[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 23. 사법부 Bộ tư pháp

0
6736

01. 재판은 누가 할까?
Ai là người thực hiện việc xét xử?

법원이라고 불리는 사법부 Bộ tư pháp được gọi là tòa án
국회에서 만든 법을 모든 사람이나 기관이 다 잘 지키면 좋겠지만 누군가 어기는 경우가 생긴다. 또한, 일상 생활을 하다 보면 서로 다툼이 생기기도 한다. 이때 누군가가 정말 법을 어겼는지, 법을 어겼다면 어떤 대가를 치러야 하는지, 다툼을 해결하기 위해서는 어떻게 해야 하는지 등에 대해 정확한 판단을 내려야 한다.
  • 어기다: làm trái, vi phạm, lỗi (hẹn)
  • 다툼: sự cãi nhau, 
  • 대가: sự trả giá, cái giá
  • 치르다: trả, thanh toán
Nếu như tất cả người dân hay cơ quan đều chấp hành tốt điều luật được ban hành bởi Quốc hội thì thật tốt nhưng vẫn xuất hiện những trường hợp ai đó làm trái pháp luật. Ngoài ra, những cuộc cãi vã lẫn nhau cũng có thể nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Lúc này rất cần đưa ra những phán đoán chính xác về việc: ai đó thực sự vi phạm pháp luật, phải trả giá thế nào nếu vi phạm pháp luật và phải làm thế nào để giải quyết những cãi vã, tranh chấp.
 
 
재판을 통해 그러한 판단을 내려주는 기관이 사법부이다. 사법부는 법을 해석하고 적용하여 사람들 사이의 분쟁을 해결하고, 법을 어긴 사람이 있으면 그 잘못에 대해 법에 따라 처벌하기도 한다. 사법부는 법원이라고도 불린다.
  • 재판: sự xét xử
  • 해석하다: lý giải, phân tích
  • 처벌하다: xử phạt, phạt
  • 분쟁: sự phân tranh
Bộ tư pháp là cơ quan đưa ra những phán xét như thế thông qua sự xét xử. Bộ tư pháp lý giải và áp dụng pháp luật đồng thời giải quyết những phân tranh giữa mọi người và nếu có người vi phạm pháp luật thì xử phạt về lỗi sai đó theo pháp luật. Bộ tư pháp cũng được gọi là tòa án.
법원의 구성  Sự cấu thành của tòa án
법원의 종류에는 대법원, 고등법원, 지방법원, 가정법원 등이 있다. 지방법원은 18 개로 전국의 주요 지방에 설치되어 있다. 일반적으로 해당 지역에서 발생한 사건이나 분쟁에 관한 재판을 진행한다. 가정 법원은 가족이나 친척 관계, 소년 문제 등에 관한 재판을 전문적으로 담당한다.
  • 대법원: tòa án tối cao (Tòa án tối cao ra phán quyết cuối cùng về xét xử phúc thẩm chuyển lên từ tòa án cấp dưới)
  • 고등법원: tòa án cấp cao (Tòa án trung cấp, dưới tòa án tối cao và trên tòa án địa phương)
  • 지방법원: tòa án địa phương hay tòa án khu vực, tòa án cấp quận huyện, là cấp nhỏ nhất trong phân cấp tòa án có thể bao hàm thẩm quyền của 가정법원 nếu khu vực nào đó không thành lập 가정법원. Về cơ bản nó bao gồm các 시·군법원
  • 가정법원: tòa án gia đình (Tòa án phụ trách những vụ án xảy ra trong gia đình như vấn đề ly hôn, tài sản… và những vụ án liên quan đến tội phạm mà thiếu niên dưới 19 tuổi phạm phải)
  • 분쟁: sự phân tranh, tranh chấp
  • 재판: sự xét xử
Các loại hình Tòa án bao gồm: tòa án tối cao, tòa án cấp cao, tòa án địa phương, tòa án gia đình. Có 18 tòa án địa phương được thành lập ở các địa phương chủ chốt trên toàn quốc. Thông thường, mỗi tòa án địa phương sẽ tiến hành xét xử những vụ tranh chấp hay các vụ việc xảy ra ở tương ứng với địa phương đó. Tòa án gia đình chịu trách nhiệm chuyên môn về việc xét xử các việc liên quan đến quan hệ gia đình, người thân và các vấn đề về thiếu niên.
 
지방법원이나 가정법원의 판결을 받아들일 수 없는 경우에는 고등법원에서 다시 재판을 받을 수 있다. 고등법원은 모두 6 개로 서울, 부산, 대구, 광주, 대전, 수원에 각각 설치되어 있다. 고등법원의 판결도 받아들일 수 없는 경우에는 대법원으로 사건을 가져갈 수 있다. 대법원은 사법부에서 가장 높은 기관으로 대법원장 1 명과 그 외 대법관 13 명으로 구성되어 있다. 대법원에서 판결한 내용은 법원의 최종적인 판단으로 인정받으며 변경할 수 없다.
  • 받아들이다: chấp nhận, tiếp thu, đón nhận
  • 판결 sự phán quyết, việc hội đồng xét xử tuyên án
  • 대법원장: chánh án tòa án tối cao (Chức vụ cao nhất ở tòa án tối cao.)
  • 대법관: quan tòa, thẩm phán
  • (Thẩm phán (quan tòa) của tòa án tối cao ra phán quyết cuối cùng về xét xử phúc thẩm chuyển lên từ tòa cấp dưới)
  • 최종적: sự cuối cùng, sự tận cùng
Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 40. 고려 시대 Triều đại Goryeo
Những trường hợp không thể chấp nhận sự phán quyết của tòa án địa phương hay tòa án gia đình có thể đưa lên tòa án cấp cao để tiếp tục được giải quyết. Có tất cả 6 tòa án cấp cao được thành lập ở 6 thành phố: Seoul, Busan, Deagu, Gwangju, Daejeon và Suwon. Trường hợp vẫn không thể chấp nhận được sự phán quyết từ tòa án cấp cao, người dân có thể tiếp tục mang vụ việc của mình đến tòa án tối cao để được tiếp nhận xử lí. Tòa án tối cao là cơ quan có quyền hành cao nhất ở Bộ Tư Pháp và được cấu thành bởi 1 chánh án tòa án tối cao và 13 thẩm phán. Nội dung đã được phán quyết ở tòa án tối cao được công nhận là những phán quyết cuối cùng của tòa án và không thể thay đổi.
 
알아두면 좋아요: 
소송 구조 제도 안내 책, 이젠 16 개국 언어로 읽자!
Hãy cùng đọc Sách hướng dẫn về chế độ cứu trợ tố tụng bằng 16 ngôn ngữ!
 
법원행정처가 다문화 가족, 이주민 근로자 등의 권리 보호를 위한 소송 구조 제도 안내 책자를 영어, 러시아어, 중국어, 베트남어 등 16 개 언어로 번역해 발간했다. 소송 구조 제도는 재판 과정에 필요한 돈을 내기 어려운 사람들을 대상으로 변호사 비용 등을 면제해 주거나 납부 기간을 연장해 주는 제도다. 법원행정처는 “번역된 소송 구조 제도 안내 책자를 통해 내국인은 물론 다문화 가족과 국내 거주 외국인 근로자 등에 대한 소송 구조 제도가 활성화되고 권리 구제 기회가 늘어날 것으로 기대된다.”라고 밝혔다.
  • 발간하다: phát hành, xuất bản
  • 소송: sự tố tụng
  • 책자: cuốn sách
  • 면제하다: miễn trừ
  • 납부: việc đóng tiền, việc đóng thuế
  • 밝히다: làm rõ, làm sáng tỏ
  • 활성화되다: trở nên phát triển, trở nên sôi nổi
  • 구제: sự cứu tế, sự cứu trợ, sự giúp đỡ
Cơ quan hành chính của tòa án đã phát hành cuốn sách “ Hướng dẫn về chế độ cứu trợ tố tụng” nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng như gia đình đa văn hóa, người lao động nhập cư,… bằng 16 thứ tiếng: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Việt nam,…Chế độ cứu trợ tố tụng là chế độ miễn trừ hoặc gia hạn thời gian đóng tiền chi phí thuê luật sư cho những người gặp khó khăn trong việc trả tiền cần thiết cho quá trình xét xử. Cơ quan hành chính của tòa án đã làm rõ rằng “Thông qua cuốn sách hướng dẫn về chế độ cứu trợ tố tụng đã được biên dịch qua nhiều thứ tiếng này, chúng tôi mong đợi rằng chế độ cứu trợ tố tụng về người trong nước và dĩ nhiên cả những gia đình đa văn hóa và người lao động nước ngoài đang cư trú ở Hàn Quốc sẽ trở nên phát triển và cơ hội cứu trợ quyền lợi sẽ tăng lên”.

02. 법원은 어떤 일을 할까?
Tòa án thực hiện những công việc nào?
 
재판을 통한 권리 보호와 질서 유지 Duy trì trật tự và bảo vệ quyền lợi thông qua xét xử
일상생활에서 사람들 사이의 크고 작은 다툼이 생기기도 하고 국가나 지방자치단체의 잘못으로 개인이나 기업이 피해를 입기도 한다. 또한, 자신의 욕심 때문에 법을 어기고 사회에 피해를 끼치는 일도 발생한다. 이러한 경우에 법원은 법에 따른 재판을 통해 다툼을 해결하고 잘못을 바로잡는다. 이는 국민의 권리와 이익을 보호하고 사회 질서를 유지하기 위한 것이다.
  • 잘못: sai lầm, sai sót, sai trái, lầm lỡ
  • 끼치다: gây (ảnh hưởng), gây (tổn hại)
  • 욕심: sự tham vọng, sự tham lam
  • 바로잡다: chỉnh đốn, chỉnh sửa
  • 이익: lợi ích, ích lợi
  • 유지하다: duy trì
Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 20: 한국의 민주 정치 Chính trị dân chủ ở Hàn Quốc
Trong cuộc sống thường ngày thường nảy sinh những cuộc tranh chấp lớn, nhỏ giữa mọi người và các cá nhân hay doanh nghiệp bị thiệt hại bởi sai sót của quốc gia hay chính quyền địa phương. Ngoài ra cũng phát sinh những việc vi phạm pháp luật và gây thiệt hại cho xã hội vì sự tham lam của bản thân. Trong những trường hợp như thế này thông qua xét xử theo pháp luật tòa án sẽ giải quyết cuộc tranh chấp và chỉnh đốn những sai lầm. Việc này sẽ bảo vệ lợi ích và quyền lợi của công dân và duy trì trật tự xã hội.
 
공정한 재판을 위한 제도 Chế độ để xét xử công bằng
재판이 공정하게 이루어져야 국민의 권리를 보호하고 질서를 유지할 수 있다.이를 위해 한국에서는 몇 가지 제도를 실시하고 있다.
 첫째. 사법부의 독립을 헌법에서 보장하고 있다. 재판을 담당하는 판사(법관)에게 그 누구도 간섭할 수 없고 판사는 오직 헌법과 법률과 양심에 따라 재판해야 한다.
  • 공정하다: công bằng
  • 이루어지다: được thực hiện, được tạo thành
  • 실시하다: thực thi
  • 헌법: hiến pháp (Nguyên tắc căn bản để thống trị đất nước, bảo vệ những quyền lợi cơ bản của người dân, là quy pháp tối cao không thể thay đổi bằng thứ khác)
  • 간섭하다: can thiệp
  • 오직: chỉ, duy nhất
Việc xét xử phải được thực hiện một cách công bằng để có thể bảo vệ quyền lợi của công dân và duy trì trật tự xã hội. ở Hàn Quốc đang thực thi mấy chế độ để làm được việc này.
Thứ nhất, đang bảo đảm sự độc lập của Bộ Tư Pháp trong Hiến Pháp. Không ai có thể can thiệp thẩm phán (quan tòa) phụ trách phiên tòa và Thẩm phán phải xét xử chỉ dựa trên Hiến Pháp, Bộ luật và Lương tâm.
 
둘째, 같은 사건에 대해 재판을 세 번까지 받을 수 있다. 일반적인 사건이라면 지방법원 (1 심), 고등법원 (2 심)을 거쳐 대법원 (3 심)의 판결까지 받을 수 있다.이를 삼심제라고 한다.
셋째, 재판 과정은 특별한 이유가 없다면 공개한다. 재판부의 허가가 있으면 재판 장면의 일부를 촬영하거나 중계방송을 할 수도 있다.
  • 공개하다: công khai
  • 장면: cảnh, cảnh tượng (Quang cảnh mà việc gì đó diễn ra ở nơi nào đó)
  • 중계방송: việc truyền hình trực tiếp
Thứ hai, có thể nhận đến ba lần xét xử về cùng một vụ án. Nếu là vụ án bình thường thì có thể xét xử sơ thẩm tại Tòa án địa phương,  phúc thẩm thông qua Tòa án cấp cao, nhận phán quyết giám đốc thẩm tại Tòa án tối cao. Việc này được gọi là chế độ xét xử 3 lần (삼심제 hoặc심급제도)
Thứ ba, quá trình xét xử nếu không có lý do đặc biệt thì sẽ công khai. Nếu có sự chấp thuận của Ban bồi thẩm thì cũng có thể truyền hình trực tiếp hoặc quay phim một phần của cảnh xét xử.

재판의 종류 Phân loại xét xử
 재판에는 민사 재판, 형사 재판, 가사 재판 등이 있다. 민사 재판은 사람들 간의 다툼을 해결하기 위한 재판이다. 예를 들어 아파트 층간 소음으로 인해 누군가 피해를 입고 그와 관련해 다툼이 일어났다면 민사 재판을 통해 피해의 정도를 결정할 수 있다. 형사 재판은 범죄와 형벌을 결정하기 위한 재판이다. 예를 들어, 다른 사람의 물건을 훔쳐간 사람이 있다면 형사 재판을 통해 그 사람에게 어떤 죄를 묻고 벌을 얼마나 줘야하는지 결정할 수 있다. 가사 재판은 결혼, 이혼, 재산 상속, 자녀 양육 등과 관련된 분쟁을 해결하기 위한 재판이다.
  • 민사: dân sự (Việc liên quan đến luật dân sự như tranh chấp do vấn đề lợi ích hay quyền lợi của cá nhân)
  • 형사: vụ án hình sự
  • 가사: việc nhà, gia đình
  • 형벌: hình phạt
  • 훔치다: ăn trộm, trộm cắp, ăn cắp
  • 죄: tội, tội lỗi
  • 상속: sự truyền lại, sự để lại, sự thừa kế
Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 14: 전통 의식주 Ăn mặc ở truyền thống
Có các phiên tòa xét xử như xét xử dân sự, xét xử hình sự, xét xử gia đình. Xét xử dân sự là loại xét xử để giải quyết tranh chấp giữa mọi người với nhau. Ví dự như nếu một người nào đó bị thiệt hại do tiếng ồn giữa các tầng chung cư và nảy sinh tranh chấp liên quan đến vấn đề đó thì thông qua xét xử dân sự có thể đưa ra quyết định mức độ thiệt hại. Xét xử hình sự là xét xử để quyết định tội phạm và hình phạt. Ví dụ như nếu có người trộm cắp đồ vật của người khác thì thông qua xét xử hình sự có thể chất vấn tội thế nào và quyết định phải chịu phạt bao nhiêu đối với người vi phạm. Xét xử gia đình là xét xử để giải quyết sự tranh chấp với các vấn đề liên quan như kết hôn, li hôn, thừa kế tài sản, nuôi dưỡng con cái.
 
알아두면 좋아요
대법원의 결정이 우리 생활에 영향을 준다
Quyết định của tòa án ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta
 
‘환경 오염 우려’를 이유로 폐기물 시설 허락하지 않은 결정은 정당하다!
Quyết định không chấp thuận lắp đặt công trình đồ phế thải vì ‘lo ngại ô nhiễm môi trường’ rất chính đáng!
 
거주 지역과 가까운 곳에 폐기물 재활용 시설을 설치하지 못하도록 한 지방자치단채의 결정이 정당하다는 대법원의 판결이 나왔다. A사는 O O군에 폐기물 재활용 시설 설치를 허가해 달라는 사업 계획서를 제출했으나, O0 군은 이를 거부했다. 대법원은 “환경은 한 번 오염되면 원래대로 회복하는 것이 거의 불가능하므로 오염되지 않도록 예방하는 것이 중요하다”, “OO 군 주민의 건강이나 주변 환경에 미칠 수 있는 부정적인 영향을 이유로 부적합 통보를 한 것은 위법이 아니다.”라고 하였다.
  • 폐기물: đồ phế thải
  • 제출하다: nộp, trình, đệ trình
  • 거부하다 : từ chối, khước từ
  • 회복하다: phục hồi, hồi phục
  • 부정적: tính phủ định, tính tiêu cực
  • 부적합: sự không phù hợp, sự không thích hợp
  • 미치다: gây (ảnh hưởng), tác động
  • 통보: việc thông báo (Việc cho biết những điều như mệnh lệnh hay tin tức nào đó bằng miệng hoặc văn bản)
  • 위법: sự phạm pháp, vi phạm pháp luật
Phán quyết của Tòa án tối cao đưa ra rằng quyết định của chính quyền địa phương ngăn cản lắp đặt công trình tái chế đồ phế thải tại các nơi gần khu vực dân cư là rất chính đáng. Công ty A đã đệ trình bản kết hoạch doanh nghiệp mà yêu cầu được chấp thuận lắp đặt công trình tái chế đồ phế thải tại quận OO, nhưng quận OO đã từ chối việc này. Tòa án tối cao phán quyết rằng “Do nếu môi trường bị ô nhiễm một lần thì việc phục hồi y nguyên như ban đầu gần như không thể nên việc đề phòng để không gây ra ô nhiễm là quan trọng”, “Việc thông báo  không thích hợp với lí do gây ảnh hưởng tiêu cực mà có thể tác động đến sức khỏe của người dân hay môi trường xung quanh tại quận OO không phải là vi phạm pháp luật”.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here