hòa mình trong văn hóa

대전이 단순히 교통 요지이자 맛있는 먹거리만 많은 곳이라 생각하면 오산이다. 문화적 향취와 자연의 깊이도 함부로 넘볼 수 없는 곳이 대전이다. Sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Daejeon chỉ là một trung tâm giao thông hay là điểm ẩm thực hội tụ. Daejeon là một nơi mà phong vị văn hóa và đặc sắc thiên nhiên không thể bỏ qua.

먼저 대전 도심에 자리한 전국 최대의 도심 속 수목원인 한밭수목원을 빼놓을 수 없다. 방문객들은 울창한 나무 아래 돗자리를 깔고 따사로운 햇살을 받거나 산책을 즐기기도 한다. 수목원은 이응노(李應魯; LEE, Eung-no; 1904-1989) 미술관과 대전시립미술관과도 접해있다. 그 중에서도 이응노 미술관은 『문자추상(文字抽象)』과 『군상(群像)』 연작 등 한국화를 기반으로 서양의 추상화를 동양 서예로 녹여내며 독특한 미술세계를 만들어간 한국 현대미술의 거장 이응노의 작품을 다수 소장하고 있다. 작품도 작품이지만, 유독 대단하게 느껴지는 것 중 하나는 그가 프랑스 파리로 유학을 떠나던 당시의 나이가 50대 중반이었다는 점이다. 명성과 부에 안주하며 살 수 있었음에도 그는 새로운 도전을 위해 스스로 나아갔다.

Trước hết, chúng ta không thể bỏ qua Vườn ươm Hanbat ở trung tâm thành phố Daejeon, cũng là vườn ươm lớn nhất nằm trong một khu đô thị của Hàn Quốc. Du khách đến đây thường trải thảm picnic dưới những tán cây rậm rạp và tận hưởng ánh nắng ấm áp hoặc đi dạo. Khu vườn cũng ở gần Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno và Bảo tàng Nghệ thuật Thành phố Daejeon. Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno lưu giữ phần lớn các tác phẩm của Lee Ungno (1904-1989) – bậc thầy về nghệ thuật đương đại Hàn Quốc như Văn tự trừu tượng (tạm dịch Con chữ trừu tượng) và loạt tác phẩm Quần tượng (tạm dịch Đoàn người). Ông đã tạo ra một thế giới nghệ thuật độc đáo trên nền tảng hội họa Hàn Quốc bằng cách sử dụng nghệ thuật thư pháp phương Đông với phong cách trừu tượng phương Tây. Tác phẩm của ông vốn đã nổi tiếng, nhưng một trong những điều khiến ông được kính nể là vì thời điểm ông sang Paris, Pháp du học, khi ấy ông đã ở độ tuổi ngoài 50, dù có thể sống nhàn nhã bằng danh tiếng và sự giàu có, nhưng ông đã tự mình đón nhận những thử thách mới.

더욱이 1960년대 후반 한국내 정치적 사건에 휘말려 고초를 겪었음에도 그는 작품 활동을 멈추지 않았다. 심지어 대전교도소 등에 수감돼 있는 중에도 밥풀 등을 이용해 300여 점에 달하는 작품을 남겼다. 오히려 국경과 민족을 뛰어넘는 예술의 가치와 위대함을 찾아 더욱 열정적으로 그렸다.

Hơn nữa, vào cuối những năm 1960, dù bị cuốn vào các sự kiện chính trị ở Hàn Quốc và trải qua những cơn thống khổ, nhưng ông vẫn không ngừng hoạt động nghệ thuật. Ngay cả khi bị giam trong nhà tù Daejeon, ông đã dùng cơm nguội để sáng tác và để lại hơn 300 tác phẩm. Ngược lại, ông còn vẽ với niềm đam mê lớn hơn để đi tìm giá trị và sự vĩ đại của nghệ thuật vượt trên cả biên giới và dân tộc.

그 중에서도 1970년대 후반 집중적으로 그리기 시작한 『군상(群像)』 연작은 당시 한국은 물론 전세계 양심적인 시민들에게 큰 울림을 주었다. 서로 다른 수많은 자유분방한 개인들이 모여 마치 춤을 추는 듯한 그림에서 한국인들은 오늘의 민주화된 한국을 만들어낸 에너지를 읽어냈다.

Loạt tác phẩm Quần tượng mà ông bắt đầu tập trung vẽ vào cuối những năm 1970 đã đánh động lương tâm không chỉ của người dân Hàn Quốc mà của mọi người khắp nơi trên thế giới vào thời điểm đó. Trong các bức tranh với nhiều các cá nhân tự do thoải mái khác nhau tập hợp lại và như đang nhảy múa, người Hàn Quốc đã đọc thấy được nguồn năng lượng tạo nên một Hàn Quốc dân chủ ngày nay.

시민을 위한 지역 대표 미술관이자 이응노(Lee Ungno) 화백의 예술 세계를 엿볼 수 있는 이응노 미술관 Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno - bảo tàng nghệ thuật đại diện cho địa phương và cũng là nơi có thể thưởng thức thế giới nghệ thuật của họa sỹ Lee Ungno © ARCHFRAME.NET
시민을 위한 지역 대표 미술관이자 이응노(Lee Ungno) 화백의 예술 세계를 엿볼 수 있는 이응노 미술관 Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno – bảo tàng nghệ thuật đại diện cho địa phương và cũng là nơi có thể thưởng thức thế giới nghệ thuật của họa sỹ Lee Ungno © ARCHFRAME.NET

시대 현실에 안주하지 않고 적극적인 개입과 노력 속에서 노맛에서 꿀맛, 노잼에서 유잼으로 이미지 자체가 바꾸어가고 있는 대전은 언뜻 보면 밋밋할 것 같지만 과학, 문화, 근현대, 예술, 자연 등 여행의 목적에 따라 스팟들이 즐비한 곳. 그렇기에 대전은 하루이틀만에 둘러보기엔 턱없이 부족하다. 대전의 옛 지명이 크고 너른 평야를 뜻하는 ‘한밭’인 것처럼 대전을 여행한다면 그날의 여행 주제를 정하는 것을 추천한다. 그래야 제대로 된 대전을 여행할 수 있다.

Không hài lòng với hiện thực của thời đại, Daejeon thay đổi hình ảnh của mình từ “vô vị” sang “ngọt ngào”, từ “buồn tẻ” thành “thú vị” thông qua sự can thiệp và nỗ lực tích cực. Thoạt nhìn có vẻ buồn tẻ, nhưng Daejeon hóa ra lại là một nơi có đầy đủ các điểm đáng chú ý như khoa học, văn hóa, nghệ thuật cận hiện đại và thiên nhiên tùy thuộc vào mục đích của chuyến đi. Nếu bạn đi du lịch đến Daejeon thì tôi khuyên các bạn nên chọn chủ đề của chuyến đi hôm đó, bởi vì như tên gọi trước đây của Daejeon là “Hanbat” có nghĩa là “đồng bằng rộng và lớn”, phải như vậy mới có thể đi du lịch Daejeon một cách đúng nghĩa.

장태산 자연휴양림은 국내에서 보기 드문 메타세쿼이아 숲이 울창하게 형성되어 있어 이국적인 경관 더불어 산림욕을 즐기기에 좋다. Rừng nghỉ dưỡng thiên nhiên Jangtaesan với những hàng cây thủy sam rậm rạp rất hiếm ở Hàn Quốc, rất tốt cho việc tắm rừng bên cạnh phong cảnh khác biệt. ⓒ Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc - 한국관광공사
장태산 자연휴양림은 국내에서 보기 드문 메타세쿼이아 숲이 울창하게 형성되어 있어 이국적인 경관 더불어 산림욕을 즐기기에 좋다. Rừng nghỉ dưỡng thiên nhiên Jangtaesan với những hàng cây thủy sam rậm rạp rất hiếm ở Hàn Quốc, rất tốt cho việc tắm rừng bên cạnh phong cảnh khác biệt. ⓒ Tổng Công ty Du lịch Hàn Quốc – 한국관광공사

Expo Science Park – Công viên Khoa học Expo
Soje-dong
National Science Museum – Bảo tàng Khoa học Quốc gia
Phố Văn hóa Euneungjeongi
Sungsimdang
Daejeon Station – Ga Daejeon
Temi Ore
Hanbat Arboretum – Vườn ươm Hanbat
Lee Ungno Museum – Bảo tàng Nghệ thuật Lee Ungno
Daejeon Museum of Art – Bảo tàng Nghệ thuật thành phố Daejeon

권기봉(KWON Ki-bong 權奇鳯) 작가
이민희(Lee Min-hee 李民熙) 사진작가
Kwon Ki-bong – Nhà văn
Ảnh. Lee Min-hee
Dịch. Nguyễn Thị Phương Mai

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here