[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 24. 한국의 국제관계 Quan hệ quốc tế của Hàn Quốc

0
4667

<Trang 107> Section 1: 분단의 아픔이 있는 대한민국: Nỗi đau chia cắt của Đại Hàn Dân Quốc

Từ vựng:
분단: sự chia cắt, sự chia tách
지배 : sự cai trị, sự thống trị
세계대전: chiến tranh thế giới, đại chiến thế giới
패하다: bại, thua
벗어나다: thoát khỏi
해방: sự giải phóng
맞이하다: đón, đón tiếp
건설 : sự xây dựng
한반도: Bán đảo Hàn
소련군: quân đội Liên Xô
미군: quân đội Mỹ
갈등: sự mâu thuẫn
대립 : sự đối lập
조선민주주의인민공화국 : nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên
수립되다: được thành lập
전쟁 : chiến tranh, cuộc chiến
이어지다: được tiếp nối, được tiếp diễn
공격하다: tấn công, công kích
으로써: với, bằng, kể từ, tính từ
UN : Liên Hiệp Quốc
휴전협정: Hiệp định đình chiến
맺어지다: được gắn kết
한국전쟁 : Chiến tranh Triều Tiên
수백만 : hàng triệu
파괴하다: phá hủy
고통: sự thống khổ, sự đau đớn
때로: đôi khi, đôi lúc
경쟁: sự cạnh tranh
교류: sự giao lưu, sự hợp lưu
남북정상회담: Hội nghị thượng đỉnh Nam Bắc, Hội nghị thượng đỉnh Liên Triều
전후하다: khoảng, trước sau, theo sau, được nối tiếp
개선되다: được cải thiện
개성공단 : Khu công nghiệp Kaesong
이산가족: gia đình ly tán
극적: kịch tính
이루다: đạt được, tạo nên, thực hiện
통일 : thống nhất 

Bài dịch:
Vào ngày 15/8/1945, khi Nhật Bản bị đánh bại trong chiến tranh thế giới thứ II, Hàn Quốc đã được giải phóng thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản. Đã mơ ước xây dựng một đất nước mới cùng với nền độc lập, nhưng khi Quân đội Liên Xô tiến vào phía bắc bán đảo Triều Tiên và quân đội Hoa Kỳ tiến vào phía nam, mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên trở nên sâu sắc. Về sau khi sự mâu thuẫn và đối lập giữa nam và bắc ngày càng gia tăng, cuối cùng vào năm 1948, Đại Hàn Dân Quốc (Nam Hàn) được thành lập ở phía nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) được thành lập ở phía bắc.

Xung đột giữa nam và bắc đã dẫn đến chiến tranh. Vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, được chi viện từ Liên Xô, chiến tranh đã nổ ra khi Bắc Hàn tấn công vào Nam Hàn. Chiến tranh liên tục kéo dài 3 năm khi Nam Hàn được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ và Bắc Hàn được Trung Quốc hỗ trợ, kết thúc vào năm 1953 khi hiệp định đình chiến được ký kết. Cuộc chiến tranh Triều Tiên không chỉ đã cướp đi sinh mạng hay làm tổn thương hàng triệu người, mà còn phá hủy nhà cửa hay các cơ sở công nghiệp… để lại nỗi đau khổ tận cùng cho cả Nam và Bắc Triều Tiên.

Kể từ đó, miền Nam và miền Bắc đã phải đối mặt với những mâu thuẫn và đối đầu lớn nhỏ, đôi khi xảy ra sự cạnh tranh và đôi khi cũng một phần có sự giao lưu. Sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào năm 2000, quan hệ Bắc Nam đã cải thiện rất nhiều nói chung. Khởi nguồn từ sự tham quan khu công nghiệp Kaesong hay Geumgang-san, nhiều giao lưu kinh tế, văn hóa cũng đã được phát triển, cuộc gặp gỡ đầy kịch tính của các gia đình ly tán cũng đã được diễn ra. Quan hệ Nam Bắc vẫn còn tồn đọng không ít khó khăn, nhưng nhiều người dân Hàn Quốc và trên thế giới đang mong ước sự hòa bình thống nhất trên bán đảo Triều Tiên.

알아두기 
Từ vựng:
분단되다: bị chia cắt
이래 : trước nay, trước giờ, từ đó, đến nay
차례: lần, lượt
회담 : cuộc hội đàm 
정상 회담: hội nghị thượng đỉnh
국방위원장 : Chủ tịch ủy ban quốc phòng
당기다: lôi kéo
선언 : sự tuyên bố, sự tuyên ngôn
발표하다: công bố, phát biểu
자주적 : tính tự chủ
이산가족: gia đình ly tán
활성화: sự thúc đẩy phát triển
평화번영 : hòa bình thịnh vượng
평화롭다: yên bình 

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 9. 한국의 보육제도 Chế độ nuôi dạy trẻ ở Hàn Quốc

Bài dịch:
Kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia thành hai quốc gia vào năm 1948 cho đến nay, cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đã được tổ chức 2 lần, cả Hội nghị thượng đỉnh Nam Bắc năm 2000 và Hội nghị thượng đỉnh Nam Bắc năm 2007 đều được diễn ra ở Bình Nhưỡng. Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều được tổ chức năm 2000, cựu Tổng thống Kim Dae-jung và Chủ tịch ủy ban quốc phòng Triều Tiên Kim Jong-il đã gặp gỡ và đưa ra Tuyên bố chung của Nam Bắc ngày 15 tháng 6 để hướng đến sự thống nhất về sau. Các nội dung bao gồm dàn xếp tính tự chủ của vấn đề thống nhất, hội ý phương án thống nhất 1 quốc gia 2 thể chế, giải quyết vấn đề gia đình bị ly tán, thúc đẩy phát triển giao lưu Nam Bắc bao gồm hợp tác kinh tế… Và năm 2007, cuộc gặp của cựu Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch ủy ban quốc phòng Kim Jong-il đã được kết thúc thành công và đưa ra tuyên bố <vì sự phát triển quan hệ liên Triều và hòa bình thịnh vượng>, tái khẳng định lời hứa vì một bán đảo Triều Tiên hòa bình.

<Trang 108> Section 2: 한국과 밀접한 관계에 있는 주변국가에는 어떤 나라가 있을까? Những quốc gia nào trong các nước láng giềng có quan hệ mật thiết với Hàn Quốc?

Từ vựng:
밀접하다: mật thiết, tiếp xúc mật thiết
대륙 : đại lục, lục địa
역시 : quả thật, đúng là, vẫn, vẫn thế, dù sao cũng, rốt cuộc thì, cũng
강대국: đất nước hùng mạnh
관계를 맺다: thiết lập quan hệ
발전시키다: làm cho phát triển
유교 : nho giáo
불교: phật giáo
당시 : đương thời, thời đó
성장하다: phát triển, tăng trưởng
개선: sự cải thiện
역할: vai trò, nhiệm vụ
식민지: thuộc địa
점령하다: chiếm đóng, chiếm lĩnh
독도: Hòn đảo đá núi lửa cuối phía đông ở Hàn Quốc, nằm về hướng Đông Nam của đảo Ulleung, được hình thành bởi đảo Đông, đảo Tây và những đảo nhỏ xung quanh, vùng biển xung quanh có nhiều sinh vật đa dạng và phong phú tài nguyên thủy sản.
부정적: tính tiêu cực
별개: sự khác biệt
발전해 가고 있다 => Động từ + 어/아 가다: Thể hiện hành vi nào đó đang được tiếp tục tiến hành hướng tới trạng thái cuối cùng. Bấm vào đây để xem chi tiết
우방: nước anh em
복구하다: Khôi phục, hồi phục
재건하다: tái thiết, cải tổ
군사적 : tính quân sự
긴밀하다: thân thiết, gắn bó
측면: phương diện
이어오고 있다 => Ngữ pháp động từ + 어/아 오다 thể hiện việc đó đã được tiến hành từ lúc nào đó trong quá khứ cho đến hiện tại. Bấm vào đây để xem chi tiết
한때 : nhất thời
거래: sự giao dịch
활성화되다: trở nên phát triển, trở nên sôi nổi
에너지 : năng lượng
자원 : tài nguyên
영역 : lĩnh vực
우호적 : tính hữu nghị 

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 23: 한국의 정치과정 Quá trình chính trị ở Hàn Quốc

Bài dịch:
Nằm ở mũi phía đông của lục địa châu Á, là nơi liên kết lục địa và đại dương, Bán đảo Triều Tiên nhận được nhiều quan tâm từ các nước láng giềng. Hàn Quốc đúng là có thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cường quốc láng giềng và đang cố gắng phát triển nó hơn nữa. Đặc biệt, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga được gọi là bốn con sông xung quanh bán đảo Triều Tiên.

Trung Quốc là một quốc gia có ảnh hưởng văn hóa lớn đến Hàn Quốc thông qua các chữ Hàn, Nho giáo và Phật giáo. Chiến tranh Hàn Quốc ngày trước Trung Quốc đã hỗ trợ cho Bắc Hàn nên mối quan hệ với Hàn Quốc không được tốt nhưng về sau, cùng với nền kinh tế tăng trưởng nhanh thì sự trao đổi giao lưu với Hàn Quốc đã tăng lên đáng kể. Gần đây, Trung Quốc vừa là đối tác thương mại quan trọng của Hàn Quốc, vừa đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện quan hệ nam bắc liên Triều.

Trong quá khứ Nhật Bàn là quốc gia đã chiếm đóng Hàn Quốc làm thuộc địa. Nhiều người dân Hàn Quốc có suy nghĩ tiêu cực về Nhật Bản vì kí ức lịch sự một thời làm thuộc địa trong quá khứ và vấn đề đảo 독도, thế nhưng 2 quốc gia riêng biệt đang có quan hệ giao lưu chặt chẽ về kinh tế, văn hóa và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau cùng phát triển.

Hoa Kỳ là nước đồng minh tiêu biểu có nhiều ảnh hưởng đến Nam Hàn từ sau thế chiến thứ II. Đặc biệt đã hỗ trợ Nam Hàn trong chiến tranh Triều Tiên, và hỗ trợ kinh tế nhiều mặt trong công cuộc phục hồi thiệt hại và tái thiết đất nước sau chiến tranh. Ngày nay, Hàn Quốc và Hòa Kỳ cũng đang thiết lập mối quan hệ thân thiết về mặt quân sự, và cũng duy trì sự giao lưu ở nhiều phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa.Nga trước kia là quốc gia tiêu biểu của chủ nghĩa cộng sản và từng có mối quan hệ căng thẳng nhất thời với Hàn Quốc vì đã hỗ trợ cho Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên cùng với mối quan hệ ngoại giao được thiết lập và giao dịch thương mại của 2 nước được tăng cường, gần đây sự giao lưu và hợp tác đã trở nên phát triển. Hiện tại, 2 nước đang hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong các lĩnh vực như năng lượng, kỹ thuật, tài nguyên… và duy trì quan hệ tình hữu nghị.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 39. 한국의 역사 Ⅲ (고려 시대) Lịch sử Hàn Quốc III (Thời kỳ Goryeo)

Từ vựng:
영토 : lãnh thổ
어장: ngư trường, bãi cá
형성되다: được hình thành
해저 : đáy biển
천연가스 : khí ga thiên nhiên
해양심층수: nước tầng biển sâu
개발 : sự khai thác
인정받다: được công nhận, được thừa nhận
전략적: tính chiến lược
요충지 : vùng trọng điểm
제정하다: ban hành, quy định
기재하다: ghi chép
영토분쟁: tranh chấp lãnh thổ
일으키다: gây nên
다케시마: Takeshima (là tên Nhật Bản gọi đảo 독도)
받아들이다: chấp nhận, tiếp nhận
지증왕 : Trí Chứng Vương 
문헌: tư liệu
지배하다: thống trị
독도경비대 : lính canh giữ 독도
상주하다: thường trú
수호: sự gìn giữ
임무를 다다: làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ

Bài dịch:
독도 là thuộc chủ quyền Hàn Quốc
독도 là một hòn đảo ở 경상북도, 울릉군, 울릉읍, 독도리, nằm ở cực đông của lãnh thổ Hàn Quốc. Vùng biển xung quanh 독도 có ngư trường được hình thành tốt và tài nguyên thủy sản phong phú, 독도 được công nhận giá trị kinh tế bởi nguồn khí gas thiên nhiên dưới đáy biển và sự khai thác nước biển sâu. Ngoài ra, 독도  nằm ở biển Đông như một vùng trọng điểm chiến lược, giá trị lãnh thổ của nó cũng được đánh giá cao.Do đó Nhật Bản đã muốn gây tranh chấp lãnh thổ như là quy định ngày của Takeshima năm 2005 và ghi chép sách giáo khoa rằng đảo 독도 thuộc lãnh thổ của mình, nhưng điều này không được quốc tế chấp nhận.

Trong lịch sử đã có nhiều tư liệu chứng minh rằng 독도 thuộc lãnh thổ của Hàn Quốc từ thời Trí Chứng Vương Silla thế kỷ thứ 6, trên thực tế Hàn Quốc đang thống trị 독도. Từ năm 1965, cư dân đã bắt đầu sống ở đảo 독도 và hiện tại có hai người dân đang sống ở đó, lực lượng lính canh giữ 독도 đang thường trực để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ 독도.

Xem tiếp bài học ở trên app Dịch tiếng Việt KIIP:
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành android (Samsung…):Bấm vào đây
– Link tải app cho điện thoại hệ điều hành iOS (Iphone):Bấm vào đây
———————————————————————————
>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP:Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5:Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook:Hàn Quốc Lý Thú

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here