[KIIP lớp 5 – Dịch tiếng Việt] Bài 22. 한국의 정부형태 Hính thái chính phủ Hàn Quốc

0
4688

<Trang 99> Section 1: 한국의 행정부는 어떻게 구성되어 있을까? Cơ quan chính phủ Hàn Quốc được cấu thành như thế nào?

Từ vựng:
권력 : quyền lực
적절하다: thích hợp, thích đáng
균형 : sự cân bằng
이루다: thực hiện, đạt được, tạo nên
분립: sự phân lập
정책 : chính sách
집행하다: thi hành, thực thi, thực hiện
살림 : đời sống (tình hình kinh tế của gia đình hay quốc gia)
이끌다: lãnh đạo, dẫn dắt
지도자: nhà lãnh đạo
선거 : cuộc bầu cử
선출되다: được tuyển chọn, được bầu chọn
임기: nhiệm kỳ 중임 : sự bổ nhiệm lại
허용되다: được chấp thuận, được thừa nhận
국무총리: thủ tướng chính phủ
역할 : nhiệm vụ, vai trò
지명: sự bổ nhiệm, sự đề cử
정해지다: được quyết định, được định
장관: bộ trưởng
법질서: trật tự phát luật

Bài dịch:
Ở đất nước dân chủ, quyền lực được phân chia sao cho quyền lực quốc gia không tập trung ở bất kỳ một cơ quan nào và có thể đạt được một sự cân bằng hợp lý. Điều này được gọi là sự phân lập quyền lực. Hàn Quốc phân chia quyền lực quốc gia thành chính phủ (cơ quan hành pháp) (행정부), cơ quan lập pháp (입법부) và cơ quan tư pháp (사법부) , đang đảm nhiệm riêng từng việc quan trọng của đất nước

Cơ quan chính phủ là nơi thi hành trực tiếp các chính sách cần thiết đến toàn dân đồng thời dẫn dắt đời sống của quốc gia. Người chịu trách nhiệm cao nhất của cơ quan chính phủ là Tổng thống. Tổng thống cũng là nhà lãnh đạo đại diện cho Hàn Quốc đối ngoại với các quốc gia khác. Nhiệm kì của Tổng thống được bầu chọn thông qua bầu cử là 5 năm và không được phép tái nhiệm.

Thủ tướng chính phủ như là nhân tố thứ hai của cơ quan chính phủ hỗ trợ tổng thống, đảm nhận vai trò quản lý mang tính tổng hợp các chính sách của chính phủ. Thủ tướng chính phủ không được bầu cử mà được quyết định thông qua sự đề cử của Tổng thống và sự đồng ý của Quốc hội.

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 21. 한국의 정치제도 Chế độ chính trị của Hàn Quốc

Ở cơ quan chính phủ có nhiều cơ quan khác nhau như Bộ Tư Pháp (법무부), Bộ Giáo Dục (교육부), Cơ quan an ninh chính phủ (안전행정부)…, và mỗi cơ quan này, trong đó vị trí then chốt là các Bộ trưởng, thực thi các chính sách khác nhau ảnh hưởng đến đời sống của toàn dân. Ví dụ, Bộ Tư Pháp (법무부) đảm nhiệm công việc liên quan đến hệ thống pháp luật Hàn Quốc, Bộ Giáo Dục (교육부) đảm nhiệm công việc liên quan chính sách giáo dục của Hàn Quốc và Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư (기획재정부) đảm nhận công việc liên quan đến kinh tế quốc gia.

행정부의 각 부: Các bộ phận của cơ quan chính phủ
기획재정부: Bộ kế hoạch đầu tư
외교부: Bộ ngoại giao
국방부: Bộ quốc phòng
농림축산식품부: Bộ nông lâm chăn nuôi thực phẩm
환경부: Bộ môi trường
국토교통부: Bộ giao thông đường bộ
미래창조과학부: Bộ khoa học – công nghệ thông tin và kế hoạch tương lai
통일부: Bộ thống nhất
행정자치부: Bộ nội vụ và an toàn
산업통상자원부: Bộ tài nguyên – công nghiệp và thương mại
고용노동부: Bộ lao động
해양수산부: Bộ hải dương và thủy sản
교육부: Bộ giáo dục
법무부: Bộ tư pháp
문화체육관광부: Bộ văn hóa – thể thao và du lịch
보건복지부: Bộ y tế và phúc lợi
여성가족부: Bộ bình đẳng giới và gia đình

Từ vựng:
청와대: Nhà Xanh, dinh tổng thống Hàn Quốc
머물다: Dừng chân, nghỉ chân
궁궐: Cung điện, cung đình, cung vua
위치하다: tọa lạc, ở vị trí
세우다: dựng, lập
비서: thư ký

Bài dịch:
Nhà xanh
Nhà Xanh là nơi tổng thống làm việc tọa lạc ở quận Jongno, thành phố Seoul. Nhà xanh có ý nghĩa là ngôi nhà có mái màu xanh. Khu vực này từng là nơi tọa lạc ở vị trí cung điện các vua chúa dừng chân ngày xưa, và kể từ khi thành lập Đại Hàn Dân Quốc cho đến nay, nó đang được sử dụng làm nơi Tổng thống xử lý công việc đất nước. Nhà Xanh bao gồm nơi tổng thống làm việc, nơi nghỉ ngơi sau giờ làm, nơi có các thư ký giúp đỡ tổng thống và nơi mà quan khách hay các phóng viên dừng chân.

Bài viết liên quan  [KIIP level 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 27. 금융 기관 이용하기 Sử dụng các tổ chức tài chính

<Trang 100> Section 2: 법은 어디서 만들고, 재판은 어디서 할까? Luật được soạn ra ở đâu, xét dử diễn ra ở đâu?

Từ vựng:
역할 : vai trò, nhiệm vụ
달리 : khác nhau, khác hẳn , khác với…
어기다: làm trái, vi phạm
판단하다: phán đoán
해석하다: phân tích, lý giải
적용하다: áp dụng
분쟁 : tranh chấp
법원: tòa án
재판: xét xử
판결: sự phán quyết
판결을 내리다: đưa ra phán quyết, tuyên án
판사: thẩm phán
양심: lương tâm
공정하다: công bằng
가정법원: tòa án gia đình (tòa án phụ trách những vụ án xảy ra trong gia đình như vấn đề ly hôn, tài sản… và những vụ án liên quan đến tội phạm mà thiếu niên dưới 19 tuổi phạm phải)

Bài dịch:
Cơ quan chính phủ khi xử lý các công việc trong và ngoài nước thì phải tuân thủ theo luật pháp được quy định. Do đó, vai trò của việc soạn luật là vô cùng quan trọng, nơi đang đảm nhiệm công việc này được gọi là cơ quan lập pháp (입법부). Ở Hàn Quốc, Quốc hội được lập ra đảm nhiệm vai trò của cơ quan lập pháp. Quốc hội phản ánh ý muốn của người dân và soạn thảo luật pháp cần thiết cho đời sống của toàn dân. Ở Quốc hội nhiệm kỳ của các nghị sĩ quốc hội – người soạn thảo luật là 4 năm và có thể được bầu nhiều lần, khác với Tổng thống. Các nghị sỹ Quốc hội được chia thành đại biểu Quốc hội theo bầu cử khu vực (지역구 국회의원) và đại biểu Quốc hội đại diện theo tỷ lệ (비례대표 국회의원).

Để đảm bảo luật pháp đã ban hành ở Quốc hội được tuân thủ tốt, cần phải có cơ quan đánh giá xem người dân có tuân thủ tốt hay vi phạm luật. Cơ quan tư pháp (사법부) là nơi luật được giải thích và áp dụng để giải quyết tranh chấp theo luật. Ở Hàn Quốc, nơi đảm nhiệm vai trò của cơ quan tư pháp là tòa án và người đưa ra phán quyết thông qua xét xử được gọi là thẩm phán. Người thẩm phán phải cố gắng đưa ra phán quyết công bằng dựa trên luật pháp và lương tâm. Có các loại tòa án như là tòa án tối cao (대법원), tòa án cấp cao (고등법원), tòa án địa phương (지방법원) và tòa án gia đình (가정법원)

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 - Dịch tiếng Việt] Bài 9. 한국의 보육제도 Chế độ nuôi dạy trẻ ở Hàn Quốc

Từ vựng:
다스리다: cai trị, thống trị, điều hành
원칙 : nguyên tắc
핵심적 : tính trọng tâm
법률 : pháp luật, quy định pháp luật
어긋나다: lệch, chệch
해석하다: phân tích, lý giải
판단하다: phán đoán
권위 : quyền uy, sức mạnh
지니다: có

Bài dịch:
Tòa án hiến pháp làm công việc gì?
Hiến pháp là luật cao nhất chứa các nguyên tắc cơ bản điều hành quốc gia và tất cả các luật phải tuân theo Hiến pháp. Hiến pháp Hàn Quốc chứa các nội dung chính như quyền lợi cơ bản của người dân và sự cấu thành các cơ quan nhà nước. Do tầm quan trọng của hiến pháp như vậy, cần có một cơ quan phân tích và thẩm lý hiến pháp để các quy định pháp luật và chính sách khác nhau không bị mâu thuẩn với hiến pháp. Ở Hàn Quốc, Tòa án Hiến pháp đang đảm nhiệm vai trò này. Ở Tòa án Hiến pháp có 9 thẩm phán hiến pháp và các quyết định của họ đang có quyền uy cao nhất.

>> Xem các bài học khác của lớp 5 chương trình KIIP: Bấm vào đây
>> Tham gia group dành riêng cho học tiếng Hàn KIIP lớp 5: Bấm vào đây
>> Theo dõi các bài học ở trang facebook: Hàn Quốc Lý Thú

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here