출산 후 무기력과 우울증으로 고통받는 산모들
Các bà mẹ đau khổ vì mất sức và bệnh trầm cảm sau khi sinh
Q: 출산 후 기분이 우울할 때가 많습니다. 이것이 산후우 울증일까요?
Sau khi sinh có nhiều lúc tâm trạng thật buồn. Đây có phải là chứng trầm cảm sau khi sinh không ạ?
A: 전체 산모의 50~85%가 출산 이후 가벼운 우울감을 경험합니다. 보통 출산 후 일주일 동안 산모는 이유 없이 눈물이 나고 사소한 일에도 과민 반응을 하게 됩니다. 이런 증상은 대개 2주 이내에 호전되지만, 약 10~15%의 산모는 좀 더 심한 산후우울증을 경험합니다. 매사에 의욕이 없고 주변에 흥미를 잃게 되며, 수면 및 식욕의 변화를 겪습니다.
Khoảng 50 ~ 85% sản phụ sau khi sinh đã trải qua chứng trầm cảm nhẹ. Bình thường 1 tuần sau khi sinh, các sản phụ thường chảy nước mắt không có lý do và phản ứng quá nhạy cảm trước những việc dù là nhỏ. Những triệu chứng này phần lớn sẽ khá hơn trong vòng 2 tuần, nhưng lại có 10 ~ 15% bà mẹ trải qua chứng trầm cảm sau khi sinh nặng hơn một chút nữa. Họ không ham muốn với mọi việc, mất hứng thú với xung quanh và trải qua sự biến đổi về giấc ngủ và sự thèm ăn.
또한, 육아에 대해 지나친 염려와 걱정을 하고 아이에 대해 양가적인 감정을 느끼며 죄책감을 보이는 경우도 흔합니다. 심한 경우에는 죽음을 생각하고 부정적인 생각을 반복하는 증상을 보입니다. 이렇게 심각한 산후우울증은 출산 첫 1~3개월 사이에 서서히 발생할 수 있습니다. 심한 산후우울증의 경우에는 지체하지 말고 정신건강의학과 전문의의 도움을 받는 것이 필요합니다.
Ngoài ra, họ lo lắng quá mức về việc nuôi dạy con, cảm thấy cảm xúc hai chiều về con và cũng có khá nhiều trường hợp cảm thấy tội lỗi. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn còn có triệu chứng nghĩ đến cái chết và có suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại. Chứng trầm cảm sau khi sinh nghiêm trọng này có thể từ từ phát sinh từ 1 ~ 3 tháng sau khi sinh. Khi bạn bị trầm cảm nặng, đừng chần chừ mà cần phải nhận sự giúp đỡ của bác sỹ khoa y học sức khỏe thần kinh.
Q: 내가 아이를 평생 책임질 수 있을까 걱정이 됩니다. 자신감을 되찾고 싶어요.
Tôi rất lo vì không biết mình có thể chịu trách nhiệm cho con suốt đời được hay không. Tôi muốn lấy lại lòng tự tin.
A: 산후우울증을 겪는 산모들은 아이를 제대로 양육할 수 없다는 지나친 걱정을 하게 되지만, 대부분의 경우에는 우울 증상이 호전되면서 자신감을 되찾게 됩니다. 우울증을 벗어나 자신감을 되찾으려면, 먼저 규칙적인 운동과 충분한 수면이 가장 필요합니다. 스트레스에 대처할 수 있는 다양한 방법을 개발하고 기분 전환을 할 수 있도록 노력하십시오.
Những bà mẹ bị trầm cảm sau khi sinh thường lo lắng quá mức rằng mình không thể nuôi dạy con tốt được nhưng phần lớn trường hợp khi các triệu chứng trầm cảm khá lên thì họ cũng sẽ tìm lại được lòng tự tin. Muốn thoát khỏi chứng trầm cảm và tìm lại lòng tự tin, trước tiên cần nhất là vận động đều đặn và ngủ đủ. Tìm ra nhiều cách để đối phó với stress và hãy cố gắng để thay đổi tâm trạng.
매사를 긍정적이고 낙관적인 시선으로 바라보는 습관을 만드는 것도 중요합니다. 출산 후에는 산모와 가족들의 역할과 관계에 많은 변화가 생기게 되므로, 전문가와 상담을 통해 이런 변화에 대한 정보와 지식을 얻는 것도 좋은 방법입니다. 산모가 호소하는 염려와 걱정이 과도한 경우에는 병적인 수준인지에 대해 정신건강의학과 전문의의 평가를 받아보고 필요한 경우 치료적 도움을 구하도록 해야 합니다.
Việc tạo thói quen nhìn mọi việc bằng con mắt lạc quan và tích cực cũng quan trọng. Sau khi sinh, vai trò và quan hệ của gia đình với người mẹ có nhiều biến đổi nên việc tìm hiểu thông tin và kiến thức về những sự biến đổi này qua tư vấn với chuyên gia cũng là một phương pháp tốt. Khi bà mẹ lo lắng quá mức, cần phải nhờ bác sĩ chuyên khoa y học sức khỏe thần kinh đánh giá xem đó có phải là mức độ của bệnh hay chưa và cần sự giúp đỡ về mặt chữa trị trong trường hợp cần thiết.
Q: 남편이 처음엔 내 말을 들어주더니 이젠 ‘나보고 어쩌라는 거냐’며 화를 내네요.
Lúc đầu chồng tôi còn nghe lời tôi nói nhưng bây giờ anh ấy nổi giận và bảo tôi ‘vậy giờ cô bảo tôi phải làm thế nào’.
산모에게는 배우자와 가족 구성원들의 정서적 지지와 배려가 절대적으로 필요합니다. 우울해하는 산모에게 막연히 ‘괜찮다’며 안심을 시키기보다는 산모가 자신의 정서 상태에 대해서 정확하게 표현할 수 있도록 격려하고 들어주는 것이 중요합니다. 남편은 산모의 입장에서 이해하고 공감하며 관심과 지지를 보여주어야 합니다.
Người mẹ cần chỗ dựa về mặt tình cảm và sự quan tâm chăm sóc của chồng và tất cả thành viên trong gia đình. Đối với bà mẹ đang trầm cảm, thay vì cứ trấn an bằng cách nói ‘không sao đâu’, điều quan trọng là cần phải khích lệ để bà mẹ có thể thể hiện một cách chính xác trạng thái tình cảm của bản thân và lắng nghe họ. Người chồng phải hiểu tình cảnh vợ mình, đồng cảm và cho thấy sự quan tâm cũng như ủng hộ.
특히, 산모를 다른 사람과 비교하거나 비난하는 것은 피해야 합니다. 산모 자신은 어떤 도움이 필요한지에 대해서 구체적으로 배우자, 가족 또는 주변인들에게 알리고, 당장 필요한 것과 기다릴 수 있는 것에 대한 우선순위를 정해야 합니다. 배우자와 함께 하는 시간을 늘리고 양육계획을 함께 세워 나가는 것도 좋습니다. 문화적・언어적 차이로 인해 이런 방법으로 접근하기 어려운 다문화가정에서는 전문가의 도움을 받는 것도 고려해 보십시오.
Đặc biệt phải tránh việc so sánh vợ với người khác và chê bai vợ. Người mẹ cần cho chồng, gia đình và những người xung quanh biết chính xác mình cần sự giúp đỡ gì và phải sắp xếp thứ tự việc nào cần ngay và việc nào có thể chờ đợi. Bỏ thêm nhiều thời gian bên cạnh chồng / vợ mình, cùng nhau lên kế hoạch nuôi dạy con cũng tốt. Những gia đình đa văn hóa gặp khó khăn khi tiếp cận bằng những phương pháp này do khó khăn về sự khác biệt văn hóa và ngôn ngữ hãy xem xét đến việc nhận sự giúp đỡ của chuyên gia.