[KIIP lớp 5 sách mới] Bài 33. 가족과 법 Pháp luật và gia đình

0
7487

01. 법은 결혼생활에 어떤 영향을 줄까?
Luật pháp ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân như thế nào?

부부로 인정받기 위한 절차 Thủ tục để được công nhận là vợ chồng
결혼은 사랑하는 두 사람이 만나 부부가 되는 것이다. 두 사람 이 법적인 부부로 인정받기 위해서는 시청, 구청, 군청 등에 혼인 신고를 해야 한다. 결혼식을 올리지 않은 부부라도 혼인신고를 하면 부부로 인정되고 법의 보호를 받을 수 있다. 혼인 신고를 하지 않은 부부는 재산, 자녀 양육 등과 관련하여 법적인 권리를 누리지 못할 수 있다.
Hôn nhân là việc hai người yêu nhau gặp nhau và trở thành vợ chồng. Hai người này để trở thành vợ chồng hợp pháp thì phải đăng kí kết hôn ở ủy ban nhân dân thành phố, quận, huyện. Dù là cặp vợ chồng không tổ chức hôn lễ nhưng nếu làm đăng kí kết hôn thì vẫn được công nhận là vợ chồng hợp pháp và có thể nhận được sự bảo hộ của pháp luật. Những cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ không thể thừa hưởng tài sản, quyền nuôi dạy con cái và những quyền lợi hợp pháp có liên quan.
올리다: tổ chức (Thực hiện nghi thức hay nghi lễ)

부부의 권리와 의무 Quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng
한국에서는 부부가 각자 자신의 재산을 가질 수 있고 자신의 뜻에 따라 그 재산을 처분할 수 있는 권리가 있다. 이를 ‘부부 별산제’라고 한다. 그런데 부부 중 어느 한쪽의 이름으로 되어 있는 재산이라고 해도 부부가 결혼 후에 함께 노력하여 얻은 것은 공동재산으로 본다. 부부는 일상적인 물건이나 돈을 거래할 때 서로를 대신하여 물건을 구입하거나 돈을 빌릴 수도 있다.
Ở Hàn Quốc mỗi cặp vợ chồng có thể có tài sản riêng và có quyền định đoạt tài sản theo ý mình. Đây được gọi là ‘chế độ tài sản vợ chồng riêng biệt’. Tuy nhiên dù là tài sản đứng tên của một trong hai vợ chồng thì sau khi kết hôn những thứ mà vợ chồng cùng nhau nỗ lực kiếm được, được xem là tài sản chung. Vợ chồng có thể thay thế lẫn nhau khi giao dịch hàng hóa hay tiền bạc thường ngày và cũng có thể mua đồ hay vay tiền.
처분하다: xử lí (tài sản…), thanh lí (tài sản…)
거래하다: giao dịch (Mua bán hay trao đổi hàng hóa hoặc tiền bạc)

부부간에는 서로 지켜야 할 의무도 있다. 부부는 기본적으로 함께 살아야 한다. 또한 부부는 정신적, 경제적으로도 서로 돕고 의지하는 관계이므로 생활에 필요한 비용을 공동으로 부담해야 한다. 부부 중 한 사람은 직장에서 돈을 벌고 다른 사람은 가사노동을 하는 경우에도 법적으로는 두 사람 모두 생활비를 번 것으로 인정한다. 만약 부부 중 누군가가 가사노동을 직접 하지 않는다면 그 가사노동을 맡아줄 다른 사람을 고용해야 하는데 그 비용도 생활비에 해당하기 때문이다.
Vợ chồng cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ lẫn nhau. Vợ chồng về cơ bản thì phải sống chung với nhau. Thêm vào đó vợ chồng phải giúp đỡ lẫn nhau dù là mặt tinh thần hay kinh tế và vì là mối quan hệ nương tựa vào nhau nên phải đảm trách chung gánh nặng chi phí cần thiết trong cuộc sống. Trường hợp một trong hai vợ chồng làm việc kiếm tiền và người còn lại làm việc nhà thì theo tính pháp lý vẫn công nhận như cả hai người cùng kiếm tiền sinh hoạt phí. Vì giả như trong hai vợ chồng nếu người nào đó không trực tiếp làm công việc nhà và phải thuê người khác đảm nhận việc đó thì khoản chi phí ấy tương ứng chính là sinh hoạt phí.
의지하다: nương nhờ vào, nhờ vả vào (Dựa tâm trạng vào cái khác và nhận sự giúp đỡ)
공동: chung
부담하다: đảm trách, chịu trách nhiệm
법적: mang tính pháp lý (Theo luật), tính pháp lý
고용하다: thuê mướn lao động, tuyển lao động

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 35. 생활 법률 Pháp luật đời sống

알아두면 좋아요
결혼을 하면 혼인 신고! 아이를 낳으면 출생 신고!
Nếu kết hôn thì đăng ký kết hôn. Nếu sinh con thì đăng ký khai sinh

결혼을 하고 혼인 신고를 하지 않으면 법적인 부부로 인정받지 못하듯이 아이가 태어났을 때 출생 신고를 하지 않으면 그 아이의 권리를 법적으로 보호받지 못할 수 있다. 아이가 태어나면 일반적으로 병원에서 출생증명서를 발급해준다. 출생증명서에는 부모의 이름과 주소, 출생한 장소(병원, 집 등), 출생한 날짜와 시간, 아이의 성별, 키, 몸무게, 건강 상태, 병원 이름, 의사 이름 등이 기록되어 있다. 아이의 엄마나 아빠가 출생증명서를 가지고 본인이 살고 있는 지역의 행정복지센터에 가서 출생신고를 하면 그 아이는 한국 사회의 구성원으로 인정받는다. 출생신고는 아이가 태어난 후 1개월 내에 해야 한다. 1개월을 넘기면 최대 5만원의 과태료를 내야 한다. 최근에는 인터넷으로도 출생 신고를 할 수 있게 되었다.
Nếu kết hôn mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp, khi đứa trẻ sinh ra mà không làm khai sinh thì quyền lợi của đứa trẻ sẽ không được bảo hộ mang tính pháp lý. Nếu một đứa trẻ sinh ra thường sẽ được bệnh viện cấp cho một giấy chứng sinh. Trong giấy chứng sinh sẽ ghi chép lại tên và địa chỉ của bố mẹ, nơi sinh (như bệnh viện, nhà), ngày và thời gian sinh, giới tính của đứa trẻ, chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe, tên bệnh viện, tên của bác sĩ.
Nếu ba hoặc mẹ của đứa trẻ mang theo giấy chứng sinh đi đến trung tâm phúc lợi hành chính ở khu vực mà bản thân đang sinh sống rồi làm giấy khai sinh thì đứa trẻ đó được công nhận là thành viên của xã hội Hàn Quốc. Việc đăng ký khai sinh phải được thực hiện trong vòng một tháng sau khi đứa trẻ sinh ra. Quá một tháng mà không làm khai sinh thì sẽ bị phạt tối đa là 50.000 won. Gần đây có thể làm khai sinh qua internet.
기록되다: được ghi chép, được ghi hình, được lưu giữ
넘기다: làm vượt, cho vượt, vượt qua (Làm cho thoát ra khỏi thời gian, thời kì, phạm vi nhất định…)

02. 가족관계에서 생기는 문제를 법으로 어떻게 해결할 수 있을까?
Vấn đề phát sinh trong quan hệ gia đình có thể được giải quyết như thế nào bằng pháp luật?

가정 폭력의 해결 Giải quyết bạo lực gia đình
가족은 가장 가깝고 친밀한 관계를 맺고 있지만 그렇다고 해서 함부로 대하면 안 된다. 가족은 서로 존중하고 각자의 인격과 권리를 지켜주어야 한다. 만약 가족 구성원 사이에 신체적, 정신적, 재산적 피해를 주는 행동을 한다면 그것은 가정 폭력으로 간주되어 처벌을 받게 된다.
Gia đình đang gắn kết những mối quan hệ gần gũi và thân thiết nhất, nhưng dù có như thế cũng không được đối xử một cách tùy tiện. Các thành viên trong gia đình phải tôn trọng lẫn nhau và bảo vệ quyền lợi và tư cách con người của từng thành viên. Nếu xảy ra hành động gây thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản giữa các thành viên trong gia đình thì việc đó được xem là bạo lực gia đình và bị xử phạt.
친밀하다: thân mật (Rất gần gũi và thân nhau)
맺다: kết, gắn kết (Tạo nên mối quan hệ giữa mọi người)
함부로: (một cách) hàm hồ, tùy tiện, bừa bãi
대하다: đối xử, đối đãi
인격: tư cách con người, nhân cách
간주되다: được xem là, được coi như

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 44. 한국의 문화유산 Di sản văn hóa của Hàn Quốc

한국의 법에서는 가족을 때리거나 가족에게 물건을 던지는 것, 가족에게 욕설을 하거나 협박하는 것, 어린이나 노인을 제대로 돌보지 않거나 괴롭히는 것, 필요한 생활비를 주지 않는 것 등을 모두 가정 폭력으로 규정하고 있다. 가정 폭력이 발생하면 경찰에 신고하거나 상담센터 등에 요청하여 도움을 받을 수 있다.
Theo luật pháp Hàn Quốc, việc đánh đập hoặc ném đồ vật vào người nhà trong gia đình, việc chửi bới hoặc đe dọa thành viên trong gia đình, việc không chăm sóc đúng mực hoặc gây đau đớn đến trẻ em hoặc người già, và việc không cung cấp sinh hoạt phí cần thiết, tất cả đều được quy định là bạo lực gia đình. Khi bạo lực gia đình xảy ra, có thể báo cảnh sát hoặc yêu cầu nhận sự giúp đỡ của trung tâm tư vấn.
때리다: đánh, đập (Đánh đau bằng tay hay bằng vật cầm trên tay)
던지다: quăng, ném, tung ra (Thực hiện hành động nào đó với phía đối phương)
욕설: lời chửi bới, lời chửi rủa, lời mắng nhiếc
협박하다: đe dọa
제대로: đúng mực, đúng chuẩn, đúng kiểu
괴롭히다 : làm đau buồn, gây đau đớn
규정하다: quy định

이혼의 종류와 방법 Các hình thức và phương thức ly hôn
부부가 더 이상 결혼 생활을 유지하기 어렵다고 생각하면 합의나 재판을 통해 이혼을 할 수 있다. 협의 이혼은 부부가 서로 합의하여 이혼을 하는 것이고, 재판상 이혼은 부부 중 한쪽은 이혼을 원하는데 다른 한쪽이 동의하지 않을 때 법원의 판결에 따라 이혼을 결정하는 것이다. 예를 들어 부부 중 한쪽이 부정한 행위를 하는 등 배우자로서의 의무를 제대로 이행하지 않고 상대방을 고통스럽게 한 경우에는 법원에서 판결로 이혼을 명령할 수 있다.
Nếu hai vợ chồng cảm thấy khó khăn trong việc duy trì đời sống hôn nhân thì có thể ly hôn thông qua thỏa hiệp hoặc xét xử. Ly hôn thỏa hiệp (thuận tình ly hôn) là việc thực hiện ly hôn khi 2 vợ chồng đồng thuận lẫn nhau, còn ly hôn đơn phương (ly hôn bằng xét xử) là việc quyết định ly hôn theo phán quyết của toàn án khi một trong hai vợ chồng muốn ly hôn và người kia không đồng ý. Ví dụ trong trường hợp một trong hai vợ chồng không thực hiện đúng nghĩa vụ vợ chồng, chẳng hạn như có hành vi không chung thủy và khiến cho người kia đau khổ thì tòa án có thể ra lệnh ly hôn bằng phán quyết.
고통스럽다: khó khăn, đau khổ
이행하다: thực hiện, thực thi
부정하다: ngoại tình, thông dâm, không chung thủy

이혼에 책임이 있는 배우자는 상대방에게 위자료를 줘야 한다. 부부가 이혼을 하더라도 부모와 자녀의 관계는 그대로 유지된다. 누가 자녀를 키울 것인가의 문제는 이혼을 하는 두 사람의 합의로 결정한다. 만약 합의가 이뤄지지 않으면 가정법원의 판결에 따른다. 자녀를 키우게 된 쪽은 상대방에게 자녀 양육에 필요한 비용의 일부를 요구할 수 있다. 자녀를 키우지 않게 된 쪽은 제한된 범위 내에서 자녀와 만나는 것이 허용된다.
Vợ hay chồng có trách nhiệm trong việc ly hôn phải cấp tiền bồi thường cho người kia. Dù cho vợ chồng có ly hôn thì quan hệ của con cái và cha mẹ vẫn được duy trì y nguyên. Vấn đề ai sẽ nuôi con được quyết định bởi thỏa thuận của hai người khi ly hôn. Nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ tuân theo phán quyết của tòa án gia đình. Phía được nuôi con có thể yêu cầu người kia một phần chi phí cần thiết để nuôi dưỡng con cái. Còn phía người không được nuôi con thì được gặp con trong phạm vi bị hạn định.
위자료: tiền bồi thường
제한되다: bị hạn chế, bị hạn định

Bài viết liên quan  [KIIP lớp 5 sách mới] Bài 41. 조선의 건국과 발전 Sự thành lập và phát triển của nhà nước Joseon

알아두면 좋아요
이혼한 상대방이 위자료나 양육비를 주지 않는다면?
Nếu người ly hôn còn lại không trả tiền bồi thường hoặc tiền cấp dưỡng nuôi con thì sao?

이혼의 책임이 있는 배우자는 상대방에게 위자료를 지급해야 한다. 또한 자녀를 양육하지 않는 측에서는 상대방에게 비를 지급해야 한다. 하지만 가정법원의 판결에도 불구하고 위자료나 자녀 양육비를 지급하지 않는다면 가정법원에 이행 명령 (양육비를 지급하라는 명령)을 신청하면 된다. 가정법원이 이행 명령을 내렸는데도 3회까지 이행하지 않을 때는 과태료를 내게 된다. 경우에 따라서는 지급할 때까지 교도소에 갇힐 수도 있다.
Người vợ/chồng chịu trách nhiệm trong việc ly hôn phải trả tiền bồi thường cho bên kia. Ngoài ra, bên nào không nuôi con thì phải cấp khoản phí nuôi con cho bên kia. Tuy nhiên, nếu bên không nuôi con không chi trả tiền bồi thường hoặc tiền cấp dưỡng nuôi con bất chấp phán quyết của tòa án gia đình, thì bên nuôi con có thể đăng ký lệnh thi hành (lệnh chi trả tiền cấp dưỡng nuôi con) lên tòa án gia đình. Nếu Tòa án Gia đình dù đã ra lệnh thi hành nhưng bên kia không tuân thủ đến lần thứ 3, thì sẽ bị phạt tiền. Tùy theo trường hợp, cũng có thể bị giam trong nhà tù cho đến khi chi trả xong.
불구하다: bất kể, mặc kệ, không liên quan
교도소: nhà tù, trại giam
갇히다: bị nhốt, bị giam, bị trói buộc

이야기 나누기
이혼의 책임이 주로 한국인 배우자에게 있다면?
Trách nhiệm chủ yếu của việc ly hôn nếu có đối với vợ/chồng là người Hàn Quốc?

국제결혼을 한 이민자가 이혼을 하게 될 경우 가장 걱정하는 부분 중 하나가 한국에서의 체류자격을 잃지 않을까 하는 것이다. 과거에는 이혼의 책임이 ‘전적으로’ 한국인 배우자에게 있어야만 결혼 이민자의 체류 자격을 연장해주었다. 그러나 최근 대법원은 한국인 배우자에게 ‘주로 책임’이 있다면 결혼 이민자에게 체류 자격을 주어야 한다고 판결하였다. 이혼에 이르기까지 결혼이민자에게는 ‘전혀’ 책임이 없는 경우로만 체류 자격 유지 조건을 제한한다면 결혼 이민자의 권리가 제대로 보장되지 않을 수 있다는 것이다. 이것은 이혼과 관련하여 결혼 이민자의 인권 수준을 높이고 보다 나은 결혼생활에도 도움을 줄 수 있는 판결로 평가된다.
Trong trường hợp một người nhập cư qua kết hôn quốc tế phải ly hôn, một trong những điều đáng lo ngại nhất là việc họ có bị mất đi tư cách lưu trú tại Hàn Quốc hay không. Trước đây, tư cách lưu trú của những người nhập cư qua kết hôn chỉ được gia hạn khi vợ/chồng người Hàn Quốc chịu ‘toàn bộ trách nhiệm’ trong việc ly hôn. Tuy nhiên gần đây tòa án tối cao đã phán quyết rằng nếu ‘trách nhiệm chủ yếu’ cho việc ly hôn là từ người vợ/chồng người Hàn Quốc thì phải gia hạn tư cách lưu trú cho người nhập cư qua kết hôn. Nếu như giới hạn điều kiện duy trì tư cách lưu trú chỉ trong trường hợp hoàn toàn không có trách nhiệm (gây ra việc ly hôn) từ người nhập cư qua kết hôn cho đến trước khi ly hôn, thì quyền lợi của người nhập cư qua kết hôn có thể không được bảo đảm một cách đúng mực. Điều này được đánh giá là phán quyết có thể nâng cao tiêu chuẩn nhân quyền của người nhập cư qua kết hôn liên quan đến việc ly hôn và giúp cuộc sống hôn nhân tốt đẹp hơn.
전혀: hoàn toàn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here