[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 38. 한국의 역사 Ⅱ (삼국 시대와 통일 신라) Lịch sử Hàn Quốc II (Thời kỳ Tam Quốc và Tân La thống nhất)

0
7094

<Trang 163> Section 1: 고대국가의 시작, 고구려와 백제 Sự bắt đầu của quốc gia cổ đại, Cao Câu Ly và Bách Tế

Từ vựng:
멸망하다: diệt vong
들어서다: bước vào, được dựng lên, được kiến tạo, được thiết lập, tạo dựng
한강유역 : lưu vực sông Hán, châu thổ sông Hán (Sông Hàn)
농사짓다: làm nông
유리하다: có lợi
전성기 : thời kỳ đỉnh cao, thời kỳ vàng son
그리하여 : vì thế, làm như vậy
근초고왕 : Cận Tiểu Cổ Vương (-375년).
이르다: đến, tới, cho đến
진출하다: tiến xuất
금동대향로: lò hương đồng mạ vàng
향로: lò hương
금제장식 : đồ trang trí làm bằng vàng
섬세하다: nắn nót, tinh xảo
돋보이다: nổi bậc nổi trội, trông nổi bậc
우수성 : tính ưu tú, tính vượt trội
광개토대왕 : Quang Khai Thổ Đại Vương
넓히다: mở rộng
업적 : thành tích
광개토대왕릉비 : bia tưởng niệm Quang Khai Thổ Đại Vương
기리다: tôn vinh, tưởng nhớ
활쏘기 : môn bắn cung
말타기 : môn cưỡi ngựa
무용총: tên địa danh nơi tìm được bức bích họa 수렵도
발견: sự phát kiến, sự khám phá, sự tìm ra
벽화: bức bích họa, bức tranh tường
수렵도: (狩獵圖) tranh vẽ về việc săn bắn

Bài dịch:
Sau khi Triều Tiên Cổ bị diệt vong có nhiều quốc gia đã được tạo dựng trên Bán đảo Triền Tiên. Trong đó  백제 (Bách Tế), 고구려 (Cao Câu Ly), và  신라 (Tân La) tranh giành nhau và mở ra thời kỳ tam quốc

Đất nước phát triển nhất trong Tam Quốc là 백제 (Bách Tế). Bách Tế nắm giữ vị trí ở vùng lưu vực sông Hán thuận lợi cho việc canh tác và việc tiếp nhận được sản vật văn hóa của TQ cũng đa dạng hơn nên sớm mở ra được thời kỳ huy hoàng. Thành thử ra đến  thời của 근초고왕 (Cận Tiếu Cổ Vương) thế kỷ thứ 4 thì đã tiến ra ngoài giao thương sôi nổi với Trung Quốc cho đến cả Nhật Bản, mở ra một nền văn hóa rực rỡ. Các di vật được coi là tiêu biểu nhất của Bách Tế gồm có lò hương đồng mạ vàng và đồ trang trí làm bằng vàng, có độ rực rỡ và tinh xảo nổi bật nên có thể coi đây là nét vượt trội của nền văn hóa 백제 (Bách Tế).

고구려 (Cao Câu Ly) đến thời của  광개토대왕 (Quảng Khai Thổ Đại Vương) thế kỷ thứ 5 đã mở rộng được lãnh thổ. 고구려 (Cao Câu Ly) có lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc với phía bắc bao gồm Mãn Châu –만주 và Liêu Đông – 요동 (cả 2 bây giờ là lãnh thổ của TQ), phía nam trải dài đến tận phía nam sông Hán. Những thành tựu của 광개토대왕 (Quảng Khai Thổ Đại Vương) đã được lập bia tưởng niệm và hiện tại bia này đang nằm tại Cát Lâm (길림성) Trung Quốc. Người 고구려 (Cao Câu Ly) thích trò bắn cung và cưỡi ngựa, tinh thần dũng cảm này có thể thấy được trên 수렵도 – một bức bích họa được tìm thấy ở 무용총.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 17. 한국의 여러 가지 의례 Các loai nghi lễ ở Hàn Quốc

Từ vựng:
찬란하다: rực rỡ, vẽ vang
왜국 (倭國):  Uy Quốc (tên một quốc gia cổ đại của Nhật)
태자 : thái tử
유교 : nho giáo
경전 : sách kinh
스승 : sư phụ, thầy cô
인물 : nhân vật
근초고왕 : Cận Tiểu Cổ Vương
말 두 필 : 2 con ngựa
사신 : sứ thần
모시다: tháp tùng
천자문 : Thiên Tự Văn
논어 : Luận ngữ
능하다: thạo, giỏi
오경: ngũ kinh
천문 : thiên văn
지식 : kiến thức, tri thức
불교문화 : văn hóa Phật giáo
전파하다: truyền bá

Bài dịch:
Nền văn hóa rực rỡ của Bách Tế vươn tới Nhật Bản
Trong sử sách Nhật Bản có ghi chép nhân vật 아직기 (阿直岐) và 왕인 (王仁) là thầy dạy kinh sách  nho giáo cho thái tử của Nhật Bản (왜국 (倭國 – Uy Quốc). 아직기 đã băng đến 왜국 (Uy Quốc) để trao 2 con ngựa theo lệnh của 근초고왕 (Cận Tiếu Cổ Vương), ông đọc kinh sách rất giỏi và trở thành thầy của thái tử 왜국 (Uy Quốc). 아직기 tiến cử bậc thầy 왕인 với vua của Uy Quốc, vua Uy Quốc ngay lập tức phái sứ thần đến 백제 (Bách Tế) để tháp tùng 왕인. 왕인 đã dạy thiên tự văn và luận ngữ cho người dân 왜국 (Uy Quốc). 백제 (Bách Tế) về sau cũng đã gửi các bậc thầy ngũ kinh thông thạo kinh sách nho giáo, các chuyên gia có kiến thức về thiên văn và y học cùng các thầy âm nhạc đến và giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của 왜국 (Uy Quốc),và còn cả truyền bá văn hóa Phật giáo.


<Trang 164> Section 2: 삼국통일의 꿈을 이룬 나라, 신라 Đất nước thực hiện giấc mơ thống nhất Tam Quốc, Tân La
Từ vựng:
모양새 : diện mạo
꾸준히 : đều đặn
무렵: khoảng thời kì, vào lúc
진흥왕 : Chấn Hưng Vương
화랑도: tên đội quân thanh thiếu niên ưu tú của Tân La
길러내다: đào tạo
상류지역 : khu vực thượng lưu
차지하다: chiếm
빼앗다: giành lấy, tước đoạt, cướp
확장하다: mở rộng, bành trướng
발판 : bàn đạp
진흥왕 순수비: Những bia đá được 진흥왕 nước Tân La dựng lên sau khi mở rộng bờ cõi.
업적 : thành tích
전쟁을 벌이다: khơi mào chiến tranh, khởi xướng chiến tranh
마침내 : cuối cùng, kết cuộc
삼다: lấy làm, dùng làm
천문대 : đài thiên văn
별자리 : chòm sao
관측하다: quan trắc, dự đoán
장려하다: khuyến khích
찬란하다: rực rỡ, đẹp đẽ, lấp lánh
한층 : hơn nữa, hơn một bậc
흐르다: thời gian trôi qua
신분 제도 : chế độ cấp bậc
한계: giới hạn
지배층: tầng lớp cai trị
사치: sự xa xỉ
혼란: sự hỗn loạn
빠지다: rơi vào, mắc vào
나뉘다: phân ra, chia ra

Bài viết liên quan  [KIIP Lớp 5 20 giờ] Dịch Tiếng Việt sách Tìm hiểu Xã hội Hàn Quốc 심화 - Lớp tiếng Hàn hội nhập xã hội KIIP

Bài dịch:
신라 (Tân La) mang diện mạo là đất nước muộn nhất trong tam quốc nhưng phát triển rất đều đặn. Vào khoảng thế kỷ thứ 6, 진흥왕 (Chấn Hưng Vương) đã rèn luyện được nhiều nhân tài thông qua Đội Hoa Lang (화랑도), trở thành đồng minh của Bách Tế và sau khi chiếm được khu vực thượng lưu sông Hán – lãnh thổ của Cao Câu Ly thì chiếm luôn hạ lưu sông Hán của 백제 (Bách Tế) và bành trướng lãnh thổ. Vì thế, 신라 (Tân La) sau khi chiếm được lưu vực sông Hán, đã giao lưu quan hệ với Trung Quốc để tạo bàn đạp thống nhất tam quốc, và kỷ niệm chiến công này bằng cách lập bia 진흥왕 순수비

Về sau, 신라 (Tân La) vẫn liên tục khởi xướng chiến tranh với 백제 (Bách Tế), 고구려 (Cao Câu Ly) và không ngừng nỗ lực để thống nhất tam quốc, cuối cùng thì năm 676 đã tạo được quốc gia thống nhất đầu tiên của Hàn Quốc.

Sau khi thống nhất, 신라 (Tân La) đã lấy 서라벌 (hiện nay là 경주) làm thủ đô và càng phát triển lớn mạnh. Làm ra 첨성대 – đài thiên văn lâu đời nhất phương đông để quan sát các chòm sao, và phát triển nông nghiệp. Khuyến khích Phật giáo và làm rực rỡ nền văn hóa Phật giáo với những công trình như Phật Quốc Tự (불국사), Tháp Đa Bảo (다보탑), Tháp Thích Ca (석가탑), Thạch Quật Am (석굴암)  vv…Ngoài ra  청해진 được 장보고 (Trương Bảo Cao ) cho xây dựng ở 완도 giữ vai trò là vùng trọng điểm của giao thương trên biển Đông Á, từ đó 신라 (Tân La) đã phát triển thêm một bậc. 

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 2. 한국의 가족 Gia đình Hàn Quốc

Tuy nhiên thời gian trôi qua, bách tính đã rơi vào hỗn loạn do sự ăn chơi xa xỉ của tầng lớp cai trị và giới hạn của chế độ cấp bậc (chế độ phân biệt giai cấp), kết cuộc là 신라 (Tân La) thống nhất đã bị chia ra thành tam quốc gồm 후백제, 후고구려, 신라 (Hậu Bách Tế, Hậu Câu Cao Ly và Tân La). Đây được gọi là 후삼국시대 (Thời kỳ Hậu Tam Quốc)

Từ vựng:
멸망하다: diệt vong
대조영 (大祚榮): Đại Tộ Vinh – Vị vua đã lập ra nước Bột Hải
계승하다: kế thừa
씩씩하다: hiên ngang, mạnh mẽ
독창적: tính sáng tạo, độc đáo
되찾다: tìm lại, giành lại
건국하다: kiến quốc, lập nước

Bài dịch:
발해 (渤海 – Bột Hải) là quốc gia nào?
발해 (Bột Hải) là đất nước sau khi 고구려 (Cao Câu Ly) sụp đổ, do 대조영 (Đại Tộ Vinh) dẫn dắt những người 고구려 (Cao Câu Ly) cùng lập nên ở Mãn Châu, vốn là vùng đất của 고구려 (Cao Câu Ly) ngày xưa. 발해 (Bột Hải) kế thừa 고구려 (Cao Câu Ly) và thúc đẩy phát triển văn hóa một cách mạnh mẽ và sáng tạo. Thế kỷ thứ 9 là thời lãnh thổ rộng lớn nhất, đã giành lại được phần lới đất ngày xưa của 고구려 (Cao Câu Ly). Ở Trung Quốc đương thời gọi 발해 (Bột Hải) là ‘해동성국’ (Hải Đông Thành Quốc) có nghĩa là ‘quốc gia rộng lớn ở biển Đông’. Cùng với việc 신라 (Tân La) thống nhất tam quốc và 대조영 (Đại Tộ Vinh) lập nước 발해 (Bột Hải) ở phía bắc, thời kỳ cùng tồn tại song song nước 신라 (Tân La) phía nam và 발해 (Bột Hải) phía bắc còn được gọi là ‘남북국시대’ (Thời kỳ Nam Bắc Quốc)

Xem tiếp bài học ở trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung…): Bấm vào đây
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone): Bấm vào đây
————————————————————————————
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here