GIÁO TRÌNH TIẾNG HÀN DÀNH CHO CÔ DÂU VIỆT 1
(Nguồn: sưu tầm – mình không biết tác giả là ai)
Các bạn có thể mua sách theo link bên dưới.
Hiện tại đã có các bản sách mới được chỉnh sửa và xuất bản, các bạn có thể mua dễ dàng ở Coupang theo link bên dưới nhé, gồm 2 bộ và mỗi bộ gồm 4 cuốn Sơ cấp 1,2 và Trung cấp 1,2, giá mỗi cuốn là 10k won.
BÀI 1: 안녕하세요?
A- HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và Hongme .
Sujan: xin chào. Tôi là sujan
Hongme : xin chào. Tôi là hồng me…
Sujan : Rất vui được gặp bạn. Đây là ai thế?
Hongme : Đây là Nitjanan
B- NGỮ PHÁP
1. Danh từ + 예요/이에요
Đứng sau các danh từ, là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, có vai trò giống “입니다” và thay thế cho “입니다” trong khẩu ngữ (văn nói), hoặc dùng trong câu chia ở trường hợp không mang tính trang trọng, lịch sự. Có nghĩa: là, đây là…
“-예요” Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là nguyên âm “-이에요” Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là phụ âm
Cấu trúc:
편지 = 편지예요 (Đây là bức thư)
우산 = 우산이에요 (Đây là cái ô)
책 = 책이에요 (Đây là sách)
Lưu ý:
* “예요” và “이에요” đều có thể dùng trong câu hỏi, có ý hỏi: không, phải không? Khi là câu hỏi thì người nói cần phải lên giọng, thường kết hợp với các từ để hỏi như “뭐, 누구, 어디”
– 어디예요?: Em đang ở đâu vậy?
– 이것이 뭐예요?: Cái này là cái gì?
– 그분이 누구예요?: Người ấy là ai vậy?
Ví dụ:
– 동생이 학생이에요: Em tôi là sinh viên
– 여기는 제 친구예요: Đây là bạn tôi
– 우리집은 저기예요: Nhà tôi ở đằng kia
– 제 아내예요: Đây là vợ tôi
2. Trợ từ chủ ngữ 은/ 는
은/는’ được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một chủ thể khác..
‘-는’ được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối, `-은’ được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối.
이것은 연필이에요. Đây là cái bút chì
한국말은 재미있어요. Tiếng hàn quốc thú vị
Trợ từ -은/는 thường được dùng với các chủ ngữ ở ngôi thứ nhất, như tôi, ta, chúng tôi, chúng ta.
3. Định từ 이,그,저 + danh từ: (danh từ) này/đó/kia
– ‘분’: người, vị ( kính ngữ của 사람)
– 이분: người này, vị này
– 그분: người đó
– 저분: người kia
이것은 뭐에요? Đây là cái gi?
C- Các câu chào hỏi cơ bản
1. Chào mọi người 여러분, 안녕하십니까?
2. Lần đầu gặp mặt 처음 뵙겠습니다
3. Chào tạm biệt 안녕히 가세요 người ở lại nói với người đi
안녕히 계세요 người đi nói với người ở lại
4. Hẹn gặp lạị 또만나요
5. Chúc ngủ ngon 안녕히 주무세요
6. Cảm ơn 감사합니다/ 고맙습니다
7. Xin lỗi 미안합니다/ 죄송합니다.
BÀI 2: 저는 필리핀 사람입니다
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và nitjanan.
Sujan: Xin chào. Tôi là suchan…
Nitjanan: Xin chào. Tôi là nitjanan
Sujan: Nitjanan ở đâu đến?
Nitjanan: Tôi đến từ Thái Lan. Suchan là người mông cổ à?
Sujan: Không. Tôi không phải là người mông cổ. Tôi là người philippin
B. NGỮ PHÁP
1. Danh từ + 입니다
* Là đuôi từ kết thúc câu trần thuật, là hình thúc biểu hiện của động từ “이다”: là.
Ví dụ:
저는 베트남 사람 입니다: Tôi là người Việt Nam
여기는 호치민시 입니다: Đây là thành phố Hồ Chí Minh
그 분들이 외국인 입니다: Họ là những người nước ngoài
오늘은 화요일 입니다: Hôm nay là thứ ba
2. Danh từ + 입니까
– Là cấu trúc nghi vấn, dạng câu hỏi của động từ “이다”.
Có thể đi với các danh từ hoạc các từ để hỏi như: 언제, 어디, 얼마…
– Là đuôi từ kết thúc chia ở nghi thức lịch sự, trang trọng. Có nghĩa là: có phải không, có phải là, là gì, gì.
Ví dụ:
누가 민수 입니까?: Ai là Minsu?
집이 어디입니까?: Nhà cậu ở đâu?
사과 얼마입니까?: Táo giá bao nhiêu?
그 분이 선생님 입니까?: Anh ấy là giáo viên phải không?
이것이 무엇입니까?: Cái này là cái gì vậy?
무엇 = 무엇 입니까? (Là cái gì vậy?)
언제 = 언제 입니까? (Bao giờ vậy?)
3. Danh từ + –이/가 아닙니다: Có nghĩa: không phải là/ không là/ không…
Đây là hình thức phủ định của “danh từ + 이다(là)”.
Ở đây 이다 được thay bằng 아니다 để phủ nhận danh từ đứng trước.
Danh từ+이 아니다 Dùng khi danh từ có 받침(pát chim)
Danh từ+가 아니다 Dùng khi danh từ không có 받침
Ví dụ:
사과가 아닙니다 (không phải là táo)
가방이 아니에요 (không phải là túi xách)
Lưu ý:
* Hay dùng với cấu trúc “danh từ 1+은/는 danh từ 2+이/가 아니다” và “danh từ 1+이/가 아니라 danh từ 2+이다” và thường dùng trong khẩu ngữ.
– 오늘은 월요일이 아니다. Hôm nay không phải là thứ hai
– 이것은 사과가 아니라 배 입니다. Đây không phải là táo mà là lê
Ví dụ:
– 이 사람은 미국 사람이 아니에요. Người này không phải là người Mỹ
– 지금은 쉬는 시간이 아닙니다. Bây giờ không phải là thời gian nghỉ ngơi
– 저것은 비싼 물건이 아닙니다. Cái đó không phải là đồ đắt tiền
C- TỪ VỰNG
1. 어디 ở đâu
2. 사람 người
3. 어디에서 왔어요? Từ đâu đến
4. 아니요/ 네 không/ vâng
5. 주부 nội trợ
6. 친구 bạn bè
7. 이름 tên
8. 한국 Hàn quốc
9. 중국 Trung quốc
10. 몽골 Mông cổ
11. 필리핀 Philippin
12. 태국 Thái Lan
13. 베트남 Việt Nam
14. 캄보디아 Campuchia
15. 우즈베키스탄 Uzbekistan
16. 러시아 Nga
17. 일본 Nhật bản
Bài 3: 가방 안에 있습니다.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa giáo viên và sujan.
Giáo viên: sujan, máy tính thì có ở đâu?…
Sujan: Ở trên bàn có nó.
Giáo viên: quyển sách có ở trên bàn không?
Sujan: không. Không có nó
Giáo viên: Ở đâu có nó?
Sujan: Trong cặp sách có nó.
B. NGỮ PHÁP
1. Đuôi từ kết thúc câu thì hiện tại –습니다/ㅂ니다, -습니까?/ ㅂ니까?
a. Câu tường thuật -ㅂ니다/습니다 (trang trọng)
– Khi âm cuối của gốc động từ, tính từ không có patchim + ㅂ니다
– Khi âm cuối của gốc động từ, tính từ có patchim + 습니다
Đây là một đuôi từ kết thúc thể hiện sự tôn kính, trang trọng, khách sáo.
Ví dụ:
– 이다 (là)–> 입니다.
– 아니다 (không phải là)–> 아닙니다.
– 예쁘다 (đẹp) –> 예쁩니다.
– 웃다 (cười) –> 웃습니다.
b. (Câu nghi vấn) Tính từ, động từ + -ㅂ니까/습니까?
– Là đuôi từ chia trong câu hỏi của động từ và tính từ, là hình thức chia câu ở nghi thức trang trọng, lịch sự. Có nghĩa: không, có… không?, hay không?
-ㅂ니까 Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) -습니까 Dùng khi động từ hoặc tính từ, có đuôi kết thúc là phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”)
Ví dụ:
– 지금 무엇을 합니까?: Bây giờ bạn làm gì?
– 친구들이 많습니까?: Em có nhiều bạn không?
– 언제 시간이 있습니까?: Bao giờ có thời gian?
– 꽃을 좋아합니까?: Bạn có thích hoa không?
2. Danh từ + 이/가 있다/ 없다: có, không có cái gì
– Khi âm cuối của gốc danh từ có patchim + 이 있다/ 없다
– Khi âm cuối của gốc danh từ không có patchim + 가 있다/ 없다
Ví dụ:
가방이 있습니다. Có cặp sách
의자가 있습니다. Có cái ghế
3. 에 있다/ 없다: có ở…/ Không có ở đâu
수잔 씨가 주방에 있습니다. Trong phòng có sujan
책이 어디에 있습니까? 가방 안에 있습니다. Sách có ở đâu?
C. TỪ VỰNG
1. 선생님 giáo viên
2. 컴퓨터 máy tính
3. 있다/ 없다 có/ không có
4. 위 trên
5. 아래/ 밑 dưới
6. 앞 đằng trước
7. 뒤 đằng sau
8. 옆 bên cạnh
9. 안 trong
10. 밖 bên ngoài
11. 오른쪽 bên phải
12. 왼쪽 bên trái
13. 먹다 ăn
14. 쉬다 nghỉ
15. 자다 ngủ
16. 보다 nhìn
Bài 4: 남편은 무엇을 해요?
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa Hongme và Nitjanan.
Hongme: Nitjanan chồng chị hôm nay đi làm ở công ty à?…
Nitjanan: không, hôm nay nghỉ ở nhà. Hongme chồng em hôm nay làm à?
Hongme: vâng. Hôm nay đi làm
Nitjanan: hongme chồng e làm cái gì?
Hongme: chồng e là đầu bếp. ở nhà hàng làm các món ăn của Trung quốc.
B. NGỮ PHÁP
1. 을/를 – 아요/ 어요
a. Danh từ + 을/를
Là trợ từ đuợc đặt đằng sau danh từ khi danh từ đó đuợc dùng làm tân ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi “gì,cái gì”
을 Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là phụ âm 를 Dùng khi danh từ có đuôi kết thúc là nguyên âm
Ví dụ:
– 한국어를 공부합니다: Tôi học tiếng Hàn
– 매일 신문을 봅니다: Tôi xem báo hàng ngày
– 저는 운동을 좋아합니다: Tôi thích thể dục
– 어머님이 과일을 삽니다: Mẹ mua trái cây
Lưu ý:
* Trong khẩu ngữ hoặc trong một số trường hợp, danh từ kết thúc bằng phụ âm thì “을” được đọc hoặc viết gắn liền với danh từ đó.
– 영활 보고 커필 마셨어요: Xem phim và uống cà phê
– 뭘 해요?: Làm cái gì đấy?
* Trong khẩu ngữ và văn viết thì “을” có khi bị lược bỏ không dùng tới.
– 영어(를) 잘 해요?: Anh có giỏi tiếng anh không?
– 밥(을) 먹었어요?: ăn cơm chưa?
b. Câu tường thuật -아/어/여요 (bình dân)
-Đây là một đuôi từ thân thiện hơn đuôi 습니다/습니까 nhưng vẫn giữ được ý nghĩa lịch sự, tôn kính. Những bài sau chúng ta sẽ nhắc đến đuôi từ này chi tiết hơn. Khi ở dạng nghi vấn chỉ cần thêm dấu chấm hỏi (?) trong văn viết và lên giọng cuối câu trong văn nói là câu văn sẽ trở thành câu hỏi.
(1) Những động từ kết hợp với đuôi `아요’: khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’
– 알다: biết 알 + 아요 –> 알아요
– 좋다: tốt 좋 + 아요 –>좋아요
(2) Những động từ kết hợp với đuôi `어요’: khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm khác ‘ㅏ’, ‘ㅗ’ và 하:
– 먹다: ăn 먹 + 어요 –> 먹어요
– 배우다: học 배우 + 어요 –> 배워요
– 기다리다: chờ đợi 기다리 + 어요 –> 기다리어요 –> 기다려요.
– 기쁘다: vui 기쁘 + 어요 –> 기쁘어요 –> 기뻐요
Lưu ý:
– 바쁘다: bận rộn 바빠요.
– 아프다:đau 아파요.
(3) Những động từ tính từ kết thúc với 하다 sẽ kết hợp với `여요’:
– 공부하다: học 공부하 + 여요 –> 공부하여요 –> 공부해요(rút gọn)
– 좋아하다: thích 좋아하 + 여요 –> 좋아하여요 –> 좋아해요(rút gọn)
– 노래하다: hát 노래하 + 여요 –> 노래하여요 –> 노래해요(rút gọn)
2. Trợ từ -에서: tại, ở, từ
a) Đặt sau danh từ chỉ địa điểm, biểu hiện điểm xuất phát của hành động, có nghĩa là: từ, ở. Chủ yếu đi với các động từ: đến, từ, tới
베트남 + 에서 = 베트남에서 (từ Việt Nam, ở Việt Nam)
시골 + 에서 = 시골에서 (từ nông thôn, ở nông thôn)
Lưu ý:
* Trong khẩu ngữ bị rút ngắn 에서 thành 서: 어디서, 서울서
Ví dụ:
– 어디서 전화 왔어요?: Điện thoại từ đâu đến thế?
– 저는 베트남에서 왔습니다: Tôi đến từ Việt Nam
– 당신이 어디서 왔습니까?: Anh từ đâu tới?
b) Đặt sau danh từ chỉ vị trí, biểu hiện sự việc, hành động xảy ra, có nghĩa ở, tại.
집 + 에서 = 집에서 (ở nhà, tại nhà)
회사 + 에서 = 회사에서 (ở cơ quan, tại cơ quan)
Lưu ý:
* Có khi đi với danh từ chỉ đoàn thể, làm trợ từ chủ thể của hành động đó.
Ví dụ:
– 어학당에서 한국어를 공부합니다: Học tiếng Hàn tại trung tâm ngoại ngữ
– 어디에서 일을 합니까?: Anh làm việc ở đâu?
– 한국에서 무엇을 했습니까?: Anh làm gì ở Hàn Quốc
3. Danh từ + 에 가다/ 오다: tới, ở, đi, đến
chỉ danh từ mà nó gắn vào đích đến của động từ có hướng chuyển động
시장에 가요. Đi chợ
수잔은 집에 와요. Sujan đến nhà
C. TỪ VỰNG
1. 남편 chồng
2. 오늘 hôm nay
3. 회사 công ty
4. 가다 đi
5. 씻다 rửa
6. 자다 ngủ
7. 마시다 uống
8. 만나다 gặp
9. 읽다 đọc
10. 사다 mua
11. 빨래하다 giặt
12. 공부하다 học
13. 요리하다 nấu ăn
14. 청소하다 dọn dẹp
15. 집 nhà
16. 일하다 làm việc
17. 무엇 cái gì
18. 요리사 đầu bếp
19. 식당 nhà hàng
20. 음식 thức ăn
21. 만들다 làm
22. 밥 cơm
23. 물 nước
24. 한국어 tiếng hàn
25. 커피 cà phê
26. 과일 hoa quả
27. 옷 áo
28. 커피숍 quán cà phê
29. 배우다 học
30. 빵 bánh
31. 영어 tiếng anh
Bài 5: 이분은 누구세요?
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa giáo viên và sujan.
Giáo viên: Sujan, đây là bức ảnh gì?…
Sujan: Đây là bức ảnh gia đình tôi
Giáo viên: Người này là ai thế?
Sujan: Đây là chồng tôi
Giáo viên: Trẻ con có 2 người à?
Sujan: Vâng, có con trai và con gái
Giáo viên: đứa trẻ mấy tuổi rồi?
Sujan: 7 tuổi và 5 tuổi
B. NGỮ PHÁP
1. (이)세요, -(으)세요
– Danh từ + (이)세요
– Câu mệnh lệnh: Động từ + -으세요/ -세요 (Hãy, mời, xin mời…
Sau động từ hành động diễn tả yêu cầu, mệnh lệnh, nhờ vả.
Gốc động từ không có patchim ở âm cuối +세요
Ví dụ:
– 가다 + 세요 –> 가세요
– 오다 + 세요 –> 오세요
Gốc động từ có patchim ở âm cuối+으세요
Ví dụ:
– 먹다 (ăn) + 으세요 –> 먹으세요
– 잡다 ( nắm, bắt) + 으세요 –> 잡으세요
2. 높임말 Kính ngữ trong tiếng Hàn
– 나이–> 연세: tuổi
– 이름 –>성함: tên
– 생일 –> 생신이시다: sinh nhật
– 사람/ 명 –>분: người
– 먹다 –> 드시다/잡수시다: ăn
– 밥 –> 진지: cơm
– 보다 –> 뵙다: nhìn thấy/gặp
– 자다 –> 주무시다: ngủ
– 집 –> 댁: nhà
– 병 –> 병환: bệnh tật
– 아프다 –> 편찮으시다: đau ốm
– 이/가 –>께서 (trợ từ)
– 에게/한테 ->께 (trợ từ) cho.đối với
– 은/는 -> 께서는(trợ từ)
– 있다 –> 계시다/ 있으시다: có ở
– 말 –>말씀: lời nói
– 주다 –> 드리다: cho
– 죽다 –>돌아가시다: chết (qua đời)
– 묻다(말하다) –> 여쭈다/여쭙다: hỏi
– 데리고 가다/오다 –> 모시고 가다/오다: đưa /dẫn
Còn một số danh, động từ khác để nói tôn kính các bạn chỉ cần thêm (으)시 vào sau động từ trước khi thêm đuôi 어요.. . là được.
3. Danh từ + 과/ 와, 하고 : đứng giữa 2 Danh từ
Biểu thị sự kết nối danh từ và danh từ trong câu, có ý nghĩa với, cùng với, và vv…
와 Dùng khi danh từ kết thúc bằng các nguyên âm. 과 Dùng khi danh từ kết thúc bằng các phụ âm.
– Liệt kê người hoặc vật
– Diễn tả đối tượng cùng thực hiện 1 hoạt động với người nói
Lưu ý:
* Cũng có thể kết hợp với các trợ từ khác thành “-과도/와도”, “-과만/와만”, “-과는/와는”
– 그 사람은 동물과도 이야기해요: Anh ta nói chuyện với cả động vật.
* Trong khẩu ngữ thường được thay thế bằng “하고” và “(이)랑”.
* Cũng có trường hợp đứng sau danh từ, không kết nối liền với danh từ khác nhưng vẫn có ý nghĩa kết: 친구+ 와 = 친구와 (cùng với bạn), 누나+ 랑 = 누나랑 (cùng với chị).
Ví dụ:
– 밥과 반찬을 먹었습니다: Ăn cơm và thức ăn
– 냉장고 안에 아이스크림과 과일가 있다: Trong tủ lạnh có kem và trái cây
– 선생님하고 학생이 이야기를 하고 있다: Thầy giáo đang nói chuyện với học sinh
– 누구와 결혼합니까?: Anh kết hôn với ai thế?
C. TỪ VỰNG
1. 사진 bức ảnh
2. 가족사진 bức ảnh gia đình
3. 아이 trẻ con
4. 명 người
5. 아들 con trai
6. 딸 con gái
7. 몇 mấy
8. 살 tuổi
9. 몇 살이에요? Mấy tuổi?
10. 우리 chúng tôi
11. 가족 gia đình
12. 모두 tất cả
13. 그리고 và
14. 다니다 đi làm/ học
D. MỞ RỘNG
Cách xưng hô trong gia đình
– Bố mẹ chồng gọi mik: 아가야(con oi)
– Chi chồng gọi: 올케.
– Anh rể gọi: 제수씨
– Mình ơi여보/자기
– Ck của tôi우리/남변.오빠
– 시댁 식구: nhà chồng
– 친정: nhà vợ
– 시동생 : Em chồng
– 도련님 : em trai ck (chưa lập gd)
– 며느리 : Con dâu
– E zai ck đã kết hôn. 서방님.
– E dâu..동서
– Chưa kết hôn. 도련님
– Chồng 남편
– Bố chồng 시아버지
– Mẹ chồng 시어머니
– Anh chồng 아주버니
– Vợ của anh chồng/chị ck 형님
– Chồng chị chồng 시아주버님
– Cụ ông 증조 할아버지
– Cụ bà 증조 할머니
– Ông 할아버지
– Bà 할머니
– ông cụ ngoại 외증조 할아버지
– bà cụ ngoại 외증조 할머니
– Bà ngoại 외할머니
– Ông ngoại 외할아버지
– Mẹ ,má 어머니
– Bố 아버지
– 나: Tôi
– 큰아버지 : Bác (anh của bố)
– 큰어머니 : vợ của bác zai
– 작은아버지 : Chú (em của bố )
– 작은어머니 : Thím
– 고모 : Cô (chị ,em gái của bố)
– 고모부 : Chú ,bác (rể)
– 외사촌: Anh chị em họ ngoại
– 외삼촌:cậu, bác zai a me
– 외숙모: Mợ (vợ của cậu)
– 이모: Dì và bác gái
– 이모부: Chú (chồng của dì_chị me)
– 아내: Vợ
– 장인: Bố vợ
– 장모: Mẹ vợ
– 처남 : anh ,em trai vợ
– 처제 : em gái vợ
– 처형 : Chị vợ
– 집사람: ông xã, bà xã
– 오빠: Anh (em gái gọi)
– 형: Anh (em trai gọi)
– 언니: Chị (em gái gọi)
– 누나: Chị (em trai gọi)
– 매형 : Anh rể (em trai gọi)
– 형부 : Anh rể (em gái gọi
– 형수 : Chị dâu
– 남동생: Em trai
– 여동생: Em gái
– 매부: Em rể (con trai gọi)
– 제부: Em rể (con gái gọi)
– 조카: Cháu trai
– 손녀. cháu gái
– 아들: con trai
– 딸: con gái
– 형제 : Anh chị em
– 이웃: hàng xóm
– 친척: Họ hàng
– 고향이 같은 đồng hương
– Nam. 남.
– Gay. 게이
– Nu. 여.
– Les. 레즈비언
– Chú 아저씨
– Cô아줌마
– Cô gái. 아가씨 –
– Tên riêng + 씨
– Họ, nghề nghiệp+ 님
Bài 6: 남편 생일이에요.
A. HỘI THOAI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và hongme.
Sujan: Hongme khi nào em có thời gian?…
Hongme: Thứ 2 và thứ 4 có lớp học tiếng Hàn. Và cuối tuần đến nhà chồng.
Sujan: vậy thì thứ 5 có bận không ?
Hongme: không. Không có bận
Sujan: Thứ 5 là sinh nhật chồng chị. Sẽ đến nhà chị chứ?
Hongme: vâng, tốt quá.
B. NGỮ PHÁP
1. Trợ từ -에: Tới, ở, vào lúc
*Chỉ danh từ mà nó gắn vào là đích đến của động từ có hướng chuyển động
Ví dụ:
– 도서관에 가요. (Đi đến thư viện)
– 서점에 가요. (Đi đến hiệu sách)
– 생일 잔치에 가요. (Đi đến tiệc sinh nhật)
*Chỉ danh từ mà nó gắn vào là nơi tồn tại, có mặt của chủ ngữ và thường được sử dụng với những động từ chỉ sự tồn tại
Ví dụ:
– 서점은 도서관 옆에 있어요. (Hiệu sách nằm cạnh thư viện)
– 우리집은 센츄럴에 있어요. (Nhà chúng tôi ở Central)
– 꽃가게 뒤에 있어요. (Nó nằm phía sau tiệm hoa)
*Nghĩa của ‘-에’ cho câu nói giá cả, thời gian
– 저는 안나씨를 한 시에 만나요. Tôi gặp Anna vào lúc 1 giờ.
– 저는 월요일에 등산을 가요. Tôi đi leo núi vào ngày thứ hai.
– 그 책을 1,000원에 샀어요. Tôi đã mua quyển sách với giá 1000won.
– 이 사과 한 개에 얼마예요? Táo này bao nhiêu (cho mỗi) một quả?
2. Động từ, tính từ + – 지 않다 ( 안 + Động từ, tính từ ) : không, không phải…
Đây là hình thức phủ định của động từ hoặc tính từ. Những động từ có âm dài (gốc động từ có từ 3 âm tiết trở lên) thường không sử dụng yếu tố phủ định 안 mà sử dụng 지 않다.
쉬지 않습니다/ 안 쉽니다 (không nghỉ)
높지 않습니다/ 안 높습니다 (không cao)
Lưu ý:
* 안 không được dùng đối với động từ 이다, mà phủ định của động từ 이다 là 아니다. Tương tự đối với động từ 있다, thì dạng phủ định là động từ 없다 và ngược lại.
* 안 không thể chen liền vào giữa tân ngữ và động từ, chính vì vậy với cấu trúc danh từ + 하다 thì hình thức phủ định phải là Danh từ + 안하다, còn với cấu trúc tân ngữ thì phải là Tân ngữ + 안 + động từ.
Vi dụ:
– 인사를 안해요 (đúng) / 안 인사해요 (sai): không chào hỏi
– 친구를 마난요 (gặp bạn)
친구를 안 만나요(đúng) / 안 친구를 마난요 (sai): không gặp gỡ bạn bè
* Một số động từ, tính từ như:
알다 (biết)
모르다 (không biết)
없다 (không có)
있다 (có)
아름답다 (đẹp)
공부하다 (học) không đi với cấu trúc “안 + Động tính từ“, nhưng lại đi với cấu trúc “Động từ/tính từ + 지 않다”
– 안 모릅니다. 안 아름답습니다. 안 공부해요. 안 없어요 (sai)
– 모르지 않아요. 아름답지 않아요. 공부하지 않아요. 없지 않아요 (đúng)
* Với cấu trúc “Động/tính từ + 지 않다” thì sau 지 có thể thêm một số phụ tố nhằm nhấn mạnh ý nghĩa phủ định.
– 좋지 않다 좋지는 않아요/좋지가 않아요/좋지도 않습니다/좋지만은 않아요.
Ví dụ:
– 동생은 안경을 쓰지 않습니다. (=안 씁니다): Em gái không đeo kính
– 비 올 때는 차를 닦지 않습니다 (=안 닦습니다): Khi trời mưa thì không rửa xe
3. Động từ, tính từ + – 겠 : sẽ ( chỉ việc mình làm trong tương lai)
Dạng tương lai (미래), 겠 biểu hiện ý khiêm nhường và truyền đạt một cách khách quan của người nói
오다: 오겠습니다 / 오겠어요 / 오겠어 (sẽ đến)
춥다: 춥겠습니까? / 춥겠어요? / 춥겠어? (sẽ lạnh phải không?)
Lưu ý:
– Khi chủ ngữ là ngôi thứ nhất, 겠 biểu thị ý muốn, ý định (의지) của chủ ngữ.
나는 지금 숙제를 하겠어요. Bây giờ tớ sẽ làm bài tập ở nhà
– Khi “겠” dùng để chỉ dự định thì chỉ có thể kết hợp với động từ động tác, còn nếu dùng để chỉ sự dự đoán thì có thể dùng với cả động từ chỉ động tác và trạng thái.
그녀가 이기겠지요? Cô ta sẽ thắng chứ?
그녀가 기쁘겠지요? Cô ấy sẽ vui chứ?
나는 (꼭) 이기겠습니다 Tôi chắc sẽ thắng
– Khi “겠” dùng để chỉ sự dự đoán thì không dùng với ngôi thứ nhất làm chủ ngữ, tuy nhiên khi dùng với nghĩa dự định, ý định thì có thể dùng chủ ngữ ở ngôi thứ nhất.
(그녀가) 집에 있겠습니까?: (cô ấy) sẽ ở nhà chứ? (dự đoán)
(내가) 집에 있겠습니다: (tôi) sẽ ở nhà (ý định)
(우리가) 청소를 하겠습니다: (chúng tôi) sẽ dọn vệ sinh (ý định)
– Khi dùng “겠” ngoài dùng để chỉ sự dự đoán, dự định trong hiện tại và tương lai. Còn có thể kết hợp với 았/었/였 để biểu thị những dự đoán chuyện đã xảy ra trong quá khứ.
지금/내일 춥겠습니까? Bây giờ/ngày mai sẽ lạnh chứ?
어제 음식값이 비샀겠습니까? Giá thức ăn hôm qua chắc đắt lắm
Ví dụ:
내일은 눈이 많이 오겠습니다. Ngày mai tuyết sẽ rơi nhiều
제가 창문을 닫겠습니다. Mình sẽ đóng cửa sổ
C. TỪ VỰNG
1. 언제 khi nào
2. 시간 thời gian
3. 수업 lớp học
4. 주말 cuối tuần
5. 그럼 vậy thì
6. 바쁘다 bận
7. 좋아요 tốt quá
8. 수영장 bể bơi
9. 고향 quê hương
10. 운동하다 tập thể dục
11. 극장 rạp phim
12. 파티 tiệc
13. 같이 cùng nhau
14. 케이크 bánh kem
15. 축아 chúc mừng
16. 노래를 하다 hát
17. 춤을 추다 nhảy
18. 영화 phim
Bài 7: 매일 아침 7시에 일어나요
A- HỘI THOẠI
Nội dung bài là các việc làm diễn ra trong ngày.
Hàng ngày buổi sáng tôi thức dậy lúc 7 giờ. Buổi sáng thức dậy rùi rửa mặt. 8 giờ ăn sáng. Và 8h30 đi đến trường học.Từ 9h sáng đến 1h chiều học tiếng hàn. 1h20’ gặp gỡ bạn bè rồi ăn bữa trưa ở nhà hàng. Tôi ăn kimbab nhưng bạn thì ăn mỳ. Về đến nhà rồi dọn dẹp và giặt giũ. Buổi tối 7h tôi và chồng… cùng nhau ăn cơm.
B- NGỮ PHÁP
1. Danh từ + 부터…Danh từ + 까지….: từ…đến..( thời gian)
– Trợ từ ‘-부터’ từ (khi, dùng cho thời gian), từ một việc nào đó trước. Dùng để chỉ điểm thời gian bắt đầu một hành động, hoặc để chỉ một sự việc được bắt đầu trước
– Trợ từ ‘-까지’ gắn vào sau danh từ nơi chốn hoặc thời gian để chỉ đích đến hoặc điểm thời gian của hành động.
Ví dụ:
-9시부터 12시까지 한국어를 공부해요. Tôi học tiếng Hàn từ lúc 9h đến lúc12h.
– 몇 시부터 수업을 시작해요? Lớp học bắt đầu từ lúc mấy giờ?
– 여기부터 읽으세요. Hãy đọc từ đây
-어디까지 가세요? Anh đi đến đâu?
– 아홉시까지 오세요. Hãy đến đây lúc 9h nhé (tối đa 9h là phải có mặt).
2. – 지만: Tuy nhiên, nhưng = 그렇지만/ 하지만
– Dùng để nối hai câu biểu hiện những sự thật trái ngược nhau hoặc không đồng nhất với nhau
Ví dụ:
이 옷은 비싸지만 좋아요. cái áo này đắt nhưng tốt
오늘은 바쁘지만 내일은 바쁘지 않아요. Hôm nay bận nhưng ngày mai không bận.
3. Động từ + – 아/어서: được sử dụng để diễn tả 1 hành động nối tiếp hành động, làm 1 việc gì đó sau đó lại làm 1 việc, 2 việc làm diễn ra liên tiếp.
*Khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm là ㅏ,ㅗ + -아서
*Khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm là ㅓ,ㅜ,ㅣ 등 + -어서
*Khi âm cuối của gốc động từ là 하다 + 여서- 해서
Ví dụ:
학교에 가서 한국어를 배워요. Đến trường rồi học tiếng hàn
과일을 씻어서 먹어요. Rửa hoa quả rồi ăn
C- TỪ VỰNG
1. 매일 hàng ngày
2. 일어나다 thức dậy
3. 세수하다 rửa mặt
다문화가족- Gia Đình Đa Văn Hóa
4. 김밥 kimbab
5. 라면 mỳ
6. 문화센테 trung tâm văn hóa
7. 시작하다 bắt đầu
8. 끝나다 kết thúc
9. 고기 thịt
10. 야채 rau
Bài 8: 배추는 얼마예요?
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và người bán rau.
아저씨: mời vào…
Sujan: chú ơi, cải thảo bao nhiêu tiền vậy?
아저씨: 1 cái 2.000w
Sujan: Củ cải bao nhiêu tiền?
아저씨: 2 củ 1.000w
Sujan:Vậy thì cho cháu 2 củ cải. Và cải thảo 5 cái
B. NGỮ PHÁP
1. Trợ từ 에: được gắn vào sau danh từ chỉ đơn vị ( xem thêm ở bài 6 )
Ví dụ:
사과 한 개에 얼마예요? 1 quả táo bao nhiêu tiền?
배추 다섯 포기에 오천 원이에요. 5 cái cải tháo 5.000w
2. Câu mệnh lệnh: -으세요/ -세요 (Hãy…)
*Gốc động từ không có patchim ở âm cuối +세요
– 가다 + 세요 –> 가세요
– 오다 + 세요 –> 오세요
*Gốc động từ có patchim ở âm cuối+으세요
– 먹다 (ăn) + 으세요 –> 먹으세요
– 잡다 ( nắm, bắt) + 으세요 –> 잡으세요
Vi du:
여기에 않으세요. Hãy ngồi xuống đây
내일 우리 집에 오세요. Ngày mai hãy đến nhà chúng tôi.
3. Danh từ + 도: cũng, cùng
– Trợ từ này có thể thay thế các trợ từ chủ ngữ 은/는/이/가 hoặc 을/를 để thể hiện nghĩa “cũng” như thế
맥주가 있어요. Có một ít bia. – 맥주도 있어요. Cũng có một ít bia.
나는 가요. Tôi đi đây. – 나도 가요. Tôi cũng đi
Có nghĩa giống như 또, 또한, 역시, đặt sau danh từ, có nghĩa cũng, đồng thời, bao hàm.
Ví dụ:
– 저도 학생입니다: Tôi cũng là học sinh
– 노래도 잘 하고, 공부도 잘해요: Hát cũng hay mà học cũng giỏi
– 그는 돈도 없고 일자리도 없다: Tôi không có tiền cũng không có việc làm
– 커피도 마셔요?: Cậu cũng uống cà phê chứ?
C. TỪ VỰNG
1. 얼마예요? Bao nhiêu tiền
2. 주다 cho
3. 않다 ngồi
4. 전화하다 gọi điện thoại
5. 합계 tổng cộng
D. MỞ RỘNG
CÁC DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ
1. 개 cái/ quả
2. 대 chiếc ( xe)
3. 명 người
4. 권 quyển
5. 병 chai
6. 잔 ly, tách
7. 다발 bó hoa
8. 그릇 bát
9. 상자 hộp,thùng
10. 송이 chùm
11. 모 miếng
12. 통 quả dưa
13. 포기 cái ( bắp cải)
14. 단 bó hành
15. 켤레 đôi dép, tất, giầy
16. 롤 cuộn giấy
17. 자루 cây bút
18. 벌 bộ (quần áo)
19. 장 tờ(giấy)
Bài 9: 공원에 가서 산책했어요.
A- HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và hongme.
Sujan: Hongme, thứ 7 em đã đi đâu?…
Hongme: em và những đứa trẻ đã đi đến công viên
Sujan: Thế à? ở công viên đã làm gì?
Hongme:Đi đến công viên rồi đã đi dạo. Và đã chụp ảnh
Sujan: Chồng em cũng đi cùng chứ?
Hongme: Không. Chồng em không đi. Thứ 7 phải đi làm. Chị sujan cuối tuần đã làm cái gì?
Sujan: Chị ở nhà nghe nhạc Hàn quốc.
B- NGỮ PHÁP
1. Thì quá khứ –았/ 었
(1) sử dụng -았- khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ,ㅗ’
– 많다( nhiều): 많 + -았어요 -> 많았어요.
– 좋다( tốt): 좋 + 았어요 -> 좋았어요.
– 만나다( gặp gỡ): 만나 + 았어요 -> 만나았어요. -> 만났어요. (rút gọn)
– 오다(đến): 오 + -> 오았어요 -> 왔어요. (rút gọn)
(2) Sử dụng -었- khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅓ, ㅜ, ㅡ, ㅣ’
– 먹다( ăn): 먹 + 었어요 -> 먹었어요.
– 읽다(đọc): 읽 + 었어요 -> 읽었어요.
– 가르치다(dạy): 가르치 +었어요 -> 가르치었어요. -> 가르쳤어요. (rút gọn)
– 찍다(chụp): 찍 + 었어요 -> 찍었어요.
(3) Sử dụng -였- khi động từ có đuôi ‘하다’.
– 산책하다: 산책하 + 였어요 -> 산책하였어요 -> 산책했어요. (rút gọn)
– 기뻐하다: 기뻐하 + 였어요. -> 기뻐하였어요 -> 기뻐했어요. (rút gọn)
2. 안+ động từ : không ( xem lại ở bài 6)
Ví dụ:
커피를 안 마셔요.Tôi không uống café
저는 시장에 안 갔어요.Tôi đã không đi đến chợ
3. Bất quy tắc ㄷ
– Patchim ‘-ㄷ’ ở âm kết thúc của một gốc động từ sẽ bị đổi thành ‘-ㄹ’ khi âm tiếp theo nó (tức âm đầu tiên của một đuôi từ) là một nguyên âm, nhưng nó sẽ không đổi nếu tiếp theo nó là một phụ âm.
Vi du:
걷다(đi bộ): 걷+습니다 = 걷습니다 (ㄷ không chuyển thành ㄹ)
걷다: 걷+ 어요 = 걸어요 (chuyển ㄷ thành ㄹ)
–ㅂ/습니다 –아(어여)요 –았(었,였)어요 –(으)ㄹ 거예요
(hỏi묻다 묻습니다 묻어요 묻었어요 묻을 거예요
듣다 듣습니다 들어요 들었어요 들을 거예요
Lưu ý:
* Những động từ như “믿다(tin), 받다(nhận), 닫다(đóng), 얻다(đạt được, nhận), 묻다(땅에)(chôn trong đất)” lại không chuyển ㄷ thành ㄹ, vẫn giữ nguyên gốc khi kết hợp với nguyên âm khác.
–ㅂ/습니다 –아(어여)요 –았(었,였)어요 –(으)ㄹ거예요
믿다 믿습니다 믿어요 믿었어요 믿을 거예요
받다 받습니다 받아요 받았어요 받을 거예요
Ví dụ:
– 신문에 기사를 실었어요: Trên báo có bài báo
– 친구에게 주소를 물을 거예요: Tôi sẽ hỏi bạn địa chỉ
– 내 실수를 깨달았어요: Tôi đã nhận ra lỗi của mình
– 매일 아침 30분씩 걷습니다: Hàng sáng tôi đi bộ 30 phút
C. TỪ VỰNG
1. 산책하다 Đi dạo
2. 찍다 chụp
3. 그래요? Thế à
4. 빨리 nhanh
5. 창문 cửa sổ
6. 음악 nhạc
7. 믾이 nhiều
8. 선물 báo
9. 동대문 tên chợ dongdemun
10. 아주 rất
11. 신발 dép, giày
12. 부산 tên thành phố busan
13. 바다 biển
D. MỞ RỘNG
CÁC DANH TỪ CHỈ ĐỊA ĐIỂM
1. 학교: Trường học
2. 은행: Ngân hàng
3. 병원: Bệnh viện
4. 약국: Hiệu thuốc
5. 도서관: Thư viện
6. 극장: Nhà hát
7. 영화관: Rạp chiếu phim
8. 회사: Công ty
9. 공장: Công xưởng, nhà máy
10. 헬스장: Nơi tập thể hình
11. 축구장: Sân đá bóng
12. 농구장: Sân bóng rổ
13. 탁구장: Sân đánh Bóng bàn
14. 당구장: Nơi đánh bida
15. 야구장 : Sân bóng chày
16. 골프장 : Sân Gôn
17. 배드민턴장: Sân cầu lông
18. 경기장: Sân thi đấu
19. 운동장: Sân vận động
20. 식당: Quán ăn, nhà ăn
21. 공원: Công viên
22. 아파트: Chung cư
23. 빌라: Nhà villa
24. 시장: Chợ
25. 마트: Siêu thị
26. 백화점: Tiệm bách hoá
27. 가게: Cửa hàng
28. 편의점: Tạp hoá
29.잡화점: Tiệm tạp hoá
30. 문구점: Hiệu văn phòng phẩm (sách)
31. 서점: Hiệu sách
32. 찜질방: Phòng tắm xông hơi
33. PC방: Quán game
34. 공항: Sân bay
35. 경찰서: Đồn cảnh sát
36. 소방서: Cứu hoả
37. 시청: Toà nhà thị chính
38. 출입국관리사무소: Cục quản lý xuất nhập
39. 노래방: Quán karaoke
40. 나이트: Sàn nhảy
41. 놀이터: Khu vui chơi
42. 미용실: Tiệm cắt tóc, làm đầu
43. 만화방: Tiệm thuê truyện
44. 세탁소: Tiệm giặt là
45. 교회: Nhà thờ
46. 박물관: Viện bảo tàng
47. 대사관: Đại sứ quán
48. 목욕탕: Nơi tắm công cộng
49. 호텔: Hotel
50. 모텔: Motel
51. 지하철역: Ga tàu điện
52. 버스정류장: Trạm dừng xe bus
53. 터미널: Bến xe
54. 커피숍: Quán cà phê
55. 술집: Quán rượu
56. 빵집: Cửa hàng bánh mỳ
57. 부동산: Bất động sản
58. 주유소: Trạm xăng dầu
59. 장례식장: Nhà tang lễ
60.수영장: Bể bơi
61. 경찰파출소: Trạm cảnh sát
62. 우체국 : Bưu điện
63.항구: Hải cảng
64. 법윈 : Tòa án
65. 호프 : Quán bia
66. 보건소: Trung tâm y tế cộng đồng
67.동사무소: Văn phòng phường (khi rút những giấy tờ liên quan đến bản thân, gia đình)
78. 복지관: Trung tâm phúc lợi xã hội
69. 다문화 센터: Trung tâm đa văn hóa
70. 주차장: Bãi đỗ xe
10과 :김치찍개는 좀 매워요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và nitjanan.
Sujan: nitjanan cùng nhau ăn bữa trưa nhé?…
Nitjanan: tốt quá. cùng ăn ở đâu?
Sujan: Đi đến nhà hàng Hàn ở cạnh nhà chị. Canh kimchi rất ngon
Nitjanan: Canh kimchi hơi cay 1 chút. Đến tiệm ăn nhẹ ăn kimbab và thịt tẩm bột rán.
Sujan: ừ..tốt
Nitjanan: vậy thì ăn trưa và cùng nhau đến nhà uống cà phê.
B. NGỮ PHÁP
1. Động từ, tính từ + 고: và, rồi, rồi thị, hoặc
Danh từ (이)고
Đuôi từ liên kết câu ‘-고’ được dùng để liên kết 2 mệnh đều.
Khi chủ ngữ 2 mệnh đề giống nhau và hai mệnh đề diễn tả một chuỗi hành động thì trong trường hợp này ta dịch “-고” là “rồi”.
Nhưng khi chủ ngữ và hành động ở hai mệnh đề khác nhau thì chủ ngữ thường được đi cùng trợ từ ‘-은/는’ để nhấn mạnh và “-고” được dịch là “còn”.
Ví dụ:
친구를 만나고 집에 갈 거에요. Tôi sẽ gặp bạn rồi đi về nhà.
저는 공부하고 친구는 TV를 봐요. Tôi đang học bài còn bạn tôi đang xem tivi.
저는 크고 그분은 작아요. Tôi cao còn anh ấy thấp.
한국말은 재미있고 영어는 어려워요. Tiếng Hàn thì thú vị còn tiếng Anh thì khó.
2. Động từ + (으)ㄹ까요?
– Là đuôi từ chia kết thúc câu. Đi liền với động từ, thể hiện chủ định của mình và hỏi ý kiến của người nghe, có ý rủ hoặc dự đoán, tự hỏi một điều nào đó.
Có nghĩa: 1) Hay là, cùng… nhé, nhé, có được không?
2) Được không, không nhỉ, chưa nhỉ?
-ㄹ까(요) Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị lược bỏ) -을까(요) Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”)
하다 = 할까(요)? (Làm nhé?)
있 = 있을까(요)? (Có không nhỉ?)
앉다 = 앉을까(요)? (Hay ngồi xuống đây nhé?)
보다 = 볼까(요)? (Để xem thử nhé?)
Lưu ý:
* Khi cấu trúc 일까(요) được đi cùng với danh từ, có ý dự đoán: có phải là, là… phải không?
– 학생일까(요)?: Anh là học sinh phải không?
– 그분이 의사일까(요)?: Anh ấy là bác sĩ phải không?
Ví dụ:
– 심심한데 영화를 볼까(요)?: Tẻ nhạt quá, hay chúng ta xem phim nhé?
– 제가 도와 드릴까(요)?: Tôi giúp anh nhé?
– 그가 혼자서 할수있을까(요)?: Một mình anh ấy có làm được không nhỉ?
– 과연 그사람이 올까(요): Anh ấy đến không nhỉ?
3. Bất quy tắc ‘-ㅂ’
– Một vài động từ có gốc kết thúc bằng phụ âm ‘-ㅂ’ thuộc dạng bất quy tắc này.
Khi gốc động từ, tính từ kết thúc bằng ‘-ㅂ’ và theo sau nó là một nguyên âm thì ta lược bỏ ‘-ㅂ’ đi, thêm ‘우’ vào gốc động từ đó.
Khi kết hợp gốc động từ đã được biến đổi như trên với đuôi ‘아/어/여’, ‘아/어/여서’ hoặc ‘ 아/어/여요’ ta luôn kết hợp theo trường hợp ‘-어’, ‘어서’, ‘어요’
-ㅂ/ 습니다 -아(어,여)요 -았(었,였)어요 -(으)ㄹ 거예요
덥다(nóng) 덥습니다 더워요 더웠어요 더울 거예요
아름답다(đẹp) 아름답습니다 아름다워요 아름다웠어요 아름다울 거예요
*Chỉ duy nhất hai động tính từ “돕다, 곱다” thì không chuyển thành “우” mà thành “오”.
-ㅂ/습니다 -아(어,여)요 -았(었, 였)어요 -(으)ㄹ 거예요
돕다(giúp đỡ) 돕습니다 도와요 도왔어요 도올 거예요
곱다(dễ thương) 곱습니다 고와요 고왔어요 고올 거예요
– Những động tính từ như “입다(mặc), 잡다(bắt), 씹다(nhai), 좁다(chật hẹp), 넓다(rộng), 붙잡다(dính), 업다(cõng), 집다(cầm lên), 뽑다(chọn ra)” thì lại là những động tính từ thường không thay đổi “ㅂ”, không theo quy tắc trên.
-ㅂ/습니다 -아(어,여)요 -았(었, 였)어요 -(으)ㄹ 거예요
입다(mặc) 입습니다 입어요 입었어요 입을 거예요.
좁다(chật hẹp) 좁습니다 좁아요 좁았어요 좁을 거예요
Ví dụ:
– 이번 겨울은 추울까요?: Mùa đông này có lạnh không nhỉ?
– 취칙을 하면 도와 주세요: Nếu tôi xin việc thì xin hãy giúp đỡ
– 듣기가 말하기보다 어려워요: Nghe thì khó hơn nói
– 청소하기 전에는 아주 더러웠어요: Trước khi dọn vệ sinh thì rất là bẩn
C. TỪ VỰNG
1. 분식집 tiệm ăn nhẹ
2. 좀 1 chút
3. 쉽다 dễ
4. 어렵다 khó
5. 좁다 lạnh
6. 재미있다 thú vị
7. 맛있다 ngon
8. 가깝다 gần
Bài 11: 주말에 운동회에 갈 거예요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và nitjanan.
Nitjanan: Chị Sujan cuối tuần sẽ làm sẽ gì?…
Sujan : Cuối tuần nay chinsu tham gia ngày hội thể thao
Nitjanan: Vì vậy chị và cả gia đình đến trường học chinsu
Thế à? Hongme thì sao?
Hongme: Đến nhà những người bạn ở quê. Vậy nên hơi bận 1 ít.
Chị nitjanan sẽ làm gì?
Nitjanan: À ừ…
B. NGỮ PHÁP
1. Thì tương lai: –(으)ㄹ 거에요: sẽ, chắc là, chắc, có lẽ là, có thể là…
Đuôi từ này được dùng với chủ ngữ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 2 để diễn tả một hành động trong tương lai.
(*) Dùng -ㄹ 거예요 nếu gốc động từ không có patchim.
– 안나씨, 내일 뭐 할 거예요? Anna, bạn sẽ làm gì vào ngày mai?
– 저는 내일 이사를 할 거예요. Ngày mai tôi sẽ chuyển nhà.
(*) Dùng -을 거예요 nếu gốc động từ có patchim.
– 지금 점심 먹을 거예요? Bây giờ bạn sẽ ăn trưa à?
– 아니오, 30분 후에 먹을 거예요. không, tôi sẽ ăn sau 30 phút nữa.
Nếu chủ ngữ là đại từ ngôi thứ 3 thì đuôi từ này thể hiện nghĩa tiên đoán 1 việc có thể sẽ xảy ra.
2. –아/어
*Đối với động từ, tính từ:
kính ngữ bậc 1 :-아요/어요 chuyển sang lối nói chuyện bình thường, thân mật: -아/어
*đôí với Danh từ : + 이에요/예요 chuyển sang lối nói thân mật: 이야/ 야
저- 나
네-응
아니요- 아니
Vi du:
가: 어디 가요? – 어디 가?
나: 마트에 가요 -마트예 가
가: 숙제 다 했어요?-숙제 다 했어?
나:아니요.어제 학교에 안 갔어요.숙제가 뭐예요?-아니.어제 학교에 안 갔어.숙제가 뭐야?
3. Bất quy tắc 으
Trong hầu hết các động tính từ mà gốc động tính từ đó có 받침 là nguyên âm “으” như 예쁘다(đẹp), 기쁘다(vui), 슬프다(buồn), 쓰다(viết, sử dụng, đắng), 바쁘다(bận), 크다(to, lớn), 고프다(đói), 잠그다(khoá, đóng), 담그다(nhúng, ngâm) khi kết hợp với nguyên âm thì “으” bị lược bỏ.
–ㅂ/습니다 –아(어여)요 –아(어,여)서 –았(었,였)어요
아프다 아픕니다 아파요 아파서 아팠어요
예쁘다 예쁩니다 예뻐요 예뻐서 예뻤어요
(*) các gốc động từ có âm kết thúc ‘으’ đều được sử dụng như một động từ bất quy tắc.
– 쓰(다) + -어요: ㅆ+ㅓ요 => 써요: viết, đắng, đội (nón)
– 크(다) + -어요: ㅋ + ㅓ요 => 커요: to, cao
– 저는 편지를 써요. Tôi đang viết thư.
– 편지를 썼어요. Tôi đã viết thư.
– 편지를 써야 해요. Tôi phải viết thư.
– 동생은 키가 커요. Em trai tôi to con
(*) ‘-아요’ được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm ‘으’ nếu âm trước ‘으’ là ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’,
Bất quy tắc -으 + ‘-아요’ khi:
– 바쁘(다) + -아요: 바ㅃ + ㅏ요 => 바빠요: bận rộn
– 배가 고프(다): đói bụng
– 나쁘(다): xấu (về tính chất)
– 잠그(다): khoá
– 아프(다): đau
– 저는 오늘 바빠요. Hôm nay tôi bận.
– 오늘 아침에 바빴어요. Sáng nay tôi (đã) bận.
– 바빠서 못 갔어요. Tại vì tôi bận nên tôi đã không thể đi.
*’-어요’ được sử dụng với gốc động từ tính từ có âm cuối là nguyên âm ‘으’ nếu âm trước ‘으’ những âm có các nguyên âm khác ngoại trừ ‘아’ và ‘오’.
Bất quy tắc -으 + ‘-어요’ khi:
– 예쁘(다) + -어요: 예ㅃ ㅓ요 => 예뻐요 (đẹp)
– 슬프(다): 슬ㅍ ㅓ요 => 슬프다 (buồn)
– 기쁘(다): vui
– 슬프(다): buồn
C. TỪ VỰNG
1. 운동회 ngày thể thao
2. 조금 1 chút ít
3. 일본말 tiếng nhật
4. 지갑 cái ví
5. 숙제 bài tập
6. 소리 âm thanh
7. 키 chiều cao
8. 배고프다 đói
9. 아프다 đau
10. 편지 thư
11. 가을 mùa thu
12. 초대하다 giới thiệu
13. 일시 chỉ thời gian
14. 장소 địa điểm
15. 도시락 ăn trưa
16. 준비하다 chuẩn bị
17. 이메일 email
Bài 12: 문화센터에 어떻게 가야 해요?
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa Hương bà sujan.
Hương: chị, Trung tâm văn hóa ở đây có xa không?…
Sujan: không. Đi xe bus mất khoảng 20 phút. Tại sao?
Hương: Từ ngày mai đến trung tâm văn hóa học máy tính. Cần phải đi đến trung tâm văn hóa như thế nào?
Sujan: Cạnh siêu thị singsing xuống xe bus và đi
Hương: Cần phải đi xe bus số mấy?
Sujan: Đi xe bus số 11
Hương: Cảm ơn chị
B. NGỮ PHÁP
1. (으)로
* Trợ từ chỉ phương hướng, đi cùng với các từ chỉ phương hướng, chỉ sự chuyển động, vị trí. Có nghĩa: về phía, về hướng, hướng tới.
(으)로 Dùng khi đi cùng với danh từ đi trước kết thúc bằng phụ âm (ngoại trừ phụ âm “ㄹ”) 로 Dùng khi đi cùng với danh từ đi trước kết thúc bằng nguyên âm hoặc bằng phụ âm “ㄹ” (phụ âm “ㄹ” sẽ bị lược bỏ)
Ví dụ:
– 어디로 가요?: Anh đi đâu vậy?
– 내일 한국으로 갑니다: Ngày mai tôi đi Hàn
– 밑으로 내려갑니다: Đi xuống phía dưới
– 저는 회사로 가는 중 입니다: Tôi đang tới công ty
* Đứng sau các danh từ chỉ phương pháp, công cụ, biện pháp. Có nghĩa: bằng, dùng bằng
Ví dụ:
– 저는 베트남에서 비행기로 왔어요: Tôi đến từ Việt Nam bằng máy bay
– 나무로 책상을 만듭니다: Bàn làm bằng gỗ
– 한국말로 대화 해요: Nói chuyện bằng tiếng Hàn
– 지하철로 출퇴근 합니다: Đi làm bằng tàu điện
* việc đi lại, phương tiện giao thông: 탁시로 타세요. Đi bằng taxi
* chỉ sự lựa chọn 그걸로 주세요.vậy thì cho tôi cái này
2. –아야/어야 하다: cần hay làm 1 việc gì đó( cần, nên, phải)
* khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ,ㅗ’ + 아야 하다
* khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅓ, ㅜ, ㅡ, ㅣ+ 어야 하다
* khi động từ có đuôi ‘하다’.+해야 하다
Ví dụ:
한국어를 열심히 공부해야 해요. Cần phải học chăm chỉ tiếng hàn
야체를 많이 먹어야 해요.Nên ăn nhiều rau
C. TỪ VỰNG
1. 쯤 khoảng
2. 멀다 xa
3. 타다 đi lên
4. 어떻게 가야 해요? Cần phải đi ntn
5. 젓가락 đũa
6. 얼마나 걸려요? Mất bao lâu
7. 칼 dao
8. 깎다 gọt
9. 열심히 chăm chỉ
10. 감기에 거러다 bị cảm
11. 약 thuốc
12. 살이 찌다 béo
13. 손님 khách
14. 잠깐 1 thời gian
15. 드라마 phim truyền hình
16. 놀이터 sân chơi
17. 갈아타다 chuyển xe
18. 터미널 bến xe
Bài 13: 여보세요. 김기호 씨 댁이지요?
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện điện thoại giữa sujan và 1 người bạn của chồng.
Nam: alo. Đây có phải nhà anh kimkiho không?…
Sujan: vâng. Đúng rồi
Nam: tôi là leechehun là bạn. anh kim có nhà không?
Sujan: bây giờ không có ở nhà.
Nam: a. vâng tôi biết rồi
Sujan: chồng ơi. Vừa nãy có điện thoại tới..hãy gọi điện thoại cho anh leechehun
Chồng: ừ, a biết rồi.
B. NGỮ PHÁP
1. 아/야: cách gọi tên theo lối thân mật.( tương đương này, ơi)
*Khi tên gọi có kết thúc là patchim + 아
* Khi tên gọi có kết thúc không là patchim + 야
Ví dụ:
수잔아
홍매야
2. Danh từ + 에게/ 한테
– Chỉ phương hướng của hành động, đặt sau các danh từ, chỉ phương hướng liên quan đến danh từ đó, có nghĩa: cho, với, về, đối với.
Cấu trúc:
동생 + 에게 = 동생에게 (cho em, với em)
선생님 + 께 = 선생님께 (với thầy giáo)
친구 + 한테 = 친구 한테 (với bạn)
꽃 + 에 = 꽃에 (…cho hoa)
– Trợ từ ‘-한테’: được gắn vào danh từ chỉ người để chỉ người đó là đối tượng được nhận một điều hoặc một món gì đó.
Ví dụ:
– 누구한테 책을 주었어요? Bạn đưa sách cho ai vậy?
– 제 친구한테 주었습니다. Tôi đưa sách cho bạn tôi.
– 누구한테 편지를 쓰세요? Anh viết thư cho anh thế ạ?
– 선생님한테 물어 보세요. Hãy thử hỏi giáo viên xem.
Lưu ý:
* “한테” đuợc dùng nhiều trong khẩu ngữ.
* “께” dùng trong trường hợp tôn kính.
* “에게, 한테, 께” được dùng cho người và động vật, còn các trường hợp khác dùng “에”.
3. –지요?/ (이)지요? Dùng để xác nhận có nghĩa chắc chắn là, có đúng là, chứ ?
– Với động từ, tính từ + 지요?
– Với dan từ có âm cuối kết thúc là patchim + 이지요? không có patchim + 지요?
Ví dụ:
내일 화사에 가지요? Ngày mai đến công ty chứ?
남편이 회사원이지요? Chồng b có đúng là công chức?
4. Danh từ + 인데요/ ㄴ데요: là( mang nghĩa giải thích, nhấn mạnh hơn)
– Khi danh từ có kết thúc là patchim + 인데요
– Khi danh từ có kết thúc không là patchim + 인데요/ ㄴ데요.
Ví dụ:
이 사람이 제 남편인데요. Người này là chồng của tôi.
C. TỪ VỰNG
1. 댁 nhà
2. 아까 vừa nãy
3. 그런데요 đúng rồi
4. 부모님 bố mẹ
5. 키가 크다 chiều cao cao
6. 공무원 công chức
7. 알다 biết
8. 고장이 나다 bị hỏng
9. 아직 chưa
Bài 14: 이제 한국 음식을 만들 수 있어요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa:
Nitjanan: Thứ 6 tuần sau là lễ đầy năm con của e. Hãy đến lễ thôi nôi nhé….
Sujan: chúc mừng. làm ở đâu?
Nitjanan: sẽ làm tại nhà em
Sujan: đúng rồi, có thể làm món ăn hàn quốc k?
Nitjanan: bây giờ có thể làm tốt. nhất định chị phải đến nhé.
B. NGỮ PHÁP
1. –(으)ㄹ 수 있다/ 없다: có thể/ không thể làm được 1 việc gì
Được dùng với động từ diễn tả 1 khả năng, thể hiện tính khả thi, 1 sự cho phép hoặc k cho phép nào đấy.
Thì quá khứ của đuôi từ này là kết hợp-았/었/였 vào 있다/ 없다
– Khi âm cuối của gốc động từ có patchim + 을 수 있다/없다
– Khi âm cuối của gốc động từ có không có patchim+ -ㄹ 수 있다/없다
Ví dụ:
수영을 할 수 있어요. Tôi có thể bơi
한국어를 할 수 없어요. Không thể nói tốt tiếng Hàn
2. (으)로 ( xem lại bài 12)
Trong bài này có ý nghĩa Trợ từ chỉ phương hướng, đi cùng với các từ chỉ phương hướng, chỉ sự chuyển động, vị trí. Có nghĩa: về phía, về hướng, hướng tới.
3. Bất quy tắc ㄹ
Với các gốc động từ hoặc tính từ có 받침 là phụ âm “ㄹ” như 살다, 알다, 만들다, 달다, 줄다, 들다, 걸다, 갈다, 울다, 날다… khi kết hợp với phụ âm “ㄴ, ㅂ, ㅅ” thì “ㄹ” sẽ được lược bỏ.
Cấu trúc:
-ㅂ/습니다 -아(어여)요 -았(었, 였)어요 -니까
알다(biết) : 압니다/ 알아요 / 알았어요/ 아니까
멀다(xa) : 멉니다/ 멀어요/ 멀었어요/ 머니까
Lưu ý:
* Những động tính từ có 받침 là “ㄹ” khi kết hợp với “으면, 으니까, 으려고” thì không thêm “으”. Tuy nhiên những động tính từ có 받침 là “ㄷ”, sau khi chuyển thành “ㄹ” thì lại phải thêm “으”.
– 알다: + (으면/으니까/으려고) 알면, 아니까, 알려고
– 듣다: + (으면/으니까/으려고) 들으면, 들으니까, 들으려고
– 걷다: {걸으니까, 걸으면}
– 묻다 {물으니까, 물으면}
* Có một số động tính từ có 받침 là “ㄹ”, có thể dùng có hoặc không có “으” khi kết hợp với “으면, 으니까, 으려고”
– 걸다: {거니까, 걸으니까} / 만들다 {말드니까, 만들으니까}
– 열다: {여니까, 열으니까} / 들다 {드니까, 들으니까}
Ví dụ:
– 시장에는 싼 물건을 많이 팝니다: Ở chợ có bán nhiều hàng rẻ
– 팔다(bán) -> 그 가게에서 무엇을 파니? Họ bán gì trong cửa hàng đó vậy?
– 말다(đừng) –> 들어오지 마세요. Đừng vào
– 저는 옷을 만들 수 있습니다: Tôi có thể may áo
C. TỪ VỰNG
1. 돌잔치 lễ thôi nôi
2. 꼭 nhất định
3. 집들이 chuyển nhà mới
4. 졸업식 lễ tốt nghiệp
5. 입학식 lễ nhập học
6. 수영 bơi
7. 담그다 ngâm, muối ( kimchi)
8. 머리 đầu
9. 한글 bảng chữ cái Hankul
10. 지하철역 trạm tàu điện ngầm
11. 계속 tiếp tục
12. 내려가다 đi xuống
13. 돌아가다 quay trở lại
14. 올라가다 trèo lên
Bài 15: 저는 자장면으로 할게요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và chồng khi tới quán ăn.
Sujan: chồng ơi, buổi tối hãy mua nhé…
Chồng: ừm. sẽ ăn cái gì?
Sujan: ăn món ăn Trung quốc
Chồng: tốt
Chồng: vợ ơi, ăn mì đen. ở đây mì rất ngon
Sujan: tốt. vậy thì em sẽ ăn mì đen
Chồng: anh ơi. Cho tôi gọi món. Hãy cho 1 mì đen và 1 jambong.
B. NGỮ PHÁP
1. Tương lai gần (làm ngay) ‘-(으)ㄹ게요’: Tôi sẽ —
Dạng này được dùng khi người nói thể hiện 1 kế hoạch hoặc một lời hứa nào đó. Nó được dùng với động từ hành động và 있다, không dùng với tính từ.
– 을 게요: được dùng khi gốc động từ có patchim ở âm kết thúc
– ㄹ게요: được dùng khi gốc động từ không có patchim ở âm kết thúc
Ví dụ:
– 제가 할게요. Tôi sẽ làm.
– 거기에서 기다릴게요. Tôi sẽ chờ đàng kia.
– 내일 갈게요. Tôi sẽ đi vào ngày mai.
– 제가 도와 드릴게요. Tôi sẽ giúp bạn.
2. –아/어 주세요
Thể hiện yêu cầu của người nói muốn người khác làm việc gì cho mình hoặc đề nghị của người nói muốn làm việc gì đó cho người khác.
– Những động từ kết hợp với đuôi `아 주세요’: khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’
– Những động từ kết hợp với đuôi `어 주세요 khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅓ,ㅜ, ㅣ 등
– Những động từ tính từ kết thúc với 하다 sẽ kết hợp với `여 주세요.
Ví dụ
엄마, 생신에 시계를 사 주세요. Mẹ sn hãy mua cho con đồng hồ nhé
저녁에 전화 좀 해 주세요. Buổi tối hãy gọi điện thoại 1 chút.
3. (으)로: xem lại ở bài 12
Trong bài này nó có ý nghĩa chỉ sự lựa chọn.
C. TỪ VỰNG
1. 주문 받으세요 cho gọi món
2. 여기요 anh ơi
3. 빌리다 mượn, thuê
4. 들다 cầm xách
5. 맛보다 nếm
6. 담배 thuốc lá
7. 끊다 cắt, mua, tắt
8. 일찍 chưa
9. 소주 rượu sochu
10. 하지만 tuy nhưng
11. 처음 lần đầu
12. 재로 nguyên liệu
Bài 16: 여름은 덥고 겨울은 추워요.
A. HỘI THOẠI
NỘi dung bài là cuộc nói chuyện giữa:
Nitjanan: chị ơi, ở hàn quốc tuyết rơi đến nhiều….
Sujan: Vì đường trơn nên hãy cẩn thận
Hongme: Thái lan và Philippin không có tuyết đúng chứ?
Sujan: ừm. nóng và mưa đến nhiều. ở Trung quốc thì thế nào?
Hongme: Trung quốc và Hàn quốc giống nhau. Mùa hè nóng và mùa đông lạnh
B. NGỮ PHÁP
1. –(으)니까 Có nghĩa: do, vì, là vì
Động từ, tính từ + (으)니까
Danh từ + (이)니까
Chỉ lý do hoặc nguyên nhân, chỉ câu trước là nguyên nhân của câu sau. Còn có thể đi cùng với “- (으)ㅂ시다, (으)ㄹ까요, (으)십시오”
-니까 Dùng khi động từ hoặc tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ
– (으)니까 Dùng khi động từ hoặc tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm
– (이)니까 Dùng khi đi với danh từ
Ví dụ:
– 그영화가 재미 있으니까 같이 봅시다: Bộ phim này hay, chúng ta cùng xem nhé
– 지금 시간이 없으니까 나중에 전화히주세요: Bây giờ mình không có thời gian nên gọi lại sau nhé
– 그가 매일 운동하니까 건강해요: Ngày nào cũng tập thể dục nên anh ta khoẻ
– 회의중이니까 휴대폰을 끕시다: Bây giờ họp nên chúng ta tắt điện thoại đi
2. 고 Có nghĩa: và, rồi, rồi thì, hoặc
Động từ, tính từ + 고
Danh từ + (이)고
Dùng để liên kết danh từ, tính từ hoặc động từ trong câu, có sự kết nối theo thời gian hoặc đồng thời. …
숙제를 하고 텔레비전을 봅니다 (Làm bài tập và xem tivi)
이것이 책이고 저것이 연필입니다 (Đây là sách còn kia là bút chì)
Lưu ý:
– Khi hai cấu trúc danh từ 고 nối kết với nhau thì có nghĩa là: không kể, dù là… thì…
남자이고 여자이고 다 할수있다: Dù nam hay nữ thì đều làm đuợc
빵이고 밥이고 다 먹을 수있다: Dù là bánh mì hay cơm thì đều ăn đuợc
– Khi 고 được dùng trong sự kết nối thời gian thì có thể thay thế bằng 고나서.
운동을 하고 목욕을 했어요 = 운동을 하고나서 목욕을 했어요: Tập thể dục xong thì tắm
숙제를 하고나서 축구를 찼어요: Làm bài tập xong thì đá bóng
– Khi những động từ hoặc tính từ có từ trái nghĩa, kết hợp với những từ trái nghĩa đó thì cấu thành sự kết nối đối lập.
사람은 많고 음식이 적어요: Người thì nhiều mà thức ăn thì ít
Ví dụ:
겨울에는 눈이 오고 춥습니다: Vào mùa đông, tuyết rơi và lạnh
학교를 졸업하고 취직 했어요: Tôi đã tốt nghiệp và tìm việc làm
책을 보고 잤어요: Xem sách xong rồi ngủ
3. 은/는
Trợ từ chủ ngữ `-이/가’ được dùng để chỉ rõ chủ ngữ trong câu, `은/는’ được dùng chỉ chủ ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh, hoặc so sánh với một chủ thể khác.. ‘-는’ được gắn sau những đại từ, danh từ không có patchim ở âm cuối, `-은’ được gắn sau những đại từ, danh từ có patchim ở âm cuối.
Ví dụ:
이것이 연필이에요. 이것은 연필이에요.
한국말이 재미있어요. 한국말은 재미있어요.
Trợ từ -은/는thường được dùng với các chủ ngữ ở ngôi thứ nhất, như tôi, ta, chúng tôi, chúng ta.
C. TỪ VỰNG
1. 눈 tuyết
2. 길 đường
3. 미끄럽다 trơn
4. 조심하다 cẩn thận
5. 덥다 nóng
6. 비 mưa
7. 비슷하다 giống nhau
8. 춥다 lạnh
9. 먼저 đầu tiên
10. 친절하다 thân thiện
11. 유치원 nhà trẻ
12. 사계절 bốn mùa
13. 단풍 cây phong
D. MỞ RỘNG
날씨에 관한 어휘: Từ vựng về thời tiết
1. 계절—-> Mùa
2. 봄 —->Xuân
3. 여름 —->Hạ
4. 겨울 —->Đông
5. 가을 —->Thu
6. 바람이 불다 —->Gió thổi
7. 바람 —->Gió
8. 서리 —->Sương
9. 서리맞다 bị gặp phải sương.
10. 서리가 내리다 có sương rơi.
11. 안개 Sương mù sương mù dày.
12. 안개가 짙다 sương mù dày đặc
13. 안개가 끼다 얼음이 얼다—-> Đóng băng
14. 비가 오다 —->Trời mưa
15. 비가 그치다—>tạnh mưa
16. 빗방울 —–Hạt mưa
17. 폭우—-> Mưa to
18. 이슬비 —->Mưa bay(phùn)
19. 소나기 —->Mưa rào
20. 빗물—-> Nước mưa
21. 눈 —->Tuyết
22. 눈이 내리다 —->Tuyết rơi
23. 장마 —->Mùa mưa
24. 가뭄—–>mùa khô
25. 가뭄이 들다 태풍 bão
26. 태풍이 불다 có bão
27. 천둥 —->Sấm
28. 천둥 치다 có sấm
29. 번개—–>chớp( sét)
30. 번개가 치다—-> có chớp(sét đánh)
31. 홍수 —->Lũ lụt
32. 홍수가 나다 xảy ra trận lụt
33. 햇빛 —->Ánh sáng mặt trời
34. 구름 —->Mây
35. 구름이 끼다 nhiều mây
36. 달—–>trăng
37. 별——> sao
38. 무지개 —->Cầu vồng
39. 무지개가 뜨다 mọc cầu vồng.
40. 춥다 —->Lạnh
41. 덥다 —->Nóng
42. 따뜻하다—-> Ấm áp
43. 따뜻한 날씨 thời tiết ấm áp.
44. 젖다 —->Ẩm ướt
45. 시원하다 —->Mát mẻ
46. 더위를 타다: say nắng,
47. 맑은 공기 không khí trong lành
48. 흐리다 Nhiều mây, âm u
49. 흐린 날씨 thời tiết âm u.
50. 기온 Nhiệt độ thời tiết.
51. 기온이 높다 Nhiệt độ cao
52. 습도 Độ ẩm
53. 습도가 높다 độ ẩm cao
54. nẩy mầm 싹트다
55. hoa nở. 꽃이 피다
56. mồ hôi 땀
57. ra mồ hôi땀이 나다
58. Lá vàng, Cây lá đỏ 단풍이 들다
59. lá rụng 낙엽이 지다
60. Đá, băng, đá lạnh얼음
61. đóng băng 얼음이 얼다
62. tuyết tan눈이 녹다
63. Làm tuyết tan 재설작업
64. lạnh buốt 시리다
65. buốt tai [tay]. 귀가[손이] 시리다
66. chơi trượt tuyết 스키를 타다
67. làm Người tuyết 눈사람을 만들다
68. chơi ném tuyết 눈싸움을 하다
Bài 17: 영화가 슬퍼서 많이 울었어요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện của gia đình sujan.
Sujan: jinsu, hôm nay ở trường học thế nào?…
Jinsu: hôm nay cô giáo đã cho xem phim
Chồng: thế à? Đã xem phim gì?
Jinsu: là osemi. Vì phim buồn nên những người bạn đã khóc rất nhiều
Sujan: jinsu không khóc à?
Junsu: tất nhiên rồi. bởi vì con mạnh mẽ mà.
B. NGỮ PHÁP
1. Đại từ nghi vấn 무슨 (gì) + danh từ
Thể nghi vấn bổ ngữ, khi hỏi về người nào đó hoặc sự vật, chủng loại, tính chất. 무슨 có nghĩa là gì?
무슨 책입니까? (Sách gì thế?)- 소설책입니다.
– 무슨 음식을 시킬까요? Chúng ta gọi món ăn gì nhỉ?
– 어제 무슨 선물을 받았어요? Hôm qua cậu nhận được món quà gì?
2. -(아/어/여)서 Vì …. nên …
Đuôi từ liên kết `-(아/어/여)서’ được dùng để diễn tả một nguyên nhân/lý do. Trong trường hợp này, nó thường được dùng với tính từ và các động từ di chuyển như ‘가다'(đi), ‘오다'(đến), ‘없다'(không có).v.v… trong câu tường thuật và câu nghi vấn.
Do đó, `-(아/어/여)서’ không thể dùng trong câu cầu khiến hoặc mệnh lệnh, đối với câu cầu khiến hoặc mệnh lệnh thì chỉ dùng đuôi từ liên kết ‘-(으)니까’. (Đuôi từ này sẽ được giải thích sau.)
– Những động từ kết hợp với đuôi `아서khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm ‘ㅏ’ hoặc ‘ㅗ’
– Những động từ kết hợp với đuôi ` 어서 ‘: khi âm cuối của gốc động từ có nguyên âm khác ‘ㅏ’, ‘ㅗ’ và 하:
– Những động từ tính từ kết thúc với 하다 sẽ kết hợp với `여서:
Ví dụ:
피곤해서 집에서 쉬었어요. Tôi mệt nên tôi (đã) nghỉ ở nhà.
바빠서 못 갔어요. (Vì) tôi bận nên tôi không đi được.
3. – (으)러 가다/ 오다 Có nghĩa: (đi, đến) để, để làm
Là hình thức liên kết đi liền với các động từ như 가다, 오다, 다니다, câu/vế sau chỉ mục đích hành động của câu trước.
–러 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ
–(으)러 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm, trừ phụ âm ㄹ
Ví dụ:
– 영어를 배우러 학원에 갑니다: Đến trung tâm ngoại ngữ để học tiếng Anh
– 비자를 받으러 대사관에 갑니다: Tới đại sứ quán để xin VISA
– 편지를 부치러 우체국에 갑니다: Đến bưu điện để gửi thư
– 친구를 찾으러 왔습니다: Đến để tìm bạn
C. TỪ VỰNG
1. 슬프다 buồn
2. 울다 khóc
3. 당연하지요 tất nhiên rồi
4. 씩씩하니까요 bởi vì mạnh mẽ
5. 코미디 영화 phim hài
6. 멜로 영화 phim tình cảm
7. 전쟁 영화 phim chiến tranh
8. 공포 영화 phim kinh dị
9. 청바지 quần jean
10. 동화책 truyện cổ tích
11. 테니스 tenis
12. 피곤하다 mệt mỏi
13. 복잡하다 phức tạp
14. 모자라다 thiếu, k đủ
15. 돈을 찾다 tìm tiền
16. 파마하다 uốn tóc
17. 걱정하다 lo lắng
18. 주인공 nhân vật chính
19. 강물 nước sông
20. 빠지다 rơi vào
21. 죽다 chết
22. 제목 đề mục
23. 혼자 1 mình
Bài 18: 빨간색 스웨터를 사고 싶어요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là câu chuyện đi mua quần áo của sujan và chồng.
Nhân viên bh: xin mời vào. Chị muốn tìm gì?…
Sujan: Tôi đến để mua áo len
Nhân viên: cái áo này thế nào?
Sujan: vâng. Tôi muốn mua cái áo len màu đỏ. Cho xem cái đó chút. Chồng ơi, thế nào?
Chồng: tốt, nhưng không có rộng chứ?
Sujan: tôi cũng thấy hơi nhỏ 1 chút
Nhân viên: Tất nhiên rồi
B. NGỮ PHÁP
1. – 고 싶다 Thể hiện sự mong muốn của người nói, có thể hiểu là “muốn”
Chủ ngữ ngôi thứ nhất sử dụng ‘-고 싶다’ trong câu trần thuật, chủ ngữ ngôi thứ hai sử dụng trong câu hỏi.
ví dụ
한국어를 잘하고 싶습니다.(Tôi muốn giỏi tiếng Hàn)
우리는 제주도에 가고 싶어요.(Chúng tôi muốn đi đảo JEJU)
생일에 무슨 선물을 받고 싶어요?(Bạn muốn nhận quà gì vào ngày sn) Đuôi từ biểu hiện thì hoặc phủ định sẽ được kết hợp với ‘싶다’.
– 피자를 먹고 싶어요. Tôi muốn ăn pizza.
– 피자를먹고 싶지 않아요. Tôi không muốn ăn pizza.
* Chủ ngữ trong câu là ngôi thứ ba số ít thì ta dùng ‘-고 싶어하다’
Lưu ý
**Có thể viết dưới dạng quá khứ, hoặc kết hợp với -겠- mang nghĩa 추측(dự đoán)
저는 영화를 보러 가고 싶었어요.(Tôi đã muốn đi xem phim)
너도 친구들과 같이 여행을 가고 싶었겠다.
(Chắc là bạn cũng đã muốn đi du lịch cùng bạn bè lắm nhỉ)
**’-고 싶다’ không kết hợp được với tính từ, nếu kết hợp với “아/어/해지디) thì có thể viết được(cái này cta sẽ học sau)
VD:
예쁘고 싶어요.(X)Tôi muốn đẹp(X)
예뻐지고 싶어요.(O)Tôi muốn trở nên đẹp (O)
**Có 2 trường hợp có thể nói là “trường hợp đặc biệt” đó là ‘행복하다, 건강하다'(cả 2 từ đó đều là tính từ) có thể kết hợp được với “-고 싶다”
행복하고 싶어요.Tôi muốn hạnh phúc.
건강하고 싶으면 운동을 하세요.Nếu muốn khoẻ mạnh thì hãy tập thể dục.
2. Tính từ làm định ngữ – (으)ㄴ
Là tính từ đi kèm với danh từ và thường đứng trước danh từ, bổ nghĩa cho danh từ đúng sau nó nhằm làm nổi bật hoặc nêu rõ đặc điểm, tính chất, đặt tính… cho danh từ được bổ nghĩa. Thường sử dụng ở thì hiện tại.
–ㄴ Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm
은 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm
운 Dùng khi tính từ có đuôi kết thúc là phụ âm ㅂ
Cấu trúc:
빠르다 = 빠른 기차 (tàu nhanh)
예쁘다 = 예쁜 아가씨 (cô gái đẹp)
작다 = 작은 방 (căn phòng nhỏ)
덥다 = 더운 여름 (một mùa hè nóng nực)
Lưu ý:
* Với những tính từ có cấu trúc “있다, 없다” như 재미있다, 맛있다, 맛없다 thì khi những tính từ này làm định ngữ bổ nghĩa cho danh từ không phải dùng “(으)ㄴ” mà dùng “는”.
– 맛있다 = 맛있는 음식 (món ăn ngon)
– 재미없다 = 재미없는 영화 (bộ phim không hay)
* Với những tính từ kết thúc bằng phụ âm “ㅂ” thì khi làm định ngữ dùng “운” mà không dùng “은”.
– 춥다 = 추운 날씨 (thời tiết lạnh)
– 넓다 = 넓은 바다 (biển rộng)
* Với những tính từ có đuôi kết thúc bằng phụ âm “ㅎ” như 파랗다, 노랗다…, khi làm định ngữ thì “ㅎ” được coi là âm câm nên sẽ dùng cấu trúc chuyển đổi giống như tính từ có đuôi kết thúc là nguyên âm, ở đây phụ “ㅎ” bị lược bỏ và thêm vào đó là phụ âm “ㄴ”.
– 빨갛다 = 빨간 옷 (áo đỏ)
– 노랗다 = 노란 머리 (tóc vàng)
Ví dụ:
– 그녀는 슬픈 노래를 하고 있어요: Cô ấy đang hát bài hát buồn
– 가난한 사람을 무시하지마세요: Đừng coi thường những người nghèo
– 그가 재미 있는 친구이예요: Anh ta là người bạn thú vị
– 추운 날씨에 조심하세요: Hãy cẩn thận với thời tiết nóng
– 저는 매운 음식을 좋아 합니다: Tôi thích các món ăn cay
C. TỪ VỰNG
1. 어떤 thế nào
2. 착하다 hiền lành
3. 아름답다 đẹp
4. 도시 thành phố
5. 인형 búp bê
6. 저고리 áo của hanbok
7. 설날 tết
8. 추석 trung thu
9. 특별하다 đặc biệt
10. 친척 họ hàng thân thích
Bài 19: 필리핀에 소포를 보내려고 해요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là việc sujan đến bưu điện gửi đồ.
Sujan: tôi định gửi bưu phẩm đến philippin…
Nhân viên: xin hãy đặt cái hộp lên cân
Sujan: mất bao nhiêu tiền ạ?
Nhân viên: máy bay mất 10.6oo w, thuyền 7000W
Sujan: vậy thì hãy cho gửi bằng thuyển. từ hàn quốc đến philippin mất bao nhiêu lâu?
Nhân viên: mất khoảng 1 tháng.
B. NGỮ PHÁP
1. Động từ + (으)려고 (하다) Có nghĩa: để, để làm, định
Đây là hình thức liên kết, câu/vế sau xuất hiện để chỉ một ý định hoặc một mục đích nào đó chưa thực hiện. Không giống với cấu trúc “–(으)러” phải đi với các động từ chuyển động chỉ phương hướng, cấu trúc này có thể kết hợp với các động từ khác. Câu/vế tiếp theo không sử dụng được cấu trúc “–(으)ㅂ시다” và “–(으)세요”.
–려고 하다 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ
–으려고 하다 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm, trừ phụ âm ㄹ
Cấu trúc:
친구를 만납니다 + 전화를 했습니다 친구를 만나려고 전화를 했습니다 (Gọi điện thoại để gặp bạn)
책을 읽으려고 안경을 씁니다 (Đeo kính để đọc sách)
Lưu ý:
* Dạng phủ định sẽ được kết hợp với gốc động từ trước khi kết hợp với mẫu câu `-(으)려고 하다’, không kết hợp phủ định với động từ `하다’ trong mẫu câu.
그 책을 안 사려고 해요. Tôi không định mua quyển sách đó
(그 책을 사지 않으려고 해요)
* Tuy nhiên, thì quá khứ thì lại không gắn vào gốc động từ mà kết hợp với động từ `하다’ trong mẫu câu.
그 책을 안 사려고 했어요. Tôi đã không định mua quyển sách đó rồi
* Mẫu câu này chủ yếu dùng cho ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2
Ví dụ:
– 시험을 붙으려고 밤을 새워 공부합니다: Học suốt đêm để vượt kỳ thi
– 돈을 빌리려고 은행에 들렸습니다: Ghé ngân hàng để vay tiền
– 부산에 가려고 기차를 탓어요: Lên tầu để đi Busan.
– 부모님께 드리려고 선물을 샀어요: Mua quà để tặng bố mẹ
2. Danh từ + 에서… danh từ + 까지
Đặt sau các danh từ chỉ vị trí, thời gian, địa điểm, biểu hiện sự bắt đầu cho đến kết thúc. Có nghĩa: từ… đến, từ… cho tới.
호치민시에서 하노이까지 (Từ thành phố Hồ Chí Minh tới Hà Nội)
집에서 학교까지 (Từ nhà tới truờng học)
아침부터 저녁까지 (Từ sang đến tối)
*Trợ từ ‘-에서’: tại, ở, từ
Trợ từ ‘-에서’ được gắn vào sau một danh từ chỉ nơi chốn để chỉ nơi xuất phát của một chuyển động.
– 안나는 호주에서 왔어요. Anna đến từ nước Úc.
– LA에서 New York 까지 멀어요? Từ LA đến New York có xa không?
* Trợ từ ‘-까지’: đến tận.gắn vào sau danh từ nơi chốn hoặc thời gian để chỉ đích đến hoặc điểm thời gian của hành động.
– 어디까지 가세요? Anh đi đến đâu?
– 시청까지 가요. Tôi đi đến toà thị chính.
– 아홉시까지 오세요. Hãy đến đây lúc 9h nhé (tối đa 9h là phải có mặt).
C. TỪ VỰNG
1. 직원 nhân viên
2. 소포 bưu phẩm
3. 상자 hộp, thùng
4. 저울 cái cân
5. 올리다 đặt lên
6. 남대문 시장 chợ namdemun
7. 사진관 tiệm ảnh
8. 동물원 vườn thú
9. 걸어서 đi bộ
10. 주소 địa chỉ
11. 구 quận
12. 동 phường
13. 귀하 kính gửi
Bài 20: 과일 좀 드시면서 보세요.
A. HỘI THOẠI
Nội dung bài là cuộc nói chuyện giữa sujan và mẹ chồng.
Sujan: mẹ, phim có hay không?…
Mẹ chồng: được
Sujan: mẹ vừa ăn 1 chút hoa quả vừa xem
Mẹ chồng: được rồi. nhưng sáng ngày mai sẽ ăn cái gì?
Sujan: vâng. Sẽ ăn canh rong biển hay canh giá đỗ?
Mẹ chồng: con dâu thích ăn canh rong biển chứ?
Sujan: có. Vậy thì sẽ là canh rong biển.
B. NGỮ PHÁP
1. Động từ + (으)면서: Có nghĩa: vừa… vừa…
Danh từ + (이)면서
Dùng để liên kết hai vế câu hoặc hai câu, thể hiện hai động tác xảy ra đồng thời.
–(으)면서 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là phụ âm, trừ phụ âm ㄹ
–면서 Dùng khi động từ có đuôi kết thúc là nguyên âm hoặc phụ âm ㄹ
–이면서 Dùng khi kết hợp với danh từ
노래를 하면서 그림을 그립니다. (Vừa hát vừa vẽ tranh)
싯가를 하면서 신문을 봅니다. (Vừa ăn cơm vừa đọc báo)
그는 대학교수이면서 의사입니다 (Ông ấy vừa là giáo sư đại học vừa là bác sĩ)
Ví dụ:
– 가족을 생각하면서 편지를 씁니다: Vừa nghĩ về gia đình vừa viết thư
– 공부를 하면서 일을 합니다: Vừa học vừa làm
– 신문을 보면서 음악를 듣습니다: Vừa xem báo vừa nghe nhạc
– 눈이 내리면서 바람이 부릅니다: Vừa có tuyết rơi vừa có gió thổi
2. Danh từ + (이)나. Có nghĩa là: hoặc là, hoặc.
Kết nối hai danh từ với nhau, biểu hiện sự lựa chọn.
나 Dùng khi kết hợp với danh từ đi trước, có đuôi kết thúc là nguyên âm 이나 Dùng khi kết hợp với danh từ đi trước, có đuôi kết thúc là phụ âm
Lưu ý:
* Trong trường hợp chỉ kết hợp với một danh từ đi trước nó, thì có nghĩa đây là sự lựa chọn không được mãn nguyện cho lắm. Có nghĩa: là… hay là, hay vậy thì.
– 더운데 수영이나 합시다: Trời nóng, hay là chúng ta đi bơi vậy
* Có khi kết hợp với số từ, biểu hiện sự ước lượng, có nghĩa khoảng, chừng.
– 돈이 얼마나 남아 있어요?: Anh còn khoảng bao nhiêu tiền?
– 그 일은 몇일이나 걸려요?: Công việc ấy mất khoảng mấy ngày?
* Có khi kết hợp với các số từ biểu hiện sự ngạc nhiên, có nghĩa: những, tới, tới mức.
– 술을 다섯병이나 마셔요: Anh ta uống những năm chai rượu
– 하루에 12시간이나 일을 해요: Mỗi ngày làm việc những 12 tiếng
* Có khi kết hợp với danh từ, đại từ, có nghĩa là: cho dù, dù, bất cứ.
– 무슨일이나 다 해요: (Việc gì cũng làm)
– 누구나 다 알아요: (Ai cũng biết)
– 아무거나 주세요: (Cho tôi cái nào cũng được)
Ví dụ:
– 편지나 전화를 하세요: Hãy gọi điện hoặc viết thư đi chứ!
– 한국말이나 영어로 말 합시다: Hãy nói chuyện bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh!
– 커피나 차를 주세요: Cho tôi trà hoặc cà phê.
– 미국이나 호주에 여행 가고 싶어요: Tôi muốn đi du lịch Mỹ hoặc Úc
C. TỪ VỰNG
1. 연략하다 lien lạc
2. 주인 chủ quán
3. 선수 vận động viên
4. 습관 thói quen, tập quán
5. 특히 đặc biệt
6. 해산물 hải sản
7. 칭찬하다 khen ngợi
8. 힘이 들다 tốn sức
Link tải file dịch tiếng Việt cuốn 1:
Link tải sách bản pdf tiếng Hàn và file nghe: http://hanquoclythu.com/2018/08/sach-tieng-han-tieng-han-danh-cho-co/
– Tham gia nhóm học và thảo luận tiếng Hàn KIIP: Bấm vào đây
– Theo dõi trang facebook để cập nhật bài học tiếng Hàn KIIP: Hàn Quốc Lý Thú